skkn một số hình thức tổ chức dạy kể chuyện cho học sinh lớp 3 - trường tiểu học tiên dương - huyện đông anh

21 1.1K 0
skkn một số hình thức tổ chức dạy kể chuyện cho học sinh  lớp 3 - trường tiểu học tiên dương - huyện đông anh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI TẬP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC A- PHẦN MỞ ĐẦU 1- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Kể chuyện là một môn học lí thú và hấp dẫn ở các lớp trong trường tiểu học. Tiết kể chuyện thường được các em đón nhận với tâm trạng hào hứng và thích thú. Khác với các giờ học khác: tập đọc, luyện từ và câu… ở tiết kể chuyện, giáo viên và học sinh gần như là thoát li khỏi sách giáo khoa mà được giao hoà tình cảm một cách hồn nhiên thông qua nội dung những câu chuyện được kể. Thông qua lời kể của giáo viên và lời kể của học sinh mọi người như được sống trong những giây phút hồi hộp đầy cảm xúc ngoài qui chế thông thường của một tiết lên lớp bởi không có những hiện tượng căng thẳng như quay cóp, sao chép… Gần như mối quan hệ thầy trò mới được xác lập giữa một không khí mới, không khí cổ tích, không khí của sự khích lệ, không khí của lòng vị tha rất đỗi thanh tao. Kể chuyện là một môn học mang tính nghệ thuật. Phân môn kể chuyện có khả năng phát triển năng lực cảm thụ văn học, cảm thụ nghệ thuật của từng cá thể. Trong quá trình học tập học sinh đóng vai trò quan trọng, chính học sinh là người đồng cảm thụ, đồng sáng tạo với tác giả và người kể chuyện. Môn kể chuyện ở tiểu học ngoài mục đích giải trí, kích thích hứng thú học tập, bồi dưỡng tâm hồn, trau dồi vốn sống… còn nhằm phát triển nâng cao năng lực, trí tuệ của trẻ đồng thời rèn luyện cho các em diễn đạt ngôn ngữ, kích thích khả năng ứng xử ngôn ngữ rèn tính linh hoạt, sáng tạo và tác phong nhanh nhẹn, tháo vát, tự tin cho học sinh. Thực tế hiện nay trong chương trình lớp 3 môn kể chuyện được học cùng với môn tập đọc là giờ "Tập đọc - kể chuyện" được học trong thời lượng 2 tiết. Thời gian dành cho phần kể chuyện là 30 phút theo qui định của Bộ GD- ĐT. Kể chuyện ở đây là học sinh tái hiện lại câu chuyện có sáng tạo bài đọc vừa học. Tuy nhiên một số không ít giáo viên chưa dành cho tiết học này sự đầu tư Người thực hiện: Đình Thị Ánh - Lớp GDTHB Đông Anh 1 BÀI TẬP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC xứng đáng. Dạy kể chuyện hiện nay chưa gây được hứng thú cho học sinh . Giờ học chưa sinh động vì giáo viên chỉ dạy qua loa đại khái miễn là học sinh nhớ được nội dung câu chuyện dẫn đến tình trạng học sinh không kể được chuyện một cách sáng tạo, biết biểu lộ cử chỉ, ánh mắt… mà đối với một số học sinh chăm thì học thuộc lòng câu chuyện như học một bài tập đọc thuộc lòng. Giờ học kể chuyện thiếu hấp dẫn với trẻ. Căn cứ vào thực tế nói trên, câu hỏi mà bản thân tôi cũng như mỗi giáo viên cần đặt ra là: Làm thế nào để gây hứng thú cho học sinh tích cực tham gia kể chuyện trong giờ kể chuyện? Bản thân tôi cũng đã suy nghĩ và nghiêm túc nghiên cứu vấn đề này. Theo tôi, để gây được hứng thú cho học sinh và kích thích tinh thần học tập của các em trong giờ kể chuyện thì giáo viên nên tổ chức một số hình thức thi kể chuyện. Đơn giản vì hình thức "thi" bao giờ cũng kích thích được trẻ tích cực tham gia vào hoạt động kể chuyện một cách có hiệu quả. Xuất phát từ thực tiễn đó mà tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu một số hình thức tổ chức dạy kể chuyện cho học sinh lớp 3. Sau đây tôi xin trình bày đề tài "Một số hình thức tổ chức dạy kể chuyện cho học sinh lớp 3 - trường tiểu học Tiên Dương - huyện Đông Anh". 2- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình dạy môn Tiếng Việt nói chung và dạy phân môn kể chuyện nói riêng . 3- ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU: a- Đối tượng nghiên cứu: Cơ sở lý luận của việc dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học. Vấn đề tổ chức các hoạt động trong tiết dạy kể chuyện cho học sinh lớp 3. b- Phạm vi nghiên cứu: Do thời gian có hạn nên phạm vi nghiên cứu của bài tập nghiên cứu khoa học chỉ tập trung vào việc trình bày" Một số hình thức tổ chức dạy kể chuyện cho học sinh lớp 3- trường Tiểu học Tiên Dương - Đông Anh" Người thực hiện: Đình Thị Ánh - Lớp GDTHB Đông Anh 2 BÀI TẬP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 3- NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: Tìm hiểu cơ sở lý luận về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh và dạy học phân môn kể chuyện lớp 3. Tìm hiểu về thực trạng vấn đề dạy và học kể chuyện khối lớp 3 ở trường tiểu học Tiên Dương . Trình bày một số hình thức tổ chức dạy kể chuyện cho học sinh lớp 3 mà bản thân đã áp dụng đạt hiệu quả cao tại trường tiểu học Tiên Dương. 5- CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Phương pháp nghiên cứu tài liệu Phương pháp điều tra Phương pháp phỏng vấn Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Phương pháp thực nghiệm. Người thực hiện: Đình Thị Ánh - Lớp GDTHB Đông Anh 3 BÀI TẬP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC B- PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I - CƠ SỞ LÝ LUẬN. Mục tiêu của GD- ĐT là đào tạo những con người mới tự chủ, năng động, linh hoạt, sáng tạo phù hợp với sự đổi mới của nền kinh tế xã hội hiện nay. Để thực hiện được mục tiêu đó thì giáo dục phải đổi mới, phương pháp giảng dạy vào việc khơi dạy và phát triển khả năng tư duy, nghĩ và làm một cách tự chủ, năng động và sáng tạo ngay trong việc học tập và lao động ở nhà trường. Phương pháp dạy học nói trên trong khoa học giáo dục thuộc về hệ thống các phương pháp tích cực là phương pháp lấy người học làm trung tâm. Như vậy dạy kể chuyện cũng như dạy các môn học khác, giáo viên cũng cần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hoá các hoạt động của học sinh . Lấy cơ sở của mỗi hoạt động là những việc làm của học sinh dưới sự hướng dẫn gợi mở của thầy giáo, cô giáo. Nghĩa là trong giờ kể chuyện giáo viên cần lưu ý đến các hình thức tổ chức dạy hấp dẫn phù hợp với nội dung bài và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh nhằm phát huy tính độc lập, tự giác của học sinh giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách vui vẻ, nhẹ nhàng và hiệu quả. Trong giờ học các em phải được tham gia kể chuyện, được kể nhiều và bộc lộ năng lực kể chuyện của bản thân, làm sao tiết kể chuyện thực sự là một tiết "học kể chuyện". Người thực hiện: Đình Thị Ánh - Lớp GDTHB Đông Anh 4 BÀI TẬP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHƯƠNG II - CƠ SỞ THỰC TIỄN 1- Thực trạng việc dạy kể chuyện. Hoà nhập vào xu thế đổi mới phương pháp dạy học nói chung, trong những năm qua, trường tôi đã thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học theo sự chỉ đạo của Sở và Phòng giáo dục. Việc đổi mới phương pháp dạy học được tiến hành ở tất cả các môn học, đặc biệt là môn toán, tự nhiên xã hội , các phân môn Tiếng việt trong đó có phân môn kể chuyện. Nhà trường đã tổ chức chuyên đề dạy kể chuyện theo tinh thần đổi mới. Như vậy, đa số giáo viên trong trường đều đã nắm được phương pháp dạy kể chuyện mới. Tuy nhiên điều đó mới chỉ được thể hiện trên giáo án, trong các tiết dạy hội giảng hay dự giờ. Thực tế việc dạy kể chuyện vẫn còn những tồn tại: - Một số giáo viên còn xem nhẹ tiết kể chuyện nên đã dành ít thời gian cho tiết học này. - Các câu chuyện kể lớp 3 lại là những câu chuyện đã được học trong giờ tập đọc. Do đó giáo viên thường nghĩ rằng học sinh đã nhớ được cốt truyện nên cho học sinh tự kể lại câu chuyện theo nhóm hoặc kể trước lớp một cách đơn điệu. Sau đó yêu cầu học sinh về nhà tập kể lại câu chuyện. Đôi khi giáo viên cũng cho học sinh "tập kể" tại lớp theo yêu cầu của đầu bài song số lượng học sinh được kể không nhiều và chỉ tập trung vào một số học sinh khá. 2- Thực trạng việc học kể chuyện: Thực tế hiện nay cho thấy trong giờ kể chuyện, học sinh mới chỉ thích nghe chuyện mà không thích kể lại chuyện. Tiến hành khảo sát học sinh lớp 3E năm học 2005-2006 và học sinh lớp 3D năm học 2006-2007 tôi thu được kết quả như sau: + Khi được hỏi: "Em có thích môn kể chuyện không"? thì 100% học sinh được hỏi đều trả lời có thích môn kể chuyện. Điều này cho thấy môn kể chuyện rất hấp dẫn đối với học sinh tiểu học. Người thực hiện: Đình Thị Ánh - Lớp GDTHB Đông Anh 5 BÀI TẬP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC + Tìm hiểu lí do học sinh yêu thích môn kể chuyện tôi thấy: Phần lớn học sinh thích môn kể chuyện vì câu chuyện có nhiều lí thú, những điều tốt đẹp có tác dụng giáo dục các em… Nhưng khi được hỏi "Con có thích kể chuyện cho các bạn nghe không"? thì chỉ có 35% - 40% số học sinh được điều tra trả lời là thích kể chuyện cho thầy cô và các bạn nghe. Số còn lại không thích mình kể chuyện mà chỉ thích nghe bạn kể. * Trong giờ "kể chuyện" học sinh chỉ thích "nghe kể chuyện" mà không thích " kể chuyện" cho bạn nghe. Điều đó có nghĩa là học sinh chưa thực hiện đúng vai trò là " trung tâm", việc dạy kể chuyện chưa đáp ứng được yêu cầu "đổi mới phương pháp". Tóm lại: Việc dạy và học kể chuyện hiện nay chưa chú trọng và quan tâm đúng mức. Cần phải có những biện pháp, những hình thức tổ chức phong phú, đa dạng để tạo hứng thú học tập cho học sinh, động viên đông đảo học sinh tham gia rèn luyện kĩ năng kể chuyện, nghe kể chuyện và nhận xét bạn kể. Trước những thực trạng nêu trên, tôi cũng đã nghiên cứu và áp dụng một số hình thức tổ chức có hiệu quả. Tôi xin trình bày một số biện pháp để các bạn đồng nghiệp tham khảo và đóng góp ý kiến. Người thực hiện: Đình Thị Ánh - Lớp GDTHB Đông Anh 6 BÀI TẬP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHƯƠNG III - MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY KỂ CHUYỆN CHO HỌC SINH LỚP 3 1- HÌNH THỨC TỔ CHỨC 1: THI KỂ CHUYỆN THEO LỜI NHÂN VẬT. Do đặc thù của môn kể chuyện là các em phải được kể chuyện, được nghe bạn kể chuyện và có khả năng nhận xét và kể. Để trau dồi cách diễn đạt giàu trí tưởng tượng qua việc thay đổi cách xưng hô khi kể chuyện… Tôi tổ chức cho các em cách thi kể chuyện theo lời nhân vật. - Cách chơi như sau: a) Chuẩn bị: Giáo viên dùng những mảnh bìa cứng làm thành những cái mũ đội trên đầu, mũ đó có vẽ hình nhân vật hoặc ghi tên nhân vật. (Nếu có điều kiện giáo viên có thể chuẩn bị được trang phục và đạo cụ đơn giản như: quần, áo, mũ, râu… để hoá trang thì càng tốt). - Lập ban giám khảo (đại diện 1 tổ 1 bạn) để cho điểm các bạn tham gia cuộc thi theo lời nhân vật. - Ba bộ phiếu hoa có ghi điểm 5, 6, 7, 8, 9, 10, dành cho ban giám khảo. b) Cách tiến hành: Giáo viên gọi học sinh xung phong tham gia thi kể chuyện theo lời của một nhân vật (mỗi em kể theo lời của một nhân vật ) mà em yêu thích. Khi kể học sinh đó hoá trang (đội mũ, mặc áo…) thành nhân vật đó để kể lại câu chuyện. Khi kể chuyện thì dùng đại từ chỉ ngôi là "tôi, mình, tớ"để kể. c) Cách đánh giá: Ban giám khảo cho điểm từng học sinh kể chuyện theo các tiêu chuẩn sau: - Điểm 9, 10: Kể đủ chi tiết, rõ trình tự diễn biến, đúng lời của nhân vật đã chọn. Khi kể có sự sáng tạo, thái độ, cử chỉ phù hợp với đặc điểm nhân vật… - Điểm 7, 8: Kể khá đầy đủ chi tiết, tương đối rõ trình tự diễn biến của câu chuyện và đúng lời nhân vật. - Điểm 5, 6: Kể chưa đầy đủ chi tiết, chưa thật rõ trình tự diễn biến của câu chuyện, giọng điệu và cử chỉ chưa phù hợp với đặc điểm nhân vật. * Ví dụ minh hoạ: Ví dụ 1: Dạy bài: CHIẾC ÁO LEN a) Chuẩn bị: - 1 mũ có ghi chữ "Lan" Người thực hiện: Đình Thị Ánh - Lớp GDTHB Đông Anh 7 BÀI TẬP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - 3 bộ phiếu ghi điểm từ điểm 5-> điểm 10. - Bầu ban giám khảo (mỗi tổ 1 em + giáo viên). b) Tiến hành: Khi dạy bài "Chiếc áo len" tôi yêu cầu học sinh kể lại câu chuyện theo lời của nhân vật Lan bằng câu hỏi gợi mở như sau: + Chúng ta sẽ cùng thi kể lại câu chuyện theo lời của nhân vật Lan xem ai là người nhập vai tốt nhất và kể hay nhất. Tôi sẽ gọi em xung phong nhanh nhất lên kể. Sau khi kể xong tôi tiếp tục gọi một học sinh thứ hai và một học sinh thứ ba lên kể. c) Đánh giá: Cuối cùng cả lớp cùng theo dõi kết quả đánh giá của ban giám khảo. Tổng số điểm của 3 người trong ban giám khảo sẽ là điểm của học sinh vừa kể. Ai giành được 27 điểm trở lên sẽ đạt loại giỏi. Nếu đạt từ 21 điểm- 26 điểm loại khá, từ 15 điểm đến 20 điểm là loại trung bình. Giáo viên tổng hợp điểm và tuyên dương khen học sinh. Có thể là tràng pháo tay, hay một cái bút, một viên tẩy do giáo viên chuẩn bị trước. Ví dụ 2: Dạy bài: TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG (Tiếng Việt 3 tập 1) a) Chuẩn bị: - Một mũ có chữ "Quang", 1 mũ có chữ "Vũ". - Trang phục để hoá trang cụ già. - Một số phiếu ghi điểm từ 5- điểm 10. b) Tiến hành: Trước khi yêu cầu học sinh kể tôi đặt câu hỏi: + Câu chuyện gồm mấy nhân vật? Đó là nhân vật nào? (học sinh trả lời: có 4 nhân vật là: Quang, Vũ, cụ già, bác đứng tuổi). + Con hãy kể lại câu chuyện theo lời kể của một nhân vật trong truyện? - Tôi sẽ gọi em nào giơ tay nhanh nhất kể lại câu chuyện "Trận bóng dưới lòng đường" theo lời của nhân vật Quang. - Học sinh đứng lên đội mũ hay hoá trang và kể theo lời của một nhân vật. Cả lớp lắng nghe. - Sau khi học sinh 1 kể xong tôi tiếp tục gọi học sinh 2 kể theo lời của nhân vật Vũ, 1 học sinh kể theo lời của cụ già. Cứ thế tôi tiến hành cho đến hết giờ học. c) Đánh giá: Người thực hiện: Đình Thị Ánh - Lớp GDTHB Đông Anh 8 BÀI TẬP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - Sau khi cả 3 học sinh kể xong tôi yêu cầu học sinh nhận xét bạn kể theo các tiêu chí: + Giọng kể của bạn có khắc hoạ được tính cách của nhân vật không? Ngữ điệu kể thế nào? Có phù hợp với nhân vật không? + Các tình tiết trong câu chuyện có chính xác không ? - Yêu cầu cả lớp theo dõi điểm mà ban giám khảo dành cho ba bạn chơi. - Cả lớp khen bạn. - Cô giáo ghi điểm thưởng cho học sinh kể đạt điểm khá và điểm giỏi. * Kết luận: Cũng là hình thức tổ chức dạy học kể chuyện theo lời của một nhân vật nhưng khi đã tôi đã thay đổi bằng cách "thi kể chuyện theo lời của nhân vật "tôi thấy không khí lớp học thay đổi hẳn, các em mạnh dạn hơn và nhiều em muốn xung phong lên "thi tài" để bộc lộ khả năng của mình. Giờ học có hiệu quả hơn. 2- HÌNH THỨC TỔ CHỨC 2: THI KỂ TRUYỀN ĐIỆN. Mục đích của hình thức này là tôi rèn cho học sinh kĩ năng kể đúng, kể đủ ý và mạch lạc từng đoạn của câu chuyện theo gợi ý của đoạn hoặc tranh minh hoạ. Học sinh biết phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa các bạn để kể cho hấp dẫn và liền mạch. Cách chơi như sau: a) Kể truyền điện theo tranh: * Chuẩn bị: - 2 nhóm học sinh tham gia cuộc thi (số học sinh bằng nhau). - Bộ tranh vẽ minh hoạ từng đoạn của câu chuyện (tranh vẽ trên khổ giấy A3) * Luật chơi: - Giáo viên treo bộ tranh minh hoạ cho từng đoạn của câu chuyện. - Hai đội lên "bắt thăm" hoặc "oản tù tì" để chọn đội kể trước - Giáo viên mời học sinh 1 của 1 đội (xung phong) đứng lên kể đoạn 1 của câu chuyện theo nội dung của tranh số 1. Sau khi học sinh 1 kể xong em đó có quyền chỉ định học sinh số 2 của đội mình kể tiếp đoạn 2 của câu chuyện theo nội dung tranh số 2. Nếu học sinh số 2 kể được đoạn 2 thì bạn lại có quyền chỉ định tiếp học sinh 3 của đội mình kể tiếp đoạn 3 của câu chuyện. Nếu học sinh số 2 không kể được đoạn 2 thì cả lớp đếm từ "một đến năm". Nếu vẫn không kể được thì học sinh 1 chỉ định bạn học sinh số 3 của đội mình kể tiếp đoạn 2… Cứ như thế cho đến khi kể xong câu chuyện. Bạn học sinh số 2 coi là bị điện giật. Người thực hiện: Đình Thị Ánh - Lớp GDTHB Đông Anh 9 BÀI TẬP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC + Tiến hành tương tự với đội số 2. * Cách đánh giá: - Đội có nhiều người bị điện giật là đội thua cuộc. - Giáo viên tuyên dương đội thắng cuộc. - Giáo viên yêu cầu học sinh cả lớp nhận xét thêm về cách kể, sự sáng tạo khi kể hay cách thể hiện ngôn ngữ… của đội thắng cuộc để khắc sâu về cách thể hiện nội dung câu chuyện. Giáo viên ghi điểm thưởng cho đội thắng cuộc hoặc có những phần thưởng nho nhỏ do giáo viên chuẩn bị trước. Ví dụ minh hoạ: Ví dụ 1: Dạy bài "HAI BÀ TRƯNG" (Tiếng việt 3 - tập 2) * Chuẩn bị: - Hai nhóm tham gia cuộc chơi (có số người bằng nhau). - Bộ tranh gồm 4 tranh: + Tranh 1: Cảnh dân ta bị giặc đàn áp, bóc lột sức người và của. + Tranh 2: Trưng Trắc và Trưng Nhị đang luyện võ. + Tranh 3: Hai Bà Trưng ăn mặc đẹp ngồi trên bành voi kéo quân ra trận. + Tranh 4: Cảnh Hai Bà Trưng thắng trận trở về trong niềm hân hoan của nhân dân. * Phổ biến luật chơi: (Như hướng dẫn phần trên). * Tiến hành: Hai nhóm "Oản tù tì" xem đội nào giành phần kể trước Tôi gọi một em xung phong kể theo tranh số 1, em học sinh 1 kể xong tranh 1 thì chỉ định 1 bạn khác trong nhóm - học sinh 2 kể tiếp theo tranh số 2… nếu học sinh 2 kể đúng và hay lại có quyền chỉ định tiếp học sinh 3 kể theo tranh số 3… cứ như thế cho đến tranh số 4. Trường hợp nếu học sinh được chỉ định mà chưa kể được thì học sinh cả lớp đếm từ "một" đến "năm" mà bạn đó vẫn kể được thì học sinh đã kể được đoạn truyện trước đó có quyền chỉ bạn khác kể. Tiến hành tương tự với nhóm thứ 2. * Đánh giá: Sau lần chơi thứ nhất nếu nhóm nào có nhiều bạn bị điện giật thì nhóm đó thua cuộc. Số thời gian còn lại cho nhóm học sinh khác tham gia cuộc chơi. Ví dụ 2: DẠY BÀI NGƯỜI LĨNH DŨNG CẢM ( Tiếng Việt 3 - tập 1) Người thực hiện: Đình Thị Ánh - Lớp GDTHB Đông Anh 10 [...]... thực tiễn 5 Chương III- Một số hình thức dạy kể chuyện cho học sinh lớp 3: 7 1- Hình thức 1: Thi kể chuyện theo lời nhân vật 7 2- Hình thức 2: Thi kể truyền điện 9 a) Kể truyền điện theo tranh b) Kể truyền điện theo ý, theo đoạn 9 11 3- Hình thức 3: Thi sắp xếp đúng trình tự câu chuyện 13 4- Hình thức 4: Tổ chức cho học sinh đóng vai 16 C- PHẦN KẾT LUẬN 19 1- Kết quả thu được 2- Kết luận TÀI LIỆU THAM... KHOA HỌC C- PHẦN KẾT LUẬN 1- Kết quả thu được: Trên đây tôi đã trình bày "Một số hình thức tổ chức dạy kể chuyện cho học sinh lớp 3" Qua nhiều tiết dạy tôi đã áp dụng các hình thức kể chuyện đã nêu và thu được kết quả rất khả quan - Không khí lớp học rất sôi nổi - Học sinh nào hứng tham gia thi kể chuyện mà không còn rụt rè, e ngại như trước đây - Một số em do được khen và ghi được điểm cao trong giờ kể. .. KHẢO 1- Một số vấn đề cơ bản của chương trình Giáo dục Tiểu học mới NXBGD- Hà Nội 1998 2- Phương pháp dạy học Tiếng Việt - Lê Phương Nga 3- Dạy kể chuyện ở Tiểu học - Chu Huy 4- Sách Tiếng Việt - Tập I; II 5- Sách giáo viên Tiếng Việt 3 Người thực hiện: Đình Thị Ánh - Lớp GDTHB Đông Anh 20 BÀI TẬP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC MỤC LỤC Trang A- PHẦN MỞ ĐẦU 1 B- NỘI DUNG 4 Chương I- Cơ sở lí luận 4 Chương II - Cơ... kể chuyện nên rất vui và hào hứng khi kể Hơn thế các em còn say mê học truyện thậm chí có em còn học thuộc câu chuyện và có tâm lí đợi chờ giờ học tới để lại được lên kể Điều đó chứng tỏ rằng các hình thức tổ chức kể chuyện đa dạng sẽ lôi cuốn được các em tham gia tích cực Trên đây là một số hình thức tổ chức dạy học tôi đã áp dụng trong 2 năm học 200 5-2 006 ; 200 6-2 007 có hiệu quả Bên cạnh một số hình. .. người - Học sinh đóng vai vua: Quân, cởi trói cho cậu bé Cả lớp cùng vỗ tay hoan hô Ví dụ 2: Dạy bài: NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ (Tiếng Việt 3 -tập 2-trang 31 ) * Chuẩn bị: - Một học sinh vai người dẫn truyện - Một học sinh vai - đi- xơn - Một học sinh vai bà cụ * Tiến hành: - Người dẫn truyện: - đi xơn là một nhà bác học nổi tiếng người Mĩ Khi ông chế ra đèn điện, người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem Có một. .. luận: Bằng cách tổ chức cho học sinh sắp xếp ý đúng trình tự của câu chuyện tôi đã giúp học sinh ghi nhớ được nội dung và nhanh chóng tái hiện lại các chi tiết trong câu chuyện một cách rõ ràng Để đánh giá, nhận xét các nhóm chơi yêu cầu học sinh phải thực sự chú ý Bằng biện pháp này tôi giúp học sinh kể lại câu chuyện tốt hơn ở các phần tiếp theo 4- HÌNH THỨC TỔ CHỨC 4: TỔ CHỨC CHO HỌC SINH ĐÓNG VAI... (điện giật) và học sinh kể đúng đoạn trước lại có quyền chỉ định một người khác của nhóm bạn lên kể Cụ thể là: Trong câu chuyện trên, học sinh A1 (kể được) -> học sinh B1 (không kể được) -> học sinh A1 chỉ định tiếp học sinh B2 (kể được) -> học sinh A2… * Đánh giá: Kết thúc cuộc chơi , nhóm nào có nhiều học sinh phải đứng ( điện giật) thì nhóm đó thua cuộc Tôi cho học sinh nhận xét các bạn kể (trong nhóm... đội kể trước Tôi sẽ chỉ định một em tổ 1 (xung phong) kể đoạn 1 Nếu em thứ nhất kể tốt sẽ chỉ định em thứ 2 kể tiếp đoạn 2… Cứ như thế cho đến khi kể xong câu chuyện Nếu em thứ hai không kể được đoạn 2 Thì em thứ nhất sẽ được quyền chỉ định một bạn thứ 3 kể đoạn 2 Khi em thứ 3 kể xong thì em thứ 3 lại chỉ định bạn thứ tư kể đoạn 2… Cụ thể, học sinh 1 (kể tốt) -> học sinh 2 (không kể được )-> học sinh. .. thưởng cho học sinh , cả lớp khen bạn * Kết luận: Trong giờ kể chuyện học sinh được đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện tôi thấy học sinh có cơ hội để thể hiện khả năng diễn xuất của mình Giúp các em mạnh dạn và tự tin trong học tập Nhiều em nhút nhát nay đã mạnh dạn hẳn lên, không khí lớp học vui hơn Đây chính là sân chơi dành cho học sinh tiểu học Người thực hiện: Đình Thị Ánh - Lớp GDTHB Đông Anh. .. câu chuyện, tạo thành một bộ phiếu Có thể làm bộ phiếu cho 2 tổ (nhóm cùng chơi) Mỗi bộ phiếu để trong một phong bì to, các phiếu để lộn xộn, không đúng trình tự của câu chuyện Ngoài bìa cần đề tên câu chuyện - 1 đồng hồ để tính thời gian - Lập các nhóm học sinh tham gia cuộc chơi (2 nhóm, mỗi nhóm có 4 hoặc 5 học sinh) - Bầu tổ trọng tài (gồm có giáo viên và 3 học sinh đại diện 3 tổ) b) Luật chơi: - . KHOA HỌC CHƯƠNG III - MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY KỂ CHUYỆN CHO HỌC SINH LỚP 3 1- HÌNH THỨC TỔ CHỨC 1: THI KỂ CHUYỆN THEO LỜI NHÂN VẬT. Do đặc thù của môn kể chuyện là các em phải được kể chuyện, . " ;Một số hình thức tổ chức dạy kể chuyện cho học sinh lớp 3 - trường tiểu học Tiên Dương - huyện Đông Anh& quot;. 2- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình dạy môn Tiếng. hình thức tổ chức dạy kể chuyện cho học sinh lớp 3- trường Tiểu học Tiên Dương - Đông Anh& quot; Người thực hiện: Đình Thị Ánh - Lớp GDTHB Đông Anh 2 BÀI TẬP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 3- NHIỆM VỤ NGHIÊN

Ngày đăng: 03/01/2015, 14:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan