Hình 9 Chuỗi dệt may toàn cầu

Một phần của tài liệu báo cáo bình dương năng lực hội nhập kinh tế quốc tế từ góc nhìn của đô thị việt nam (Trang 45)

(2002) có thể phân chia chuỗi giá trị dệt may làm năm phân khúc chính.

Nguyên liệu đầu vào:

Nguyên liệu đầu vào suy đến tận cùng của sản phẩm dệt may là chất liệu sợi tự nhiên hoặc nhân tạo được hình thành từ các nguồn như chiết xuất từ dầu khí, từ bông, gỗ, tơ, lụa,… Đây là mạng lưới cung ứng các nguyên liệu thô trước khi hình thành các nguyên phụ liệu đặc thù.

46

Các yếu tố sản xuất

Bao gồm trong khâu này các công đoạn của dệt len, dệt kim, tạo ra sợi tổng hợp để chuyển đến cá khâu dệt đan và hoàn tất. Các yếu tố sản xuất chủ yếu nằm trong giai đoạn này là sản phẩm hình thành từ sợi như vải, chỉ, cúc áo,… Ngoài ra, ngành thời trang còn sử dụng thêm một số yếu tố sản xuất có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo khác để sử dụng trong việc trang điểm và tạo các phụ kiện cho sản phẩm.

Nguyên phụ liệu ngành dệt may thường được chia thành hai phần: nguyên liệu chính và phụ liệu. Nguyên liệu chính là các loại vải. Phụ liệu là các vật liệu đóng vai trò liên kết nguyên liệu, tạo thẩm mỹ sản phẩm, thường có hai loại phụ liệu chính là chỉ may và vật liệu dựng. Vật liệu dựng là các vật liệu góp phần tạo dáng cho sản phẩm may như: khóa kéo, cúc, dây thun,… Giá trị của phần nguyên phụ liệu chiếm tỷ trọng lớn và quyết định đến chất lượng sản phẩm hàng may mặc.

Hệ thống sản xuất

Được tổ chức trên quy mô toàn cầu, hàng vải và chỉ sau khi sản xuất được chuyển đến các nhà sản xuất từ Bắc Mỹ đến Châu Á và cả Châu Phi. Trong đó, châu Á đang là công xưởng dệt may của thế giới. Các công ty gia công và sản xuất hàng may mặc thực hiện công đoạn may với nhân công giá rẻ nằm trong công đoạn này. May là công đoạn dành cho các quốc gia mới gia nhập ngành sản xuất dệt may toàn cầu, thường là nơi có nhân công giá rẻ, do thâm dụng lao động, trong khi tỷ suất lợi nhuận thấp chỉ chiếm khoảng 10-15%. Tuy nhiên, giá trị thu về còn tùy thuộc vào phương thức xuất khẩu là CMT, FOB hay ODM.

47

Hệ thống xuất khẩu

Khâu này bao gồm các thương hiệu nổi tiếng, các nhà mua hàng văn phòng ở nước ngoài và các công ty thương mại của các nước. Các công ty này sử dụng tri thức và trình độ quản lý cao gắn với nhu cầu để kiểm soát hệ thống phân phối đến tay người tiêu dùng cuối cùng tại các quốc gia phát triển hoặc trên toàn cầu. Trong đó, nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới hiện nay đã không tham gia thực hiện bất kỳ công đoạn nào của sản xuất, người ta chỉ tạo ra các giá trị cảm xúc và sử dụng công cụ marketing để chia sẻ giá trị này đến với khách hàng, Họ được mệnh danh là những “nhà sản xuất không có nhà máy” do hoạt động sản xuất được gia công tại nước ngoài. Một số hợp đồng gia công, họ còn cấm các công ty gia công được trưng bày và lộ bí mật là đang gia công hàng cho họ nhằm tránh các rủi ro về hình ảnh liên quan đến thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp gia công, ví dụ sử dụng lao động trẻ em dưới vị thành niên,… Nhiều văn phòng các công ty mua sắm đóng vai trò kết nối trung gian giữa các nhà may mặc, các nhà thầu phụ với các nhà bán lẻ toàn cầu. Chính các nhà buôn, văn phòng mua sắm, các nhà cung cấp là các trung gian đóng vai trò then chốt và nắm giữ phần lớn giá trị trong chuỗi mặc dù họ không hề sở hữu nhà máy sản xuất. Hiện nay các người mua và nhà buôn từ Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc đang nắm đa số các điểm nút của mạng lưới này trên toàn cầu để cung ứng hàng dệt may cho thế giới.

48

Hệ thống marketing

Do tính chất của hệ thống chuỗi giá trị là tiếp cận dựa trên nhu cầu, nên phần nghiên cứu xu hướng và tạo ra các thiết kế mới gắn chặt chẽ với công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường khách hàng và cung cấp thông tin luận cứ cho các nhà thiết kế sáng tạo ra các xu hướng tiếp theo của thời đại về thời trang. Khâu quan trọng nhất trong giai đoạn này chính là việc thiết kế và lựa chọn thiết kế để có thể đưa vào sản xuất. Đây là hoạt động có tỷ suất lợi nhuận cao trong chuỗi giá trị và rất đòi hỏi nhiều tri thức, đặc biệt là tri thức sáng tạo về cảm xúc. Các quốc gia phát triển sau khi chuyển giao sản xuất dệt may sang các quốc gia đang phát triển hoặc kém phát triển thì chỉ tập trung vào công đoạn nghiên cứu và thiết kế ra sản phẩm mới để làm marketing thị trường và đạt được phần tỷ suất lợi nhuận cao nhất. Việc cạnh tranh thương hiệu đang rất khốc liệt trên thị trường dệt may thế giới, các thương hiệu cạnh tranh nhau bằng các mẫu thiết kế đẹp, sáng tạo. Yếu tố quan trọng để thâm nhập và “trụ” vững được ở mắt xích này đòi hỏi các doanh nghiệp cần có các nhà thiết kế có khả năng nắm được xu hướng, thị hiếu thời trang của người mua toàn cầu.

Thấu hiểu thị trường và khách hàng, giúp cho các nhà phân phối chiếm đến 70% lợi nhuận của chuỗi giá trị do họ đầu tư để có được thiết kế phù hợp với thị trường và kiểm soát việc cung cấp hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Hệ thống bán lẻ hiện đại không được bán tại các cửa hàng nhỏ mà nó phải nằm trong các siêu thị hoặc đại siêu thị đã được đầu tư trên quy mô lớn. Bên cạnh việc các thương hiệu thời trang lớn tạo dựng được danh tiếng và sản phẩm phù hợp với thị hiếu thì họ luôn

49 là những người tạo ra khuynh hướng dẫn dắt cả thế giới đi theo. Các khuynh hướng lớn này được nghiên cứu, tạo ra sản phẩm và trình diễn ở trên quy mô lớn và hoành tráng nhằm đảm bảo cả thế giới ý thức được các nội hàm mà mỗi bộ sưu tập trang phục tạo khuynh hướng đang đem đến cho con người.

Các khuynh hướng dịch chuyển trên thế giới

Kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2000, doanh thu xuất khẩu dệt may toàn cầu tăng rõ rệt. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ cuộc khủng hoảng nhà đất Hoa Kỳ năm 2008 kéo theo sự sụt giảm kinh tế nói chung khiến doanh thu xuất khẩu dệt may giảm. Tuy nhiên, hàng dệt may không phải mặt hàng xa xỉ giá trị cao nên nhờ các gói kích thích kinh tế mà doanh thu xuất khẩu mặt hàng này trên toàn cầu phục hồi và tăng trưởng trở lại vào năm 2010 sau khi có sự giảm nhẹ năm 2009. Các gói kích thích tài chính khiến doanh thu xuất khẩu toàn cầu tặng mạnh lên đến 694 tỷ USD cao nhất từ trước đến nay vào năm 2011, sau đó giảm nhẹ trở lại xuống 617 tỷ USD vào năm 2012. Mặc dù vậy, mốc trên 600 tỷ USD của xuất khẩu dệt may toàn cầu là mức vượt trội so với lịch sử xuất khẩu từ trước đến nay và được duy trì trong 3 năm trở lại đây.

50

Hình 10 Doanh thu xuất khẩu dệt may toàn cầu

Một phần của tài liệu báo cáo bình dương năng lực hội nhập kinh tế quốc tế từ góc nhìn của đô thị việt nam (Trang 45)