Phương pháp xử lý số liệu và lập bản đồ

Một phần của tài liệu đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 63 - 65)

L ỜI CAM ĐOAN

2.2.2.3.Phương pháp xử lý số liệu và lập bản đồ

4. Cơ sở tài liệu thực hiện luận văn

2.2.2.3.Phương pháp xử lý số liệu và lập bản đồ

* Phương pháp xử lý số liệu:

- Trong quá trình thực hiện dự án, các nguồn số liệu và tư liệu được tổng hợp và phân loại theo từng nhóm. Trong quá trình xử lý và phân tích các số liệu thu

được, các phương pháp tin học (Access, Excel...) là thành phần không thể thiếu. - Xử lý, tính toán và xây dựng các bảng dữ liệu tổng hợp: Từ các bảng dữ

liệu cơ sở (số liệu phân tích), dùng phần mềm văn phòng tính toán và xử lý, liên kết

đểđưa ra các dạng tổng hợp như bảng kết quảnhư hàm lượng trung bình, min, max,

độ lệch chuẩn,…

* Phương pháp lập bản đồ:

- Bản đồ cơ sở và nền cho các bản đồ đánh giá hiện trạng môi trường tai các kho thuốc BVTV là bản đồđịa hình cùng tỷ lệ.

- Chuyển các dữ liệu dạng bảng đã nhập sang dạng MapInfo để quản lý bằng GIS (tọa độđiểm lấy mẫu, các kết quả phân tích mẫu tại địa điểm lấy theo các tầng, vị trí các trạm khảo sát trên bản đồ).

- Sử dụng các phần mềm vẽ đẳng trị (Surfer, Vertical Map, Discover…) để

xây dựng các bản đồ hiện trạng ô nhiễm và phân vùng ô nhiễm bằng phương pháp

nội suy đểphân vùng hàm lượng.

Phương pháp nội suy được sử dụng trong luận văn là phương pháp nội suy lân cận tự nhiên “Natural Neighbour Interpolation”. Phương pháp “Natural Neighbour Interpolation” nội suy theo một mạng lưới đa giác Thiessen được tạo ra từ các điểm khảo sát. Nguyên tắc nội suy của phương pháp này là những điểm gần nhau trong một vùng sẽ luôn luôn có giá trị gần hơn so với các điểm nằm ở khoảng

cách xa hơn. Nghĩa là mỗi điểm tạo nên một diện tích tự nhiên ảnh hưởng liên quan

đến các điểm liền kề. Công cụ Vertical Mapper có khả năng rất mạnh trong phân tích thông tin qua nội suy theo lân cận tự nhiên.

Chính vì vậy, tác giảđã chọn phương pháp nội suy lân cận tựnhiên để phân vùng ô nhiễm tại khu vực nghiên cứu.

Trong quá trình nội suy ta thiết lập các mức đẳng trị hàm lượng thông qua tiêu chuẩn môi trường để phân ra các vùng không ô nhiễm, vùng nguy cơ ô nhiễm, vùng ô nhiễm nhẹ, ô nhiễm nặng.

Qua đó có thể luận giải cho mức độ lam tỏa ô nhiễm các hóa chất bảo vệ

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Ô NHIỄM HÓA CHẤT BVTV TẠI HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN

Huyện Nghi Lộc là huyện có ngành nông nghiệp rất phát triển với thế mạnh là lúa và các loại cây hoa màu. Chính vì vậy, trong quá trình canh tác thường sử

dụng các loại hóa chất BVTV để trừ sâu bệnh và nâng cao năng suất cây trồng trong

đó có một số thuốc có độc tính cao và khó phân hủy như: DDT, 666...

Do quản lí thuốc BVTV còn rất lỏng lẻo dẫn đến việc sử dụng thuốc giả, thuốc kém chất lượng ngày một gia tăng. Người dân chỉ chú trọng đến mục đích

diệt trừ sâu bệnh mà không cần quan tâm đến các vấn đềmôi trường và sức khoẻ

cộng đồng. Mức độ tiếp cận thông tin về thuốc BVTV của người dân còn rất hạn chế dẫn đến thiếu những hiểu biết cơ bản khi dùng thuốc và tự bảo vệ mình. Phương

thức trộn thuốc tuỳ tiện, tự phát không tuân thủcác quy định về kỹ thuật và an toàn

lao động; tăng liều lượng, tần suất phun chỉ với mục giết hết sâu bệnh; ý thức về

bảo hộ lao động và sức khoẻ cộng đồng còn rất thấp, đa số người dân phun thuốc

đều chưa đủđiều kiện về phòng hộlao động khi phun thuốc.

Tình hình sử dụng thuốc BVTV ở Nghi Lộc hiện nay còn tràn lan và không hợp lí về mặt kỹ thuật và an toàn. Người dân Nghi Lộc vẫn còn sử dụng những loại thuốc BVTV không rõ nguồn gốc, xuất sứ, đặc biệt là vẫn còn sử dụng các loại thuốc đã hạn chế và cấm sử dụng tại Việt Nam. Các loại thuốc BVTV sử dụng ở

Nghi Lộc có chủng loại phong phú, chúng thuộc nhiều nhóm thuốc như Cacbamat, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Clo hữu cơ, Lân hữu cơ, Pyrethroid, sinh học và các nhóm khác. Các loại thuốc đều thuộc 3 nhóm độc chính trong đó nhóm độc II được sử dụng nhiều nhất (chiếm

73,7%). Hai nhóm độc I và III có tỷ lệ sử dụng ngang nhau (13,2%).

Hiện tượng vứt bỏ vỏ bao bì, chai lọ chứa thuốc BVTV tràn lan trên các cánh

đồng hoa mà vẫn chưa có cơ quan nào đứng ra chịu trách nhiệm giải quyết và xử lý.

Đây là nguyên nhân gây nên hiện tượng ô nhiễm thuốc BVTV cho các nguồn nước mặt, môi trường đất, nước ngầm và ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng người dân

Trong phạm vi của luận văn không đủ kinh phí cho phép tác giả nghiên cứu sâu và chi tiết về thực trạng ô nhiễm do sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp. Vì vậy tác giả tập trung vào đánh giá mức độ ô nhiễm của các kho thuốc trừsâu để lại từ các hợp tác xã nông nghiệp, kho thuốc trước kia.

Luận văn đi sâu nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm của 5 khu vực kho thuốc

được coi là những điểm nóng về ô nhiễm thuốc trừ sâu sau:

Một phần của tài liệu đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 63 - 65)