Tổng quan về tình hình sản xuất và sử dụng thuốc BVT Vở Việt Nam

Một phần của tài liệu đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 30 - 33)

L ỜI CAM ĐOAN

1.2.Tổng quan về tình hình sản xuất và sử dụng thuốc BVT Vở Việt Nam

4. Cơ sở tài liệu thực hiện luận văn

1.2.Tổng quan về tình hình sản xuất và sử dụng thuốc BVT Vở Việt Nam

Do chưa có khảnăng sản xuất được các hoạt chất thuốc BVTV và công nghệ

tạo dạng thuốc còn lạc hậu nên phần lớn các hoạt chất và sản phẩm thương mại ở nước ta đều được nhập từ nước ngoài. Trước năm 1990, phần lớn thuốc BVTV

được nhà nước nhập từ Liên Xô và các nước Đông Âu cũ với lượng từ 13-15 ngàn tấn/năm. Từ khi chuyển đổi cơ chế quản lý, nguồn nhập khẩu thuốc BVTV trở nên

đa dạng hơn, thuốc có thểđược nhập khẩu từ Đức, Mỹ, Ấn Độ, Singapo… đặc biệt do lợi thế về giá cả nguồn nhập từ Trung Quốc đang tăng lên một cách nhanh

chóng. Lượng thuốc được nhập tăng lên khoảng trên 30.000 tấn/năm, cá biệt như năm 1999 có thể nhập tới 42.000 tấn. Sốlượng các đơn vị nhập khẩu cũng tăng lên,

trong giai đoạn 1990-1993.

Theo kết quả điều tra, khảo sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường về các

điểm ô nhiễm do hoá chất BVTV tồn lưu gây ra trên phạm vị toàn quốc từ năm 2007 đến 2009 cho thấy trên địa bàn toàn quốc có trên 1.099 điểm tồn lưu hoá chất

BVTV phân bố tại 37 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, có 868 khu

vực ô nhiễm đất thuộc 16 tỉnh, thành phố và 231 kho chứa hoá chất BVTV tồn lưu

gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc 37 tỉnh, thành phố. Theo kết quảđánh

giá, trong tổng số 868 khu vực đất bị ô nhiễm do hoá chất BVTV có 169 khu vực bị

ô nhiễm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, 76 khu vực bị ô nhiễm và 623 khu vực chưa đánh giá mức độ ô nhiễm. Đối với 231 kho chứa hoá chất BVTV tồn lưu

có 53 kho gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, 78 kho gây ô nhiễm môi trường

và 100 kho chưa đánh giá được mức độ ô nhiễm môi trường. Hiện tại, trong 231 kho hoá chất BVTV tồn lưu đang lưu giữ 216.924,82kg và 36.975,87 lít hoá chất BVTV, 29.146,31 kg bao bì [2][8].

Các điểm ô nhiễm môi trường do hoá chất BVTV tồn lưu gây ảnh hưởng lớn

đến cộng đồng và môi trường tại khu vực ô nhiễm. Các kho chứa hoá chất BVTV tồn lưu hầu hết được xây dựng từ những năm 1980 trở về trước, khi xây dựng chưa quan tâm đến việc xử lý kết cấu, nền móng để ngăn ngừa khả năng ô nhiễm. Hơn

nữa, từ trước đến nay các kho không được quan tâm tu sửa, gia cốhàng năm, nên đều đã và đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, nền và tường kho phần lớn bị rạn nứt, mái lợp đã thoái hoá, dột nát, nhiều kho không có cửa sổ, cửa ra vào

được buộc dây tạm bợ, hệ thống thoát nước gần như không có nên khi mưa lớn tạo thành dòng nước mặt, gây ô nhiễm nước ngầm, nước mặt và ô nhiễm đất xung quanh khu vực tồn lưu hoá chất BVTV, từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và cuộc sống người dân.

Trước nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do các loại thuốc BVTV quá hạn sử

dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam gây ra, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị

29/1998/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý và sử dụng thuốc BVTV và hóa chất độc hại gây ô nhiễm, khó phân hủy; Quyết định số 64/2003/QĐ-TT ngày 22/4/2003 về việc phê duyệt “Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi

trường nghiêm trọng”. Qua đó, lượng thuốc BVTV này cần sớm được tiêu hủy, phòng tránh ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, hiện nay việc áp dụng công nghệ xử lý các loại thuốc BVTV đặc biệt là xử lý các khu đất bị ô nhiễm thuốc BVTV đang

khác trên thế giới.

Tình hình ô nhiễm môi trường do hoá chất BVTV ở Việt Nam đang thực sự

là vấn đề cần quan tâm vì tính chất nguy hiểm trực tiếp của nó. Tổng lượng hoá chất BVTV sử dụng ở Việt Nam không phải quá lớn song lại tập trung vào một số vùng,

đồng thời phương pháp sử dụng, bảo quản và lưu hành rất lộn xộn. Thậm chí ở

nhiều nơi hoá chất BVTV bị chôn vùi dưới đất và trên đó đã trở thành nhà ở, vườn rau. Những hoá chất này không bị phân huỷ mà theo nước mưa ngấm sâu vào nguồn

nước ngầm dưới đất.

Trong thời kỳ bao cấp (trước 1985), các thuốc trừ sâu chủ yếu được nhập từ

Liên Xô cũ. Hầu hết các thuốc nhập khẩu này đều có độđộc rất cao và tồn tại bền vững (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong môi trường như DDT, BHC, Lindan, Chlordan, Dieldrin, Aldrin, Heptachor, Parathion - methyl, Parathion - ethyl, 2,4D và một số thuốc trừ nấm có chứa thuỷ ngân [13][14]. Hầu hết các thuốc trừ sâu hữu cơ gây ô nhiễm bền vững này có khảnăng hấp thụ trong cơ thể con người. Hiện chưa có số liệu chính xác về lượng thuốc trừ sâu thuộc nhóm POPs được sử dụng trước 1992. Lượng thuốc DDT đã nhập khẩu chủ yếu

được sử dụng để trừ muỗi từ1957 đến 1990 được thống kê trong bảng sau:

Bảng 1.2: Lượng thuốc DDT nhập khẩu được sử dụng để trừ muỗi từnăm 1957 đến 1990

Năm Lượng dùng (tấn) Dạng DDT Nguồn nhập khẩu

1957 - 1979 14,847 DDT 30% Liên Xô cũ 1976 - 1980 1,800 DDT 75% Tổ chức sức khoẻ thế giới 1977 - 1983 4,000 DDT 75% Hà Lan 1981 - 1985 600 DDT 75% Liên Xô cũ 1984 - 1985 1,733 DDT 75% Hà Lan 1986 262 DDT 75% Tổ chức sức khoẻ thế giới 1986 - 1990 800 DDT 75% Liên Xô cũ TỔNG 24,042 Nguồn: Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế - 1998

Trong những năm gần đây, khối lượng TBVTV được nhập khẩu và sử dụng

Bảng 1.3: Tình hình sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam và ước tính sốlượng vỏ

bao bì thải

Năm Khối lượng (tấn) Ước tính khối lượng vỏ, bao bì thải ra (tấn) 1998 42000 6240 1999 33 715 5010 2000 33 637 4998 2003 36 018 5352 2004 48 288 7175 2006 71 345 10602 2007 75 805 11264 2008 110 000 16346

Khối lượng thuốc trên được sang chai, đóng gói trong các bao bì làm bằng nhựa, giấy tráng nhôm… với dung tích nhỏ, thường là khoảng vài ml (gam) đến vài

trăm ml (gam), vì vậy lượng bao bì thuốc đã qua sử dụng thải ra là khá lớn (khối

lượng bao bì chiếm khoảng 14,86% tổng khối lượng chai (gói) thuốc BVTV). Đa số

bao bì TBVTV sau khi sử dụng đều bị vứt bỏra đồng ruộng, kênh mương, ao hồ…

Một phần của tài liệu đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 30 - 33)