PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1.1 Tính cấp thiết của đề tài: Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm đến sự nghiệp phát triển TDTT của nước nhà. Trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Người đã đề ra chiến lược về sức khỏe thể chất cho người Việt Nam. Người nói: “Gìn giữ dân chủ, xây dựng nước nhà gây đời sống mới việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công”, “Mỗi người dân yếu ớt làm cho đất nước yếu ớt một phần, mỗi một người dân khỏe mạnh là góp phần cho cả nước khỏe mạnh”. Sự chuyển mình của đất nước ta sau này sẽ góp phần lớn trông chờ vào thế hệ trẻ những người chủ tương lai của đất nước. Muốn vậy thế hệ trẻ hiện nay ngoài việc bồi dưỡng tri thức trong mọi lĩnh vực còn phải tham gia rèn luyện thân thể để có một sức khỏe tốt để gánh vác nhiệm vụ của đất nước. Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta cũng luôn khẳng định về tầm quan trọng của TDTT trong việc thực hiện và phát huy nhân tố con người tạo ra động lực để phát triển đất nước. Tại Nghị quyết Đại hội Đảng IX đã xác định phát triển mạnh hoạt động TDTT cả về quy mô và chất lượng góp phần nâng cao thể lực, phát huy tinh thần dân tộc Việt Nam. Trong những năm gần đây sự phát triển của TDTT nước nhà đã và đang lớn mạnh không ngừng. Song song với những môn thể thao khác thì môn thể thao cầu lông cũng được chú trọng và phát triển. Cầu lông là một môn thể thao rất dễ chơi và tham gia. Bởi vậy phong trào cầu lông nước ta ngày nay đã phát triển sâu rộng từ thành thị đến nông thôn, trung du và miền núi, ở mọi lứa tuổi đều tham gia. Phong trào cầu lông đã có những bước phát triển mạnh mẽ và có nhiều tiến bộ về trình độ, điển hình là các đơn vị có phong trao cầu lông mạnh và lâu năm như: TPHCM, Hà Nội, Lạng Sơn, Bắc Ninh… Và môn cầu lông đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào chương trình giảng dạy chính thức trong các nhà trường trung học cơ sở. Tỉnh Hà Giang là một tỉnh có phong trào thể dục thể thao đang phát triển cùng với sự phát triển kinh tế. Đặc biệt là phong trao cầu lông được đông đảo nhân dân tham gia và thu hút được các thế hệ trẻ tập luyện. Với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cầu lông như vậy thì tỉnh cũng đang hướng tới đào tạo những vận động viên có trình độ cao và mục tiêu đào tạo những tay vợt trẻ. Vì vậy, lực lượng các vận động viên được lấy từ các trường trung học cơ sở. Để thu hút được các tay vợt tham gia, tỉnh cũng tổ chức nhiều các giải đấu để lựa chọn các vận động viên có thành tích cao như: Hội khỏe phù đổng tỉnh, các giải trẻ... Trường trung học cơ sở Thu Tà – Xín Mần – Hà Giang là một trường có một bề dày về lịch sử phát triển trong công tác giảng dạy bên cạnh đó phong trào học tập và rèn luyện sức khoe nói chung và Phong trào thể dục thể thao cũng được chú trọng và quan tâm, đặc biệt là phong trào tập luyện và thi đấu cầu lông nhà trường đã đạt được những thành tích cao trong các hội thi của huyện, của tỉnh giành cho khối học sinh như: Hội khỏe phù đổng… Tuy nhiên, qua quan sát thực tế về giảng dạy, huấn luyện và thi đấu của các em chúng tôi nhận thấy việc thực hiện kỹ thuật còn hạn chế đặc biệt là kỹ thuật phòng thủ của các em đây là một kỹ thuật cơ bản và là tiền đề cho cầu lông thành tích cao. Tính chất của môn cầu lông là vừa tiếp xúc cầu với thời gian ngắn nhất nhưng lại hoạt động với thời gian dài với tốc độ hoạt động nhanh, biến hóa có sức mạnh tốc độ, phải biết nhiều kỹ thuật, động tác khác nhau để tiếp xúc cầu và vợt; xử lý, điều khiển, khống chế được cầu chính xác mà hình thức vận động là tay và chân di chuyển. Việc nắm vững và vận dụng một cách linh hoạt kỹ thuật phòng thủ sẽ tạo hiệu quả đánh cầu đặc biệt là trong tập luyện và thi đấu sẽ dành được các thành tích cao. Từ những lý do trên tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật phòng thủ cho nữ học sinh đội tuyển cầu lông Trường trung học cơ sở Thu Tà –Xín Mần – Hà Giang”
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
1.1 Tính cấp thiết của đề tài:
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm đến sự nghiệp phát triểnTDTT của nước nhà Trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc Người đã đề rachiến lược về sức khỏe thể chất cho người Việt Nam Người nói: “Gìn giữ dân chủ,xây dựng nước nhà gây đời sống mới việc gì cũng cần có sức khỏe mới thànhcông”, “Mỗi người dân yếu ớt làm cho đất nước yếu ớt một phần, mỗi một ngườidân khỏe mạnh là góp phần cho cả nước khỏe mạnh”
Sự chuyển mình của đất nước ta sau này sẽ góp phần lớn trông chờ vào thế
hệ trẻ - những người chủ tương lai của đất nước Muốn vậy thế hệ trẻ hiện nayngoài việc bồi dưỡng tri thức trong mọi lĩnh vực còn phải tham gia rèn luyện thânthể để có một sức khỏe tốt để gánh vác nhiệm vụ của đất nước
Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta cũng luôn khẳng định về tầm quan trọng củaTDTT trong việc thực hiện và phát huy nhân tố con người tạo ra động lực để pháttriển đất nước Tại Nghị quyết Đại hội Đảng IX đã xác định phát triển mạnh hoạtđộng TDTT cả về quy mô và chất lượng góp phần nâng cao thể lực, phát huy tinhthần dân tộc Việt Nam
Trong những năm gần đây sự phát triển của TDTT nước nhà đã và đang lớnmạnh không ngừng Song song với những môn thể thao khác thì môn thể thao cầulông cũng được chú trọng và phát triển Cầu lông là một môn thể thao rất dễ chơi
và tham gia Bởi vậy phong trào cầu lông nước ta ngày nay đã phát triển sâu rộng
từ thành thị đến nông thôn, trung du và miền núi, ở mọi lứa tuổi đều tham gia.Phong trào cầu lông đã có những bước phát triển mạnh mẽ và có nhiều tiến bộ vềtrình độ, điển hình là các đơn vị có phong trao cầu lông mạnh và lâu năm như:TPHCM, Hà Nội, Lạng Sơn, Bắc Ninh… Và môn cầu lông đã được Bộ Giáo dục
và Đào tạo đưa vào chương trình giảng dạy chính thức trong các nhà trường trunghọc cơ sở
Tỉnh Hà Giang là một tỉnh có phong trào thể dục thể thao đang phát triểncùng với sự phát triển kinh tế Đặc biệt là phong trao cầu lông được đông đảo nhân
Trang 2dân tham gia và thu hút được các thế hệ trẻ tập luyện Với sự phát triển mạnh mẽcủa phong trào cầu lông như vậy thì tỉnh cũng đang hướng tới đào tạo những vậnđộng viên có trình độ cao và mục tiêu đào tạo những tay vợt trẻ Vì vậy, lực lượngcác vận động viên được lấy từ các trường trung học cơ sở Để thu hút được các tayvợt tham gia, tỉnh cũng tổ chức nhiều các giải đấu để lựa chọn các vận động viên
có thành tích cao như: Hội khỏe phù đổng tỉnh, các giải trẻ
Trường trung học cơ sở Thu Tà – Xín Mần – Hà Giang là một trường có một
bề dày về lịch sử phát triển trong công tác giảng dạy bên cạnh đó phong trào họctập và rèn luyện sức khoe nói chung và Phong trào thể dục thể thao cũng được chútrọng và quan tâm, đặc biệt là phong trào tập luyện và thi đấu cầu lông nhà trường
đã đạt được những thành tích cao trong các hội thi của huyện, của tỉnh giành chokhối học sinh như: Hội khỏe phù đổng…
Tuy nhiên, qua quan sát thực tế về giảng dạy, huấn luyện và thi đấu của các
em chúng tôi nhận thấy việc thực hiện kỹ thuật còn hạn chế đặc biệt là kỹ thuậtphòng thủ của các em - đây là một kỹ thuật cơ bản và là tiền đề cho cầu lông thànhtích cao
Tính chất của môn cầu lông là vừa tiếp xúc cầu với thời gian ngắn nhấtnhưng lại hoạt động với thời gian dài với tốc độ hoạt động nhanh, biến hóa có sứcmạnh tốc độ, phải biết nhiều kỹ thuật, động tác khác nhau để tiếp xúc cầu và vợt;
xử lý, điều khiển, khống chế được cầu chính xác mà hình thức vận động là tay vàchân di chuyển Việc nắm vững và vận dụng một cách linh hoạt kỹ thuật phòng thủ
sẽ tạo hiệu quả đánh cầu đặc biệt là trong tập luyện và thi đấu sẽ dành được cácthành tích cao
Từ những lý do trên tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật phòng thủ cho nữ học sinh đội tuyển cầu lông Trường trung học cơ sở Thu Tà –Xín Mần – Hà Giang”
1.2 Mục đích nghiên cứu:
Trang 3Lựa chọn và ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuậtphòng thủ cho nữ học sinh đội tuyển cầu lông Trường trung học cơ sở Thu Tà –Xín Mần – Hà Giang.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu 1: Lựa chọn một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả kỹ
thuật phòng thủ cho nữ học sinh đội tuyển cầu lông Trường trung học cơ sở Thu
Tà – Xín Mần – Hà Giang
Mục tiêu 2: Ứng dụng và đánh giá hiệu quả một số bài tập đã lựa chọn cho
đội tuyển cầu lông nữ Trường trung học cơ sở Thu Tà –Thu Tà – Hà Giang
1.4 Giả thuyết khoa học:
Trong điều kiện cơ sở vật chất và trình độ kỹ thuật của nữ học sinh Trườngtrung học cơ sở Thu Tà –Thu Tà – Hà Giang Nếu ứng dụng các bài tập mà đề tàinghiên cứu lựa chọn thì hiệu quả kỹ thuật phòng thủ của nữ học sinh đội tuyển cầulông nhà trường sẽ được nâng cao
2 Đối tượng, phương pháp và tổ chức nghiên cứu:
2.1 Đối tượng nghiên cứu:
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật phòng thủ cho nữ học sinhđội tuyển cầu lông Trường trung học cơ sở Thu Tà –Thu Tà – Hà Giang
2.1.2 Đối tượng thực nghiệm:
20 nam học sinh đội tuyển cầu lông Trường trung học cơ sở Thu Tà –Thu Tà– Hà Giang
2.2 Phương pháp nghiên cứu:
Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương phápnghiên cứu khoa học sau:
2.2.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
Trang 4trung học cơ sở Thu Tà –Thu Tà – Hà Giang Đề tài đã tiến hành trao đổi với thầy
cô giáo của trường Đại học sư phạm Hà Nội, khoa giáo dục thể chất và các huấnluyện viên, giáo viên của Trường trung học cơ sở Thu Tà –Thu Tà – Hà Giang.Những vấn đề mà đề tài quan tâm khi sử dụng phương pháp này là các hình thức
sử dụng kỹ thuật, các tiết sử dụng để đánh giá các hình thức tổ chức tập luyện, thứ
tự sắp xếp các bài tập huấn luyện theo các giai đoạn trong quá trình tập luyện
Đây là những căn cứ khoa học để lựa chọn sắp xếp các bài tập hợp lý và cóhiệu quả cao trong quá trình nghiên cứu đề tài Kết quả phỏng vấn được trìnhbày tại chương 3 kết quả nghiên cứu của đề tài
2.2.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Là phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu của khóa luận đểđánh giá hiệu quả của hệ thống các bài tập đã lựu chọn Đối tượng nghiên cứu của
đề tài gồm 30 học sinh và được chia làm hai nhóm:
Nhóm thực nghiệm (quy ước là A): gồm 15 VĐV nữ đội tuyển cầu lông trườngtrung học cơ sở Thu Tà –Thu Tà – Hà Giang Nhóm thực nghiệm được áp dụng hệthống các bài tập chuyên môn mà tôi đã lựa chọn
Nhóm đối chứng (quy ước là nhóm B): gồm 15 VĐV nữ đội tuyển cầu lôngtrường trung học cơ sở Thu Tà –Thu Tà – Hà Giang Nhóm đối chứng học tập bìnhthường theo giáo án của giáo viên trường xây dựng từ trước
Nội dung thực nghiệm được trình bày tại bảng dưới đây: Tiến trình thựcnghiệm gồm 21 giáo án thực hiện trong 7 tuần, mỗi tuần 3 giáo án Mỗi giáo ánđược thực hiện 2 – 3 bài tập trong khoảng thời gian 50 - 60 phút vào các buổi chiềuthứ 2, thứ 4 và thứ 6 hàng tuần
2.2.4 Phương pháp kiểm tra sư phạm.
Đảm bảo tính khách quan và cơ sở khoa học trong quá trình nghiên cứu ứng dụngcác bài tập Tôi sử dụng phương pháp kiểm tra sư phạm để kiểm tra năm học sinhđội tuyển cầu lông Trường trung học cơ sở Thu Tà –Thu Tà – Hà Giang trước vàsau thực nghiệm Nội dung tiết đánh giá mà đề tài sử dụng như sau:
Tiết 1: Phòng thủ phải vào ô quy định
- Mục đích: Đánh giá sự phát triển sức bền tốc độ và tính ổn định kỹ thuật
Trang 5- Cách đánh giá: Người phục vụ đập cầu vào bên phải của người thực hiện.Người thực hiện thủ phải vào ô quy định trong 1 phút (tính số lần đạt được)
Tiết 2: Phòng thủ trái vào ô quy định
- Mục đích: Đánh giá sự phát triển sức bền tốc độ và tính ổn định kỹ thuật
- Cách đánh giá: Người phục vụ đập cầu vào bên trái của người thực hiện.Người thực hiện thủ trái vào ô quy định trong 1 phút (tính số lần đạt được)
Tiết 3: Di chuyển phải trái thủ cầu vào ô mỗi một bên 10 quả (tính số quả)
- Mục đích: đánh giá hiệu quả phòng thủ và tính ổn định của kỹ thuật
- Cách đánh giá: Người thực hiện di chuyển phải trái thủ cầu do người phục
vụ đánh sang hai bên mỗi bên 10 quả (tính số quả đạt được)
Trang 6Tiết 4: Di chuyển nhặt cầu 4 điểm trên sân
- Mục đích: Đánh giá sự phát triển sức bền tốc độ
- Cách đánh giá: người thực hiện đứng giữa sân sau đó thực hiện nhặt cầu 4điểm trên sân (tính số lần)
Tiết 5: Nhảy dây tốc độ
- Mục đích: Nhằm đánh giá sự phát triển sức bền tốc độ cho các nhóm cơ chitrên và nhóm cơ chi dưới và sự linh hoạt của khớp cổ tay
- Cách đánh giá: VĐV thực hiện nhảy dây tốc độ (tính số lần)
Để đảm bảo độ tin cậy của các tiết đánh giá, chúng tôi tiến hành đánh giámối tương quan giữa các tiết đánh giá với thành tích cầu lông Kết quả trình bày tạibảng 1
Bảng 1 Mối tương quan giữa các test đánh giá với thành tích cầu lông
3 Di chuyển phải trái thủ cầu vào
ô mỗi một bên 10 quả (tính số
Trang 7Kết quả tại bảng 1 cho thấy cả 5 tiết đánh giá mà đề tài sử dụng đều có mối tươngquan chặt với thành tích môn cầu lông, có thể sử dụng cho đánh giá hiệu quả kỹthuật phòng thủ cho nam học sinh đội tuyển cầu lông Trường trung học cơ sở Thu
Tà – Xín Mần – Hà Giang
2.2.5 Phương pháp toán thông kê.
Sử dụng phương pháp toán học thông kê, đề tài tiến hành xử lý các số liệuthu thập được trong quá trình nghiên cứu Đề tài sử dụng các công thức toán họcsau:
- Giá trị trung bình cộng:
1
n i i
x X
Trang 82.3.1 Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Trường
trung học cơ sở Thu Tà –Thu Tà – Hà Giang
2.3.2 Thời gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 9
năm 2012 đến tháng 5/2013 và được chia thành các giai đoạn cụ thể sau:
- Giai đoạn 1: Tháng 9/2012 – 10/2012: Lựa chọn vấn đề nghiên cứu, xâydựng thuyết minh đề tài
- Giai đoạn 2: Từ tháng 12/2012 đến tháng 1/2013: Đánh giá thực trạng vấn
đề nghiên cứu
- Giai đoạn 3: Từ tháng 2/2013: Lựa chọn một số bài tập bổ trợ nâng caohiệu quả kỹ thuật phòng thủ cho học sinh Trường trung học cơ sở Thu Tà –Thu Tà– Hà Giang
- Giai đoạn 4: Từ tháng 2 đến tháng 4/2013: Ứng dụng và đánh giá hiệu quảcác bài tập đã lựa chọn cho nam học sinh đội tuyển cầu lông Trường trung học cơ
sở Thu Tà –Thu Tà – Hà Giang
- Giai đoạn 5: Từ tháng 5-6/2013: Xử lý số liệu, hoàn thiện viết báo cáo kếtquả nghiên cứu đề tài và bảo vệ trước hội đồng khoa học
NỘI DUNG
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
Để lựa chọn được bài tập nâng cao hiệu quả thực hiện kỹ thuật phòng thủ cho nữhọc sinh đội tuyển Cầu lông trường trung học cơ sở Thu Tà –Thu Tà – Hà Giangcần dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn của kỹ thuật, thể lực và đặc điểm tâm sinh
lý của đối tượng nghiên cứu Trong đó các tố chất thể lực bao gồm: sức nhanh, sứcmạnh, sức bền, sự khéo léo Các yếu tố trên có sự liên quan mật thiết với nhau bởi
vì phải dựa trên nền tảng nắm vững về kỹ thuật, chiến thuật, thể lực, đặc điểm tâmlý
Nếu việc nắm kỹ thuật không ở mức độ hoàn thiện, tự động hóa thì khôngthực hiện được ý đồ chiến thuật, ngược lại có kỹ thuật tốt, nhưng việc xử lý cácđường cầu, các tình huống chiến thuật không hợp lý thì đều thất bại trong tìnhhuống đó Một vấn đề quan trọng cơ bản là thực hiện kỷ thuật phải dựa trên nềntảng một chiến thuật chung tốt, một thể lực chuyên môn dồi dào Vì các trận đấu
Trang 9cầu lông thường phải kéo dài từ 30 - 120 phút với cường độ vận động cao, tốc độđường cầu nhanh, mạnh
Trang 101 Một số khái niệm có liên quan:
1.1 Cầu lông:
Cầu lông là môn thể thao đối kháng trực tiếp, kỹ thuật động tác luôn luônthay đổi theo mọi tình huống do đối phương tạo ra Khác với kỹ thuật các môn thểthao khác có chu kỳ (như bơi, chạy, đua xe đạp…) kỹ thuật cầu lông là một hoạtđộng không chu kỳ, động tác kỹ thuật muôn hình muôn vẻ lại phải thay đổi nhanhlinh hoạt để thích ứng với từng trận đấu
1.2 Kỹ thuật phòng thủ:
Trong thi đấu cầu lông phương châm lấy tấn công là chính, song phòng thủvẫn là khâu không thể thiếu được Phòng thủ tốt, tích cực sẽ là điều kiện để chuyểnsang tấn công hoặc phản công lại đối phương, đặc biệt những trường hợp phòngthủ chủ động đôi khi còn là cơ hội giành điểm trong quá trình thi đấu Vì vậy đốivới người mới tập cầu lông thì kỹ thuật phòng thủ phải được học ngay từ đầu vàkhông thể coi nhẹ Để đạt được hiệu quả trong tập luyện và thi đấu, vị trí và tư thếđứng trong khi phòng thủ đánh đơn và đánh đôi cũng giữ một vai trò đặc biệt quantrọng Trong phòng thủ người ta thường sử dụng 2 dạng sau:
Vị trí và tư thế đứng phòng thủ trong đánh đơn:
Trong đánh đơn, người phòng thủ nếu ở khu đỡ giao cầu bên phải thì đứnggần đường trung tâm, còn nếu ở khu giao cầu bên trái thì đứng ở giữa là hợp lýnhất
Tư thế chuẩn bị:
Chân trái ở trước, chân phải ở sau, hai gối khuỵu, hóp bụng vào ngực, trọngtâm cơ thể dồn chân trước, gót chân sau hơi kiễng, người hơi xoay sang phải, vợtđưa về trước, mắt quan sát đối phương
Vị trí và tư thế đứng phòng thủ trong đánh đôi:
Do khu vực giao cầu trong đánh đôi ngắn hơn trong đánh đơn là 0,76m, nêngiao cầu trong đánh đôi thường lấy kỹ thuật giao cầu sát lưới là chính Vì vậy khiphòng thủ cần đứng ở tư thế gần với đường giao cầu gần
Tư thế chuẩn bị: Về cơ bản tư thế chuẩn bị cũng gần giống với tư thế đánhcầu đơn, chỉ khác là thân người ngả ra khác nhiều hơn, trọng tâm cơ thể có thể đặt
Trang 11trên chân nào cũng được và vợt có thể đưa lên hơi cao một chút Điểm đánh trả cầu
ở thời điểm cầu đang ở độ cao nhất Kỹ thuật phòng thủ cầu lông rất phong phú và
đa dạng, song chủ yếu gồm 2 loại chính là:
Kỹ thuật đánh cầu thấp tay bên phải
Kỹ thuật đánh cầu thấp tay bên trái
Kỹ thuật đánh cầu thấp tay bên phải: là kỹ thuật phòng thủ chủ yếu của cầulông, được sử dụng khi đối phương đánh cầu bên phải sang sân mình mà đườngbay của cầu lại thấp
Tư thế chuẩn bị: giống như tư thế chuẩn bị cơ bản
Yếu lĩnh động tác: Khi thấy đối phương đánh cầu sang bên phải thì lấy chântrái làm trụ, chân phải bước một bước về hướng đánh cầu, độ dài bước tùy thuộcvào điểm rơi của cầu Song thông thường vào khoảng 80 – 100cm Đồng thời vớibước chân, tay phải đưa vợt từ trước sang phải, ra sau, lên trên Khi chân đã cốđịnh thì nhanh chóng đưa vợt từ trên xuống dưới, ra trước Điểm tiếp xúc cầu ởtrước mũi chân trước và ngang tầm gối Sử dụng lực của toàn thân (trọng tâmchuyển từ sau ra trước) để đánh cầu, trong đó đặc biệt quan trọng là sử dụng lựcbột phát của cổ tay để tăng lực đánh cầu, đồng thời điều khiển cầu đi theo ý muốn
Kết thúc động tác: Sau khi tiếp xúc cầu cần có động tác dừng cổ tay vànhanh chóng chuyển về tư thế chuẩn bị cơ bản để tiếp tục đánh quả cầu sau
Kỹ thuật đánh cầu thấp tay bên trái: là động tác phòng thủ bên trái khi đốiphương đánh cầu sang có đường cầu đi thấp phía dưới thắt lưng Động tác nàythường sử dụng để đánh trả lại sân đối phương bằng những đường cầu ngắn
Tư thế chuẩn bị: giống như tư thế chuẩn bị cơ bản
Yếu lĩnh động tác: Khi thấy đối phương đánh cầu sang bên trái mà đườngcầu lại thấp thì dùng chân trái làm trụ, chân phải bước lên trước vòng sang trái mộtbước (tùy theo điểm cầu rơi) thường từ 80-100cm Đồng thời với động tác xoaythân sang trái, tay phải đưa vợt từ trước, sang trái ra sau Góc tạo bởi cánh tay vàcẳng tay từ 1000 – 1100, giữa cẳng tay và vợt là 1350
Trọng tâm lúc này dồn vào chân sau Khi cầu gần đến điểm tiếp xúc, thì nhanhchóng đưa vợt từ sau xuống dưới ra trước Trọng tâm chuyển từ chân sau ra chân
Trang 12trước, điểm tiếp xúc cầu thẳng mũi bàn chân trước và ngang tầm đầu gối Khi tiếpxúc cầu chú ý sử dụng linh hoạt cổ tay bằng cách gập người để tăng lực và điềuchỉnh hướng đi của cầu.
Kết thúc động tác: Khi tiếp xúc cầu xong cần có động tác dừng cổ tay vànhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị cơ bản để đánh tiếp quả sau
1.3 Khái niệm sức nhanh:
Sức nhanh là khả năng con người thực hiện các hành vi vận động trongkhoảng thời gian ngắn nhất với các điều kiện quy định, các hình thức biểu hiện củasức nhanh bao gồm:
Sức nhanh phản ứng vận động: là sức nhanh thể hiện trong các hành độngđáp lại những tín hiệu đã biết trước bằng những hành vi định trước
Sức nhanh động tác đơn: là khả năng thực hiện một động tác trong khoảngthời gian ngắn nhất Đây là một trong các cơ sở quyết định thành tích của nhiềumôn thể thao không có chu kỳ, trong đó có các môn bóng
Sức nhanh tần số: thể hiện thời gian lặp lại động tác nhanh nhất và thườngxuyên xuất hiện trong các môn thể thao có chu kỳ Đây là một trong những yếu tốquyết định tới thành tích của các môn thể thao này
1.1.4 Khái niệm sức mạnh:
Sức mạnh là khả năng của con người khắc phục lực cản bên ngoài hoặcchống lại lực cản đó bằng sự nỗ lực của cơ bắp, sức mạnh của con người có thể đođược bằng lực kế hoặc các máy đo lực cơ học, do đó có thể nói sức mạnh của conngười là khả năng sinh ra lực cơ học bằng sự nỗ lực của cơ bắp Để sinh ra lực cơbắp, có thể hoạt động bằng cách thay đổi độ dài của cơ (tăng hoặc giảm) gọi là chế
độ động lực hay không thay đổi độ dài của cơ gọi là chế độ tĩnh
Thông qua thực nghiệm và phân tích khoa học, ngày nay người ta phân loạisức mạnh như sau:
Sức mạnh đơn thuần: là khả năng sinh lực trong các động tác chậm và tĩnh.Sức mạnh tốc độ: là khả năng sinh lực trong các động tác nhanh
1.5 Khái niệm sức bền:
Trang 13Sức bền là năng lực duy trì vận động của con người trong thời gian dài nhất
mà cơ thể có thể chịu đựng dược trong hoạt động vận động của con người, nhân tốchủ yếu hạn chế việc có tiếp tục vận động được nữa hay không là do sự mệt mỏi
Sự xuất hiện mệt mỏi sớm sẽ xác định sức bền còn hạn chế và ngược lại mệt mỏixuất hiện chậm sẽ chứng tỏ trình độ sức bền cao hơn Vì vậy có thể coi sức bền làkhả năng chống lại mệt mỏi của cơ thể trong một hoạt động nhất định Căn cứ vào
cơ sở trên có thể xác định chỉ có tập luyện tới mệt mỏi và nỗ lực khắc phục mệtmỏi thì mới có điều kiện nâng cao được sức bền
Sức bền được chia thành:
Sức bền chung là sức bền đạt được thông qua việc huấn luyện thể lực toàndiện, nó được thể hiện thông qua các hoạt động kéo dài với cường độ thấp và có sựtham gia lớn của hệ cơ
Sức bền chuyên môn là năng lực duy trì hoạt động vận động cao trong mỗiloại hình vận động nhất định, ngoài ra căn cứ vào yêu cầu của hoạt động người tacòn phân biệt là sức bền nhanh và sức bền mạnh
1.2 Đặc điểm huấn luyện cầu lông:
Cầu lông là một môn thể thao đối kháng trực tiếp,kỹ thuật động tác luônluôn thay đổi theo mọi tình huống do đối phương tạo ra Khác với kỹ thuật cácmôn thể thao khác có chu kỳ (như bơi, chạy, đua xe đạp ) kỹ thuật cầu lông làmột hoạt động không chu kỳ, động tác kỹ thuật muôn hình muôn vẻ , lại phải thayđổi nhanh linh hoạt để thích ứng với từng trận đấu
Do cầu lông là môn thể thao có tính đối kháng cao nên kỹ thuật luôn đượcthực hiện trong điều kiện phức tạp có sự kiểm soát của đối phương Nếu môt hoặchai VĐV không nắm được kỹ thuật thì không thể thực hiện có hiệu quả trong thiđấu Đây là yêu cầu không thể thiếu được trong cầu lông Vì vậy trong quá trìnhtập luyện cầu lông việc tập luyện kỹ thuật là khâu hết sức quan trọng Trong thiđấu mục đích là giành thắng lợi do đó các tình huống do các VĐV tạo ra là các tìnhhuống khó và bất ngờ, được thể hiện rõ ở các đường cầu nhanh, mạnh, xa người vàđánh vào điểm yếu của đối phương Chính vì vậy VĐV cần nắm vững kỹ thuậtđộng tác một cách thuần thục linh hoạt ở mức độ tự động hóa
Trang 14Giảng dạy kỹ thuật cầu lông cũng được phân chia theo các giai đoạn phùhợp với trình độ đối tượng khác nhau, đảm bảo cho người tập tiếp thu hiệu quảnhất Các bước giảng dạy một kỹ thuật cầu lông phải tuân theo một trình tự nhấtđịnh Ban đầu cần giảng dạy các kỹ thuật đơn lẻ, đi từ đơn giản đến phức tạp, sau
đó kết hợp các kỹ thuật với nhau thật hoàn hảo để sử dụng thi đấu Kỹ thuật cầulông bao gồm:
Kỹ thuật di chuyển
Kỹ thuật giao cầu
Kỹ thuật tấn công
Kỹ thuật phòng thủTheo giáo trình lý luận và phương pháp GDTC[2]: Kỹ thuật là cách sắp xếp
tổ chức và thực hiện các động tác để giải quyết nhiệm vụ vận động hay kỹ thuật làtổng hợp các động tác nhằm thực hiện các nhiệm vụ nhất định
2.1 Đặc điểm huấn luyện chiến thuật cầu lông.
Để đạt thành tích cao trong tập luyện và thi đấu Cầu lông, ngoài việc nắmvững về kỹ thuật thì VĐV cần phải được huấn luyện về chiến thuật Trong thi đấuCầu lông các yếu tố quyết định thắng lợi của từng trận đấu bao gồm: tư tưởng chỉđạo, trình độ kỹ thuật và chiến thuật thi đấu, thể lực, trạng thái tâm lý
Mỗi yếu tố trên có tầm quan trọng khác nhau nhưng lại liên quan mật thiếtvới nhau để tạo nên thắng lợi cuối cùng của từng trận đấu Song để thi đấu có hiệuquả tốt nhất phải biết vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, phải biết kết hợp sứcmạnh, tốc độ, điểm rơi, tư tưởng chỉ đạo là phải tấn công nhanh liên tục giànhđiểm Vì trong Cầu lông hiện đại tấn công là biện pháp phòng thủ tốt nhất
Trong thi đấu đơn, chiến thuật được áp dụng rất đa dạng và phong phú, mỗivận động viên đều có cách đánh riêng của mình với mỗi đối tượng khác nhau thìviệc vận dụng chiến thuật cũng khác nhau Mục đích tạo được ý đồ của mình đểgiành điểm
Chiến thuật là những biện pháp hoạt động có chủ định trong thi đấu, trong
đó có tính đến những điều kiện cụ thể của từng trận đấu để giành thắng lợi Haychiến thuật trong thể thao là nghệ thuật tranh tài trong thi đấu thể thao
Trang 15Quá trình giảng dạy chiến thuật là khâu không thể thiếu được trong công tácgiảng dạy và huấn luyện Cầu lông Khi giảng dạy cần chú ý cho VĐV hiểu rõ tácdụng của từng bài tập, giảng dạy chiến thuật dựa trên cơ sở kỹ thuật hoàn thiện, sựkết hợp điêu luyện các kỹ thuật với việc áp dụng hợp lý, sáng tạo các chiến thuậttrong thi đấu là cơ sở cho mọi thắng lợi của từng trận đấu.
2.2 Đặc điểm huấn luyện thể lực chuyên môn cầu lông:
Để thực hiện kỹ - chiến thuật có hiệu quả mỗi VĐV cần phải có thể lực xungmãn Thể lực chuyên môn trong Cầu lông là sức bền tốc độ và sức nhanh tốc độ.Trong tập luyện và thi đấu Cầu lông, VĐV phải liên tục sử dụng kỹ thuật dichuyển với cường độ lớn Bởi vậy đòi hỏi VĐV phải có thể lực tốt và bền bỉ
Thể lực là nền tảng để thực hiện các kỹ thuật, chiến thuật trong quá trình tậpluyện và thi đấu, nếu không có thể lực tốt thì khó thực hiện được tốt ý đồ chiếnthuật của mình Huấn luyện thể lực bao gồm: huấn luyện thể lực chung và thể lựcchuyên môn
Huấn luyện thể lực chung là sử dụng các phương pháp giảng dạy các bài tậpthể thao
Huấn luyện thể lực chuyên môn bao gồm, bài tập có cầu và không cầu đượctiến hành chặt chẽ với đặc điểm riêng
Huấn luyện thể lực chung và chuyên môn có mối quan hệ mật thiết với nhautạo nên sự hoàn chỉnh trong công tác thể lực, huấn luyện thể lực chung bao gồmcác yếu tố: nhanh, mạnh, bền, khéo léo
1.2.2.1 Đặc điểm huấn luyện sức mạnh.
Đặc thù trong thi đấu Cầu lông là sức mạnh tốc độ, bởi vậy sức mạnh khôngcần thiết phải tăng đến mức tối đa mà cần chú ý đến tốc độ thực hiện động tác củamỗi bài tập Trong mỗi bài tập việc tăng dần trọng lượng phải dựa trên cơ sở yêucầu của bài tập đó Sức mạnh nói chung là khả năng khắc phục lực đối kháng bênngoài hoặc đề kháng nó bằng sự nỗ lực cơ bắp Muốn phát triển sức mạnh nhấtthiết phải tạo ra sự căng cơ tối đa Nếu không thường xuyên tập luyện với mật độcăng cơ tương đối cao thì sức mạnh không thể phát triển Tập luyện với mức độcăng cơ quá nhỏ dẫn đến giảm sút sức mạnh
Trang 161.2.2.2 Đặc điểm huấn luyện sức nhanh.
Sức nhanh trong Cầu lông được thể hiện ở tốc độ phán đoán, thời gian phảnứng và tốc độ di chuyển Tập luyện sức nhanh cần sử dụng các bài tập với cự lyngắn: chạy 30m tốc độ cao, các bài tập di chuyển đột ngột xuất phát ở tư thế thấp
Sức nhanh trong Cầu lông cũng được thể hiện qua sự linh hoạt đây là yếu tốcần thiết của VĐV Cầu lông Quá trình thi đấu luôn luôn phải theo dõi, quan sátđối phương để phán đoán kịp thời di chuyển và sử dụng động tác kỹ thuật hợp lý
Sức nhanh và các hình thức biểu hiện của sức nhanh là tổ hợp các thuộctính, chức năng của con người Nó quy định chủ yếu và trực tiếp đặc tính, tốc độđộng tác kỹ thuật như trong thời gian phản ứng vận động Rèn luyện sức nhanh cầnphối hợp chặt chẽ các tố chất thể lực khác và hoàn thiện kỹ thuật, rèn luyện tốc độcho VĐV cần lặp lại các bài tập
1.2.2.3 Đặc điểm huấn luyện sức bền.
Tập luyện Cầu lông cần có sức bền chịu đựng thi đấu với cường độ lớn, thờigian động tác ngắn nhưng lặp lại liên tục và kéo dài trong trận đấu Tập luyện sứcbền sử dụng các bài tập với cường độ trung bình và lớn, thời gian kéo dài
Sức bền trong từng bài tập có tính chuyên biệt phụ thuộc vào các nhân tốkhác nhau, đặc biệt phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện kỹ thuật, do đó khi nâng caosức bền, sức mạnh trong một loại bài tập xác định nào đó Thì hầu như không cótác dụng làm tăng sức bền, sức mạnh trong loại bài tập khác
Đặc điểm Cầu lông là cường độ hoạt động và di chuyển luôn thay đổi, vì vậynâng cao năng lực bằng các bài tập có chu kỳ là rất cần thiết để nâng cao sức bền,sức mạnh vì vậy mới đảm bảo khả năng hồi phục nhanh chóng Nghiên cứu sứcbền chung là cơ sở phát triển sức bền chuyên môn cho nên ngoài tập luyện sức bềncần nâng cao sức bền chung
Sức bền: là năng lực thực hiện một hoạt động với cường độ cho trước, hay lànăng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất mà cơ thể có thể chịuđựng được
Sức bền chuyên môn trong Cầu lông chính là sức bền tốc độ trong di chuyểnđánh cầu và sức mạnh trong các động tác đánh cầu
Trang 171.2.2.4 Đặc điểm huấn luyện tâm lý.
Thành tích thể thao của VĐV không chỉ phụ thuộc vào yếu tố kỹ - chiếnthuật, thể lực mà còn phụ thuộc vào các yếu tố tâm lý Đặc biệt Cầu lông là mônthể thao đối kháng cá nhân, bởi vậy tâm lý cho VĐV là cần thiết và không thểthiếu được trong quá trình giảng dạy và huấn luyện
Yếu tố tâm lý phải luôn được rèn luyện trong cuộc sống, tập luyện hàngngày và nó chi phối trong suốt cuộc đời VĐV Ngoài việc rèn luyện tâm lý trongcuộc sống, huấn luyện viên cần rèn luyện tâm lý trong tập luyện và thi đấu choVĐV
Để làm được điều trên, huấn luyện viên phải nắm được tâm lý chung củatừng VĐV để từ đó bố trí tập luyện một cách khoa học phù hợp với từng giai đoạn,hình thành cơ bản để nâng cao ý chí cho VĐV Cần kết hợp các bài tập chiến thuật
và thi đấu tạo cho VĐV biết xử lý một cách linh hoạt mọi tình huống trên sân
Trang 181.3 Đặc điểm tâm, sinh lý học sinh trung học cơ sở (lứa tuổi 16-18):
1.3.1 Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh trung học cơ sở (lứa tuổi 16-18).
Lứa tuổi 16- 18 học sinh thích chứng tỏ mình là người lớn, muốn để mọingười tôn trọng mình đã có trình độ hiểu biết nhất định có nhiều hoài bão nhưng cónhiều nhược điểm và thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống
Tuổi này chủ yếu hình thành thế giới quan tự ý thức, hình thành tính cách vàhướng về tương lai Đó cũng là tuổi của lãng mạn, mơ ước và mong cho cuộc sốngtốt đẹp hơn Đây là thời kỳ có nhiều nhu cầu sáng tạo, nảy nở những tình cảm mới,
sự say mê, ước vọng nhiệt tình
Về mặt hứng thú: Học sinh có thái độ tự giác tích cực trong học tập xuất phát
từ đông cơ học tập đúng đắn và hướng tới việc chọn nghề sau khi đã học xongtrung học cơ sở Xong hứng thú học tập cũng còn do nhiều động cơ khác nhau: giữlời hứa với bạn, đôi khi do tự ái, hiếu danh cho nên giáo viên cần định hướng chohọc sinh xây dựng động cơ đúng đắn để cho học sinh có được hứng thú bền vữngtrong học tập nói chung và trong giáo dục thể chất nói riêng
Tình cảm: So với các cấp học trước học sinh trung học cơ sở biểu lộ rõ rệt
hơn tình cảm gắn bó và yêu quý mái trường, đặc biệt với giáo viên giảng dạy họcsinh(yêu, ghét rõ ràng) Việc giáo viên gây được thiện cảm và sự tôn trọng củahọc sinh là một trong những thành công trong nghề nghiệp Điều đó giúp giáo viênthuận lợi trong quá trình giảng dạy, thúc đẩy học sinh tích cực, tự giác trong họctập và ham thích môn thể dục Do vậy giáo viên phải là người mẫu mực, côngbằng, biết động viên kịp thời và quan tâm đúng mực tới học sinh, tôn trọng kết quảhọc tập cũng như tình cảm của học sinh
Trí nhớ: Ở lứa tuổi này hầu như không còn tồn tại việc ghi nhớ máy móc do
học sinh đã biết cách ghi nhớ có hệ thống đảm bảo tính logic, tư duy chặt chẽ hơn
và lĩnh hội bản chất của vấn dề học tập Do đặc điểm trí nhớ đối với độ tuổi nàykhá tốt nên giáo viên có thể sử dụng phương pháp trực quan kết hợp với phươngpháp phân tích giảng giải sâu sắc kỹ thuật bài tập và vai trò ý nghĩa cũng như cách
sử dụng các phương tiện, phương pháp trong giáo dục thể chất để học sinh có thể
tự lập một cách độc lập trong thời gian rảnh rỗi
Trang 19Các phẩm chất ý trí của học sinh đã rõ ràng hơn và mạnh dạn so với các lứatuổi trước đó Học sinh có thể hoàn thành được những bài tập khó và đòi hỏi sựkhắc phục khó khăn lớn trong tập luyện.
1.3.2 Đặc điểm sinh lý lứa tuổi trung học cơ sở (16-18)
Trong quá trình sống và phát triển cơ thể con người có những biến đổi đadạng về cấu tạo, chức năng và tâm lý dưới tác động của các yếu tố di truyền và môitrường sống Vì vậy tập luyện thể dục thể thao sẽ có ảnh hưởng tốt đến cơ thểngười tập nếu như những hoạt động tập luyện đó phù hợp với đặc điểm lứa tuổi,giới tính và trình độ tập luyện của đối tượng tập luyện có ý nghĩa vô cùng quantrọng đóng góp tích cực vào việc nâng cao thành tích của vận động viên nói riêng
và của nền thể thao nước nhà nói chung
Hệ thần kinh: Ở lứa tuổi này hệ thần kinh liên tục được phát triển và dần đi
đến hoàn thiện Khả năng tư duy khẳ năng phân tích tổng hợp và trừu tượng hóađược phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành nhanh chóng việc tiếpthu và hoàn thiện kỹ thuật động tác Tuy nhiên đối với một số bài tập đơn điệu,thiếu hấp dẫn cũng làm cho học sinh chóng mệt mỏi Cần thay đổi nhiều hình thứctập luyện một cách đa dạng, phong phú, đặc biệt tăng cường hình thức thi đấu, tròchơi vận động để gây hứng thú và tạo điều kiện hoàn thành tốt các bài tập chính,nhất là các bài tập về sức bền
Ngoài ra do sự hoạt động mạnh của tuyến giáp, tuyến sinh dục và tuyến yênlàm cho tính hưng phấn của hệ thần kinh chiếm ưu thế, giữa hưng phấn và ức chếkhông cân bằng đã ảnh hưởng tới hoạt động thể lực Đặc biệt là các học sinh nữ,tính nhịp điệu giảm xuống nhanh chóng, khả năng chịu đựng lượng vận động yếu
Vì vậy giáo viên cần thực hiện những bài tập thích hợp và thường xuyên quan sátphản ứng cơ thể của học sinh nữ để có biện pháp giải quyết kịp thời
Hệ vận động: Ở tuổi này hệ thống bắt đầu giảm tốc độ phát triển, mỗi năm
nữ cao từ 0.5cm-> 1cm Tập luyện thể dục thể thao một cách thường xuyên sẽ làmcho hệ xương khỏe mạnh hơn Ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở các xương nhỏnhư xương cổ tay, bàn chân hầu như đã hoàn thiện nên có thể thực hiện một sốđộng tác: treo, chống, mang vác nặng mà không làm tổn hại hay không làm sự phát
Trang 20triển lệch lạc của cơ thể Cột sống đã ổn định hình dáng nhưng vẫn chưa được hoànthiện vẫn có thể bị cong vẹo nên tiếp tục bồi dưỡng tư thế chính xác thông qua hệ
số bài tập như sau: đi, chạy, nhảy,thể dục nhịp điệu, cho học sinh là rất cần thiết
và không được coi nhẹ Riêng với học sinh nữ xương xốp hơn, ống tủy rỗng hơn,chiều dài ngắn hơn,bắp thịt nhỏ và yếu hơn nên xương của nữ không khỏe Đặcbiệt xương chậu của nữ to và yếu nên trong quá trình giáo dục thể chất nên khôngthể sử dụng bài tập có khối lượng như đối tượng là nam mà phải có sự phân biệtlượng vận động giữa nữ và nam
Hệ cơ: Các tổ chức cơ phát triển muộn hơn xương nên sức co cơ vẫn còn
tương đối yếu, các bắp cơ phát triển nhanh( cơ đùi, cơ cánh tay) phát triển chậmhơn là các cơ nhỏ (cơ bàn tay, ngón tay) Các cơ co phát triển chậm hơn các cơduỗi, các cơ duỗi của nữ lại càng yếu Đặc biệt vào tuổi 16 các tổ chức mỡ dưới dacủa nữ phát triển mạnh, ảnh hưởng tới việc phát triển sức mạnh của cơ thể Nóichung cuối thời kì trung học cơ sở ( thường nữ 13 - 15 tuổi ) là thời kì cơ bắt pháttriển nhanh nhất
Do vậy, cần tập các bài tập phát triển sức mạnh để góp phần thúc đẩy quátrình phát triển của cơ Nhưng các bài tập không nên chỉ có treo hoặc chống đơnthuần mà phải là bài tập kết hợp giữa treo chống cùng với bài tập khắc phục lựcđối kháng khác nữa Việc tập như vậy sẽ vừa phát triển các cơ co, cơ duỗi lại vừagiảm nhẹ sức chịu đựng các cơ khi tập liên tục trong thời gian dài Các bài tập phảiđảm bảo vừa sức và đảm bảo cho tất cả các loại cơ đều được phát triển Nhưng cần
có yêu cầu riêng biệt đối với học sinh nữ, tính chất động tác của học sinh nữ cầntoàn diện mang tính mềm dẻo, khéo léo và có tính nhịp điệu
Hệ tuần hoàn: Ở lứa tuổi này hệ tuần hoàn của học sinh đang phát triển và đi
đến hoàn thiện: buồng tim phát triển tương đối hoàn chỉnh, mạch đập của nữ 70
-75 lần/phút hệ thống điều hòa vận mạch phát triển tương đối hoàn chỉnh, phản ứng
hệ tuần hoàn tương đối rõ rệt Nhưng sau vận dộng mạch đập và huyết áp hồi phụcnhanh chóng Cho nên lứa tuổi này có thể chạy dai sức và tập những bài tập cócường độ và khối lượng vận động lớn hơn học sinh tiểu học Khi sử dụng bài tập
Trang 21có cường độ và khối lượng tập lớn hoặc các bài tập phát triển sức bền cần phảithận trọng và thường xuyên kiểm tra theo dõi sức khỏe của học sinh.
Hệ hô hấp: Đã hoàn thiện, vòng ngực trung bình của nữ 80 - 85cm diện tiếp
xúc của phổi khoảng 120 - 150cm, dung lượng phổi khoảng 4 - 5 lần, tần số hô hấp
10 - 20 lần/ phút Vì vậy các bài tập phát triển sức bền rất phù hợp với lứa tuổi này
1.4 Cơ sở lý luận của huấn luyện thể lực, kỹ thuật, chiến thuật cầu lông.
Nội dung huấn luyện thể thao: Huấn luyện thể thao có quan hệ trực tiếp đếnviệc xác lập các thành tích thể thao Bởi vậy, mục đích của huấn luyện thể thao:thứ nhất là phát triển các năng lực thể chất và tinh thần của vận động viên để đạtđược tinh thần thể thao cần thiết; thứ hai là sử dụng hoạt động thể thao như là mộtnhân tố phát triển hài hòa nhân cách và giáo dục trách nhiệm đối với xã hội Chỉnhư vậy, thể thao mới giữ được giá trị xã hội và sư phạm của mình Với mục đíchtrên huấn luyện thể thao phải giải quyết những nhiệm vụ chung là đào tạo tâm lý,
kỹ thuật; chiến thuật và thể lực cho vận động viên
Để đạt được thành tích trong thể thao thì ngoài những yếu tố liên quan nhưcon người, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật thì huấn luyện thể thao phải đảm bảocác nguyên tắc chuyên biệt Bên cạnh đó, nội dung huấn luyện thể thao cũng phảiđảm bảo tính toàn diện
Giáo dục phẩm chất, nhân cách, huấn luyện thể lực chuyên môn và tri thứccho vận động viên
Để đạt được thành tích trong tập luyện và trong thi đấu, điều trước tiên làphải giáo dục cho vận động viên động cơ tập luyện đúng đắn và cao đẹp như mongmuốn vươn tới thành tích đỉnh cao của thể dục thể thao; mang vinh quang về cho
cá nhân; tập thể, Quê hương, Đất nước
Nhiệm vụ quan trọng nữa là giáo dục cho vận động viên những chuẩn mực
về đạo đức thể thao, tuân thủ các luật thi đấu, tinh thần thi đấu “cao thượng”
“thắng không kiêu, bại không nản”, cách cư xử đúng mục với huấn luyện viên,đồng đội và người hâm mộ Giáo dục cho vận động viên tính cần cù khắc phục khókhăn trong tập luyện và thi đấu