Thuốc trừ bệnh

Một phần của tài liệu đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 42 - 44)

L ỜI CAM ĐOAN

1.2.3.2.Thuốc trừ bệnh

4. Cơ sở tài liệu thực hiện luận văn

1.2.3.2.Thuốc trừ bệnh

Thuốc trừ bệnh còn gọi là thuốc trừ nấm, gồm tập hợp các chất có nguồn gốc hoá học (vô cơ, hữu cơ) và sinh học (vi sinh vật và các sản phẩm của chúng, nguồn gốc thực vật), có tác dụng ngăn ngừa hay diệt trừ các loài vi sinh vật (theo quan niệm trước đây chỉ gồm các loại nấm và vi khuẩn) gây hại cho cây trồng và nông sản (bằng cách phun lên bề mặt cây, xử lý giống và xửlý đất...). Từ giữa thập niên 90 của thế kỷ20 đã xuất hiện một số chế phẩm thuốc trừ bệnh có khảnăng phòng trừ bệnh một số bệnh do virus gây ra trên cây họ cà [18].

Bên cạnh khả năng trừ bệnh, một số thuốc trừ bệnh còn có khả năng trừ

tuyến trùng, trừ sâu và trừ cỏ. Thuốc trừ bệnh không có tác dụng chữa trị những bệnh do yếu tố phi sinh vật (thời tiết không thuận lợi cho sự phát triển của cây; do

đất; do úng; do hạn...). Thuốc trừ bệnh có tác dụng bảo vệ cây trồng tốt hơn là diệt nguồn bệnh. Trừ một số thuốc trừ bệnh thuỷ ngân hữu cơ, rất độc với động vật có vú, còn nói chung, độ độc cấp tính của các thuốc trừ bệnh thấp hơn các thuốc trừ

sâu. Có nhiều cách phân loại thuốc trừ bệnh:

- Căn cứvào đối tượng tác động, thuốc trừ bệnh được chia thành ba nhóm: + Thuốc trừ vi khuẩn (Bactericide): là thuốc trừ bệnh nhưng có hiệu lực chủ

yếu với các loài vi khuẩn.

+ Thuốc trừ nấm (Fungicide): là thuốc trừ bệnh nhưng có hiệu lực cao đối với nấm gây bệnh. Thông thường thuốc trừ nấm ít có khảnăng trừ vi khuẩn; nhưng

thuốc trừ vi khuẩn còn có khảnăng trừ nhiều loài nấm bệnh.

+ Thuốc trừ virus (Viruside): là thuốc trừ bệnh, có hiệu lực trừ các bệnh virus hại cây trồng. Những thuốc này cũng có khả năng trừđược một số bệnh do nấm và vi khuẩn gây ra.

- Dựa vào đặc tính tác động thuốc trừ bệnh được chia thành 3 nhóm:

+ Thuốc trừ bệnh có tác dụng diệt trừ: là thuốc có tác dụng nội hấp và kháng sinh và các sản phẩm chuyển hoá của chúng có khảnăng ngăn ngừa hoặc tiêu diệt

các giai đoạn sinh sản của nấm, vi khuẩn ở cả bên ngoài và bên trong cây, giúp cây phục hồi. Một số khác, thuốc có thể gây nên những biến đổi trong quá trình sinh lý, sinh hoá của cây, tạo nên miễn dịch hoá học của cây đối với vật gây bệnh. Chúng có tác dụng cả phòng và trừ bệnh.

+ Thuốc trừ bệnh có tác dụng phòng hay thuốc trừ bệnh có khảnăng ngăn ngừa sự xâm nhập: là thuốc có tác dụng tiếp xúc, có khảnăng ngăn chặn sự lây lan của nấm và vi khuẩn nhưng không có tác dụng tiêu diệt nấm bệnh khi chúng đã xâm nhập vào bên trong cây trồng. Các thuốc trừ nấm hiện nay thì phần lớn thuộc nhóm này.

+ Thuốc trừ bệnh có tác dụng ngăn cản khảnăng hình thành cá thể mới: là các thuốc trừ bệnh, tuy không có khảnăng tiêu diệt hay ngăn ngừa vi sinh vật có hại xâm nhập nhưng lại tác động trực tiếp đến vi sinh vật gây hại hoặc làm tăng sức đề kháng

cho cây, ngăn cản vi sinh vật gây hại không hình thành được các cơ thể mới, kéo dài thời gian ủ bệnh, giúp cây vượt qua được thời gian nhiễm bệnh.

Một phần của tài liệu đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 42 - 44)