9 WB, 18 Tham gia và thành công của World Bank, hạn chế và giải pháp
3.2.2. Mối liên hệ nghèo đói và tài nguyên thiên nhiên
Cư Jút là huyện biên giới miền núi, nằm ở phía Tây của Trường Sơn lại có ít bức chắn cao nên chịu ảnh hưởng sớm của gió mùa Tây Nam và mang tính chất nhiệt đới gió mùa khô, điều kiện thủy lợi khó khăn. Phần lớn diện tích thổ nhưỡng có cấu tạo thô nên thấm nước nhanh, đặc biệt là ở các vùng đất Bazan gây tình trạng thiếu nước về mùa khô, nhưng lại hạn chế lũ lụt vào mùa mưa. Trung bình cây trồng Cà phê trong khu vực bị thiếu nước khoảng 2 đến 3 tháng trong năm.
51
Trong 8 loại đất khác nhau ở Cư Jút, đất xám kém chất lượng chiếm tỷ lệ cao (68,2%). Phần lớn diện tích các loại đất xám trong khu vực đều bị thoái hóa, tầng mỏng thường không quá 30cm. Đây cũng là loại đất còn nhiều diện tích chưa được khai thác sử dụng do năng suất thấp. Diện tích trồng lúa nằm ở các loại đất dốc tụ tập trung ven sông Sêrêpôk và đất đen trên đá bazan với tổng diện tích chiếm khoảng 4,1%. Diện tích rừng chủ yếu thuộc địa bàn xã Ea Pô và chiếm 51,5% diện tích toàn huyện. Mặc dù diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm chỉ chiếm 19,9 % nhưng lại là nguồn thu nhập chính của các hộ dân trong huyện Cư Jút từ Cà phê, Cao su và Điều là ba loại cây công nghiệp chủ yếu. Xét về cơ cấu sử dụng đất và đặc điểm thổ nhưỡng, diện tích đất trồng trọt được dùng cho sản xuất cây lương thực rất ít, tuy nhiên Cư Jút lại là huyện sản xuất lúa khá tốt với các cánh đồng lúa ở các khu vực đồng Ba Mươi (xã Nam Dong), đồng Sáu Mươi (xã Đăk Drông), Hồ Cạn (xã Cư Knia), Đầu Nguồn (xã Ea Pô). Năm 2011, tổng diện tích trồng lúa của toàn huyện là 2.989 ha. Trong khi đó tổng sản lượng lúa tương ứng 20.934 tấn, bình quân sản lượng lúa theo đầu người là 223,2kg/người/năm; tổng sản lượng ngô đạt 54.494 tấn, tăng 2,35 lần so với năm 2005.
Huyện Cư Jút với thành phần dân cư phức tạp, phân biệt giữa người bản xứ và người nhập cư cao, trình độ dân trí còn thấp và chưa đồng đều, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc và người nghèo. Lao động chủ yếu của các hộ nghèo đều phụ thuộc hoàn toàn vào nông, lâm nghiệp với trình độ sản xuất là lao động phổ thông. Sản xuất mang tính tự cung tự cấp, phụ thuộc vào thời tiết và tài nguyên nên tính rủi ro cao, đời sống rất khó khăn không cải thiện lên được.
Địa hình huyện Cư Jút khá phức tạp, không quá cao nhưng sự phân cắt bề mặt lớn, do vậy đất canh tác phần lớn nằm trên đất dốc và tiềm ẩn nguy cơ xói mòn, rửa trôi rất lớn. Kết quả nghiên cứu của tác giả năm 2010 [16] về mức độ xói mòn đất tại huyện Cư Jút cho thấy xấp xỉ 32% diện tích đất tự nhiên bị xói mòn trên 1 tấn/ha/năm (lớn hơn tốc độ hình thành đất là 0,8 tấn/ha/năm10).
10
Hudson N (1981), Bảo vệ đất chống xói mòn, Đào Trọng Năng và Nguyễn Kim Dung dịch, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội [16].
52
Nguồn: Tác giả tự xây dựng
53
Lượng đất bị mất do xói mòn tại khu vực nghiên cứu được phân thành 4 cấp theo TCVN 5299 - 1995, thống kê diện tích các cấp xói mòn như sau:
Bảng 3.12. Mức độ xói mòn đất tại huyện Cƣ Jút năm 2010 Cấp và mức độ xói mòn
(tấn/ha/năm) Diện tích (ha) Tỷ lệ %
I.1 (0 - 0,5) 42126.58 58.59 I.2 (0,5 - 1) 6024.23 8.38 I.2 (0,5 - 1) 6024.23 8.38 I.3 (1 - 5) 9853.56 13.70 I.4 (5 - 10) 4342.45 6.04 II (10 - 50) 3332.55 4.64 III (50 - 200) 2889.00 4.02 IV (> 200) 3330.62 4.63 Tổng 71899 100 Nguồn [16]
Cùng với chế độ mưa phân hóa theo mùa rõ rệt, cây trồng ở Cư Jút thường xuyên bị khô hạn, thiếu nước tưới. Áp lực đất nông nghiệp đối với các hộ nghèo đang ngày càng tăng lên do sự tăng dân số, do quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Những hộ đến sau, mới tách, thiếu lao động thường gặp bất lợi về chất lượng đất như xa nguồn nước, xa nơi ở, xa đường giao thông, xấu bạc màu.... 49% số hộ nghèo thiếu đất sản xuất là vấn đề cần được quan tâm giải quyết hàng đầu trong nỗ lực giảm tỷ lệ nghèo do môi trường tại huyện Cư Jút.
Theo số liệu thống kê của các dự án nghiên cứu gần đây, đã có nhiều chính sách mới được xây dựng và thực hiện thành công như chương trình 134; 135 của Chính phủ nhằm hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, cải thiện điều kiện môi trường sống và cung cấp nước sạch cho đồng bào. Kết quả của quá trình thực hiện Chương trình 134 từ năm 2006 đến nay huyện đã giải quyết được đất ở cho 80 hộ với tổng diện tích cấp là 1,582 ha. Về đất sản xuất đã có 139 hộ được hỗ trợ với tổng diện tích hỗ
54
trợ 55,77 ha; kinh phí thực hiện 195,78 triệu đồng. Mặc dù vậy nhưng việc hỗ trợ đất sản xuất và đất rừng cho các hộ nghèo vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đất sản xuất cho người dân (mới chỉ đáp ứng được 1/10 số hộ nghèo thiếu đất sản xuất) và còn nhiều bất cập do quỹ đất tốt có thể khai hoang còn ít và xa nơi ở, đối với các vùng đất xám kém chất lượng do không có kinh phí hỗ trợ khai hoang, cải tạo đất nên người dân cũng không mặn mà với việc phát triển các vùng đất này.
Tỷ lệ hộ thiếu ăn thường xuyên đã giảm tuy nhiên vẫn còn một bộ phận người dân tộc thuộc diện “nghèo lâu năm” thường xuyên thiếu ăn do khuyết tật, ốm đau dài ngày, già yếu… đi kèm với nhiều hạn chế khác. Chính vì vậy, tỷ lệ hộ thiếu ăn thường xuyên giảm nhưng số tháng thiếu ăn thường xuyên của các hộ “nghèo lõi” lại có xu hướng tăng lên. Tỷ lệ hộ nghèo chỉ làm thuần nông nghiệp (không có nguồn thu nhập nào khác ngoài nông nghiệp) trong huyện còn cao (khoảng 50%). Các hộ này sống phụ thuộc hoàn toàn vào nông nghiệp do đó chịu ảnh hưởng rất lớn từ các rủi ro trong sản xuất như mất mùa, giá nông sản thấp và ế ẩm. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng (SDD) dưới 5 tuổi trong huyện Cư Jút tương đối cao (20% trẻ suy dinh dưỡng về cân nặng; 25% trẻ suy dinh dưỡng về chiều cao) [17]. Chất lượng bữa ăn của người nghèo còn rất thấp, thiếu chất tươi và rau xanh. Vai trò của phụ nữ trong việc phát triển kinh tế rất lớn, nhiều bà mẹ sinh con chưa đầy tháng đã phải đi làm rẫy để con ở nhà, tình trạng trẻ em không được bú mẹ đủ tháng và phải ăn dặm sớm rất phổ biến ở một số vùng sâu xa của huyện.
Bảng 3.13. Tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi bị suy dinh dƣỡng tại huyện Cƣ Jút
Tại thời điểm tháng 6 năm 2012
STT Tên xã Số trẻ < 5 tuổi Tỷ lệ SDD cân nặng Tỷ lệ SDD chiều cao 1 Tâm Thắng 1.397 25,2 27,05 2 Đăk Win 946 22,1 26,78 3 Trúc Sơn 307 23,2 26,91 4 Cư Knia 682 23 27,04 5 Ea Pô 1.120 19,2 26,26