Đất chuyên dùng (đất phi nông nghiệp)

Một phần của tài liệu mối liên kết giữa nghèo đói và môi trường tại huyện cư jút, tỉnh đăk nông (Trang 34 - 39)

4.1. Đất xây dựng 4.2. Đất giao thông 4.3. Đất thủy lợi 4.891 130,06 1.726,97 385,63 6,8 0,2 2,4 0,5 5. Đất ở 776 1,1 6. Đất chƣa sử dụng 1.057 1,5

29

Loại hình sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

6.1. Đất bằng 6.2. Đất đồi núi 0,92 1.056,17 0,001 1,5

Nguồn : Niên giám thống kê huyện Cư Jút 2011 1.3.2.5. Tình hình phát triển kinh tế

Tăng trưởng kinh tế

Tính chung cho giai đoạn từ 2005 đến 2011, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện đạt bình quân 19,63% theo giá hiê ̣n hành. Thu nhập bình quân đầu người năm 2008 đạt 3,8 triệu đồng/người/năm.

Theo giá hiê ̣n hành ngành công nghi ệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 21,47%/năm. Ngành nông nghiệp cũng có mức tăng trưởng bình quân đạt 12,8%/năm, Dịch vụ là nhóm ngành có mức tăng trưởng bình quân 29,52%/năm.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chuyển di ̣ch cơ c ấu kinh tế huyê ̣n Cư Jút giai đoạn 2005-2011 đã đi theo hướng tăng nhẹ tỷ trọng các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và ngành dịch vụ, cơ cấu kinh tế giữa các ngành và trong nội bộ từng ngành còn chuyển dịch chậm. Nhìn chung sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu và chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu kinh tế. Cụ thể trong năm 2011 như trong bảng 1.3:

30

Bảng 1.3. Giá trị sản xuất năm 2011 của các ngành theo giá hiện hành

Đơn vị tính : Triệu đồng STT Ngành sản xuất Giá trị sản xuất 2005 Tỷ lệ % 2008 Tỷ lệ % 2009 Tỷ lệ % 2010 Tỷ lệ % 2011 Tỷ lệ % 1 Nông nghiệp 417.326 65,90 693.906 58,57 1.188.243 63,30 1.271.276 61,42 1.818.348 63,56 2 Lâm nghiệp 2.100 0,33 5.719 0,48 4.850 0,26 13.653 0,66 14.288 0,50 3 Thủy sản 5.018 0,79 12.407 1,05 14.205 0,76 25.751 1,24 35.113 1,23 4 Công nghiệp 219.607 34,68 551.854 46,58 688.203 36,66 966.936 46,72 1.646.387 57,55 5 Dịch vụ 215.931 34,10 490.790 41,43 688.779 36,70 798.459 38,58 1.042.665 36,44 Tổng 633.257 100 1.184.696 100 1.877.022 100 2.069.735 100 2.861.013 100

31

1.3.2.6. Chính sách định canh định cư và ổn định di dân tự do

Trong các năm qua, huyện Cư Jút đã có rất nhiều cố gắng giải quyết tình trạng di dân tự do. Các xã Tâm Thắng, Đăk Wil, Đăk Đrông, Cư Knia đã có nhiều tiểu khu được quy hoạch phục vụ định canh định cư. Tuy nhiên các biện pháp chuyển đổi đất lâm nghiệp thành đất nông nghiệp thực chất chưa phải là tối ưu vì năng suất không tăng bao nhiêu mà dân số tăng lên nhanh. Cần có biện pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhất là chăn nuôi, phát triển các khu công nghiệp, làng nghề.

Mặc dù mật độ dân số chưa phải là quá cao so với một số vùng khác nhưng do điều kiện xuất phát điểm của nhóm dân cư này rất thấp do phải đầu tư cơ sở hạ tầng, khai hoang hoặc mua đất đai, vật tư, cây trồng… Đồng thời việc di dân tự do này còn gây khó khăn rất nhiều trong việc quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như các cơ sở dịch vụ khác. Tại thời điểm năm 2006 trên địa bàn huyện đã có 6.886 hộ/41941 khẩu là đồng bào dân tộc (1.004 hộ/ 5612 khẩu tại chỗ và 7464 hộ (36.329 khẩu là đồng bào thiểu số khác) đã được định canh định cư [13].

32

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Đánh giá mối liên kết nghèo đói và môi trường tại huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông;

Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ nghèo đói do môi trường đối với khu vực nghiên cứu.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

- Lĩnh vực nghiên cứu: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu và đánh giá thực trạng nghèo đói, các vấn đề nghèo đói do môi trường chính tại địa bàn, đánh giá mối liên hệ nghèo đói và môi trường từ đó lồng ghép mối liên hệ này vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện.

- Thời gian nghiên cứu: tập trung nghiên cứu từ tháng 4/2012 đến tháng 10/2012. Thu thập số liệu có liên quan từ 5 năm trở lại đây.

- Địa bàn nghiên cứu: trên phạm vi huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông.

- Đối tượng nghiên cứu: Cộng đồng người nghèo tại huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp

Nghiên cứu tài liệu thứ cấp gồm: giáo trình, báo cáo khoa học, tài liệu thống kê, báo chí, tài liệu lưu trữ... nhằm thu thập thông tin về: cơ sở lý thuyết, những kết quả nghiên cứu của các chuyên gia, các chủ trương và chính sách liên quan đến nội dung nghiên cứu, các nguồn số liệu thống kê.

Các tài liệu thu thập và phân tích về người nghèo bao gồm:

Các tài liệu cấp tỉnh : Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Đăk Nông các năm từ 2005 đến 2011; Định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011- 2015.

33

Các tài liệu cấp huyện : Báo cáo tổng hợp điều tra hộ nghèo các năm từ 2007 đến 2011; Báo cáo công tác y tế năm 2011; Báo cáo công tác phổ cập giáo dục và xóa mù chữ năm 2011; Báo cáo tổng kết thực hiện chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở giai đoạn 2008 - 2010; Báo cáo kết quả giám sát chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2005 - 2010.

2.3.2. Phương pháp đánh giá đói nghèo có sự tham gia của người dân (PPA)

PPA có thể được hiểu một cách chung nhất thì là “một quá trình nghiên cứu có sự tham gia của nhiều bên, có sự lặp lại nhằm tìm hiểu các khía cạnh của đói nghèo trong các bối cảnh địa phương, xã hội, thể chế và chính sách cụ thể dựa trên tổng hợp các tư tưởng và quan điểm của các bên có liên quan, gắn kết họ trực tiếp vào các hoạt động lập kế hoạch hành động”9.

Áp dụng phương pháp này vào quá trình nghiên cứu của đề tài nhằm thu thập thông tin về hiện trạng môi trường, quan điểm của người nghèo về mối liên kết giữa nghèo đói và môi trường trên cơ sở quan sát, phỏng vấn bán chính thức cộng đồng người nghèo. Phương pháp này cho phép cùng một lúc thu thập nhiều số liệu môi trường trong khu vực nghiên cứu.

Tiến hành điều tra khảo sát thực tế bằng các kiểu phỏng vấn:

- Phỏng vấn chính thức đối với các chuyên gia và nhà quản lý cao cấp

- Phỏng vấn bán chính thức với các nhà quản lý cấp cơ sở: xây dựng một bảng hỏi những vấn đề quan tâm, tiến hành gặp gỡ trực tiếp với các cán bộ lãnh đạo xã (có hẹn trước) để phỏng vấn.

- Phỏng vấn không chính thức với các thành viên cộng đồng: tiến hành trò chuyện thân mật với người dân địa phương, câu hỏi được chuẩn bị trước nhưng người được phỏng vấn không biết trước nội dung buổi trò chuyện.

2.3.3. Phương pháp phân tích tổng hợp

Sau khi tiến hành điều tra phỏng vấn, thực hiện phân tích và tổng hợp các dữ liệu thu được có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

Một phần của tài liệu mối liên kết giữa nghèo đói và môi trường tại huyện cư jút, tỉnh đăk nông (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)