L ỜI CAM ĐOAN
4. Cơ sở tài liệu thực hiện luận văn
1.2.4.7. Sự bền vững của thuốc trong đất
Khả năng tồn tại và thời gian tồn tại thuốc trong đất là tổng hợp kết quả của tất cả các phản ứng xảy ra trong đất tác động đến thuốc, khả năng thoái biến của thuốc dưới tác động của các điều kiện môi trường (pH, nhiệt độ, ánh sáng, VSV,...)
trong đất. Đặc tính di động của thuốc cũng quyết định sự có mặt của thuốc trong
môi trường.
Thành phần hoá học của thuốc cũng quyết định độ bền vững của thuốc trong
đất: Thuốc trừ sâu lân hữu cơ chỉ tồn tại trong đất một thời gian ít ngày. Thuốc trừ
sâu Clo hữu cơ tồn tại trong đất lâu hơn 3-15 năm hay lâu hơn nữa, 2,4D chỉ tồn tại
trong đất 2- 4 tuần [9].
Đối với môi trường chất nào càng tồn tại lâu khả năng gây ô nhiễm môi
trường ngày càng cao.
Bảng 1.11: Thời gian tồn tại của một số loại thuốc BVTV
Loại thuốc Thời gian tồn tại
Thuốc có aroen Vô tận
Thuốc trừ sâu clo hữu cơ 2- 35 năm
Thuốc trừ cỏ: Triazin, atrarin, Simazin 1- 2 năm
Thuốc trừ cỏ: Axitbenzoic, Amiben, Dicamba 2- 12 tháng
Thuốc trừ cỏ có ure: Monuron, Diuron 2- 10 tháng
Thuốc trừ cỏ Phenoxy 2- 5 tháng
Thuốc trừ sâu lân hữu cơ 1- 12 tuần
Thuốc trừ sâu carbamat 1- 8 tuần
Thuốc trừ cỏ Carbamat 2- 8 tuần
Thời gian tồn tại của loại các thuốc bảo vệ thực vật cùng một loại nằm trên các cực trị trên. Các loại thuốc thoái biện nhanh chóng thì không còn để lại vết tích
trong đất. Các loại thuốc không bị phân giải tồn tại lâu trong đất dễ gây tác hại đối với môi trường.
quen thuốc và càng về sau tốc độ phân giải càng nhanh: Dùng mãi một loại thuốc trừ cỏ Thiocarbamate cho ngô thì càng về sau thuốc phân giải càng nhanh (Fox 1983), thuốc bị phá hoại nhanh thì hiệu lực của thuốc càng giảm.
Thường đất giàu chất hữu cơ, hoạt động VSV mạnh thì tốc độ thoái biến của
đất nhanh và độ bền vững của thuốc kém đi. Do vậy trong thực tiễn nông nghiệp để
giảm tác hại của dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, người ta thiên về biện pháp bón nhiều phân chuồng, chất hữu cơ phân giải nhanh đểtăng cường sinh tính cho đất.
Sự biến đổi của thuốc bảo vệ thực vật trong đất là rất phức tạp, hậu quả càng cao nếu thuốc tồn tại càng cao và nhất là thuốc tham gia vào dây chuyền thực phẩm (DDT) thì tác hại càng nhân lên nhanh chóng.
Cho nên khi mở rộng sử dụng một loại hoá chất mới thì cần phải nghiên cứu
đánh giá các ảnh hưởng sinh thái càng sâu sắc bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.