Giải pháp kỹ thuật

Một phần của tài liệu đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 92 - 94)

L ỜI CAM ĐOAN

3.3.1.Giải pháp kỹ thuật

4. Cơ sở tài liệu thực hiện luận văn

3.3.1.Giải pháp kỹ thuật

Chúng tôi đưa ra một số giải pháp kỹ thuật được lựa chọn và áp dụng cho việc xử lý đất ô nhiễm thuốc BVTV sau đây:

1. Phương pháp hấp phụ

Dùng các chất hấp phụ có nguồn gốc tự nhiên như than hoạt tính, Bentonit...

hoặc các chất hấp phụ tổng hợp khác để hấp phụ các chất gây ô nhiễm thuốc BVTV.

Sau khi các thuốc BVTV được hấp phụ trên các vật liệu hấp phụ có thể áp dụng các phương pháp khác để tiêu huỷ tiếp như phương pháp đốt, phương pháp chiết,

phương pháp phân huỷ bằng vi sinh vật... 2. Phương pháp thủy phân

Có hai loại: thuỷ phân trong môi trường axít và thuỷ phân trong môi trường kiềm.

Mục đích của quá trình thuỷ phân là nhằm tạo điều kiện cho sự phá vỡ một

số liên kết nhất định, chuyển hoá chất có độc tính cao thành chất có tính độc tính

thấp hơn hoặc không độc.

3. Biện pháp bao vây, ngăn chặn cách ly

Đây là biện pháp cổ điển nhằm không cho chất ô nhiễm lan toả bằng cách xây tường chắn và dùng các vật liệu cách ly.

4. Phương pháp phá huỷ bằng Hồ quang Plasma

Phương pháp này được tiến hành trong các thiết bị cấu tạo đặc biệt. Các liên kết

hoá học của chất hữu cơ bị gãy ở nhiệt độ cao tạo nên Plasma khí ion hoá, sau đó dẫn

tới sự tạo thành cac sản phẩm không độc hoặc ít độc hơnnhư: SO2, CO2, H2O, HPO3, Cl2 và Br2...

Ví dụ: Khi phân huỷ Methyparathion sẽ cho các sản phẩm sau:

C10H14NO5PS + 15 O2 -> SO2 + 10 CO2 + 7H2O + HPO3 + NO2

5. Phương pháp OZON hoá, UV

Đây là phương pháp kết hợp giữa việc dùng ozon hoá kết hợp với chiếu tia

cực tím để phân huỷ các hợp chất hữu cơ. Kỹ thuật này được áp dụng để xử lý ô

nhiễm thuốc trừ sâu ở Mỹ.

Phản ứng phân huỷ thuốc BVTV của phương pháp này như sau:

Thuốc BVTV + O3 -> CO2 + H2O + các chất khác.

6. Phương pháp tiêu huỷ bằng tia cực tím

Do tia cực tím có năng lượng lớn, nó có khả năng làm đứt mạch vòng hoặc

làm gãy các mối liên kết giữa Clo và Cacbon hoặc các nguyên tố khác trong cấu

trúc phân tử của các hợp chất hữu cơ với Cacbon và sau đó thay thế nhóm đó bằng

nhóm Phenyl hoặc nhóm Hydroxyl để làm mất hoặc giảm độc tính của hợp chất đó. 7. Phương pháp ôxy hoá nhiệt độ thấp

Các chất ôxy hoá thường dùng là các chất Clo hoá, Ozon, Kalipermanganat

Hydropeoxít, Fe/TALM.... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực tế cho thấy đa số các thuốc BVTV đều có thể bị ôxy hoá để tạo ra các

sản phẩm không hoặc ít độc hơn. Tuy nhiên đối với một số hợp chất hữu cơ như

Parathion, Metaphos, Phosmamit... do sự thay thế lưu huỳnh trong liên kết P = S bằng

ôxy trong liên kết P = O tạo ra các hợp chất có tính độc cao hơn các hợp chất ban đầu

của chúng.

Để khắc phục được nhược điểm đó có thể sử dụng hỗn hợp axít Phosphoric và một số oxit kim loại làm tác nhân oxy hoá trong việc xử lý thuốc BVTV ở dạng này.

8. Phương pháp tiêu huỷ dùng lò đốt

Để ôxy hoá, phá hủy toàn bộ các thành phần của các hoá chất và các chất POP để tạo ra các sản phẩm không có hại cho môi trường sống gồm có phương

pháp phân hủy nhiệt độ cao (T > 12000C) trong các lò thiêu đốt và đặc biệt là

phương pháp phân hủy ở nhiệt độ thấp hơn và có mặt của các chất phụ gia, xúc tác ở vùng sơ cấp (T = 400  6000C) và vùng thứ cấp (T = 900  1.0000C). Trong các lò đốt hai cấp có mặt của phụ gia và các chất xúc tác thích hợp. Các phương pháp

phân hủy nhiệt đều cho phép tiêu hủy hoàn toàn các yếu tố độc hại gây ô nhiễm môi trường, thu nhỏ thể tích các chất gây ô nhiễm. Các sản phẩm của quá trình thiêu đốt

là tro và khí thải, qua quá trình xử lý có thể thải thẳng vào môi trường mà không gây nên sự ô nhiễm thứ cấp nào khác.

9. Phương pháp điện hoá

Phương pháp này dựa trên khả năng oxy hoá trực tiếp hoặc gián tiếp bởi các

tác nhân ôxy hoá mới sinh dưới tác dụng của lò điện để phân huỷ các chất hóa học

về dạng không độc hoặc ít độc hơn.

Một phần của tài liệu đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 92 - 94)