9 WB, 18 Tham gia và thành công của World Bank, hạn chế và giải pháp
3.3.5. Các giải pháp khác
a. Giải pháp về tài chính
- Quản lý và phân bổ nguồn tài chính cho các hoạt động bảo vệ môi trường cần được ưu tiên theo mức độ ô nhiễm cần được giải quyết nhanh. Tránh trường hợp phân đều cho các đơn vị, các xã gây lãng phí và không hiệu quả. Người dân cũng cần phải được biết về các kế hoạch tài chính, phân bổ ngân sách và chi tiêu cho các công trình công cộng.
- Quản lý có hiệu quả nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp thông qua các ngân hàng chính sách và các tổ chức địa phương như hội Nông dân, hội Phụ nữ, Ủy ban mặt trận tổ quốc v.v… Hỗ trợ người dân tiếp cận với nguồn vốn tín dụng và các nguồn vốn khác một cách thuận lợi.
- Thu hút nguồn vốn của các doanh nghiệp chủ yếu từ bên ngoài qua liên doanh, liên kết và đầu tư mới; tranh thủ các nguồn vốn đầu tư viện trợ của các tổ chức quốc tế, các khoản vốn viện trợ phát triển không hoàn lại và vốn vay.
70
b. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Hiện nay hệ thống quản lý môi trường của huyện đã có nhiều đổi mới với sự hoạt động và phát triển mạnh mẽ của phòng Tài nguyên - Môi trường huyện. Số lượng cán bộ chuyên trách tăng lên và đã phân công các nhóm chức năng thực hiện công tác bảo vệ môi trường, tuy nhiên về năng lực quản lý môi trường nhìn chung vẫn ở tình trạng yếu kém. Đa phần cán bộ huyện chưa được đào tạo bài bản về quản lý môi trường, chưa có biên chế quản lý môi trường cấp xã. Hoạt động bảo vệ môi trường ở các địa phương (làng, xã) mang tính tự phát và chưa nhận được sự chỉ đạo thống nhất của chính quyền các cấp. Dưới đây là một số giải pháp cơ bản để nâng cao trình độ nguồn nhân lực:
- Đối với công tác tổ chức cán bộ :
Khuyến khích, động viên và tạo điều kiện hỗ trợ cho các cán bộ đi học nâng cao trình độ. Hỗ trợ kinh phí và thời gian đến mức tối ưu có thể.
Xây dựng đội ngũ cán bộ môi trường cấp xã. Cán bộ được tuyển dụng phải là người được đào tạo đúng chuyên ngành về môi trường.
- Đối với nguồn nhân lực lao động
Hỗ trợ đào tạo việc làm, dạy nghề cho nguồn lao động trẻ
Tạo các việc làm mang tính chất tình thế như phát triển giao thông, xây dựng hạ tầng cơ sở…
Đẩy mạnh các hình thức truyền nghề gia đình, vừa làm vừa học nghề, làm nghề thủ công trong lúc nhàn rỗi.
Tăng cường cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, bảo vệ thực vật...
c. Ứng dụng khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường
Khoa học và công nghệ là một trong các yếu tố quan trọng để tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách xóa đói giảm nghèo. Một số giải pháp gồm:
- Nâng cấp hệ thống thông tin truyền thông nhằm phổ biến kiến thức đến toàn thể người dân.
71
- Có chính sách hỗ trợ thỏa đáng cho các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công...
- Thực hiện cơ chế ưu đãi đầu tư cho nghiên cứu, triển khai, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất.
d. Y tế
Đầu tư xây dựng hệ thống trạm y tế cấp xã đạt tiêu chuẩn, đội ngũ y sỹ, bác sỹ chuyên nghiệp và có trình độ. Cấp phát thuốc đầy đủ đến các trạm y tế.
Tăng cường chất lượng thuốc BHYT để người dân được hưởng lợi nhiều hơn từ các chính sách hỗ trợ người nghèo (cấp thẻ BHYT miễn phí), giảm bớt chi phí cho bệnh tật.
Có kế hoạch vệ sinh môi trường, phun thuốc khử trùng, diệt trừ muỗi và các sinh vật gây bệnh định kỳ cho người dân.
Hướng dẫn người dân các phương pháp đơn giản để diệt trừ bọ gậy, làm sạch nước và phòng ngừa các bệnh lan truyền do ký sinh trùng gây ra.
72