1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an

104 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 3,44 MB

Nội dung

Tuy nhiên, do lạm dụng, thiếu kiểm soát và sử dụng sai quy trình nên những mặt tiêu cực của hoá chất BVTV đã bộc lộ như: gây ô nhiễm nguồn nước, để lại dư lượng trong nông sản, gây độc c

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-

Đàm Anh Tuấn

ĐÁNH GIÁ Ô NHIỄM HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT

TẠI HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hà Nội – Năm 2012

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-

Đàm Anh Tuấn

ĐÁNH GIÁ Ô NHIỄM HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT

TẠI HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN

Chuyên ngành: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Mã số: 60 85 02

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

Ts Võ Thành Vinh

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất

kỳ công trình luận văn nào trước đây

Tác giả luận văn

Đàm Anh Tuấn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể, cá nhân trong và ngoài trường

Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ts.Võ Thành Vinh - Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường - Bộ Tư lệnh Hóa học - Bộ Quốc Phòng và các anh chị phòng Phân tích của Trung tâm đã trực tiếp giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong bộ môn Quản lý môi trường - Khoa Môi trường đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi và đóng góp bổ sung

ý kiến cho luận văn tốt nghiệp của tôi được hoàn chỉnh hơn

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới toàn thể gia đình, bạn bè những người đã giúp đỡ, động viên và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2012

Học viên

Đàm Anh Tuấn

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC iii

CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ vii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu và nhiệm vụ 2

3 Phạm vi nghiên cứu 3

4 Cơ sở tài liệu thực hiện luận văn 3

Chương 1 TỔNG QUAN 4

1.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu 4

1.1.1 Về điều kiện tự nhiên 4

1.1.1.1 Vị trí địa lý 4

1.1.1.2 Địa hình, địa mạo 5

1.1.1.3 Địa chất 7

1.1.1.4 Khí hậu và thời tiết 7

1.1.1.5 Thủy văn 8

1.1.2 Các nguồn tài nguyên thiên nhiên 9

1.1.2.1 Tài nguyên đất 9

1.1.2.2 Tài nguyên nước 11

1.1.2.3 Tài nguyên rừng 11

1.1.2.4 Về tài nguyên biển 12

1.1.2.5 Tài nguyên khoáng sản 12

1.1.3 Về điều kiện kinh tế - xã hội 13

1.1.3.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 13

1.1.3.2 Thực trạng phát triển kinh tế các ngành kinh tế 14

1.1.3.3 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập 17

1.1.3.4 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 17

1.2 Tổng quan về tình hình sản xuất và sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam 20

1.2.1 Sự ô nhiễm hoá chất BVTV sau chiến tranh ở Việt Nam 23

Trang 6

1.2.2 Hiện trạng quản lý và xử lý hoá chất BVTV ở Việt Nam và Nghệ An 26

1.2.2.1 Ở Việt Nam 26

1.2.2.2 Ở Nghệ An 29

1.2.3 Các nhóm thuốc bảo vệ thực vật 32

1.2.3.1 Thuốc trừ sâu và các động vật gây hại khác 32

1.2.3.2 Thuốc trừ bệnh 32

1.2.3.3 Thuốc xông hơi 34

1.2.3.4 Thuốc trừ cỏ 35

1.2.3.5 Chất điều khiển sinh trưởng cây trồng 36

1.2.4 Sự chuyển hóa của thuốc bảo vệ thực vật trong đất 36

1.2.4.1 Sự bay hơi 36

1.2.4.2 Hoà tan, rửa trôi, chảy tràn 37

1.2.4.3 Quang phân 37

1.2.4.4 Phân giải hoá học 38

1.2.4.5 Tác dụng phân giải của vi sinh vật 38

1.2.4.6 Tác dụng hấp phụ thuốc BVTV của đất 39

1.2.4.7 Sự bền vững của thuốc trong đất 40

1.2.4.8 Sự phân giải DDT trong đất 41

1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phân bố của thuốc bảo vệ thực vật trong đất 42

1.2.6 Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến hệ sinh vật sống trong đất 44 1.2.6.1 Tác động của thuốc BVTV đến các sinh vật sống trong đất 44

1.2.6.2 Tác động của thuốc BVTV đến hệ vi sinh vật (VSV) đất 45

1.2.6.3 Quần thể vi sinh vật đất 46

1.2.6.4 Giun đất 47

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 49

2.1 Đối tượng nghiên cứu 49

2.2 Phương pháp nghiên cứu 49

2.2.1 Phương pháp thu thấp và tổng hợp tài liệu 49

2.2.2 Phương pháp điều tra, nghiên cứu ngoài thực địa 49

2.2.2.1 Phương pháp lấy mẫu 49

2.2.2.2 Phương pháp phân tích mẫu 52

2.2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu và lập bản đồ 53

Trang 7

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Ô NHIỄM HÓA CHẤT BVTV TẠI

HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN 54

3.1 Thực trạng của các kho chứa thuốc BVTV 55

3.1.1 Kho thuốc tại nhà máy hóa chất Vinh 55

3.1.2 Kho thuốc HTX nông nghiệp Nghi Trung 56

3.1.3 Kho xóm 8 Nghi Công bắc 57

3.1.4 Kho thuốc xóm 8, xã Nghi Hoa 58

3.1.5 Kho thuốc xóm 3, xã Nghi Phương 59

3.2 Hiện trạng ô nhiễm môi trường tại 5 kho hoá chất BVTV tại huyện Nghi Lộc 61

3.2.1 Kho thuốc tại nhà máy hóa chất Vinh 61

3.2.1.1 Hiện trạng môi trường nước 61

3.2.1.2 Hiện trạng môi trường đất 62

3.2.2 Hiện trạng môi trường tại kho thuốc tại HTX nông nghiệp Nghi Trung 65

3.2.2.1 Hiện trạng môi trường nước 65

3.2.2.2 Hiện trạng môi trường đất 66

3.2.3 Kho thuốc tại xóm 8- Nghi Công Bắc 69

3.2.3.1 Hiện trạng môi trường nước 69

3.2.3.2 Hiện trạng môi trường đất 70

3.2.4 Kho thuốc tại xóm 8, xã Nghi Hoa 73

3.2.4.1 Hiện trạng môi trường nước 73

3.2.4.2 Hiện trạng môi trường đất 74

3.2.5 Kho thuốc tại xóm 3, xã Nghi Phương 77

3.2.5.1 Hiện trạng môi trường nước 77

3.2.5.2 Hiện trạng môi trường đất 78

3.3 Biện pháp xử lý nhằm giảm thiểu tác động ô nhiễm 82

3.3.1 Giải pháp kỹ thuật 82

3.3.2 Giải pháp khoa học và công nghệ 84

3.3.3 Giải pháp tuyên truyền, giáo dục và nâng cao năng lực 85

3.3.4 Giải pháp quản lý 86

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH 93

Trang 8

PCBs : Polychlorinated biphenyls (một nhóm các hoá

chất nhân tạo) POPs : Persistent organic pollutants (các chất ô nhiễm

hữu cơ khó phân huỷ)

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

1 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2006-2011 14

Bảng 1.2: Lượng thuốc DDT nhập khẩu được sử dụng để trừ muỗi từ năm 1957 đến 1990 22

Bảng 1.3: Tình hình sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam và ước tính số lượng vỏ bao bì thải 23

Bảng 1.4: Các thuốc trừ cỏ chủ yếu được sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam trong thời kỳ 1962 – 1971 23

Bảng 1.5: Lượng thuốc trừ cỏ đã sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam 24

Bảng 1.6: Lượng thuốc trừ cỏ được sử dụng 24

Bảng 1.7: Lượng thuốc trừ sâu trong các mẫu nước (mg/ml) 25

Bảng 1.8: Mức dư lượng HCH và DDT trong đất, nước và không khí ở các vùng lân cận các kho trừ sâu cũ tại vùng trồng rau ngoại thành Hà Nội 25

Bảng 1.9: Mức độ rửa trôi, hoà tan của các loại TBVTV trong đất 37

Bảng 1.10 Ảnh hưởng và nồng độ một số thuốc trừ cỏ và pH đất đến lượng hấp phụ 39

Bảng 1.11: Thời gian tồn tại của một số loại thuốc BVTV 40

Bảng 1 12: Ảnh hưởng của TBVTV lên hoạt động của enzim đất 47

Bảng 1.13: Các thuốc trừ sâu độc đối với giun đất, làm giảm lượng giun đất có thể kể tên như sau: 48

Bảng 3.1: Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV trong đất tại nhà máy hóa chất Vinh 62

Bảng 3.2 Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV trong đất tại HTX nông nghiệp Nghi Trung 66

Bảng 3.3 Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV tại xóm 8 -Nghi Công Bắc 70

Bảng 3.4 Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV tại xóm 8 xã Nghi Hoa 74

Bảng 3.5 Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV tại xóm 3 xã Nghi Phương 78

Trang 10

2 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Hình 1.1 Bản đồ hành chính huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An 5

Hình 1.2 Bản đồ địa hình huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An 6

Hình 1.3 Hoá chất BVTV còn tồn dư trong môi trường đất ở HTX nông nghiệp Nghi Trung 30

Hình 1.4: Sơ đồ phân giải của thuốc Clo hữu cơ DDT trong đất (Miles, Gi.R;1971) 42

Hình 3.1 Sơ đồ mạng lưới lấy mẫu và vị trí kho thuốc tại Nhà máy hóa chất Vinh 55

Hình 3.2 Sơ đồ mạng lưới khảo sát và vị trí kho thuốc tại HTX nông nghiệp Nghi Trung 56

Hình 3.3 Sơ đồ mạng lưới khảo sát và vị trí kho thuốc tại xóm 8, Nghi Công Bắc 57

Hình 3.4 Sơ đồ mạng lưới lấy mẫu và vị trí kho thuốc tại xóm 8, xã Nghi Hoa 59

Hình 3.5 Sơ đồ mạng lưới lấy mẫu và vị trí kho thuốc xóm 3, xã Nghi Phương 60

Hình 3.6 Hiện trạng môi trường nước tại khu vực kho thuốc xóm 3, xã Nghi Phương 61

Hình 3.7 Bản đồ phân vùng ô nhiễm hóa chất BVTV tại kho thuốc nhà máy hóa chất Vinh ở độ sâu 0-0,5m 63

Hình 3.8 Bản đồ phân vùng ô nhiễm hóa chất BVTV tại kho thuốc nhà máy hóa chất Vinh ở độ sâu 0,5-1 m 64

Hình 3.9 Hiện trạng môi trường nước tại khu vực kho thuốc xóm 3, xã Nghi Trung 65

Hình 3.10 Bản đồ phân vùng ô nhiễm hóa chất BVTV tại kho thuốc xã Nghi Trung ở độ sâu 0- 0,5m 67

Hình 3.11 Bản đồ phân vùng ô nhiễm hóa chất BVTV tại kho thuốc xã Nghi Trung ở độ sâu 0.5- 1m 69

Hình 3.12 Hiện trạng môi trường nước tại khu vực kho thuốc xóm 3, xã Nghi Trung 70

Hình 3.13 Bản đồ phân vùng ô nhiễm hóa chất BVTV tại kho thuốc xã Nghi Công Bắc ở độ sâu 0- 0,5m 72

Hình 3.14 Bản đồ phân vùng ô nhiễm hóa chất BVTV tại kho thuốc xã Nghi Công Bắc ở độ sâu 0,5- 1m 73

Hình 3.15 Hiện trạng môi trường nước tại khu vực kho thuốc xóm 8, xã Nghi Hoa 74

Hình 3.16 Bản đồ phân vùng ô nhiễm hóa chất BVTV tại kho thuốc xã Nghi Hoa ở độ sâu 0-0,5m 75

Hình 3.17 Bản đồ phân vùng ô nhiễm hóa chất BVTV tại kho thuốc xã Nghi Hoa ở độ sâu 0,5- 1m 76

Hình 3.18 Bản đồ hiện trạng môi trường nước tại kho thuốc xã Nghi Phương 77

Hình 3.20 Bản đồ phân vùng ô nhiễm hóa chất BVTV tại kho thuốc xã Nghi Phương ở độ sâu 0,5-1m 81

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Từ thập niên 70 của thế kỷ XX, cùng với sự phát triển của các ngành khoa học khác, lĩnh vực hoá học và kỹ thuật sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật (BVTV) đã

có sự thay đổi mạnh mẽ Sự hiểu biết sâu sắc hơn về phương thức tác động đã cho phép phát hiện ra nhiều hoạt chất mới có phương thức tác động khác trước, có hiệu lực cao với dịch hại, dùng ở liều lượng thấp nhưng lại an toàn với con người và hệ động thực vật

Tuy nhiên, do lạm dụng, thiếu kiểm soát và sử dụng sai quy trình nên những mặt tiêu cực của hoá chất BVTV đã bộc lộ như: gây ô nhiễm nguồn nước, để lại dư lượng trong nông sản, gây độc cho người và các loại động vật, làm mất cân bằng tự nhiên, suy giảm đa dạng của sinh động vật, xuất hiện nhiều loại dịch hại mới, tạo tính chống thuốc của dịch hại Chính vì vậy mà hóa chất BVTV vẫn phải xếp trong danh mục các loại “chất độc”

Vào những năm 50, 60, 70 của thế kỷ trước hàng chục nghìn tấn thuốc BVTV (DDT, 666) đã được đưa vào Việt Nam bằng nhiều con đường Ngoài việc được phân phối về cho nông dân sử dụng vào mục đích phòng trừ sâu bệnh, các hoá chất này còn được dùng để phòng trừ muỗi hay dùng chống mối mọt, bảo quản vũ khí quân trang ở các đơn vị bộ đội [1]

Ở Việt Nam, các loại thuốc BVTV đã được sử dụng từ những năm 50 - 60 của thế kỷ trước để phòng trừ các loại dịch bệnh Từ năm 1957 đến 1980, thuốc BVTV được sử dụng khoảng 100 tấn/năm đến những năm gần đây việc sử dụng thuốc BVTV đã tăng đáng kể cả về khối lượng lẫn chủng loại Vào những năm cuối của thập kỷ 80, số lượng thuốc BVTV sử dụng là 10.000 tấn/năm, sang những năm của thập kỷ 90, số lượng thuốc BVTV đã tăng lên gấp đôi (21.600 tấn/năm vào năm 1990), thậm chí tăng lên gấp ba (33.000 tấn/năm vào năm 1995) Diện tích đất canh tác sử dụng thuốc BVTV cũng tăng theo thời gian từ 0,48% (năm 1960) lên khoảng

80 - 90% (năm 1997) [3] Theo kết quả điều tra, khảo sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường về các điểm ô nhiễm do hoá chất BVTV tồn lưu gây ra trên phạm vị toàn quốc

từ năm 2007 đến 2009 cho thấy trên địa bàn toàn quốc có trên 1.100 địa điểm bị ô

Trang 12

nhiễm hoá chất BVTV thuộc nhóm POPs, có tới 289 kho chứa nằm rải rác tại 39 tỉnh, thành trong cả nước, tập trung chủ yếu ở Nghệ An, Thái Nguyên, Tuyên Quang [1] Trong số này, có tới 89 điểm đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do tình trạng kho bãi xuống cấp và rò rỉ hoá chất Việc quản lý và xử lý lượng thuốc này như thế nào đang là thách thức của các nhà chuyên môn và quản lý

Ở Nghệ An hiện nay đã thống kê được 913 địa điểm bị ô nhiễm (sơ cấp và thứ cấp) thuốc BVTV nằm trên 19 huyện, thành, và thị xã, với tổng diện tích đất bị

ô nhiễm trên 550 ha, trong đó chủ yếu là đất nông nghiệp [2] Lượng thuốc tồn dư này ngày càng gây những ảnh hưởng xấu tới môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân Huyện Nghi Lộc được coi là “vùng đặc biệt" ô nhiễm môi trường từ nhiều năm qua có nguyên nhân từ sự tồn lưu lớn thuốc bảo vệ thực vật độc hại Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, huyện Nghi Lộc bị ô nhiễm khá nặng và thành phần gây ô nhiễm chủ yếu là các loại hóa chất: hexachlorobenzene (HCB), Lindan, Aldrin, DDT, 666 Hiện nay các tồn dư hoá chất BVTV đang có chiều hướng phát tán ra khu vực xung quanh Nhưng thực tế chưa có cơ quan chức năng nào tiến hành đánh giá chiều hướng và tốc độ lan truyền của chúng một cách chi tiết để đề ra các giải pháp xử lý cho từng khu vực có mức độ ô nhiễm khác nhau

Vì vậy, việc điều tra, đánh giá, mức độ, phạm vi lan truyền tồn dư thuốc BVTV là rất cần thiết và cấp bách Để góp phần vào điều này chúng tôi tiến hành lựa chọn và

thực hiện đề tài: “Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện Nghi Lộc,

Trang 13

- Thu thập các dữ liệu số các bản đồ hợp phần và chỉnh lý làm cơ sở để xây dựng bản đồ phân vùng ô nhiễm hóa chất BVTV huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

Từ đó, đề xuất các giải pháp phòng tránh, giảm thiểu ảnh hưởng của ô nhiễm môi

trường đất và nước tới đời sống cộng đồng

3 Phạm vi nghiên cứu

- Giới hạn không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích và đánh giá

mức độ ô nhiễm hóa chất BVTV khu vực các kho hiện còn tồn lưu hóa chất BVTV tại huyện Nghị Lộc, tỉnh Nghệ An

- Giới hạn khoa học: Đề tài mang tính tổng hợp, đòi hỏi phải nghiên cứu

nhiều vấn đề có liên quan chặt chẽ với nhau Vì vậy trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ ngành khoa học môi trường, đề tài chỉ dừng lại ở việc xác định sự tồn lưu hóa chất trong đất, nước ở độ sâu 1m tại các kho chứa hóa chất BVTV ở huyện Nghi Lộc và thành lập bản đồ phân vùng ô nhiễm, từ đó đánh giá mức độ ô nhiễm hóa chất BVTV trong đất tại huyện Nghi Lộc Làm cơ sở từng bước tiến hành công tác xử lý thuốc BVTV đang còn tồn lưu trong các kho chứa thuốc trong tương lai

4 Cơ sở tài liệu thực hiện luận văn

- Tài liệu về kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu:

+ Niên giám thống kê huyện Nghi Lộc năm 2010

+ Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An năm 2010

- Các dữ liệu số bản đồ hợp phần:

+ Bản đồ địa hình huyện Nghi Lộc, tỉ lệ 1:100.000

+ Bản đồ địa chất, địa mạo huyện Nghi Lộc

- Các tài liệu chuyên ngành môi trường

Trang 14

Chương 1 TỔNG QUAN

1.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu

1.1.1 Về điều kiện tự nhiên

1.1.1.1 Vị trí địa lý

Nghi Lộc là huyện thuộc đồng bằng ven biển, nằm từ 18041' đến 18054' vĩ độ Bắc và 105028' đến 105045' kinh độ Đông

- Phía Bắc giáp : Huyện Diễn Châu, Yên Thành

- Phía Nam giáp : Huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên và thành phố Vinh

- Phía Đông giáp : Thị xã Cửa Lò và biển Đông

- Phía Tây giáp : Huyện Đô Lương

Toàn huyện có diện tích tự nhiên là 34.800,96 ha, bao gồm 29 xã và 1 thị

trấn với dân số 185.461 người (đứng thứ 5 toàn tỉnh sau Quỳnh Lưu, Yên Thành,

Diễn Châu và thành phố Vinh)

Là khu vực vùng đệm của thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, vị trí tiềm năng để quy hoạch phát triển thành phố Vinh mở rộng sau này, là khu vực thuận lợi cho việc phân bố các khu công nghiệp và các nhà máy sản xuất kinh doanh thúc đẩy sự phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh Nghệ An Huyện có 10 xã nằm trong Khu kinh tế Đông Nam sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc thu hút các nguồn đầu tư trong và ngoài nước thúc đẩy nền kinh tế phát triển Trong tương lai sẽ là vệ tinh của khu Kinh tế Đông Nam Nghệ An và thành phố Vinh (đô thị loại I)

Với mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ khá thuận lợi

Có nhiều tuyến giao thông của Trung ương và tỉnh chạy qua địa bàn huyện như: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 46, đường sắt Bắc - Nam, các đường Tỉnh lộ 534, 535 và 536 Với chiều dài 14 km bờ biển, có 2 con sông lớn chảy qua địa bàn huyện là sông Cấm và sông Cả, cách cảng Cửa Lò chưa đầy 2 km Cùng với hệ thống đường liên huyện, liên xã, liên thôn đang dần được nhựa hoá, bê tông hoá để tạo thành mạng lưới giao thông của huyện khá hoàn chỉnh Tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông giữa huyện với thành phố, thị xã, các huyện trong tỉnh và các tỉnh khác

Trang 15

Với lợi thế là huyện cửa ngõ của thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò, cơ sở hạ tầng khá đồng bộ là điều kiện để thu hút các nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng về đất đai, tài nguyên và trí lực trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, hoà nhập với xu thế chung của tỉnh và khu vực

Hình 1.1 Bản đồ hành chính huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

1.1.1.2 Địa hình, địa mạo

Nghi Lộc là huyện đồng bằng ven biển, địa hình đa dạng, có hướng thấp dần

từ Tây sang Đông và có thể chia thành 2 vùng lớn:

a Vùng bán sơn địa

Phía Tây và Tây Bắc của huyện có nhiều đồi núi cao, địa hình chia cắt mạnh,

độ dốc tương đối lớn do chia cắt bởi những khe suối; tại những khu vực này có những vùng đồng bằng phù sa xen kẽ tương đối rộng, một số hồ đập lớn được xây dựng nên đây cũng là vùng cung cấp lương thực cho huyện, với diện tích đất tự nhiên khoảng 18.083 ha, chiếm 52% so với tổng diện tích của cả huyện Gồm các

Trang 16

xã Nghi Lâm, Nghi Công Bắc, Nghi Công Nam, Nghi Mỹ, Nghi Văn, Nghi Kiều, Nghi Phương, Nghi Hưng, Nghi Đồng Vùng này chiếm diện tích khá lớn nhưng tập trung ít dân cư khoảng 57.842 người chiếm 31,4% tổng dân số của cả huyện

b Vùng đồng bằng

Khu vực trung tâm và phía Đông, Đông Nam của huyện địa hình tương đối bằng phẳng, chỉ có ít đồi núi thấp xen kẽ độc lập, độ cao chênh lệch từ 0,6 - 5,0 m, với diện tích tự nhiên khoảng 16.686 ha, chiếm 48% so với diện tích của cả huyện

Do đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng có thể phân thành 2 vùng:

- Vùng thấp hoặc trũng: Chủ yếu là đất phù sa của hệ thống sông Cả, có độ cao từ 0,6 - 3,5 m, địa hình thấp, nguồn nước khá dồi dào, đây là vùng trồng lúa trọng điểm của huyện, gồm các xã Nghi Vạn, Nghi Diên, Nghi Hoa, Nghi Thuận và một phần của Nghi Long, Nghi Tiến, Nghi Yên, Nghi Xá, Nghi Trung

Hình 1.2 Bản đồ địa hình huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

- Vùng cao: Chủ yếu là đất cát biển, có độ cao từ 1,5 - 5,0 m, là vùng đất màu của huyện, gồm các xã Nghi Trường, Nghi Thịnh, Nghi Thạch, Nghi Long, Nghi Xá, Nghi Khánh, Nghi Yên, Nghi Tiến, Nghi Thiết, Nghi Thái, Phúc Thọ,

Trang 17

Nghi Xuân, Nghi Phương, Nghi Trung, Nghi Quang Do địa hình tương đối cao, xa nguồn nước ngọt nên việc cung cấp nguồn nước tưới cho vùng này còn khó khăn, chủ yếu dựa vào nước mưa, năng suất cây trồng thấp

1.1.1.3 Địa chất

Huyện Nghi Lộc nằm trong vùng địa chất Bắc Trung Bộ, nằm trùng với hệ địa máng - uốn nếp Caledoni Việt Lào Các phức hệ địa máng phát triển có thể từ Cambri cho đến cuối Silur hoặc đầu Đevon Trên địa bàn huyện Nghi Lộc, các phức

hệ của hệ tầng sông Cả phát triển dày tới 700 – 1000m, gồm cát kết thạch anh và phiến thạch anh sericit ở phía nam huyện Các khối đá vôi (C-Pbs) phát triển ở phía Tây bắc và khu trung tâm huyện Các đá cát cuội kết của phía hệ T2đt phân bố ở đới phía đông huyện

Các khối cát cuội sỏi tập trung ở phía Tây huyện Đá granit tạo thành 1 gờ cao phía Tây ở Nghi Trường, Nghi Quang Phù sa cổ và sản phẩm dốc tụ tập trung ở lưu vực sông Cấm và vùng trung tâm huyện

1.1.1.4 Khí hậu và thời tiết

Khí hậu ở huyện Nghi Lộc chủ yếu mang tính chất chuyển tiếp giữa khí hậu Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Nhìn chung, khí hậu chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

- Chế độ nhiệt: Có 2 mùa rõ rệt và biên độ chênh lệch giữa hai mùa khá cao, mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình từ 23,5 - 24,50C, tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ có thể lên tới 400C Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 19,5 - 20,50C, mùa này nhiệt độ có lúc xuống thấp đến 6,20C Số giờ nắng trung bình năm là 1.637 giờ (Số liệu do trạm khí tượng thủy văn

Vinh cung cấp)

- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.900 mm, lớn nhất khoảng 2.600 mm, nhỏ nhất 1.100 mm Lượng mưa phân bố không đều mà tập trung chủ yếu vào nửa cuối tháng 8 đến tháng 10, đây là thời điểm thường diễn ra lũ lụt Lượng mưa thấp nhất từ tháng 1 đến tháng 4, chỉ chiếm 10% lượng mưa cả năm

- Chế độ gió: Có 2 hướng gió chính:

Trang 18

+ Gió mùa Đông Bắc nằm sâu trong lục địa lạnh lẽo của vùng Sibia và Mông

Cổ từng đợt thổi qua Trung Quốc và Vịnh Bắc Bộ tràn về, gọi là gió Bắc Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện vào mùa Đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau

+ Gió Đông Nam mát mẻ từ biển Đông thổi vào mà nhân dân gọi là gió Nồm, xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10

Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn ảnh hưởng bởi luồng gió Tây Nam ở tận Vịnh Băng-gan tràn qua lục địa, luồn qua dãy Trường Sơn, thổi sang được người dân thường gọi là gió Lào nhưng chính là gió tây khô nóng Gió Tây Nam là một loại hình thời tiết đặc trưng cho mùa hạ của vùng Bắc Trung Bộ Ở Nghi Lộc thường xuất hiện vào tháng 6, 7, 8 Gió Tây Nam đã gây ra khô, nóng và hạn hán ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân trên phạm vi toàn huyện

- Độ ẩm không khí: Bình quân khoảng 86%, cao nhất trên 90% (tháng 1, tháng 2), nhỏ nhất 74% (tháng 7)

- Lượng bốc hơi nước: Bình quân năm là 943 mm Lượng bốc hơi nước trung bình của các tháng nóng là 140 mm (từ tháng 5 đến tháng 9) Lượng bốc hơi trung bình của những tháng mưa là 59 mm (tháng 9, tháng 10, tháng 11)

Những đặc trưng về khí hậu: Biên độ nhiệt độ giữa các mùa trong năm lớn, chế độ mưa tập trung vào mùa mưa bão (tháng 8 - tháng 10), mùa nắng nóng có gió Lào khô hanh, đó là những nguyên nhân chính gây nên mưa lũ xói mòn hủy hoại đất nhất là trong điều kiện cây rừng bị chặt phá và sử dụng đất không hợp lý

sử dụng nguồn nước này bị hạn chế, ở đây về mùa mưa lại hay bị úng lụt Việc tưới tiêu cũng là một bài toán khó cho các nhà quản lý vì nó ảnh hưởng đến sự phát triển

và sản xuất nông nghiệp đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn huyện Trong

Trang 19

những năm gần đây khi các công trình và hệ thống thủy lợi được xây dựng đã dần ngọt hóa được nước sông Cấm, thì nguồn nước tưới tăng lên đáng kể

- Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm của huyện khá phong phú nhưng mới chỉ khai thác một lượng nhỏ để phục vụ sinh hoạt cho nhân dân, việc khai thác nước ngầm để phục vụ sản xuất nông nghiệp là chưa tương xứng với tiềm năng sẵn

Có ở tất cả các xã ven biển diện tích khoảng 1627,47 ha, chiếm 4,68%, phân

bổ thành từng bãi hoặc dải cồn cao, đây là loại đất xấu, khả năng trao đổi cation và giữ nước rất thấp, hàm lượng mùn, đạm, lân tổng số đều rất nghèo

Loại đất này hiện đang sử dụng trồng cây lâm nghiệp để chắn gió, chắn cát; một

số ít trồng cây màu chịu hạn như: Đậu, vừng, lạc và một số diện tích còn bỏ hoang

b Đất cát cũ ven biển

Phân bố hầu hết ở các xã vùng màu, diện tích khoảng 5045,37ha, chiếm 14,51% diện tích các loại đất Đất có thành phần cơ giới là cát pha, hàm lượng sét thấp, đất này bị phủ một lớp cát biển nên hạt thô và rời rạc, mùn ít, đạm tổng số và đạm dễ tiêu đều nghèo Đây là loại đất có giá trị trong sản xuất nông nghiệp của huyện, diện tích lớn, thích hợp cho các loại rau màu, cây công nghiệp hàng năm như: Lạc, vừng

c Đất phù sa không được bồi, chua

Có ở các xã vùng lúa dọc theo hai bên sông Nhà Lê, sông Cấm, diện tích khoảng 6.715 ha chiếm 19,30% diện tích các loại đất

Là loại đất trước đây cũng được bồi đắp phù sa, song chịu tác động của yếu

tố địa hình đặc biệt là quá trình đắp đê ngăn lũ nên lâu nay không được bồi đắp thêm phù sa mới nữa Nơi có địa hình tương đối cao, thoát nước tốt, thoáng, đất không có gley, nơi địa hình thấp thường có gley yếu

Trang 20

d Đất phù sa cũ có nhiều sản phẩm Feralit

Tập trung hầu hết các xã vùng lúa, đất có nguồn gốc của hệ thống sông Cả ở vùng địa hình tương đối thấp, diện tích khoảng 6.540 ha chiếm 18,79% diện tích các loại đất Đất cópH từ chua đến trung bình, hàm lượng các chất dinh dưỡng từ trung bình đến nghèo Địa hình tương đối bằng phẳng, thích hợp cho trồng lúa

e Đất mặn

Phân bố ở vùng hạ lưu sông Cấm thuộc các xã Nghi Quang, Nghi Tiến, Nghi Thuận, Nghi Thiết, Nghi Xá và rải rác ở một số xã ven biển Do ảnh hưởng của nguồn nước mặn, vì vậy tỷ lệ muối tan thay đổi theo mùa Về mùa mưa tỷ lệ muối tan rất thấp ít gây tác hại cho cây trồng nhất là cây lúa nước

Phần lớn đất mặn ít thường có kết von, thành phần cơ giới thịt trung bình hoặc thịt nặng, một số ít có cơ giới cát pha, thịt nhẹ, diện tích 997,59 ha chiếm 2,87% diện tích các loại đất, một số diện tích đã được cải tạo để trồng lúa, nuôi trồng thủy sản

f Đất Feralit biến đổi do trồng lúa

Phân bố ở một số thung lũng thuộc các xã Nghi Kiều, Nghi Văn, Nghi Đồng, diện tích 2.629 ha chiếm 7,55% các loại đất; do quá trình tạo thành ruộng bậc thang nên trồng lúa tương đối ổn định Quá trình feralit tầng mặt đã bị hạn chế, tính chất đất thay đổi, đất được sử dụng để trồng một vụ lúa, nơi có nước tưới đầy đủ có thể trồng 2 vụ lúa nhưng năng suất không cao

g Đất dốc tụ

Diện tích khoảng 235 ha, chỉ chiếm 0,68% diện tích các loại đất, nằm rải rác

ở các xã Nghi Công Bắc, Nghi Công Nam, Nghi Kiều Đất do sản phẩm của dốc tụ tạo thành, thường sử dụng trồng hoa màu như: Đậu, vừng, lạc, sắn, khoai lang hoặc trồng cây lâm nghiệp

h Đất Feralit vàng đỏ vùng đồi

Phân bố ở các vùng bán sơn địa như: Nghi Công Bắc, Nghi Công Nam, Nghi Văn, Nghi Kiều, Nghi Mỹ, Nghi Đồng Diện tích khoảng 3.852 ha chiếm 11,08% diện tích các loại đất, phần lớn là phát triển trên đá cát kết và đá phiến sét, còn rất ít

Trang 21

là trên đá Axit và đá vôi Là loại đất quan trọng của huyện, là địa bàn phân bố các khu dân cư, làm đất vườn, trồng cây ăn quả, cây lâm nghiệp khá tốt

bì càng thưa thớt, đất lại càng xói mòn nghiêm trọng hơn Hiện lớp đất bị bào mòn gần hết, cây cối không mọc được, chỉ có cây nhỏ như sim, mua, cỏ

1.1.2.2 Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt: Nghi Lộc có nguồn nước mặt khá dồi dào, bao gồm hệ thống sông Cấm, sông Lam, Kênh nhà Lê với 11 hồ chứa nước, 18 đập chứa nước với trữ lượng trên 21 triệu m3 Nguồn nước mặt dùng để phục vụ sản xuất nông nghiệp và thau chua rửa mặn và ngọt hoá cho vùng đất nhiễm mặn hai bên

hạ lưu sông Cấm

Nguồn nước ngầm: Theo kết quả nghiên cứu địa chất thuỷ văn mà tôi thu thập được, nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện Nghi Lộc hiện có ở 3 tầng nước chủ yếu, có ý nghĩa cho việc cấp nước sinh hoạt và xây dựng, phát triển kinh tế như các tầng chứa nước lỗ hổng Holocen; tầng chứa nước lỗ hổng Plestocen và các tầng chứa nước khe nứt và khe nứt Karst Đây là nguồn nước cung cấp chủ yếu cho nhu cầu sinh hoạt của người dân

Tuy có nguồn nước dồi dào nhưng trên địa bàn huyện một số nơi vẫn còn thiếu nước cục bộ cho sinh hoạt và tưới tiêu, chủ yếu là những nơi có địa hình tương đối cao và một số nơi do nguồn nước bị nhiễm mặn

1.1.2.3 Tài nguyên rừng

Diện tích đất lâm nghiệp của huyện có 9.046,46 ha chiếm 25,99% diện tích đất tự nhiên (Trong đó đất rừng sản xuất là 3.680,85 ha, đất rừng phòng hộ

Trang 22

5.365,61 ha) Rừng tập trung chủ yếu ở các vùng bán sơn địa trồng các loại cây như thông, keo, phi lao, bạch đàn và trồng rừng ngập mặn ở các xã ven biển

để chắn sóng, chắn gió

1.1.2.4 Về tài nguyên biển

Huyện Nghi Lộc có 14 km bờ biển, có 6 xã ven biển gồm: Nghi Xuân, Phúc Thọ, Nghi Quang, Nghi Thiết, Nghi Tiến, Nghi Yên Tài nguyên biển ở đây đa dạng phong phú về số loài, trong đó có nhiều đặc sản có giá trị kinh tế cao như mực, tôm, sò… nhưng số lượng cá thể không lớn, phân bố ít tập trung và kém ổn định, ít hình thành đàn lớn Trữ lượng và khả năng thuỷ sản chưa có điều kiện điều tra thăm dò và đánh giá đầy đủ Hàng năm, sản lượng khai thác dao động từ 3000-5000 tấn các loại

Dọc theo bờ biển là các bãi bồi, cồn cát đã được cải tạo trồng phi lao và các làng mạc dân cư sinh sống từ lâu đời Có hàng trăm héc ta (ha) ao, hồ, đầm, nhiều dải rừng ngập mặn như dải rừng ngập mặn Nghi Thái, Phúc Thọ, Nghi Quang, Nghi Thiết Ngoài ra, có các cửa sông: sông Cấm đổ ra cửa biển Nghi Quang, Nghi Thiết, sông Lam đổ ra cửa Hội qua Nghi Xuân và Phúc Thọ Các vùng nước lợ cửa sông ven biển thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản có giá trị kinh tế và xuất khẩu như tôm, cua, nghêu, sò và một số loài nhuyễn thể Cùng với nuôi trồng thuỷ sản là chế biến thuỷ sản thu hút nhiều hộ gia đình có điều kiện đầu tư vốn chế biến nước mắm,

cá khô và cá tẩm gia vị phục vụ thị trường nội địa

Vùng biển Nghi Lộc còn có thế mạnh đặc biệt về du lịch và phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề Với nhiều bãi biển đẹp, cảnh quan hấp dẫn, thơ mộng như bãi biển cửa Hiền Nghi Yên, du lịch Bãi Lữ Nghi Yên - Nghi Tiến, du lịch Mũi Rồng Nghi Thiết, bãi Tiền Phong, khu du lịch Hải Thịnh Diện tích vùng ven biển

có thể khai thác tiềm năng du lịch tới 1534 ha Vùng biển Nghi Lộc cũng là nơi xuất

xứ của nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như làng nghề đóng tàu Trung Kiên (Nghi Thiết), nghề mây tre đan Nghi Thái

1.1.2.5 Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản của huyện Nghi Lộc chủ yếu là nhóm làm vật liệu xây dựng và một số ít kim loại màu

* Nhóm sản xuất vật liệu xây dựng:

Trang 23

- Đất sét, cao lanh ở xã Nghi Văn được phát hiện thêm năm 2006, có trữ lượng khoảng 1,750 triệu m3;

- Đá xây dựng có ở các xã Nghi Yên, Nghi Lâm, Nghi Tiến, Nghi Thiết, Nghi Phương, Nghi Công Bắc, Nghi Công Nam, Nghi Vạn, Tuy trữ lượng không lớn nhưng cơ bản đáp ứng được nhu cầu xây dựng trên địa bàn của huyện và cung cấp cho các vùng phụ cận

* Nhóm kim loại màu:

Sắt có ở xã Nghi Yên trữ lượng khoảng 841,8 ngàn tấn, tuy nhiên hàm lượng sắt ít và non

1.1.3 Về điều kiện kinh tế - xã hội

1.1.3.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

a Tăng trưởng kinh tế

Nền kinh tế của huyện tăng trưởng với tốc độ nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, trên một số lĩnh vực đã có bước đột phá Tốc độ tăng trưởng kinh

tế bình quân trong 5 năm 2007-2011 đạt 11,20 % ; tổng giá trị sản xuất năm 2011 đạt 1.929 tỷ đồng Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 13,7 triệu đồng (tăng 2,3 lần so với năm 2007) Tổng thu nâng sách theo phân cấp trong năm năm ước đạt 352,7 tỷ đồng; tổng đầu tư toàn xã hội đạt 4.546 tỷ đồng

Tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất 5 năm giai đoạn 2006 - 2011 đạt 12,8% Giá trị sản xuất của ngành nông - lâm - ngư nghiệp tăng bình quân 3,20

%/năm, công nghiệp - xây dựng tăng 20,20 %/năm và ngành thương mại - dịch vụ tăng 15, 50 %/năm

b Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm gần đây huyện Nghi Lộc đã tích cực chuyển đổi cơ cấu phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, tập trung phát triển công nghiệp, làng nghề, chuyển đổi cơ cấu cây trồng mùa vụ, vật nuôi nên tốc độ phát triển kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững

Cơ cấu kinh tế của huyện huyện Nghi Lộc trong những năm qua có bước chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng ngành dịch

Trang 24

vụ - thương mại Cơ cấu kinh tế, nông - lâm - ngư giảm từ 45,3% năm 2006 xuống còn 37 % năm 2011, công nghiệp và xây dựng tăng từ 27,3% lên 34,8%, thương mại - dịch vụ tăng từ 27,4% lên 28,2%

Bảng 1.1 Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2006-2011 ĐVT: %

Nguồn: Báo cáo kinh tế - xã hội huyện Nghi Lộc năm 2011

1.1.3.2 Thực trạng phát triển kinh tế các ngành kinh tế

a Khu vực kinh tế Nông nghiệp

Là một huyện phụ cận của thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò nhưng những năm gần đây kinh tế nông nghiệp ở huyện vẫn đang giữ vị trí hàng đầu trong phát triển kinh tế xã hội, là nguồn thu nhập chính của đại bộ phận dân cư Tuy tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm nhưng sản lượng và giá trị thu nhập vẫn ở mức độ cao Sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp tăng trưởng khá Giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm đạt 3,62% Giá trị sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp năm 2011 ước đạt 485 tỷ đồng, tăng 79 tỷ đồng so với năm 2006

* Nông nghiệp:

- Trồng trọt: Cơ cấu cây trồng, mùa vụ tiếp tục được chuyển đổi có hiệu quả,

đưa các loại giống có năng suất cao vào sản xuất kết hợp với các biện pháp thâm canh Triển khai tốt các đề án ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, làm tốt công tác bảo vệ thực vật, chất lượng cung ứng giống, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, cơ cấu cây trồng mùa vụ phù hợp nên năng suất các loại cây trồng tăng lên Sản lượng lương thực năm 2011 ước đạt 82.090 tấn, tăng 7.816 tấn so với năm 2006 Giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích tăng từ 34 triệu đồng/ha năm 2006 lên 43 triệu đồng/ha vào năm 2011 (năm 2010 đã có 2500 ha có giá trị thu nhập đạt 50 triệu đồng/ha);

Trang 25

- Chăn nuôi: Chăn nuôi phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng Trong những

năm gần đây diễn biến dịch bệnh gia súc, gia cầm có chiều hướng gia tăng, gây khó khăn cho ngành chăn nuôi Đề án phát triển chăn nuôi của huyện đã mang lại hiệu

quả, chương trình cải tạo đàn bò, nạc hoá đàn lợn, gà, chăn nuôi theo trang trại

Tổng đàn trâu, bò đến năm 2011 có 38.250 con, tăng 7.606 con so với năm 2006, trong đó đàn bò tăng 6.310 con

Công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm được tăng cường Hệ thống thú y từ xã đến huyện được củng cố, công tác tiêu độc khử trùng kịp thời nên ngăn chặn và dập tắt các dịch bệnh

* Lâm nghiệp:

Ngành lâm nghiệp không những có giá trị về kinh tế mà nó còn mang ý nghĩa rất lớn đối với môi trường Vì vậy việc chú trọng phát triển ngành lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của huyện Nghi Lộc Trong giai đoạn 2001-

2010 diện tích rừng trồng tập trung đạt 2.723 ha và năm 2011 diện tích trồng rừng tập trung khoảng 135 ha; độ che phủ rừng tăng từ 21% năm 2006 lên 23,4% vào năm 2011; phát triển diện tích rừng, giao đất khoán rừng đến từng hộ gia đình và quy hoạch

3 loại rừng được triển khai thực hiện đó mang lại hiệu quả cao Sản lượng khai thác gỗ bạch đàn, gỗ tràm đạt 2500 m3 và 450 tấn nhựa thông, thực hiện tốt công tác chăm sóc khoanh nuôi và bảo vệ rừng; nâng cao ý thức trong công tác bảo vệ rừng nên hạn chế tối đa hiện tượng chặt phá rừng và cháy rừng ở phạm vi lớn

* Thủy sản:

Tổng sản lượng thủy sản đến năm 2011 ước đạt 7.025 tấn, trong đó sản lượng đánh bắt hải sản đạt 3.600 tấn, sản lượng nuôi trồng đạt 3.425 tấn, tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt 1.615 ha; ngành nghề đánh bắt được đa dạng và phù hợp hơn, nâng cao hiệu quả đánh bắt gắn với việc phát triển nuôi trồng và chế biến thuỷ sản; diện tích nuôi trồng thủy sản được mở rộng Cơ sở hậu cần nghề cá được quan tâm đầu tư xây dựng

b Khu vực kinh tế Công nghiệp

Chuyển dịch cơ cấu phù hợp với cơ chế thị trường Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng ngày càng tăng, riêng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng

Trang 26

gấp nhiều lần Đặc biệt là ngành chủ lực như sản xuất gạch ngói Khai thác đá, sản xuất hàng mộc và đóng tàu thuyền ổn định qua các năm Các doanh nghiệp tuy gặp khó khăn về công nghệ, thị trường nhưng vẫn thường xuyên đổi mới sản phẩm để duy trì sản xuất thích hợp dần với cơ chế thị trường các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp địa phương như dịch vụ cơ khí, sửa chữa, thủ công mỹ nghệ, may mặc, đan lưới, chế biến hải sản được khôi phục và phát triển

Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng năm 2011 ước đạt 971 tỷ đồng tăng 2,6 lần so với năm 2006 Tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2007-2011 đạt 21,29%

Công nghiệp khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng tăng nhanh trong giai đoạn 2001-2005, khai thác đá xây dựng chủ yếu ở các xã Nghi Lâm, Nghi Vạn, Nghi Yên, đến năm 2007 sản lượng khai thác đạt hơn 43.000m3; gạch nung được sản xuất ở Nghi Hưng, Nghi Hoa, Nghi Vạn và một số xã như Nghi Trung, Nghi Diên, Nghi Lâm, đạt 42,7

Giá trị sản xuất Dịch vụ - Thương mại năm 2011 đạt 488 tỷ đồng, tăng 2 lần

so với năm 2005 Tăng trưởng GTSX bình quân đạt 15,36%

Đầu tư hoàn thành giai đoạn I khu du lịch sinh thái Bãi Lữ (Nghi Yên) với tổng mức đầu tư đạt 300 tỷ đồng Các loại hình dịch vụ tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm tiếp tục phát triển tạo điều kiện hỗ trợ về các nguồn vốn cho các doanh nghiệp

và nhân dân sản xuất kinh doanh, đã phát triển thêm 01 ngân hàng và 01 quỹ tín dụng nhân dân (hiện có 3 ngân hàng và 3 quỹ tín dụng hoạt động có hiệu quả)

Trang 27

Hệ thống chợ được củng cố và phát triển, hiện có 24/30 xã, thị trấn đã có chợ Riêng chợ đầu mối nông sản Miền Trung được xây dựng với quy mô khoảng 7

ha với tổng vốn đầu tư là 95 tỷ đồng

Các dịch vụ bưu chính, viễn thông cơ bản đáp ứng nhu cầu của người dân Đến nay 28/30 xã, thị trấn có điểm bưu điện văn hoá, đạt tỷ lệ 93,3%; 100% số xã

có báo đọc trong ngày; tổng máy điện thoại cố định trên toàn huyện ước đến năm

2011 đạt 11,2 máy/100 dân (chưa tính máy điện thoại di động)

1.1.3.3 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Theo số liệu thống kê đến năm 2011 dân số toàn huyện Nghi Lộc có 185.461 người, với 45.843 hộ, quy mô hộ khoảng 4,0 người/hộ, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2010 là 0,78 % và duy trì mức tăng trưởng dân số như thế này đến năm 2011

- Lực lượng lao động là: 106.242 người (chiếm 57,29% dân số), trong đó: + Lao động nông-lâm-ngư nghiệp chiếm: 133.093 người, chiếm 71,7%; + Lao động công nghiệp-xây dựng chiếm: 11.272 người, chiếm 6,1%; + Lao động dịch vụ-thương mại chiếm: 39.523 người, chiếm 21,3%;

+ Lao động từ các nguồn khác chiếm: 1.573 người, chiếm 0,9%;

- Số nhân khẩu Thiên chúa giáo là: 44.018 người, chiếm 23,73% dân số toàn huyện Những năm qua, kinh tế - xã hội Nghi Lộc có bước tăng trưởng và phát triển khá, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt; thu nhập bình quân đầu người được nâng lên, năm 2000 là 2,68 triệu đồng/người/năm, đến năm

2011 đạt 13,5 triệu đồng/người/năm Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh 18,2% năm 1997 (chuẩn nghèo 70.000 đồng/người/tháng), đến năm 2011 là 13,5% (chuẩn nghèo 200.000 đồng/người/tháng)

1.1.3.4 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

a Giao thông

Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện Nghi Lộc tương đối đầy đủ với các loại hình như: đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông

Những năm qua huyện Nghi Lộc đã nhựa hoá được hơn 300 km đường, 448

km đường được bê tông hoá, 30/30 xã, thị trấn có đường nhựa đến trung tâm, từ

Trang 28

năm 2007-2011 hệ thống giao thông được đầu tư phát triển mạnh, một số công trình đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả cao như (đường Nam Cấm đi Cửa Lò, đường tránh thành phố Vinh; tuyến Nghi Đức - Nghi Thiết, tuyến Chợ Sơn - Phúc Thọ, các tuyến nối từ Tỉnh lộ 534 đi xã Nghi Công, TL534 đi Lâm - Văn - Kiều, TL534 đi Nghi Phương - Nghi Hưng - Nghi Đồng và Tỉnh lộ 535 đi các xã Nghi Xuân, Thái, Phúc Thọ, )

Để có hệ thống giao thông hoàn chỉnh hơn, đồng bộ hơn, đáp ứng được nhu cầu về giao thông cũng như đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm tới Nghi Lộc tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành ở Trung ương để đầu tư phát triển, hoàn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn huyện

b Thủy lợi

Trong những năm qua, nhiều công trình thủy lợi được đầu tư sửa chữa, khôi phục, nâng cấp đặc biệt là chương trình kiên cố hóa kênh mương thủy lợi đã được triển khai trên diện rộng, như các hồ chứa nước, trạm bơm Tùng Bến (Nghi Vạn), trạm bơm Bến Than (Nghi Công Bắc), đập Trộ Sa (Nghi Kiều), Đập Khe nước (Nghi Tiến) Kiên cố hóa 455 km kênh mương bê tông, 22 trạm bơm nâng dần năng lực tưới tiêu đảm bảo phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt

Về cơ bản các công trình hồ đập, trạm bơm đáp ứng yêu cầu sản xuất tối thiểu của sản xuất nông nghiệp Song các tuyến kênh cấp 1, cấp 2 chưa được duy

tu, nạo vét, nâng cấp hàng năm, hệ thống tiêu úng vùng màu đầu tư dàn trải nhiều năm, do đó các xã vùng màu gặp khó khăn trong thoát nước mùa mưa lũ

c Hệ thống cấp điện và nước sạch

Hệ thống cấp điện của Nghi Lộc nằm trong quy hoạch và mối quan hệ với hệ thống điện của Thành phố Vinh và của cả vùng Tuyến đường dây cao thế 500KV, tuyến 220KV Nghi Sơn - Hưng Đông; tuyến trung áp 35KV và 10KV đi qua huyện

Đến năm 2011, tỷ lệ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 75%, việc xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt cho người dân được quan tâm Đầu

tư xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tại xã Nghi Lâm, một số công trình cấp nước sinh hoạt ở các xã Nghi Thiết, Nghi Tiến, Nghi Công Bắc, Nghi Mỹ;

Trang 29

nhà máy nước Nghi Diên và hệ thống cấp nước sinh hoạt Thị trấn Quán Hành thông qua chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn và một số dự án nhỏ lẻ khác

d Hệ thống bưu chính, viễn thông

Hệ thống hạ tầng của ngành được đầu tư đồng bộ theo hướng hiện đại, chất lượng dịch vụ được nâng cao, đáp ứng yêu cầu của người dân; Hệ thống dịch vụ điện thoại được phủ sóng đến tất cả trung tâm các xã Đến năm 2011, 100% số xã có điện thoại, đạt 9,3 máy điện thoại/100 dân (không tính thuê bao

di động) Số thuê bao Internet tăng nhanh trong vài năm gần đây, năm 2011 số thuê bao Internet đạt 334 thuê bao

e Giáo dục - đào tạo

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo tiếp tục chuyển biến tích cực, từng bước đáp ứng nhu cầu học tập của con em và đào tạo nghề cho người lao động và thực hiện được mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài Mạng lưới trường, lớp, và các cơ sở giáo dục đào tạo phát triển khá hoàn chỉnh, tỷ lệ huy động học sinh các cấp đạt cao, chất lượng phổ cập tiểu học, trung học cơ sở được duy trì vững chắc Đội ngũ giáo viên được tăng cường về số lượng và nâng cao trình độ đào tạo Cơ sở vật chất các trường học, cơ sở đào tạo được quan tâm đầu tư Công tác xã hội hoá giáo dục được chú trọng nhất là hoạt động khuyến học Đến nay, toàn huyện đã có 100% xã có trung tâm học tập cộng đồng, 43/95 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia Trung bình hàng năm có 800 em đậu vào các trường đại học, cao đẳng; tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học, tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông đạt cao Trong 5 năm (2006-2010) đã dạy nghề cho 1.948 học sinh trung học phổ thông

f Y tế

Đã tạo đựơc những chuyển biến tích cực trên một số mặt quan trọng Cơ sở vật chất cho khám và điều trị như Bệnh viện đa khoa huyện, đến các trạm y tế xã đã được đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa, chuyên môn nghiệp vụ và y đức của người thầy thuốc được nâng lên Công tác phòng và điều trị bệnh cho nhân dân có tiến bộ, thực hiện tốt các chương trình y tế Quốc gia nên không để xảy ra dịch bệnh

Trang 30

Các cơ sở y tế được xây dựng mới và nâng cấp, đến nay 30/30 số xã, thị trấn đã

có trạm y tế kiên cố và bán kiên cố, 27/30 xã, thị trấn có bác sỹ; có 23/30 xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế chiếm 76%; số giường bệnh không kể giường trạm y tế xã/vạn dân đạt 5,7 giường (tỉnh 13,3 giường); tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng

là 22% năm 2011; trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 6 loại vắc xin phòng bệnh năm 2011 đạt 100% Các chương trình y tế Quốc gia thực hiện có hiệu quả

Cơ sở vật chất, trang thiết bị được tăng cường nhưng chưa đáp ứng được so với yêu cầu chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, chưa có bác sỹ chuyên khoa và cơ cấu chuyên môn chưa thật sự hợp lý

g Văn hóa, thể dục thể thao

Phát triển ngành văn hoá - thông tin theo hướng gắn với các vấn đề xã hội, các nhiệm vụ phát triển kinh tế trọng tâm Chất lượng và đời sống văn hoá của nhân dân được nâng lên Đẩy mạnh triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” Hệ thống thiết chế văn hoá - thông tin - thể thao từng bước được các ngành, các cấp chăm lo xây dựng, tạo điều kiện cho nhân dân có điều kiện tham gia ngày càng nhiều hơn

1.2 Tổng quan về tình hình sản xuất và sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam

Do chưa có khả năng sản xuất được các hoạt chất thuốc BVTV và công nghệ tạo dạng thuốc còn lạc hậu nên phần lớn các hoạt chất và sản phẩm thương mại ở nước ta đều được nhập từ nước ngoài Trước năm 1990, phần lớn thuốc BVTV được nhà nước nhập từ Liên Xô và các nước Đông Âu cũ với lượng từ 13-15 ngàn tấn/năm Từ khi chuyển đổi cơ chế quản lý, nguồn nhập khẩu thuốc BVTV trở nên

đa dạng hơn, thuốc có thể được nhập khẩu từ Đức, Mỹ, Ấn Độ, Singapo… đặc biệt

do lợi thế về giá cả nguồn nhập từ Trung Quốc đang tăng lên một cách nhanh chóng Lượng thuốc được nhập tăng lên khoảng trên 30.000 tấn/năm, cá biệt như năm 1999 có thể nhập tới 42.000 tấn Số lượng các đơn vị nhập khẩu cũng tăng lên, trong giai đoạn 1990-1993

Theo kết quả điều tra, khảo sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường về các điểm ô nhiễm do hoá chất BVTV tồn lưu gây ra trên phạm vị toàn quốc từ năm

2007 đến 2009 cho thấy trên địa bàn toàn quốc có trên 1.099 điểm tồn lưu hoá chất

Trang 31

BVTV phân bố tại 37 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Trong đó, có 868 khu vực ô nhiễm đất thuộc 16 tỉnh, thành phố và 231 kho chứa hoá chất BVTV tồn lưu gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc 37 tỉnh, thành phố Theo kết quả đánh giá, trong tổng số 868 khu vực đất bị ô nhiễm do hoá chất BVTV có 169 khu vực bị

ô nhiễm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, 76 khu vực bị ô nhiễm và 623 khu vực chưa đánh giá mức độ ô nhiễm Đối với 231 kho chứa hoá chất BVTV tồn lưu

có 53 kho gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, 78 kho gây ô nhiễm môi trường

và 100 kho chưa đánh giá được mức độ ô nhiễm môi trường Hiện tại, trong 231 kho hoá chất BVTV tồn lưu đang lưu giữ 216.924,82kg và 36.975,87 lít hoá chất BVTV, 29.146,31 kg bao bì [2][8]

Các điểm ô nhiễm môi trường do hoá chất BVTV tồn lưu gây ảnh hưởng lớn đến cộng đồng và môi trường tại khu vực ô nhiễm Các kho chứa hoá chất BVTV tồn lưu hầu hết được xây dựng từ những năm 1980 trở về trước, khi xây dựng chưa quan tâm đến việc xử lý kết cấu, nền móng để ngăn ngừa khả năng ô nhiễm Hơn nữa, từ trước đến nay các kho không được quan tâm tu sửa, gia cố hàng năm, nên đều đã và đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, nền và tường kho phần lớn

bị rạn nứt, mái lợp đã thoái hoá, dột nát, nhiều kho không có cửa sổ, cửa ra vào được buộc dây tạm bợ, hệ thống thoát nước gần như không có nên khi mưa lớn tạo thành dòng nước mặt, gây ô nhiễm nước ngầm, nước mặt và ô nhiễm đất xung quanh khu vực tồn lưu hoá chất BVTV, từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và cuộc sống người dân

Trước nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do các loại thuốc BVTV quá hạn sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam gây ra, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 29/1998/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý và sử dụng thuốc BVTV và hóa chất độc hại gây ô nhiễm, khó phân hủy; Quyết định số 64/2003/QĐ-TT ngày 22/4/2003 về việc phê duyệt “Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng” Qua đó, lượng thuốc BVTV này cần sớm được tiêu hủy, phòng tránh ô nhiễm môi trường Tuy nhiên, hiện nay việc áp dụng công nghệ xử lý các loại thuốc BVTV đặc biệt là xử lý các khu đất bị ô nhiễm thuốc BVTV đang gặp nhiều khó khăn không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với cả nhiều quốc gia

Trang 32

khác trên thế giới

Tình hình ô nhiễm môi trường do hoá chất BVTV ở Việt Nam đang thực sự

là vấn đề cần quan tâm vì tính chất nguy hiểm trực tiếp của nó Tổng lượng hoá chất BVTV sử dụng ở Việt Nam không phải quá lớn song lại tập trung vào một số vùng, đồng thời phương pháp sử dụng, bảo quản và lưu hành rất lộn xộn Thậm chí ở nhiều nơi hoá chất BVTV bị chôn vùi dưới đất và trên đó đã trở thành nhà ở, vườn rau Những hoá chất này không bị phân huỷ mà theo nước mưa ngấm sâu vào nguồn nước ngầm dưới đất

Trong thời kỳ bao cấp (trước 1985), các thuốc trừ sâu chủ yếu được nhập từ Liên Xô cũ Hầu hết các thuốc nhập khẩu này đều có độ độc rất cao và tồn tại bền vững trong môi trường như DDT, BHC, Lindan, Chlordan, Dieldrin, Aldrin, Heptachor, Parathion - methyl, Parathion - ethyl, 2,4D và một số thuốc trừ nấm có chứa thuỷ ngân [13][14] Hầu hết các thuốc trừ sâu hữu cơ gây ô nhiễm bền vững này có khả năng hấp thụ trong cơ thể con người Hiện chưa có số liệu chính xác về lượng thuốc trừ sâu thuộc nhóm POPs được sử dụng trước 1992 Lượng thuốc DDT đã nhập khẩu chủ yếu được sử dụng để trừ muỗi từ 1957 đến 1990 được thống kê trong bảng sau:

Bảng 1.2: Lượng thuốc DDT nhập khẩu được sử dụng để trừ muỗi từ năm 1957 đến 1990

Trang 33

Bảng 1.3: Tình hình sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam và ước tính số lượng vỏ

1.2.1 Sự ô nhiễm hoá chất BVTV sau chiến tranh ở Việt Nam

Trong chiến tranh có 3 loại thuốc trừ cỏ đã được sử dụng ở Việt Nam là tác nhân màu da cam, tác nhân màu xanh và tác nhân màu trắng Theo thống kê của quân đội Mỹ thì lượng thuốc trừ cỏ đã được sử dụng trong chiến tranh là 17.585.1788 galon (1 galon ≈ 3,785411784 lít) và vì lý do bí mật quân sự con số này chưa hoàn toàn chính xác Tuy nhiên, căn cứ vào số liệu năm 1967 của MRI, NAS (1974) và Young (1988) được công bố bởi Nhà xuất bản khoa học Mỹ thì lượng thuốc trừ cỏ đã được sử dụng ở Việt Nam như sau:

Bảng 1.4: Các thuốc trừ cỏ chủ yếu được sử dụng trong chiến tranh ở Việt

Nam trong thời kỳ 1962 – 1971

Tên hoạt chất Tên thương phẩm Lượng phun

Tác nhân màu xanh (Phytar 560-G) Cacodylic acid 1,124,307 1962-1971

Trang 34

Tên hoạt chất Tên thương phẩm Lượng phun

Tác nhân màu da cam I

Tác nhân màu da cam II 2,4 – D và 2,4,5 - T 11,261,429 1965-1970 Tác nhân màu trắng

WESTING (1976)

YOUNG (Quân đội Mỹ)

Tác nhân màu da cam 10,645,904 11,266,929 11,712,860 10,630,428 Tác nhân màu trắng 5,632,904 5,274,129 5,234,083 5,764,215 Tác nhân màu xanh 1,149,740 1,137,470 2,161,456 1,190,585

Bảng 1.6: Lượng thuốc trừ cỏ được sử dụng

Hoá chất Sử dụng trong nông

nghiệp ở Mỹ

Sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam Ghi chú

Trang 35

Bảng 1.7: Lượng thuốc trừ sâu trong các mẫu nước (mg/ml)

Nguồn: Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường - 2011

Mặc dù các thuốc trừ sâu POPs đã bị hạn chế sử dụng từ 1992, tuy nhiên mức dư lượng của chúng vẫn còn khá cao

Bảng 1.8: Mức dư lượng HCH và DDT trong đất, nước và không khí ở các vùng lân cận các kho trừ sâu cũ tại vùng trồng rau ngoại thành Hà Nội Dạng mẫu

Theo ước tính, hiện nay nước ta còn khoảng 108 tấn hoá chất BVTV nguy hại

ở trong kho và 55.000m3 đất nhiễm hoặc lẫn các loại hoá chất BVTV rải rác ở 23 tỉnh, tập trung nhiều nhất ở Nghệ An, Thái Nguyên, Tuyên Quang [15] Con số này chỉ tính riêng cho những hoá chất thuộc nhóm 12 hợp chất hữu cơ khó phân huỷ trong môi trường Trên thực tế lượng thuốc BVTV nhóm POPs còn cao gấp nhiều lần Đây là lượng hoá chất tồn lưu từ thời chiến tranh chưa được xử lý Trải qua hàng chục năm, do quy cách bảo quản chưa đúng và nhận thức còn kém của người dân nên các loại hoá chất này đã lan toả ra diện rộng, xâm nhập vào mọi chu trình sinh học, địa chất, khí tượng và đến với con người

Vũ Đức Thảo và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm các hợp chất hữu cơ khó phân huỷ trong đất tại một số tỉnh từ Bắc vào Nam từ năm 1990 đến năm 2007 cho thấy nồng độ DDT và HCH trong đất nông nghiệp cao hơn so với nồng độ các chất này trong đất tại các khu vực đô thị và miền núi, đồng thời theo thời

Trang 36

gian từ năm 1990 đến nay nồng độ DDT và HCH trong đất cũng giảm dần [17]

Ngoài lượng thuốc BVTV tồn dư này, hàng năm chúng ta còn đưa vào môi trường hàng nghìn tấn thuốc BVTV để bảo vệ năng cây trồng Theo Cục bảo vệ thực vật thống kê, hàng năm nước ta sử dụng khoảng 20.000 đến 25.000 tấn thuốc BVTV các loại Nếu tính nồng độ thuốc khoảng 2% thì diện tích canh tác 7 triệu ha thì 01 ha đã sử dụng 11.104 lít thuốc 2%/ha/năm [4] Theo Phạm Bình Quyền và cộng tác viên (1995) thì lượng phun thuốc ở vùng rau Đà Lạt là 5,1-13,5 kg/ha, vùng lúa đồng bằng sông Cửu Long là 1,5-2,7 kg/ha, chè ở Hoà Bình là 3,2-3,5 kg/ha Với việc sử dụng hoá chất như vậy thì việc tồn dư là không thể tránh khỏi

Kết quả kiểm tra một số mẫu rau quả tại một số chợ đầu mối tại các thành phố lớn cho thấy dư lượng thuốc BVTV các loại có nhiều trong các mẫu rau, vượt hàng chục lần giới hạn cho phép Nhất là các loại rau ăn lá như cải ngọt, mồng tơi, cải bẹ xanh, cải thảo Trên các loại trái cây thì đáng kể nhất là nho, sau đó là táo,

ổi, cam quýt Dư lượng các loại thuốc BVTV quá cao không những ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người mà còn tác động tới môi trường Các cuộc điều tra nghiên cứu đều cho thấy, dư lượng thuốc BVTV trong đất làm giảm đáng kể mật độ giun đất và các hệ VSV, làm chết cua cá Như vậy việc sử dụng hoá chất BVTV trong sản xuất không thể không chú ý tới mặt trái của nó Muốn hạn chế tối đa tác hại của thuốc BVTV, mà vẫn phát huy được mặt tích cực của nó, cần thực hiện đúng nguyên tắc

“chỉ sử dụng thuốc BVTV khi thật cần thiết, đến ngưỡng kinh tế và tuân thủ triệt để quy định kỹ thuật về sử dụng thuốc” Bên cạnh đó chúng ta cần một giải pháp tối ưu, khoa học để sao cho tận dụng được tối đa lợi ích của nó đối với con người, nhưng đồng thời cũng giảm thiểu tối đa tác hại của nó đối với môi trường

1.2.2 Hiện trạng quản lý và xử lý hoá chất BVTV ở Việt Nam và Nghệ An

1.2.2.1 Ở Việt Nam

Thuốc BVTV nhóm POPs đang có mặt ở hầu hết các vùng với số lượng lớn Đây là những chất khó phân hủy, tồn tại nhiều năm trong môi trường đất, nước, không khí và có khả năng di chuyển qua khoảng cách lớn Đặc biệt, nó xâm nhập và tích lũy trong cơ thể con người và động vật gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe và là mầm mống của nhiều căn bệnh nan y

Trang 37

Theo quy định của công ước Stockholm, POPs được phân chia làm 3 loại chính với 12 chất gồm chất dùng trong hoạt động công nghiệp PCBs, 9 loại hóa chất BVTV

và các chất phát sinh không chủ định như dioxin, furan Trong số các chất POPs thì PCBs, DDT, dioxin, Furan là những chất đặc biệt độc hại Sự phát sinh các chất độc hại này vừa có thể kiểm soát, vừa không thể kiểm soát được, do vô tình hoặc chủ định nhưng chủ yếu là từ thuốc BVTV, từ hoạt động phát triển kinh tế xã hội và hóa chất tồn lưu sau chiến tranh [5]

Khủng khiếp nhất vẫn là sự tồn đọng một lượng khá lớn thuốc BVTV ngay trong môi trường sống và hoạt động sản xuất nông nghiệp Từ những năm 40, hóa chất BVTV đã bắt đầu được sử dụng ở nước ta, càng ngày số lượng và chủng loại các chất này càng tăng Nếu như vào những năm 50, mỗi năm chỉ có khoảng 1000 tấn thuốc BVTV được sử dụng, thì đến những năm 80, con số này đã tăng lên 100 lần và ngày càng tăng với số lượng lớn Đến năm 1995 lượng thuốc BVTV được sử dụng đã tăng lên hơn 30.000 tấn mỗi năm [12][17] Ở nước ta, có gần 90% diện tích canh tác có sử dụng hóa chất BVTV Riêng từ năm 2000 đến nay, mỗi năm đã có khoảng hơn 36.000 tấn thuốc BVTV được sử dụng phục vụ trong nông nghiệp Trong số các hóa chất BVTV được sử dụng đó thì thuốc trừ sâu được sử dụng nhiều hơn cả về số lượng và độ đa dạng với 123 hoạt chất và hơn 200 thương phẩm Tiếp

đó, phải kể đến các loại thuốc trừ sâu hại cây trồng, thuốc trừ cỏ, thuốc diệt chuột, thuốc dẫn dụ côn trùng, hợp chất trừ mối, bảo quản lâm sản và chất khử trùng kho Hiện nay, lượng hoá chất BVTV POPs còn tồn đọng là hơn 13 tấn dạng bột và 42 lít dạng lỏng, chiếm khoảng 13,8% tổng lượng hóa chất tồn lưu ở nước ta hiện nay, trong đó riêng chất DDT đã chiếm tới hơn 10 tấn [16]

Các chất này rất ổn định về cấu trúc hóa học nên tồn tại rất bền vững và có thể luân chuyển trong môi trường Đặc biệt nó còn tích lũy trong cơ thể con người

và động vật qua dây chuyền thức ăn Thời gian phân hủy và chuyển hóa của chúng

có thể kéo dài hàng chục năm và để lại những hậu quả, di chứng nặng nề cho con người và động vật Chính vì vậy mà trong nhiều năm trở lại đây, nhà nước đang cố gắng đưa ra nhiều giải pháp cho vấn đề quản lý và xử lý lượng hóa chất nhóm POPs

đã và đang được đưa vào trong môi trường ở nước ta

Trang 38

Theo thống kê, trên thị trường có khoảng 22.000 cửa hàng buôn bán thuốc BVTV Trung bình mỗi tỉnh có 400 đến 500 cửa hàng, rải đều trên diện rộng ở tất

cả các xã, phường, vùng sâu, vùng xa nên việc quản lý rất khó khăn Do là mặt hàng hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện nên buộc các cá nhân kinh doanh thuốc BVTV phải có chứng chỉ hành nghề theo quyết đinh của Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Cá nhân buôn bán thuốc BVTV phải có bằng từ trung cấp đến đại học về nông nghiệp, hoặc phải có chứng chỉ đào tạo trong 3 tháng về thuốc BVTV Nhưng theo thống kê của Cục BVTV, hiện chỉ có 80% cá nhân buôn bán thuốc BVTV được cấp chứng chỉ hành nghề, 20% hoạt động buôn bán thuốc BVTV không có chứng chỉ, chủ yếu tập trung ở các cửa hàng nhỏ, lẻ vùng sâu vùng xa, rất khó kiểm soát Không chỉ vậy, rất nhiều cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV (có giấy phép hoặc không có giấy phép) đang buôn bán trái phép các loại hóa chất BVTV nằm trong danh mục cấm sử dụng, các hóa chất bao bì không có nhãn mác, xuất xứ

rõ ràng

Để xảy ra tình trạng này một phần là do phân cấp quản lý còn chưa thống nhất, các quy định pháp luật còn nhiều bất cập Việc kiểm tra thuốc BVTV từ trước tới nay chỉ mang tính chiếu lệ do năng lực của các cơ quan quản lý ở các địa phương còn rất yếu Nói như vậy không có nghĩa việc quản lý hóa chất BVTV ở nước ta đang hoàn toàn bị buông lỏng mà điều đó do nhiều nguyên nhân khác nhau như ý thức của người kinh doanh, người sử dụng thuốc còn kém và thiếu kinh phí Ngoài ra còn phải tìm chỗ chứa cho lượng thuốc BVTV nhập lậu bị thu hồi Thuốc BVTV không phải như hàng hóa khác có thể để bất cứ chỗ nào, vì nó luôn bốc mùi gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân

Năm 2007, được sự tài trợ của UNDP, dự án nâng cao năng lực quản lý và

xử lý an toàn hóa chất BVTV nhóm POPs Người ta đã thống kê được số thuốc BVTV tồn lưu trong kho có mái che (gần 108 tấn), 4 tấn thuốc BVTV chôn lấp dưới đất (tương đương gần 1.000m3 đất) và diện tích đất bị ô nhiễm do hóa chất BVTV khoảng 55 nghìn m2 (Đây chỉ là con số ít ỏi so với hàng chục nghìn tấn thuốc DDT,

666 vào nước ta bằng nhiều con đường) [1] Để xử lý lượng hóa chất tồn dư và diện tích đất ô nhiễm này, nhà nước đã kết hợp với Sở Tài Nguyên, Sở khoa học Công

Trang 39

Nghệ và các cơ quan có liên quan tại các tỉnh để tìm ra phương án giải quyết tối ưu Tùy theo tình hình kinh tế - xã hội của từng vùng mà các phương án được lựa chọn khác nhau Đối với những vùng bị ô nhiễm trên diện rộng như các vùng sử dụng quá nhiều hoá chất BVTV trong nông nghiệp, hoặc do sự lan tỏa theo nguồn nước

từ các kho chứa không an toàn thì người ta có thể sử dụng VSV hay thực vật để xử

lý Còn với số thuốc chứa trong các kho thì có thể sử dụng biện pháp tiêu hủy bằng

lò đốt, phương pháp điện hoá, phương pháp tiêu hủy bằng tia cực tím những biện pháp này đã cho những kết quả khá khả quan [1] Đồng thời xoá bỏ tâm lý hoang mang để người dân yên tâm sản xuất

Tuy nhiên, dù là sử dụng biện pháp nào thì điều quan trọng nhất vẫn là ý thức của người dân Nếu như sau khi xử lý mà các chất độc hại này vẫn tiếp tục được đưa vào môi trường thì những cố gắng trước đó coi như không có Chính vì vậy nhà nước phải biết kết hợp giữa quản lý với tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân để vấn đề về tác hại của thuốc BVTV không còn là nỗi lo thường trực của mọi người

1.2.2.2 Ở Nghệ An

Trong những năm từ 1960-1980 toàn tỉnh có 400-435 xã, mỗi xã có một đến hai hợp tác xã (HTX), có xã có 3-4 HTX như xã Hưng Tây (Hưng Nguyên), xã Kim Liên (Nam Đàn), xã Tây Phú (Diễn Châu), và gần 20 nông trường quốc doanh, mỗi nông trường có từ 9-14 đội sản xuất Thời bấy giờ, do chế độ bao cấp nên từ tỉnh, huyện, xã và nông lâm trường đều có các kho thuốc BVTV để phòng chống dịch bệnh, bảo vệ mùa màng Ngoài ra một số cơ quan, đơn vị quân đội dùng hóa chất BVTV (chủ yếu là DDT, 666) đưa vào phòng chống mối ở các kho tàng lưu trữ thuốc súng, thuốc đạn, các bệnh viện và nhà ở Hiện nay sơ bộ đã thống kê được trên địa bàn tỉnh có hơn 50 địa điểm là kho, bãi chứa DDT, 666 trước đây Tập trung nhiều nhất là vùng huyện Nghi Lộc, Nghĩa Đàn vì nơi đây thời bao cấp có gần

10 nông trường chuyên trồng cây thông, và các loại cây cần sử dụng một lượng lớn các hóa chất BVTV Các huyện Đô Lương, Yên Thành, Nam Đàn có từ 3 đến 5 điểm kho chứa hóa chất BVTV, ngay các bệnh viện lao, giao thông thời kháng chiến chống Mỹ sơ tán về đây cũng có nơi cất giữ DDT, 666 nhưng sau chuyển đi,

Trang 40

số hóa chất vương vãi không được xử lý Ngoài ra ở Nghệ An, những năm 60, 70 của thế kỷ trước, các huyện miền núi như Tương Dương, Anh Sơn, Con Cuông, Kỳ Sơn, Nghĩa Đàn, Quế phong bị dịch bệnh sốt rét hoành hành nên ngành y tế cũng

đã sử dụng một khối lượng không nhỏ hóa chất BVTV để diệt côn trùng, phòng, chống sốt rét

Hình 1.3 Hoá chất BVTV còn tồn dư trong môi trường đất

ở HTX nông nghiệp Nghi Trung

Do nhận thức, hiểu biết thời bấy giờ về mặt trái của hóa chất BVTV còn hạn chế nên hệ thống kho tàng lưu chứa thuốc BVTV hầu hết được xây dựng một cách tạm bợ, không có quy hoạch, khoanh vùng, nhiều kho nằm trong khu vực đông dân

cư hoặc sản xuất nông nghiệp Trong quá trình phân phối, việc đổ vỡ, rơi vãi hóa chất BVTV ở các nền kho và khu vực lân cận kho diễn ra thường xuyên Mặt khác,

vì chưa hiểu tác hại của thuốc BVTV nên nhiều tổ chức, cá nhân còn xử lý thuốc BVTV quá hạn sử dụng bằng cách chôn lấp tùy tiện [8]

Các kho chứa và các địa điểm tồn lưu thuốc BVTV hầu hết nằm trong khu vực dân cư nên đã gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe người dân Theo điều tra của Sở Tài Nguyên - Môi Trường tỉnh Nghệ An thì đất và nguồn nước tại những địa điểm này có hàm lượng thuốc BVTV vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ hàng chục đến hàng trăm lần Tuy nhiên, do nhận thức còn kém và không được cảnh báo về mức độ nguy hiểm khi sinh sống tại đây, nên càng ngày số

hộ dân ở đây ngày càng tăng lên Chỉ tới khi tỉ lệ người mắc bệnh ung thư ở những khu vực này quá cao thì người dân mới nhận thức được mức độ nguy hiểm và yêu

Ngày đăng: 08/01/2015, 12:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Sở TN&MT Nghệ An, Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh 5 năm tỉnh Nghệ An (2006 - 2010), Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh 5 năm tỉnh Nghệ An
3. UBND tỉnh Nghệ An, Đề án giải quyết các vấn đề bức xúc trên địa bàn tỉnh Nghệ An 11/12/2006, Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án giải quyết các vấn đề bức xúc trên địa bàn tỉnh Nghệ An 11/12/2006
4. Bộ Nông nghiệp & PTNN, Tạp chí sinh thái học và bảo vệ môi trường tháng 5/1998, NXB Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí sinh thái học và bảo vệ môi trường tháng 5/1998
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
5. UNEP (2001), Bộ công cụ chuẩn để xác định và định lượng phát thải Dioxin và Furan, UNEP Chemicals, Geneva, Switserland, Bản dịch tiếng Việt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ công cụ chuẩn để xác định và định lượng phát thải Dioxin và Furan
Tác giả: UNEP
Năm: 2001
6. Liên Hợp Quốc (2001), Công ước Stockholm về các chất hữu cơ khó phân huỷ, Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc, Bản dịch tiếng Việt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công ước Stockholm về các chất hữu cơ khó phân huỷ, Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc
Tác giả: Liên Hợp Quốc
Năm: 2001
7. ESCAP (1994), Hướng dẫn các phương pháp luận quan trắc nước, không khí, chất thải nguy hiểm & hoá chất độc, Liên Hợp Quốc, New York Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn các phương pháp luận quan trắc nước, không khí, chất thải nguy hiểm & hoá chất độc
Tác giả: ESCAP
Năm: 1994
8. Chi cục Bảo vệ thực vật Nghệ An, Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện đề án “Điều tra, thống kê, đánh giá sơ bộ mức độ ô nhiễm các điểm tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Nghệ An và đề xuất phương án xử lý”, Năm 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Điều tra, thống kê, đánh giá sơ bộ mức độ ô nhiễm các điểm tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Nghệ An và đề xuất phương án xử lý”
9. Phạm Văn Biên, Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Mạnh Chinh (2000), “Cẩm nang thuốc bảo vệ thực vật” NXB Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Cẩm nang thuốc bảo vệ thực vật”
Tác giả: Phạm Văn Biên, Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Mạnh Chinh
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2000
10. Trần Văn Chính (2006), “Giáo trình Thổ nhưỡng học”, NXB Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo trình Thổ nhưỡng học”
Tác giả: Trần Văn Chính
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 2006
11. Nguy ễn Xuân Đường (1998), “Giáo trình sinh học đất”, NXB Nông nghi ệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo trình sinh học đất”
Tác giả: Nguy ễn Xuân Đường
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1998
12. Đặng Thị Cẩm Hà, Nghiêm Ngọc Minh, Đặng Bá Hữu, Giảm thiểu và khử độc DDT bằng phương pháp sinh học, Viện Công nghệ Sinh học - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giảm thiểu và khử độc DDT bằng phương pháp sinh học
13. Trần Quang Hùng (1995), “Thuốc bảo vệ thực vật”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thuốc bảo vệ thực vật”
Tác giả: Trần Quang Hùng
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1995
14. Đỗ Đình Hoè (2001), “Báo cáo tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Báo cáo tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam
Tác giả: Đỗ Đình Hoè
Năm: 2001
15. Nguyễn Đình Mạnh (2000), Hóa chất dùng trong nông nghiệp và ô nhiễm Môi trường, NXB Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hóa chất dùng trong nông nghiệp và ô nhiễm Môi trường
Tác giả: Nguyễn Đình Mạnh
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 2000
16. Nguyễn Trần Oánh (1997), “Hoá học bảo vệ thực vật” (Giáo trình cao học Nông nghiệp – Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp), NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoá học bảo vệ thực vật
Tác giả: Nguyễn Trần Oánh
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1997
18. Nguyễn Thị Thu Thủy (2002-2003), “Bài giảng hóa bảo vệ thực vật”, NXB Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bài giảng hóa bảo vệ thực vật”
Nhà XB: NXB Huế
19. Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Xuân Thành (2004), Vi sinh vật học đại cương, NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vi sinh vật học đại cương
Tác giả: Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Xuân Thành
Nhà XB: NXB Hà Nội
Năm: 2004
20. Nguyễn Bích Hạnh (2011), “Đánh giá mức độ lan truyền tồn dư thuốc BVTV kho Kim Liên 2, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An”, Luận văn thạc sỹ Nông nghiệp.Tiếng anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đánh giá mức độ lan truyền tồn dư thuốc BVTV kho Kim Liên 2, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An”
Tác giả: Nguyễn Bích Hạnh
Năm: 2011
21. Andrew S.; D. Crohn (2002), Persistence and Degradation of Pesticides in Composting. California Intergrated Waste Management Board, USA Sách, tạp chí
Tiêu đề: Persistence and Degradation of Pesticides in Composting. California Intergrated Waste Management Board
Tác giả: Andrew S.; D. Crohn
Năm: 2002
22. Iowa State University (1994), Dispose of Pesticides Properly, Ames, Iowa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dispose of Pesticides Properly
Tác giả: Iowa State University
Năm: 1994

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w