Mối liên hệ nghèo đói và năng lượng

Một phần của tài liệu mối liên kết giữa nghèo đói và môi trường tại huyện cư jút, tỉnh đăk nông (Trang 62 - 64)

9 WB, 18 Tham gia và thành công của World Bank, hạn chế và giải pháp

3.2.3. Mối liên hệ nghèo đói và năng lượng

Nhìn chung hiện nay trên địa bàn huyện Cư Jút không còn xã nào chưa có điện lưới quốc gia. Nhờ có điện lưới thay cho việc sử dụng các loại máy phát điện tự chế mini, người dân đã tăng cường mua sắm tivi, máy bơm, máy chế biến nông sản. Đồng thời việc học hành của trẻ em, các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, kinh doanh buôn bán cũng trở nên thuận lợi hơn.

Theo UNDP (2005) Hầu hết các dự án về năng lượng nông thôn đều mang lại lợi ích cho các hộ nghèo là điện thắp sáng và điều kiện đời sống sinh hoạt được cải thiện. Tuy nhiên, hầu hết các dự án chưa giúp làm giảm mức tiêu thụ gỗ nhiên liệu và thời gian kiếm củi của phụ nữ. Lý do người nghèo có thu nhập thấp không có khả năng chi trả cho việc sử dụng dịch vụ nên những nguồn năng lượng này chưa đáp ứng được nhu cầu của họ. Điều này hoàn toàn đúng với Cư Jút.

Tỷ lệ hộ nghèo được tiếp cận với điện lưới tại huyện Cư Jút là 78%. Mối tương quan giữa năng lượng và nghèo đói tại khu vực nghiên cứu có thể được thấy rõ từ thực tế là 100% hộ nghèo đều sử dụng nhiên liệu và phương pháp đun nấu bằng bếp củi truyền thống. Do chịu ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng kinh tế và lạm phát, cùng với đó là sự tăng giá của các mặt hàng thiết yếu như năng lượng/nhiên liệu (điện, gas, than đá), thực phẩm (mì chính, dầu ăn, trứng, đậu, cá, thịt…), thuốc chữa bệnh và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục. Trong đó phải kể đến giá điện là mặt hàng tăng giá và có ảnh hưởng lớn trực tiếp đến người nghèo. Để chống đỡ với giá cả tăng, người nghèo đã áp dụng nhiều biện pháp tiết kiệm chi tiêu. Những biện pháp được ưu tiên thực hiện hàng đầu là tiết kiệm nhiên liệu (giảm dùng điện, gas), giảm chi phí ăn uống (mua đồ ăn rẻ hơn, giảm lượng thức ăn),

57

giảm chi phí quan hệ xã hội và nhường nhịn thức ăn trong gia đình. Hộ nghèo thường giảm dùng điện bằng cách hạn chế việc dùng tủ lạnh và bàn là điện, dùng bóng đèn tiết kiệm điện, ít xem tivi, tắt các thiết bị điện khi không sử dụng… Cách giảm dùng gas phổ biến là thay đổi cách nấu ăn bằng cách nấu các món ninh, hầm xương bằng than, củi. Đặc biệt với các hộ người nghèo bản xứ, họ thậm chí không sử dụng điện hoặc sử dụng nhưng không trả phí.

Việc hạn chế sử dụng điện và không được tiếp cận với các nguồn năng lượng thay thế của các hộ nghèo khiến cho phụ nữ càng vất vả hơn. Họ vẫn phải tham gia các hoạt động sản xuất và đồng thời phải dành nhiều thời gian cho công việc gia đình. Việc tiếp xúc với bếp củi lâu dài gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, bệnh tật đặc biệt là các nhóm bệnh về hô hấp. Thêm vào đó, người nghèo còn mất thêm thời gian để đi kiếm củi gây ảnh hưởng đến các công việc khác như tăng gia hoặc sản xuất nông nghiệp, làm giảm thời gian nghỉ ngơi. Thông thường mỗi hộ mất khoảng 2 đến 7 giờ mỗi ngày và có thể phải đi bộ 10 - 15km để đi kiếm củi và công việc này chủ yếu là do phụ nữ đảm nhận, nhiều hộ gia đình giao cho trẻ em thực hiện việc này, làm mất thời gian học tập của chúng và đôi khi, việc vào sâu trong rừng kiếm củi là quá sức đối với trẻ nhỏ.

Số công trình thủy điện quy mô nhỏ tại huyện Cư Jút hiện nay đang được triển khai dọc sông Sêrêpôk khá nhiều, trong đó phải kể đến các công trình thủy điện Sêrêpôk 1, Sêrêpôk 2, Sêrêpôk 3, Buôn Kôp. Công trình thủy điện có công suất lớn nhất đã đi vào hoạt động là thủy điện Buôn Kốp gồm 2 tổ máy với tổng công suất là 280 MW. Mỗi tổ máy có công xuất 140 MW. Tổ máy số 1 phát điện vào tháng 4/2009. Tổ máy số 2 phát điện vào 9/2010. Hệ thống công trình thủy lợi – thủy điện Buôn Kốp được xây dựng đã giải quyết vấn đề cấp nước tưới cho 20.000 ha đất nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt, chống lũ, phát điện. Tổng mức đầu tư 5.000 tỷ VNĐ.

Bên cạnh các giá trị có lợi từ các dự án thủy điện như điều tiết nước phục vụ nông nghiệp, cung cấp điện sinh hoạt đến người dân thì tác hại từ việc xây dựng thủy điện cũng khá lớn. Diện tích đất nghèo nàn bị thu hồi để xây dựng, làm thay

58

đổi môi trường sinh thái.. và hơn ai hết, người nghèo lại là đối tượng chịu ảnh hưởng lớn từ các vấn đề môi trường do xây dựng thủy điện gây ra.

Một phần của tài liệu mối liên kết giữa nghèo đói và môi trường tại huyện cư jút, tỉnh đăk nông (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)