Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phân bốc ủa thuốc bảo vệ thực vật trong

Một phần của tài liệu đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 52 - 54)

L ỜI CAM ĐOAN

4. Cơ sở tài liệu thực hiện luận văn

1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phân bốc ủa thuốc bảo vệ thực vật trong

a) Nhiệt độ:

Đại đa số các thuốc BVTV, trong phạm vi nhiệt độ nhất định (từ 10 – 400C), độ độc của thuốc với sinh vật sẽtăng khi nhiệt độtăng. Nguyên nhân của hiện tượng này là: Trong phạm vi nhiệt độ thích hợp khi nhiệt độtăng, hoạt động của vi sinh vật (như

hô hấp dinh dưỡng...) tăng lên, kéo theo sựtrao đổi chất của sinh vật tăng lên, tạo điều kiện cho thuốc xâm nhập vào cơ thể mạnh hơn, nguy cơ ngộđộc lớn hơn. Hiệu lực của các thuốc xông hơi để khửtrùng kho tàng tăng lên rõ rệt khi nhiệt độtăng.

Có loại thuốc khi nhiệt độ tăng lên đã làm tăng sự chống chịu của dich hại với thuốc. DDT DDD DDMS DDNU DDOH DDMU DDA DDM DBH DPDT DDE

Khi nhiệt độtăng, hiệu lực của thuốc sẽ giảm. Nguyên nhân của hiện tượng này là: sựtăng nhiệt độ trong một phạm vi nhất định đã làm tăng hoạt tính của các men phân huỷ thuốc có trong cơ thể, nên làm giảm sự ngộ độc của thuốc đến dịch hại. Vì thế, việc sử dụng thuốc DDT ở những nơi có nhiệt độ thấp lợi hơn ở những

nơi có nhiệt độ cao.

Một số loại thuốc trừ cỏ, nhiệt độcao làm tăng khảnăng phân huỷ của thuốc, hiệu lực và thời gian hữu hiệu của thuốc do thế cũng bị giảm.

Nhiệt độ thấp, nhiều khi ảnh hưởng đến khảnăng chống chịu của cây với thuốc.

Nhưng cũng có trường hợp, tăng hay giảm nhiệt độ của thuốc cũng không ảnh hưởng nhiều đến độđộc của thuốc (như CuSO4.5H2O).

Nhiệt độ cũng ảnh hưởng mạnh đến độ bền và tuổi thọ của sản phẩm. Nhiệt

độ cao làm tăng độ phân huỷ của thuốc, làm tăng sự lắng đọng của các giọt hay hạt chất độc trong thuốc dạng lỏng, gây phân lớp ở các thuốc dạng sữa, dạng huyền phù

đậm đặc.

b) Độẩm không khí và độẩm đất:

Độẩm của không khí và đất đã làm cho chất độc bị thuỷ phân và hoà tan rồi mới tác động đến dịch hại. Độ ẩm cũng tạo điều kiện cho thuốc xâm nhập vào cây dễdàng hơn.

Có trường hợp độ ẩm không khí tăng, lại làm giảm tính độc của thuốc. Độ độc của Pyrethrin với Dendrolimus spp giảm đi khi độ ẩm không khí tăng lên. Khi độ ẩm tăng, khảnăng sự khuếch tán của thuốc xông hơi bị giảm, dẫn đến giảm hiệu lực của thuốc xông hơi.

Nhưng ngược lại, độẩm cũng ảnh hưởng rất mạnh đến lý tính của thuốc, đặc biệt là các thuốc ở thể rắn. Dưới tác dụng của độ ẩm, thuốc dễ bị đóng vón, khó phân tán và khó hoà tan.

Nhiệt và ẩm độảnh hưởng nhiều đến chất lượng của thuốc, nên khi bảo quản nhà sản xuất thường khuyên thuốc BVTV phải được cất nơi râm mát để chất lượng thuốc ít bịthay đổi.

c) Lượng mưa

mưa to, đặc biệt sau khi phun thuốc gặp mưa ngay, thuốc rất dễ bị rửa trôi, nhất là

đối với các thuốc dạng bột, các thuốc chỉ có tác dụng tiếp xúc. Vì vậy không nên phun thuốc khi trời sắp mưa to.

d) Đặc tính lý hoá của đất

Đặc tính lý hoá của đất ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu lực của các loại thuốc

bón vào đất. Khi bón thuốc vào đất, thuốc thường bịkeo đất hấp phụdo trong đất có

keo và mùn. Hàm lượng keo và mùn càng cao, thuốc càng bị hấp phụvào đất, lượng thuốc được sử dụng càng nhiều; nếu không tăng lượng dùng, hiệu lực của thuốc giảm. Nhưng nếu thuốc được giữ lại nhiều quá, bên cạnh tác động giảm hiệu lực của thuốc, còn có thểảnh hưởng đến cây trồng vụ sau, nhất là với các loài cây mẫn cảm với thuốc đó. Ngược lại, cũng có một số loại thuốc như Dalapon vàođất, thuốc bị

phân huỷ thành những ion mang điện âm, cùng dấu với keo đất, đã bị keo đất đẩy ra, thuốc dễ bị mất do rửa trôi.

e) Độ pH của đất:

Độ pH của đất có thể phân huỷ trực tiếp thuốc BVTV trong đất và sự phát triển của VSV đất. Thông thường trong môi trường acid thì nấm phát triển mạnh; còn trong môi trường kiềm vi khuẩn lại phát triển nhanh hơn.

Một phần của tài liệu đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)