55STT Tên xã Số trẻ <

Một phần của tài liệu mối liên kết giữa nghèo đói và môi trường tại huyện cư jút, tỉnh đăk nông (Trang 61 - 62)

9 WB, 18 Tham gia và thành công của World Bank, hạn chế và giải pháp

55STT Tên xã Số trẻ <

STT Tên xã Số trẻ < 5 tuổi Tỷ lệ SDD cân nặng Tỷ lệ SDD chiều cao 6 Nam Dong 1.600 17,6 25,41 7 Ea Tling 1.636 18,5 24,2 8 Đăk Đrông 1.368 17,5 25,81 Tổng cộng: 9.056 20,26 25,73

Nguồn Trung tâm Y tế huyện Cư Jút

Khả năng tham gia các kênh thị trường trong khu vực huyện Cư Jút cũng khác nhau phụ thuộc vào vùng đó có nhiều người di cư đến hay không. Do tập quán của người bản địa họ ít tham gia thị trường hơn so với người Kinh vì họ vẫn sống chủ yếu dựa vào canh tác nương rẫy truyền thống để phục vụ nhu cầu trong gia đình và ít sử dụng vật tư mua ngoài. Chính điều này làm cho các hộ nghèo càng nghèo do không tiếp cận được với công cụ sản xuất hiện đại, ít sử dụng phân bón và các biện pháp bảo vệ mùa màng khỏi sâu bệnh nên năng suất thấp. Tại đây, hàng quán địa phương (chủ yếu là của người Kinh di cư đến mở) đóng vai trò rất quan trọng trong việc thu mua nông sản, trao đổi hàng hóa với các hộ dân. Đây là nơi thu mua nông sản trực tiếp hoặc người dân có thể vay gạo, nhu yếu phẩm tiêu dùng, vay được phân bón, giống sản xuất thậm chí vay cả tiền theo hình thức “vay trước đến mùa trả bằng sản phẩm”. Tuy nhiên họ phải chấp nhận những bất lợi về giá cả (mua nông sản với giá thấp hơn 10% giá thị trường) hoặc phải chịu lãi suất cao (3-4%/tháng).

Diện tích rừng tự nhiên khá lớn nằm chủ yếu trên địa bàn xã Đăk Wil, tuy nhiên việc giao khoán chăm sóc bảo vệ rừng lại không đến được với người nghèo. Trong thực tế, một số hộ mặc dù có cơ hội tiếp cận nhưng lại không thể đảm nhận được do không có cơ hội tiếp cận vốn vay tín dụng và không được hỗ trợ kỹ thuật. Người nghèo không vay được vốn vì họ còn do dự lo không có tiền trả lãi và gốc; một số hộ nghèo thường xuyên thì không được cán bộ bảo lãnh cho vay do e ngại họ không trả được nợ. Mặt khác các nghiên cứu và thí nghiệm về các giống và công nghệ mới rất ít được triển khai xuống cho người nghèo. Người nghèo chủ yếu là người dân tộc thiểu số và trình độ học vấn thấp, họ gặp phải khó khăn về ngôn ngữ

56

và phong tục trong việc tiếp cận các dịch vụ đào tạo và khuyến lâm. Đối với người lớn, không biết tiếng Việt gây ảnh hưởng bất lợi rất nhiều đến đời sống, dẫn đến nhiều hệ lụy trong vai trò và tiếng nói của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. Có sự khác biệt rõ rệt giữa tỷ lệ nam giới và nữ giới đồng bào các dân tộc thiểu số về khả năng sử dụng tiếng Việt.

Một phần của tài liệu mối liên kết giữa nghèo đói và môi trường tại huyện cư jút, tỉnh đăk nông (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)