1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cải tiến phương pháp và hình thức tổ chức dạy học văn miêu tả cho học sinh trong phân môn tập làm văn lớp 4–5 tại trường tiểu học ninh nhất, thành phố ninh bình

13 684 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 118,5 KB

Nội dung

Đây cũng là thể loại Tập làm văn giúp học sinh phát triển cách diễn đạt, bộc lộ khả năng quan sát và cảm nhận cuộc sống và là nền tảng của mọi thể loại làm văn khác trong nhà trường, là

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng sáng kiến thành phố Ninh Bình

Chúng tôi ghi tên dưới đây:

S

T

Ngày tháng năm sinh Nơi công tác

Chức danh

Trình độ chuyên môn

Tỷ lệ đóng góp vào việc tạo ra SK

1 Trần Thúy Nga 23/4/1974 Trường Tiểu họcNinh Nhất. trưởngHiệu Đại học 40%

2 Lê Phạm Thu Hà 19/9/1972 Trường Tiểu học

Ninh Nhất.

P.Hiệu trưởng Đại học 40%

3 Đào Thị Kim Thoa 20/3/1974 Trường Tiểu họcNinh Nhất. TTCM4-5 Đại học 20%

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Cải tiến phương pháp và hình thức tổ chức dạy học văn miêu tả cho học sinh trong phân môn Tập làm văn lớp 4–5 tại trường Tiểu học Ninh Nhất, thành phố Ninh Bình”.

- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Ninh Nhất

- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phương pháp và hình thức dạy học

- Mô tả bản chất của sáng kiến:

I Về nội dung của sáng kiến

Phân môn tập làm văn có vị trí quan trọng đặc biệt trong dạy học là dạy

học sinh sử dụng được tiếng Việt để giao tiếp, tư duy, học tập, hình thành, phát triển năng lực tạo lập ngôn bản ở học sinh

Thể loại văn miêu tả là thể loại chủ đạo trong phân môn Tập làm văn lớp

4, 5 Chương trình Tập làm văn lớp 4 gồm 66 tiết, trong đó văn miêu tả chiếm

38 tiết; ở lớp 5 tỉ lệ này là 43/66 tiết Đây cũng là thể loại Tập làm văn giúp học sinh phát triển cách diễn đạt, bộc lộ khả năng quan sát và cảm nhận cuộc sống

và là nền tảng của mọi thể loại làm văn khác trong nhà trường, là phân môn sử dụng và hoàn thiện một cách tổng hợp các kiến thức và kĩ năng tiếng Việt mà các phân môn Tiếng Việt khác (Học vần, Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Luyện từ

và câu, kể chuyện…) đã hình thành Kiến thức của các môn học này cộng với vốn sống thực tế sẽ giúp học sinh trình bày suy nghĩ của mình một cách mạch

Trang 2

lạc và sống động Qua đó, bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương đất nước, vốn sống, vốn ngôn ngữ và khả năng giao tiếp

Thứ hai, việc dạy văn miêu tả ở tiểu học giúp HS có thói quen quan sát, biết phát hiện những điều mới mẻ, thú vị về thế giới xung quanh; biết truyền những rung cảm của mình vào đối tượng miêu tả; biết liên tưởng, sử dụng những

từ ngữ có giá trị biểu cảm, những câu văn trong sáng để miêu tả đối tượng đảm bảo gần gũi về nội dung, chân thực về tình cảm Một bài văn hay là một bài văn

mà khi đọc, người đọc thấy hiện ra trước mắt mình: con người, cảnh vật, đồ vật,

… cụ thể, sống động như nó vẫn tồn tại trong thực tế cuộc sống Trên thực tế không ít học sinh lo lắng khi viết một bài văn miêu tả do thiếu ý tưởng để triển khai bài viết, ít được quan sát thực tế, ít vốn sống, ít tư liệu đời sống; ngôn ngữ chưa phong phú; các em chưa biết cách diễn đạt;

Nhận thức được đầy đủ vai trò và ý nghĩa to lớn của việc dạy văn miêu tả

trong nhà trường tiểu học, chúng tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến: “Cải tiến phương pháp và hình thức tổ chức dạy học văn miêu tả cho học sinh trong phân môn Tập làm văn lớp 4 – 5 tại trường Tiểu học Ninh Nhất, thành phố Ninh Bình.”

1 GIẢI PHÁP CŨ THƯỜNG LÀM

1.1 Nội dung giải pháp cũ

Việc dạy văn miêu tả cho học sinh trong trường tiểu học hiện nay thông thường qua các bước sau:

- Bước 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài, xác định đối tượng cần miêu tả

- Bước 2: Hướng dẫn học sinh lập dàn ý cho bài văn miêu tả bằng các câu hỏi gợi ý khai thác vốn kiến thức thực tế của học sinh

- Bước 3: Học sinh thực hành viết bài

- Bước 4: Giáo viên và học sinh cùng đánh giá và nhận xét bài làm của học sinh

- Bước 5: Tổ chức rút kinh nghiệm, chọn ra những bài văn hay, câu văn sáng tạo

1.2 Ưu điểm

- Các hoạt động này được diễn ra trong không gian lớp học, giáo viên dễ dàng tổ chức và kiểm soát các hoạt động học tập của học sinh

- Học sinh nhìn chung nắm được cấu trúc một bài văn miêu tả, có sự tương tác hỗ trợ lẫn nhau trong việc xây dựng và hoàn thiện dàn ý cho bài văn miêu tả

1.3 Hạn chế của giải pháp cũ

- Học sinh ít được quan sát đối tượng cần miêu tả như cảnh vật, con

người, động vật, con vật xung quanh mình Do vậy các em thường làm bài theo khuôn mẫu dàn ý mà cô giáo hướng dẫn, bài làm thiếu chân thực, chưa phát huy khả năng sáng tạo, khả năng quan sát, so sánh, liên tưởng của học sinh

- Khi quan sát đối tượng miêu tả, học sinh thường quan sát chung chung theo hướng chủ quan của mình do chưa có kĩ năng quan sát đối tượng một cách

Trang 3

cụ thể Do vậy học sinh thường thiếu ý tưởng để triển khai bài viết Vì thế học sinh thường có tâm lí lo ngại và rất sợ học văn, đặc biệt là văn miêu tả

- Bài làm của các em còn viết theo một khối mòn khuôn sáo, kém hấp

dẫn, ít cảm xúc và nghèo hình ảnh Đặc biệt là các em chưa biết sử dụng các biện pháp tu từ, các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa, vốn từ lại nghèo nàn nên bài văn miêu tả của các em còn khô khan, lủng củng, nghèo cảm xúc, đôi khi bài văn trở thành một bảng liệt kê các chi tiết của đối tượng miêu tả

- Học sinh chưa có khả tổng hợp được kiến thức, thể hiện sự rung cảm cá nhân, chưa biết thể hiện tiếng mẹ đẻ một cách trong sáng Các em thường ngại học văn nên đôi khi còn sao chép văn mẫu, dẫn đến hạn chế khả năng sáng tạo của học sinh trong học tập cũng như trong cuộc sống

- Giáo viên thường hướng dẫn theo một khuôn mẫu nhất định, để học sinh

tự mày mò Cá biệt còn có giáo viên cho học sinh học thuộc văn mẫu Chưa đầu

tư thoả đáng cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy, trau dồi vốn sống cho mình, cập nhật các kiến thức thực tế nâng cao hiệu quả giảng dạy

- Giáo viên chưa quan tâm đến việc tổng hợp kiến thức các môn học tích hợp trong dạy Tập làm văn

2 GIẢI PHÁP MỚI CẢI TIẾN

2 1 Giải pháp 1: Tổ chức cho học sinh trải nghiệm thực tế

Tổ chức cho học sinh quan sát cảnh vật tại thực địa: xây dựng kế hoạch

tổ chức các tiết học thực tế ngoài trời để quan sát các đối tượng cần miêu tả Chẳng hạn: Tổ chức cho học sinh quan sát cánh đồng lúa vào buổi sớm, cảnh hoàng hôn trên đường đi học về vào buổi chiều, tham quan di tích lịch sử chùa Hưng Long, đầm sen vào một buổi sáng mùa hè …hay tổ chức cho học sinh đi tham quan bảo tàng Ninh Bình, sông Vân, núi Thuý Giáo viên cần đặc biệt lưu

ý giúp học sinh phân những điểm khác biệt, đặc trưng của cảnh vật như cánh đồng lúa xanh mướt đang thì con gái hay cánh đồng lúa đến mùa thu hoạch vàng óng, trĩu bông …

Tổ chức cho học sinh quan sát các hoạt động của con người trong thực tế đời sống: Đối với các tiết dạy miêu tả về hình dáng và hoạt động của con người

giáo viên xây dựng kế hoạch, tổ chức cho học sinh quan sát ngay tại thực tế các đối tượng cần miêu tả như cho học sinh ra cánh đồng quan sát các bác nông dân đang gặt lúa hoặc cấy lúa, quan sát các bạn học sinh trong giờ ra chơi, quan sát bạn mình trong một tiết học, quan sát bạn biểu diễn văn nghệ, hoạt động của các bạn trong giờ tan học, cô giáo trong một tiết dạy…để tăng thêm vốn hiểu biết cho các em

Tổ chức cho học sinh quan sát các hoạt động của con vật: Trên thực tế

nhiều học sinh chưa hề được nhìn thấy con gà đang gáy, con trâu đang cày ruộng…vì thế thiếu thực tế khi miêu tả Vì thế để học sinh học tốt dạng bài miêu

Trang 4

tả con vật giáo viên cần tổ chức cho học sinh quan sát hình dáng và hoạt động của những con vật ở xung quanh mình như con trâu đang cày ruộng, con bò đang thung thăng gặm cỏ, hay tổ chức cho học sinh đi tham quan công viên Núi Thuý để được tận mắt nhìn thấy chú khỉ làm trò, chú voi hiền lành hay con hổ hung dữ…

Tổ chức cho học sinh quan sát các đồ vật cần miêu tả: Với những tiết dạy

văn tả đồ vật cần cho học sinh quan sát cụ thể những đồ vật cần miêu tả để nhận biết đặc điểm riêng biệt của nó như quan sát cặp sách, cái trống trường, hay đến thăm quan bảo tàng Ninh Bình quan sát cái trống đồng hoặc một kỷ vật chiến tranh để lại cho em ấn tượng sâu sắc…

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học văn: Với những

tiết dạy không có điều kiện tổ chức ngoài trời, giáo viên cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy Giáo viên sưu tầm thêm những hình ảnh, tạo hình ảnh động, những thước phim, những clip phù hợp với từng bài giúp các em dễ hình dung được nội dung bài, quan sát đối tượng cần miêu tả thông qua những hình ảnh, thước phim tư liệu sống động đó Ví dụ đối với bài

“Cấu tạo bài văn miêu tả con vật”, trước khi học sinh thực hành làm bài tập, ngoài việc cho các em quan sát tranh vẽ trong SGK chúng tôi cho học sinh xem một đoạn phim sống động về hình ảnh và tiếng kêu của các con vật : mèo, thỏ, chó, bò, gà Điều đó giúp các em dễ dàng hình dung được hình dáng, hoạt động của con vật , tìm được những ý văn hay để xây dựng dàn ý cho bài văn của mình Từ những kiến thức thực tế mà các em quan sát được sẽ khắc sâu trong trí nhớ của các em, giúp các em tái hiện lại chân dung đối tượng cần miêu tả một cách chân thực và sinh động

Đây là biện pháp chủ đạo giúp học sinh tăng cường vốn sống, khả năng hiểu biết và trải nghiệm cuộc sống, từ đó học sinh tăng cường vốn hiểu biết và khả năng khám phá thế giới xung quanh mình, có những biết sâu sắc về đối tượng cần miêu tả

2 2 Giải pháp 2: Bồi dưỡng kĩ năng quan sát cho học sinh

Để bồi dưỡng kĩ năng quan sát cho học sinh, người giáo viên đóng vai trò

tổ chức hướng dẫn học sinh khi quan sát đối tượng thông qua các câu hỏi gợi mở

để tìm những nét đặc trưng nhất của đối tượng cần miêu tả, phân biệt được đối tượng mình định miêu tả khác với đối tượng khác Ví dụ: khi cho học sinh quan sát cảnh hoàng hôn trên đường đi học về, giáo viên đặt ra những câu hỏi như: con đường em đi học về có điểm gì nổi bật? cảnh vật trên con đường này vào buổi chiều khác với buổi sáng em đi học ở điểm nào? …Hay khi tổ chức cho học sinh tham quan Chùa Hưng Long giáo viên có thể nêu các câu hỏi: Ngôi chùa này có đặc điểm gì khác với những ngôi chùa mà em có dịp quan sát? Từ

Trang 5

đó định hướng cho học sinh kĩ năng quan sát tỉ mỉ, chi tiết đối tượng cần miêu tả

Quan sát đối tượng miêu tả không đơn thuần chỉ là nhìn thấy đối tượng cần miêu tả mà cần hướng dẫn học sinh sử dụng tất cả các giác quan để nhận biết đặc điểm của thế giới xung quanh: dùng mắt để nhận rõ hình dáng, màu sắc, hình khối của sự vật; dùng tai để nghe âm thanh; dùng mũi phát hiện các loại mùi…để thu nhận các đặc điểm đặc sắc của sự vật, hiện tượng, thu nhận các cảm xúc, liên tưởng, hồi tưởng,… và tìm tòi các từ ngữ để diễn đạt các điều thu nhận được giúp người nghe, người đọc cảm nhận được đối tượng miêu tả chân thực và gần gũi

Ngoài ra cần giúp học sinh hiểu không chỉ vận dụng các giác quan trong miêu mà cần thể hiện tình yêu và tấm lòng của mình khi miêu tả đối tượng

Ví dụ: Khi học sinh quan sát hồ nước đại đa số học sinh đều nêu nhận xét “mặt

hồ lặng im”

Giáo viên có thể đặt câu hỏi cho học sinh: Bản thân các em thường lặng

im khi nào? ( Khi say ngủ, khi đang suy nghĩ, khi nhớ về ai đó…)

Từ đó định hướng để học sinh nêu:

Học sinh nêu: “Hồ nước lặng im như đang chìm sâu vào giấc ngủ”

Có học sinh lại nêu: “Hồ nước lặng im khi đang nhớ tới các vì sao”

“Hồ nước lặng im như đang mơ màng, suy tư”… Nhờ đó mà người đọc, người nghe sẽ cảm nhận đối tượng miêu tả, đoạn văn, bài văn được miêu tả chân thực, sống động và gần gũi

Đây là giải pháp tích cực bồi dưỡng kĩ năng quan sát cho học sinh, tạo điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con người và thiên nhiên đất nước, có cơ hội bộc lộ cảm xúc của cá nhân, mở rộng tâm hồn và phát triển nhân cách con người Việt Nam mới

2 3 Giải pháp 3: Tổ chức các hoạt động “học cùng con”

Học sinh không chỉ thực hành kỹ năng quan sát qua các tiết học mà còn quan sát thiên nhiên, thế giới xung quanh mình ở mọi lúc, mọi nơi, qua các hoạt động sinh hoạt hàng ngày Vì thế, cùng với giáo viên, cha mẹ cũng có vai trò rất lớn trong việc bồi dưỡng năng lực quan sát cho trẻ, giúp các em học tốt phân môn tập làm văn, đặc biệt là văn miêu tả Trên thực tế không phải học sinh nào cũng có cha mẹ biết định hướng cho các em khi quan sát sự vật Vì vậy nhà trường cần tích cực tổ chức các tiết học ngoài trời và mời cha mẹ học sinh cùng tham dự Qua điều tra thực tế, nhiều phụ huynh rất hứng thú với việc học cùng con và thấy rằng cần phải dành nhiều thời gian cho con mình tham quan, dã ngoại trải nghiệm thực tế để tăng thêm vốn hiểu biết cho trẻ

Giáo viên cũng cần định hướng cho phụ huynh ngoài việc đi tham quan,

dã ngoại trải nghiệm thực tế thì cần bồi dưỡng năng lực quan sát cho trẻ ngay

Trang 6

trong những sinh hoạt hàng ngày thông qua hệ thống câu hỏi để định hướng cho trẻ quan sát Ví dụ: Mẹ cùng con đi siêu thị, để giúp con cách quan sát tỉ mỉ, mẹ

có thể định hướng cho con bằng các câu hỏi:

“Con hãy kể tên các gian hàng trong siêu thị?” → Trả lời các câu hỏi này con cần có sự quan sát tổng hợp

“Trong các gian hàng đó con thích gian hàng nào nhất? Gian hàng nào nhiều người mua nhất?” → Trả lời các câu hỏi này con cần có sự quan sát tỉ mỉ

Để thay đổi hình thức, tránh nhàm chán cho trẻ, mẹ cũng có thể cùng con thi kể tên các gian hàng trong siêu thị, mỗi người nói một lượt, người nói sau không nói lặp của người nói trước…

Giải pháp này huy động thêm các đối tượng tham gia cùng học, cùng đánh giá việc học của trẻ, rèn cho trẻ thái độ học tập tích cực, bồi dưỡng kỹ năng quan sát, tăng cường vốn hiểu biết và vốn sống cho trẻ

2 3 Giải pháp 3: Tổ chức các trò chơi học tập nhằm rèn luyện khả năng quan sát của học sinh

Giúp học sinh học tốt hơn văn miêu tả cần rèn cho học sinh khả năng quan sát Muốn vậy giáo viên cần nghiên cứu đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đưa thêm các trò chơi học tập để rèn khả năng quan sát cho các em Chẳng hạn:

Tổ chức các trò chơi tăng cường khả năng quan sát: giáo viên tổ chức

cho học sinh các trò chơi như “Có, không” sau khi đi dã ngoại để tăng cường

khả năng quan sát cho học sinh bằng cách tổ chức cho học sinh ngồi vòng tròn, giáo viên làm quản trò để ra các câu hỏi về các đồ vật đã nhìn thấy như: Vật đó làm bằng gỗ không? Vật đó hình tròn phải không? Vật đó có màu xanh không? để rèn kỹ năng quan sát cho học sinh

Tổ chức các trò chơi tăng cường khả năng cảm nhận: Giáo viên cần tổ

chức các trò chơi để tăng cường khả năng quan sát cho các em như trò chơi “bịt mắt đoán vật” Giáo viên chuẩn bị một số quả tươi như: na, ổi, táo, cam…(số loại quả bằng số học sinh tham gia của mỗi lượt chơi) Sau đó học sinh tham gia chơi được bịt mắt rồi phát cho mỗi học sinh một quả Trước tiên học sinh sẽ sờ bên ngoài quả để đoán tên của quả đó Nếu học sinh chưa phát hiện ra được thì tiếp tục tổ chức cho học sinh ngửi mùi, ăn để đoán tên quả

Tổ chức các trò chơi tăng cường khả năng phát triển ngôn ngữ: để tăng

cường khả năng tư duy, trí nhớ và phát triển ngôn ngữ, khả năng quan sát cho trẻ, giáo viên tổ các trò chơi như “ Chiếc nón kỳ diệu”, “ Đuổi hình bắt chữ” hay trò chơi “Địa danh Việt Nam” …Ví dụ ở trò chơi “Địa danh Việt Nam” giáo viên tổ chức cho học sinh chơi theo nhóm lần lượt kể tên các tỉnh thành nước ta không được kể lặp lại Nhóm nào có nhiều học sinh kể đúng sẽ giành chiến thắng

Trang 7

Giải pháp này rèn kỹ năng cảm nhận, quan sát vật bằng các giác quan tăng cường hiểu biết và kỹ năng sống, tăng thêm hứng thú học tập, giúp học sinh thấy

tự tin hơn và có thể chủ động nhiều hơn trong cuộc sống của mình

2 4 Giải pháp 4: Khuyến khích học sinh đọc các tác phẩm văn học

Để tạo được sự hứng thú học tập cho học sinh ngoài vốn hiểu biết từ những trải nghiệm thực tế cần phải giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp và khả năng kỳ diệu của ngôn từ trong các tác phẩm văn học Mỗi tác phẩm văn học là kết quả của sự bộc lộ tài năng, tâm tư, tình cảm của người viết Giáo viên cần khích lệ học sinh tăng cường đọc trong các tiết học thư viện, trong các giờ nghỉ

để đọc sách, giúp học sinh tiếp xúc với nhiều tác phẩm văn học để cảm nhận như hình ảnh, chi tiết kết cấu tác phẩm, các đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật, trau dồi kiến thức cho mình Đọc các tác phẩm văn học giúp các em chắt lọc tinh túy của cái hay, cái đẹp, sự phong phú, giàu hình ảnh, sự khái quát của ngôn ngữ Tiếng Việt qua cái tài của nhà văn Đọc sách là cách tốt nhất để ta tiếp thu văn hóa trên thế giới, làm giàu thêm vốn hiểu biết của mình Ngoài việc đọc các cuốn truyện, sách giáo khoa, các tác phẩm văn học để củng cố kiến thức, chúng

ta cũng nên đọc những quyển sách về các lĩnh vực khác trong cuộc sống để hiểu những gì đang diễn ra xung quanh mình, hoàn thiện bản thân, phát triển tâm hồn

để hướng tới những giá trị tốt đẹp Khi học sinh đọc càng nhiều, vốn từ và cách hành văn sẽ dần tích lũy trong trẻ giúp các em có thể nói lưu loát, diễn đạt ý một cách rõ ràng, mạch lạc hơn

Giải pháp này bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu văn, thích nghiên cứu, tìm tòi, khám phá để cảm nhận cái hay, cái đẹp trong văn học Từ đó giúp học sinh thích học văn, bồi dưỡng cảm xúc, kích thích khả năng sáng tạo để vận dụng vào bài viết của mình

2 5 Giải pháp 5: Tích hợp các nội dung học tập ở các môn học

Quan sát và cảm nhận để có nội dung để viết văn nhưng từ những nội dung đó để trở thành những câu văn hay, những bài văn hay thì các em phải có phương tiện đấy chính là vốn từ, cách diễn đạt, khả năng liên kết làm cho các sự vật, hiện tượng đó hiện lên trực tiếp (tái hiện) trước mắt người đọc (người nghe) một cách cụ thể, sống động, như thật khiến cho người ta có thể nhìn, nghe, ngửi,

sờ mó được Vì vậy ngay từ trong các môn học Khoa học, Mỹ thuật, Âm nhạc, Luyện từ và câu, Tập đọc… giáo viên cần có những câu hỏi để khai thác nội dung gắn với thực tế cuộc sống làm cho kiến thức thực tế từ vốn sống của các

em trở nên đa dạng, ngôn ngữ giàu hình ảnh, cung cấp thêm vốn từ giúp các em học tốt môn văn Ví dụ dạy bài 53, môn khoa học lớp 5, bài “Cây con mọc lên từ hạt” giáo viên có thể tổ chức cho học sinh gieo hạt giống vào một cái chậu, quan

Trang 8

sát sự lớn lên của nó rồi ghi lại nhật ký cây trồng thao tác này giúp các con rèn luyện kỹ năng quan sát và cách ghi chép

2 6 Giải pháp 6: Hướng dẫn học sinh lập sổ tay ghi chép

Sẽ rất thành công nếu câu văn, bài văn của các em miêu tả có được những chi tiết bất ngờ thú vị Muốn vậy khi quan sát các em cần ghi chép lại những chi tiết đặc biệt đó vào một cuốn sổ tay Những phát hiện này sẽ là điều kiện giúp các em có được những bất ngờ, thú vị làm cho bài văn của các em thêm sáng tạo độc đáo Ngoài ra, chúng tôi còn khuyến khích các em tích cực đọc sách báo hoặc những bài văn hay và ghi chép lại những chi tiết, hình ảnh mình thích, những gì mình cảm thấy hay, thấy đẹp, những câu văn giàu hình ảnh mà mình tâm đắc vào cuốn sổ tay đó Sau đó sẽ lựa chọn một số câu và ghi ra giấy dán vào mục “Lời hay, ý đẹp” ở lớp để giới thiệu cho các bạn khác cùng tham khảo Giáo viên hướng dẫn học sinh ghi chép một cách ngắn gọn, không cần dài dòng, chỉ điểm qua những nét chính Làm tốt điều này vốn sống của các em sẽ phong phú hơn, viết văn sẽ tốt hơn

IV Đánh giá lợi ích thu được

1 Lợi ích kinh tế

Số tiền làm lợi được ước tính trong 01 năm học áp dụng cho việc dạy học phân môn Tập làm văn với 224 học sinh của trường Tiểu học Ninh Nhất:

STT Nội dung chi phí Cách làm cũ Cách làm mới Số tiền làm lợi

(VN đồng)

1. Chi mua sắm đồ dùng,

tranh ảnh cho giáo viên

200 000đ/bài x

81 bài/2 khối 4,5

x 2 lớp

= 32 400 000 đ

120 000 đ/1USB x 4

GV = 480 000đ.

200 000đ/chuyến tắc

xi x 4 chuyến x2 lượt

= 1 600 000đ Tổng: 2 080 000 đ

30 320 000 đ

2. Chi mua sách tham khảo

(văn mẫu)

48 000 đồng x 2 cuốn (kì 1, kì 2)

x 224 học sinh

= 21 504 000 đ

Học sinh không phải mua sách tham khảo

mà đọc tại thư viện trường.

21 504 000 đ

Hiệu quả kinh tế mà sáng kiến đem lại chính là giảm bớt được chi phí mua tranh ảnh, đồ dùng dạy học cho giáo viên, học sịnh và kinh phí cho các gia đình học sinh trong việc mua sách tham khảo (văn mẫu) Nếu áp dụng sáng kiến trên địa bàn thành phố Ninh Bình sẽ giảm bớt được kinh phí để việc mua sách tham khảo (văn mẫu) với chi phí không nhỏ đồng thời giảm thời lượng giảng dạy các nội dung về lý thuyết của giáo viên, tăng thời lượng thực hành cho học

sinh Đặc biệt, hiệu quả kinh tế của sáng kiến được kéo dài trong nhiều năm, liên

quan đến các nhà trường và nhiều gia đình trong toàn tỉnh Ninh Bình

Trang 9

Tuy nhiên, lợi ích kinh tế lớn nhất mà sáng kiến mạng lại không phải chỉ

ở số tiền là lợi mà chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn tăng lên rõ rệt Đây chính là nguồn lợi kinh tế về tri thức vô giá, rất khó có thể kiểm đếm được

2 Lợi ích xã hội

Sáng kiến là một trong những giải pháp cụ thể hóa mục tiêu “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo” theo tinh thần nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Đây cũng là một điểm mới có tính đột phá, quyết liệt về “đổi mới cách dạy, đổi mới cách học” theo phương châm của

Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển

từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.” Góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn của nhà trường

Một số hiệu quả cụ thể:

a Hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn

Chất lượng dạy học môn Tiếng Việt được thể hiện qua thống kê tại trường Tiểu học Ninh Nhất vào các thời điểm: tháng 5/2013 (thời điểm chưa áp dụng sáng kiến); tháng 5/ 2014 (sau khi áp dụng sáng kiến 1 năm học) và tháng 5/ 2015 (sau khi áp dụng sáng kiến 2 năm học) Cụ thể:

Nội dung

Kết quả chất lượng phân môn Tập làm văn

qua các năm học (tỉ lệ %) So sánh sau 02

năm áp dụng SK

2012-2013 2013-2014 2014-2015 Đạt loại khá, giỏi 55,1 72,2 76,3 Tăng 21,2

Đạt loại TB 38,5 24,7 23,7 Giảm 14,8

Khả năng viết văn

b Hiệu quả trong việc nâng cao kĩ năng học tập,bồi dưỡng tình cảm của giáo viên và học sinh, nâng cao thành tích và uy tín tập thể

Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy hầu hết giáo viên, học sinh và cha mẹ các em đều đồng tình và háo hứng với các giải pháp dạy học văn miêu tả đã nêu

ở trên Áp dụng sáng kiến đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học văn miêu tả cho học sinh trong phân môn Tập làm văn lớp 4 – 5, giúp cho học sinh có những kĩ năng cần thiết như kĩ năng quan sát, tổng hợp thông tin, tư duy lôgic góp phần quan trọng trong việc rèn luyện tính độc lập, sáng tạo cho học sinh, các em học một cách linh hoạt, chủ động hơn, từ đó sẽ xóa bỏ lối học thụ động, sao chép Điều này có vai trò tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học và đã được ghi nhận trong các tiết dạy của trường tại Hội thi giáo viên

Trang 10

giỏi và chất lượng học tập của học sinh nâng lên rõ rệt, góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế

Áp dụng sáng kiến này khuyến khích nhiều học sinh tích cực tham gia đọc sách Việc đọc sách thu hút học sinh ham mê tìm tòi khám phá những điều mới

lạ về khoa học, về cảnh đẹp và truyền thống của quê hương đất nước, giảm thiểu thời gian các em sa đà vào những trò chơi nguy hiểm hoặc chơi điện tử , … góp phần nâng cao sức khỏe học sinh và an ninh trật tự xã hội Bên cạnh đó, việc đọc sách còn có tác dụng biến đổi và hoàn thiện tư duy con người cũng như ảnh hưởng tích cực đến hành vi và thế giới nội tâm của học sinh, góp phần gìn giữ

và phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam Đặc biệt là trong thời kỳ nước ta mở rộng giao lưu quốc tế thì yêu cầu hàng đầu với tất cả chúng ta là tinh thần độc lập dân tộc, lòng tự hào sâu sắc về những giá trị văn hóa của con người Việt Nam

Việc tổ chức cho học sinh trải nghiệm thực tế, chia sẻ cùng nhau những

câu văn hay trong mục “lời hay, ý đẹp” còn là sợi dây gắn bó, tăng cường sự đoàn kết giữa học sinh trong lớp, trong trường Điều này góp phần giáo dục ý thức cộng đồng, tránh thói ích kỷ ở không ít học sinh do được nuông chiều tại các gia đình hiện nay Học sinh thấy yêu thích môn học, thấy hào hứng hơn khi đến trường, đến lớp và tích cực, tự giác tham gia hoạt động theo đúng phương châm “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui, một ngày tiến bộ”

- Áp dụng sáng kiến góp phần tạo tiền đề thuận lợi cho đội ngũ giáo viên của nhà trường có phong cách làm việc linh hoạt hơn, thực hiện triệt để đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng dạy học sinh cách học và cá thể hóa tới từng đối tượng

Áp dụng các giải pháp của sáng kiến làm tăng niềm tin của cha mẹ học sinh đối với các hoạt động trong trường tiểu học, uy tín của nhà trường ngày càng được nâng cao phát huy hiệu quả của công tác phối hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội Cha mẹ học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm cùng con, cùng tham gia vào quá trình đánh giá năng lực, phẩm chất của con mình

theo đúng tinh thần của Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2015 của Bộ

GD-ĐT Ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học

III Điều kiện và khả năng áp dụng

1 Điều kiện

- Cán bộ quản lý các trường có sự chỉ đạo sát sao tới các giáo viên phối hợp chặt chẽ với tổ chức trong nhà trường và với cha mẹ học sinh trong các hoạt động giáo dục

- Giáo viên phụ trách lớp phải luôn sâu sát, nắm vững hệ thống kiến thức các môn học ở bậc tiểu học và cập nhật các kiến thức thực tế có liên quan, kịp

Ngày đăng: 11/12/2015, 21:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w