Giải pháp quản lý

Một phần của tài liệu đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 96 - 104)

L ỜI CAM ĐOAN

3.3.4.Giải pháp quản lý

4. Cơ sở tài liệu thực hiện luận văn

3.3.4.Giải pháp quản lý

Song song cùng với các giải pháp công nghệ, tuyên truyền giáo dục và kỹ

thuật, cần tiến hành các giải pháp quản lý chất lượng môi trường trong đất và trong

nước, bao gồm:

- Xây dựng hoàn chỉnh các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường, những quy định bắt buộc về xử lý các hoạt động gây tác động xấu đến môi trường nói

chung và môi trường đất, nướcnói riêng đối với các dự án, các chủ doanh nghiệp.

- Thẩm định môi trường cho các dự án đầu tư, chiến lược phát triển. Tất cả

các dự án đầu tư, chiến lược phát triển đều phải có đánh giá tác động môi trường, đánh giá môi trường chiến lược và đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường.

- Thanh tra, kiểm tra môi trường phải được tiến hành thường xuyên, định kỳ.

- Nâng cao nhận thức và trình độ chuyên môn cho cán bộ cơ sở, ban ngành,

ủy ban nhân dân các cấp và quản lý môi trường, đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa.

- Thường xuyên tiến hành kiểm tra công tác bảo vệ môi trường ở từng cơ sở. Như vậy, một số giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu và loại trừ hóa chất

BVTV đã được đưa ra. Trong đó, nhấn mạnh giải pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về tác hại, ảnh hưởng của hóa chất BVTV đối với sức khỏe và môi trường sống để từ đó có sự hợp tác với cơ quan chức năng trong

công tác quản lý các hóa chất BVTV. Một mặt cần tiến hành xử lý sớm các điểm tồn lưu hóa chất BVTV trên địa bàn, mặt khác phải tăng cường kiểm soát chặt chẽ tình trạng nhập thuốc BVTV không có nguồn gốc, đồng thời coi trọng công tác giám sát, sử dụng hợp lý hóa chất BVTV và xây dựng được chương trình kiểm soát dư lượng thuốc BVTV Quốc Gia. Tuy nhiên, công việc này đang gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn lớn nhất có thể kểđến là việc chất hóa học cũ chưa được khắc phục, xử lý xong thì lượng chất mới ngày một nhiều. Nghiêm trọng nhất là có nhiều thuốc BVTV nguy hại nằm trong danh mục cấm sử dụng đã

được đưa vào tiêu thụ tràn lan trên thị trường.

Để xử lý lượng hóa chất tồn dư và diện tích đất ô nhiễm tại 5 kho thuốc nghiên cứu, nhà nước cần kết hợp với Sở Tài Nguyên, Sở khoa học Công Nghệ và

các cơ quan có liên quan của tỉnh Nghệ An để tìm ra phương án giải quyết tối ưu.

Tùy theo tình hình kinh tế - xã hội của từng vùng mà các phương án được lựa chọn

khác nhau. Đối với những vùng bị ô nhiễm trên diện rộng như các vùng sử dụng quá nhiều hoá chất BVTV trong nông nghiệp, hoặc do sự lan tỏa theo nguồn nước từ các kho chứa không an toàn thì người ta có thể sử dụng VSV hay thực vật để xử

lý. Còn với số thuốc chứa trong các kho thì có thể sử dụng biện pháp tiêu hủy bằng lò đốt, phương pháp điện hoá, phương pháp tiêu hủy bằng tia cực tím... những biện

pháp này đã cho những kết quả khá khảquan [1]. Đồng thời xoá bỏ tâm lý hoang

mang để người dân yên tâm sản xuất.

Tuy nhiên, dù là sử dụng biện pháp nào thì điều quan trọng nhất vẫn là ý thức của người dân. Nếu như sau khi xử lý mà các chất độc hại này vẫn tiếp tục

được đưa vào môi trường thì những cố gắng trước đó coi như không có. Chính vì vậy nhà nước phải biết kết hợp giữa quản lý với tuyên truyền nâng cao nhận thức

cho người dân để vấn đề về tác hại của thuốc BVTV không còn là nỗi lo thường trực của mọi người.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết Luận

Đềtài đã đạt được những kết quảchính như sau:

- Đề tài đã cơ bản làm rõ được tình hình quản lý và sử dụng thuốc BVTV

trên địa bản huyện Nghi Lộc từ trước đến nay. Trong phạm vi của một luận văn không cho phép kinh phí để điều tra chi tiết và làm rõ hiện trạng ô nhiễm môi

trường do sử dụng thuốc BVTV cho nông nghiệp. Nhưng đề tài cũng đã đưa ra

những số liệu và dẫn chứng sinh động và xác thực nhất về tình hình sử dụng thuốc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

BVTV trong địa bàn huyện cũng như những bất cập trong công tác quản lý và sử

dụng thuốc trừ sâu thời gian qua.

Qua kết quả phân tích cho thấy tại các vị trí ô nhiễm càng xa kho mức độ tồn

lưu các hóa chất BVTV càng giảm dần và càng xuống sâu dư lượng hóa chất bảo vệ

thực vật cũng giảm dần. Điều đó chứng tỏ việc bố trí thiết kế mạng lưới khảo sát của luận văn rất phù hợp với điều kiện khu vực nghiên cứu.

Xu hướng lan tỏa các chất ô nhiễm chủ yếu theo độ dốc của địa hình và tập trung chủ yếu ở các vùng đất trũng và các ao hồ. Từ bản đồ phân vùng ô nhiễm cho thấy phần ô nhiễm nặng chủ yếu tập trung tại trung tâm kho thuốc và ở tầng đất thứ

nhất, phạm vi lan tỏa phụ thuộc vào nồng độ các hóa chất BVTV và địa hình khu vực kho thuốc.

Luận văn đã đánh giá được sơ bộ mức độ ô nhiễm tại 5 kho thuốc theo cả về

chiều sâu và chiều ngang. Qua đó cho thấy bức tranh hiện trạng ô nhiễm cũng như

mức độ lan tỏa của chúng để có giải pháp xử lý. Trong đó hai kho thuốc của hợp tác xã Nghi Trung và Nghi Phương có mức độ ô nhiễm nghiêm trọng hơn cả.

Kết quả phân tích và bản đồ phân vùng ô nhiễm tại khu vực kho thuốc xã

Nghi Phương cho thấy tại đây mức độ ô nhiễm là rất nghiêm trọng:

Tại đây tồn lưu TBVTV đã vượt tiêu chuẩn cho phép tới 12638,5 lần tiêu chuẩn cho phép và có xu hướng lan tỏa theo hướng Nam, hướng của dòng chảy tràn của nước mưa.

Diện tích khu vực ô nhiễm rất nặng có dư lượng TBVTV từ 50-1263,85ppm

vượt tiêu chuẩn cho phép từ 500 đến 12638,5 lần chiếm diện tích rộng lên tới 163m2. Còn khu vực ô nhiễm nặng có dư lượng TBVTV từ 20-50ppm vượt tiêu chuẩn cho phép từ 200 đến 500 lần cũng chiếm diện tích rất lớn 576m2. Từ những kết quả trên cho thấy khu vực này có mức độ lan tỏa các chất ô nhiễm rất mạnh cả

về nồng độ và phạm vi.

Tại kho thuốc xã Nghi Trung cũng có những kết quảtương tự:

Tại khu vực này hoá chất tồn dư tập trung ở giữa kho và có xu hướng lan tỏa vềhướng Tây – Bắc và Đông – Bắc. Vùng có hàm lượng cao nhất là ở nền kho vượt 7681 lần tiêu chuẩn cho phép. Khu vực ô nhiễm nặng nhất có dư lượng TBVTV từ

5-768,16ppm vượt tiêu chuẩn cho phép từ50 đến 7681,6 lần chiếm diện tích 76m2. Tại 3 khu thuốc còn lại cũng bị ô nhiễm nhưng mức độ và phạm vi ô nhiễm nhẹhơn. Tuy nhiên những vị trí này lại nằm rất gần khu vực dân cư nên cần phải có giải pháp xử lý sớm.

2. Kiến Nghị

Như vậy, xung quanh khu vực các kho thuốc BVTV đã có sự lan truyền ô nhiễm nhất định, đặc biêt là ởkho Nghi Phương và Nghi Trung. Chính vì vậy, nhằm bảo vệmôi trường và hướng tới phát triển bền vững cần kết hợp các giải pháp với nhau tạo hiệu quả cao nhất để xử lý lượng tồn lưu hóa chất BVTV tại các kho thuốc. Cần phải kết hợp và tiến hành song song các giải pháp với nhau đó là:

- Giải pháp công nghệ

- Giải pháp tuyên truyền, giáo dục và nâng cao năng lực - Giải pháp quản lý

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt

1. Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường - Bộ Tư lệnh Hoá học (2003). Báo cáo kết quả thực hiện dự án: “Hoàn thiện quy trình công nghệ, xử lý thuốc BVTV tồn đọng bằng phương pháp thiêu đốt và sinh hoá, áp dụng xử lý thí điểm tại một sốđiểm nóng”, Hà Nội 3/2003.

2. Sở TN&MT Nghệ An, Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh 5 năm tỉnh Nghệ An

(2006 - 2010), Nghệ An.

3. UBND tỉnh Nghệ An, Đề án giải quyết các vấn đề bức xúc trên địa bàn tỉnh Nghệ An 11/12/2006, Nghệ An.

4. Bộ Nông nghiệp & PTNN, Tạp chí sinh thái học và bảo vệmôi trường tháng 5/1998, NXB Nông nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. UNEP (2001), Bộ công cụ chuẩn đểxác định và định lượng phát thải Dioxin và Furan, UNEP Chemicals, Geneva, Switserland, Bản dịch tiếng Việt.

6. Liên Hợp Quốc (2001), Công ước Stockholm về các chất hữu cơ khó phân huỷ,

Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc, Bản dịch tiếng Việt.

7. ESCAP (1994), Hướng dẫn các phương pháp luận quan trắc nước, không khí, chất thải nguy hiểm & hoá chất độc, Liên Hợp Quốc, New York.

8. Chi cục Bảo vệ thực vật Nghệ An, Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện đề án

“Điều tra, thống kê, đánh giá sơ bộ mức độ ô nhiễm các điểm tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh NghệAn và đề xuất phương án xử lý”, Năm 2008.

9. Phạm Văn Biên, Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Mạnh Chinh (2000), “Cẩm nang thuốc bảo vệ thực vật” NXB Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh.

10. Trần Văn Chính (2006), “Giáo trình Thổnhưỡng học”, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 11. Nguyễn Xuân Đường (1998), “Giáo trình sinh học đất”, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 12. Đặng Thị Cẩm Hà, Nghiêm Ngọc Minh, Đặng Bá Hữu, Giảm thiểu và khửđộc

DDT bằng phương pháp sinh học, Viện Công nghệ Sinh học - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

13. Trần Quang Hùng (1995), “Thuốc bảo vệ thực vật”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 14. ĐỗĐình Hoè (2001), “Báo cáo tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam”.

15. Nguyễn Đình Mạnh (2000), Hóa chất dùng trong nông nghiệp và ô nhiễm Môi

trường, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

16. Nguyễn Trần Oánh (1997), “Hoá học bảo vệ thực vật” (Giáo trình cao học Nông nghiệp – Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp), NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 17. Vũ Đức Thảo, Vũ Đức Toàn và Masahide Kawano, 2009, Temporal Variation

of Persistent Organochlorine Residues in Soils from Vietnam.

18. Nguyễn Thị Thu Thủy (2002-2003), “Bài giảng hóa bảo vệ thực vật”, NXB Huế. 19. Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Xuân Thành (2004), Vi sinh vật học đại cương,

NXB Hà Nội.

20. Nguyễn Bích Hạnh (2011), “Đánh giá mức độ lan truyền tồn dư thuốc BVTV kho Kim Liên 2, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An”, Luận văn thạc sỹ Nông nghiệp.

Tiếng anh

21. Andrew S.; D. Crohn (2002), Persistence and Degradation of Pesticides in Composting. California Intergrated Waste Management Board, USA.

22. Iowa State University (1994), Dispose of Pesticides Properly, Ames, Iowa. 23. SECO, SDC and SAEFL (2005), Switzerland's Commitment towards Chemicals

Management. Highlight from international partnerships, Swiss Agency for the Environment, Forests and Lanscape

24. Felsot A.S. et al (2003), Disposal and Degradation of Pesticide waste, Washington State University Drive, Richland, WA99352, USA. Rev. Environ, Toxicol, 2003.

25. Jensen J.K. (1997), Prevention and disposal of obsolete and unwanted pesticide stocks in Africa and the Near East, Chapter 5, Innovative technology, FAO, Rome, 1997.

26. UNEP (2005), Disposing of Obsolete Stockpiles, Global Toxic Chemicals Initiation - INC5/ Johannesburg.

27. UNITED NATIONS (1991), Agro-pesticides, United Nations Economic and Social Commission for Asia and the Pacific.

28. UNITED STATES (2005), Method for treating polluted material, Freepatents online, Patent 5053142.

29. WASTECH (2001), Advanced Oxidation Systems for Organic Waste Destruction Using UV, Peroxide & Ozone, SIGMA AOT Series.

30. Wolfgang S. , GTZ (2000), Results on the Disposal of Obsolete Pesticides Pilot, Pesticide Disposal Project (1990-1999).

31. Food and Drug Administration (1994), Pesticide Analytical Manual, Vols I and II, Washington, DC.

32. Hobart, H Wilalard, Lynne, L. Merritt, Jr, John, A. Dean, Frank, A. Settle, Jr (1998), Instrumental Method of analysis, Wadsworth publishing Company, California, USA. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

33. M.C.Mc Master (1998), GC/MS: A Partical Use’s Guide, Wiley, VCH Publishers, NewYork, 1998.

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. Trụ sở UBND xã Nghi Trung

Hình 2. Khảo sát tại khu vực bể chứa thuốc BVTV tại kho HTX Nghi Trung

Hình 3. Lấy mẫu đất tại vị trí ngoài bể chứa thuốc BVTV

Hình 4. Lấy mẫu đất tại vị trí ngoài bể chứa thuốc BVTV

Hình 5. Lấy mẫu nước ngầm tại gia

đình anh Hồng

Hình 6. Lấy mẫu nước tại vị trí ao gần bể chứa thuốc BVTV

Hình 7. Lấy mẫu nước ngầm tại gia đình Bác Cẩm Hình 8. Lấy mẫu đất tại bể chứa thuốc BVTV Hình 9. Vị trí bể chứa thuốc BVTV tại xã Nghi Hoa Hình 10. Đào hố lấy mẫu đất từ bề mặt tại vị trí trung tâm của bể chứa thuốc BVTV tại xã Nghi Hoa

Hình 11. Lấy mẫu nước mặt Hình 12. Khoan bằng tay để lấy mẫu

Một phần của tài liệu đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 96 - 104)