MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế, nhu cầu thực phẩm thịt, trứng, sữa ngày càng tăng không chỉ về số lượng mà cả về chất lượng. Theo Tổng cục thống kê năm 2013, đàn bò sữa cả nước là 186.388 con, sản lượng sữa nguyên liệu sản xuất đạt 456.392 tấn, tăng 19,56% so với năm 2012. Song, sữa cũng chỉ mới đáp ứng được 28% nhu cầu, 72% còn lại là phải nhập khẩu (Tổng cục thống kê, 2013). Vì vậy, cần thiết phải đẩy nhanh, mạnh ngành chăn nuôi bò sữa cả về số lượng và chất lượng để từng bước đáp ứng nhu cầu sữa của cộng đồng. Muốn ngành chăn nuôi bò sữa phát triển nhanh, chất lượng tốt, giống phải được đặt lên hàng đầu và muốn có đàn bò sữa tốt, bố mẹ phải tốt. Theo di truyền học, mỗi cá thể bò bố và bò mẹ sẽ truyền nguồn gen cho thế hệ sau là 50% từ bố và 50% từ mẹ. Để đàn bò sữa có năng suất cao, cần chọn được bố mẹ tốt, đặc biệt là bố phải có tiềm năng di truyền về sữa cao để truyền lại cho đời sau (Lê Văn Thông và cs., 2013). Một bò đực giống tốt, sản xuất tinh đông lạnh để phối giống bằng thụ tinh nhân tạo thì một năm có thể đóng góp nguồn gen cho ra đời hàng ngàn bê, đặc biệt có thể sử dụng hàng chục năm vẫn đạt tỷ lệ thụ thai cao khi được bảo quản tốt (Lê Văn Thông và cs., 2012). Như vậy, vai trò của đực giống vô cùng quan trọng trong chăn nuôi. Việc chọn lọc bò đực giống chuyên sữa là rất khó khăn vì tính trạng sữa không biểu thị ở bò đực. Do đó, chọn lọc bò đực giống chuyên sữa phải dựa trên những phương pháp gián tiếp khác nhau. Một trong những phương pháp mang lại tính chính xác cao và hiệu quả nhất là kiểm tra qua đời sau. Phương pháp kiểm tra qua đời sau được dựa vào đời trước, bản thân, sản lượng sữa của đàn bò chị em gái cùng cha khác mẹ và con gái. Trên thế giới, nhiều nước chăn nuôi bò sữa tiên tiến như Canada (Canwest, 2006; Brian Van Doormaal, 2007), Nhật (Takeo Abe, 1992)..., việc áp dụng phương pháp kiểm tra đực giống chuyên sữa qua đời sau đã mang lại thành công rất to lớn vì phương pháp đó đã chọn được chính xác những bò đực giống có chất lượng tốt nhất góp phần cải tiến, tăng nhanh về số lượng và chất lượng đàn bò sữa. Ở Việt Nam, sản xuất tinh bò đông lạnh đã được bắt đầu từ những năm 1970. Tuy đã gần 45 năm, song những bò đực giống sử dụng cho sản xuất tinh đông lạnh hầu hết đều được nhập từ nước ngoài và chủ yếu được chọn theo đời trước (ông bà, bố mẹ) và bản thân thông qua ngoại hình. Thực tiễn, nước ta đã có một số công trình nghiên cứu chọn bò đực giống chuyên sữa Holstein Friesian thông qua bản thân, đời sau (Võ Văn Sự và cs., 1996; Phạm Văn Giới, 2008; Nguyễn Văn Đức và cs., 2011; Lê Bá Quế, 2013; Lê Văn Thông và cs., 2013; Lê Văn Thông và cs., 2014), nhưng do thời gian nghiên cứu ngắn, chưa công trình nghiên cứu nào thực hiện hoàn chỉnh đầy đủ 4 bước của qui trình kiểm tra qua đời sau: Đời trước, bản thân, chị em gái và con gái. Trước thực tế đó, nhằm chọn được những bò đực giống Holstein Friesian tốt nhất đưa vào sản xuất tinh đông lạnh, phục vụ công tác phát triển giống bò sữa Việt Nam nhanh, hiệu quả, bền vững, sản lượng sữa cao, mang tính khoa học, thời sự, thực tiễn, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Đánh giá chọn lọc bò đực giống Holstein Friesian ở Việt Nam”. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Qua 4 bước của quy trình kiểm tra qua đời sau, chọn được những bò đực giống Holstein Friesian tốt nhất phục vụ công tác giống bò sữa Việt Nam. Khẳng định được độ chính xác của phương pháp chọn lọc bò đực giống Holstein Friesian qua 4 bước. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài là tư liệu khoa học về phương pháp kiểm tra đánh giá chọn lọc bò đực giống chuyên sữa Holstein Friesian đạt hiệu quả và độ chính xác cao nhất khi thực hiện đầy đủ 4 bước: Đời trước, bản thân, chị em gái và con gái của từng bò đực giống. Khẳng định được phương pháp kiểm tra qua đời sau đối với bò đực giống chuyên sữa Holstein Friesian thực hiện đầy đủ 4 bước là chính xác nhất và đã thành công tại Việt Nam. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của của công trình nghiên cứu là tư liệu khoa học quý phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu trong các trường Đại học, các Viện nghiên cứu cũng như các cơ quan quản lý, điều hành công tác giống bò sữa. Kết quả của đề tài là căn cứ khoa học cho các nhà sản xuất giống bò sữa, các cơ sở chăn nuôi bò sữa chọn được những bò đực giống tốt nhất để xây dựng chương trình phối giống thích hợp bằng thụ tinh nhân tạo nhằm nâng cao sản lượng sữa đàn bò sữa. Kết quả của đề tài nghiên cứu là tư liệu thực tiễn cho các nhà quản lý trong việc xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với bò đực giống chuyên sữa Holstein Friesian ở Việt Nam. 4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Luận án là công trình khoa học đầu tiên thành công tại Việt Nam về đánh giá, chọn lọc bò đực giống Hosltein Frisian thông qua đời sau được thực hiện đầy đủ theo 4 bước: Đời trước, bản thân, chị em gái và con gái. Chọn lọc được bò đực giống Holstein Frisian bằng giá trị giống ước tính về tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa đàn chị em gái và con gái đạt độ chính xác cao, giúp cơ sở chăn nuôi bò đực giống chủ động nguồn đực giống có chất lượng tốt thông qua con đường chọn lọc này. Xác định được hiệu quả qua từng bước đánh giá chọn lọc bò đực giống Holstein Frisian và khẳng định khi thực hiện đầy đủ 4 bước của phương pháp kiểm tra đực giống qua đời sau sẽ chọn được những cá thể bò đực giống HF tốt nhất, làm tăng 11,66% về tiềm năng sữa so với đánh giá tuyển chọn thông qua đời trước; tăng 10,92% về tiềm năng sữa so với đánh giá tuyển chọn thông qua bản thân và tăng 6,59% về tiềm năng sữa so với chọn lọc qua chị em gái.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP &PTNT VIỆN CHĂN NUÔI PHẠM VĂN TIỀM ĐÁNH GIÁ CHỌN LỌC BÒ ĐỰC GIỐNG HOLSTEIN FRIESIAN Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - 2014 ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP &PTNT VIỆN CHĂN NUÔI PHẠM VĂN TIỀM ĐÁNH GIÁ CHỌN LỌC BÒ ĐỰC GIỐNG HOLSTEIN FRIESIAN Ở VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH : Chăn nuôi MÃ SỐ : 62.62.01.05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. NGUYỄN VĂN ĐỨC 2. TS. LÊ VĂN THÔNG HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực, chính xác và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận án này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2014 Tác giả luận án Phạm Văn Tiềm ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Văn Đức và TS. Lê Văn Thông là hai thầy hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới tập thể Ban Giám đốc Viện Chăn Nuôi, Phòng Đào tạo và Thông tin, các thầy giáo, cô giáo đã giúp đỡ về mọi mặt, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành luận án. Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Trung tâm giống gia súc lớn Trung ương, Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada, Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu, Công ty cổ phần sữa Đà lạt đã luôn ủng hộ, động viên và tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình hoàn thành luận án. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận án này. Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2014 Tác giả luận án Phạm Văn Tiềm iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ii LỜI CẢM ƠN iii MỤC LỤC iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi DANH MỤC CÁC BẢNG viii viii MỞ ĐẦU 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 3 3.1. Ý nghĩa khoa học 3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 1.1. CHỌN BÊ ĐỰC GIỐNG CHUYÊN SỮA THÔNG QUA ĐỜI TRƯỚC 5 1.2. CHỌN BÒ ĐỰC GIỐNG CHUYÊN SỮA THÔNG QUA BẢN THÂN 8 1.2.1. Khả năng sinh trưởng phát triển của bò đực giống và một số yếu tố ảnh hưởng 8 1.2.2. Khả năng sản xuất tinh của bò đực giống và một số yếu tố ảnh hưởng 13 1.3. CHỌN LỌC BÒ ĐỰC GIỐNG BẰNG GIÁ TRỊ GIỐNG ƯỚC TÍNH VỀ TIỀM NĂNG SỮA THÔNG QUA SẢN LƯỢNG SỮA CHỊ EM GÁI VÀ CON GÁI 21 1.3.1. Sản lượng sữa, chất lượng sữa và một số yếu tố ảnh hưởng 22 1.3.2. Giá trị giống về tiềm năng sữa của bò đực giống 32 1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHỌN LỌC BÒ ĐỰC GIỐNG CHUYÊN SỮA 42 1.4.1. Trên thế giới 42 1.4.2. Trong nước 45 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 47 2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 47 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 47 iv 2.1.2. Địa điểm và điều kiện nghiên cứu 47 2.1.3. Thời gian nghiên cứu 49 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 49 2.2.1. Chọn bê đực giống Holstein Friesian thông qua đời trước 49 2.2.2. Chọn bò đực giống Holstein Friesian thông qua bản thân 49 2.2.3. Chọn lọc bò đực giống Holstein Friesian bằng giá trị giống ước tính về tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa lứa đầu của đàn chị em gái 49 2.2.4. Chọn lọc bò đực giống Holstein Friesian bằng giá trị giống ước tính về tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa lứa đầu của đàn con gái 50 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 50 2.3.1. Chọn bê đực giống Holstein Friesian thông qua đời trước 50 2.3.2. Chọn bò đực giống Holstein Friesian thông qua bản thân 51 2.3.3. Chọn lọc bò đực giống Holstein Friesian bằng giá trị giống ước tính về tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa lứa đầu của đàn chị em gái 53 2.3.4. Chọn lọc bò đực giống Holstein Friesian bằng giá trị giống ước tính về tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa lứa đầu của đàn con gái 57 2.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 58 Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 59 3.1. CHỌN BÊ ĐỰC GIỐNG HOLSTEIN FRIESIAN THÔNG QUA ĐỜI TRƯỚC 60 3.1.1. Tuyển chọn bê đực giống đạt tiêu chuẩn đưa vào kiểm tra qua đời sau 60 3.1.2. Tiềm năng sữa của bố và sản lượng sữa của mẹ các bê đực giống 63 3.1.3. Hiệu quả của tuyển chọn bê đực giống thông qua đời trước 65 3.2. CHỌN BÒ ĐỰC GIỐNG HOLSTEIN FRISIAN THÔNG QUA BẢN THÂN 66 3.2.1. Khả năng sinh trưởng phát triển của bò đực giống 66 3.2.2. Khả năng sản xuất tinh của bò đực giống 71 3.2.3. Hiệu quả của tuyển chọn bò đực giống thông qua bản thân 85 3.3. CHỌN LỌC BÒ ĐỰC GIỐNG HOLSTEIN FRIESIAN BẰNG GIÁ TRỊ GIỐNG ƯỚC TÍNH VỀ TIỀM NĂNG SỮA THÔNG QUA SẢN LƯỢNG SỮA LỨA ĐẦU CỦA ĐÀN CHỊ EM GÁI 86 3.3.1. Sản lượng sữa 305 ngày và sữa tiêu chuẩn lứa đầu của đàn bò chị em gái 86 3.3.2. Chất lượng sữa lứa đầu của đàn bò chị em gái 90 3.3.3. Giá trị giống ước tính về tiềm năng sữa của bò đực giống thông qua sản lượng sữa lứa đầu đàn chị em gái 93 3.3.4. Hiệu quả chọn lọc bò đực giống thông qua chị em gái 96 3.4. CHỌN LỌC BÒ ĐỰC GIỐNG HOLSTEIN FRIESIAN BẰNG GIÁ TRỊ GIỐNG ƯỚC TÍNH VỀ TIỀM NĂNG SỮA THÔNG QUA SẢN LƯỢNG SỮA LỨA ĐẦU ĐÀN CON GÁI 99 3.4.1. Sản lượng sữa 305 ngày và sữa tiêu chuẩn lứa đầu của đàn bò con gái 100 v 3.4.2. Chất lượng sữa lứa đầu của đàn bò con gái 104 3.4.3. Giá trị giống ước tính về tiềm năng sữa của bò đực giống Holstein Friesian thông qua sản lượng sữa lứa đầu đàn con gái 108 3.4.4. Hiệu quả chọn lọc bò đực giống qua con gái 114 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 118 1. KẾT LUẬN 118 2. ĐỀ NGHỊ 119 NHỮNG CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ 120 TÀI LIỆU THAM KHẢO 121 PHỤ LỤC 137 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Ý nghĩa của chữ viết tắt A Hoạt lực tinh trùng Asgđ Hoạt lực tinh trùng sau giải đông C Nồng độ tinh trùng trong tinh dịch CEG Chị em gái CG Con gái CR Cọng rạ cs. Cộng sự GTG Giá trị giống ước tính (Estimated Breeding Value) HF Holstein Friesian KHKT Khoa học kỹ thuật Mean Giá trị trung bình NN & PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nxb Nhà xuất bản vi Chữ viết tắt Ý nghĩa của chữ viết tắt SE Sai số chuẩn SH Số hiệu SLS Sản lượng sữa TC Tiêu chuẩn TLMS Tỷ lệ mỡ sữa TLPS Tỷ lệ protein sữa TNS Tiềm năng sữa V Lượng xuất tinh VAC Tổng số tinh trùng sống và hoạt động tiến thẳng vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang Bảng 3.1. Danh sách 15 bê đực được tuyển chọn qua đời trước 61 Bảng 3.2. Khả năng sản xuất sữa của bố mẹ các bê đực giống 63 Bảng 3.3. Tiềm năng sữa của bê đực giống Holstein Friesian đánh giá qua hệ phả 65 Bảng 3.4. Khối lượng của bê đực Holstein Friesian qua các tháng tuổi 67 Bảng 3.5. Kích thước một số chiều đo cơ bản của bò đực giống Holstein Friesian lúc 12, 18 và 24 tháng (cm) 69 Bảng 3.6. Lượng xuất tinh của bò đực giống Holstein Friesian (ml/lần) 72 Bảng 3.7. Hoạt lực tinh trùng trong tinh dịch của bò đực giống Holstein Friesian (%) 74 Bảng 3.8. Nồng độ tinh trùng trong tinh dịch bò đực giống Holstein Friesian (tỷ/ml) 75 Bảng 3.9. Tỷ lệ tinh trùng sống trong tinh dịch của bò đực giống Holstein Friesian (%) 78 Bảng 3.10. Tổng số tinh trùng sống tiến thẳng trong một lần khai thác tinh của bò đực giống Holstein Friesian (tỷ/lần khai thác) 80 Bảng 3.11. Hoạt lực tinh trùng bò Holstein Friesian sau giải đông (%) 82 Bảng 3.12. Số lượng tinh cọng rạ sản xuất được trong một lần lấy tinh đạt tiêu chuẩn của từng bò đực giống 84 Bảng 3.13. Tiềm năng sữa của bò đực giống Holstein Friesian đánh giá qua bản thân 85 Bảng 3.14. Sản lượng sữa 305 ngày và sản lượng sữa tiêu chuẩn lứa đầu đàn bò chị em gái của các bò đực giống Holstein Friesian 87 Bảng 3.15. Tỷ lệ mỡ sữa và protein sữa chu kỳ đầu đàn chị em gái của từng bò đực giống Holstein Friesian (%) 92 Bảng 3.16. Giá trị giống ước tính về tiềm năng sữa của bò đực Holstein Friesian thông qua sản lượng sữa đàn chị em gái 94 Bảng 3.17. Tiềm năng sữa của bò đực giống Holstein Friesian đánh giá qua chị em gái 98 Bảng 3.18. Sản lượng sữa 305 ngày và sữa tiêu chuẩn/chu kỳ đầu đàn con gái của từng bò đực giống Holstein Friesian 101 Bảng 3.19. Chất lượng sữa chu kỳ đầu đàn con gái của từng bò đực giống Holstein Friesian 106 Bảng 3.20. Giá trị giống ước tính về tiềm năng sữa của bò đực giống Holstein Friesian thông qua sản lượng sữa con gái 109 Bảng 3.21. Tiềm năng sữa của bò đực giống Holstein Friesian qua 4 bước kiểm tra chọn lọc và hiệu quả qua từng bước 115 viii [...]... kiểm tra đực giống qua đời sau Đánh giá chất lượng bò đực giống thông qua chất lượng đời trước là đánh giá tiềm năng di truyền về khả năng sản xuất sữa của đực giống Muốn có đực giống tốt, khâu chọn bò bố và mẹ để tạo bê đực đưa vào kiểm tra đánh giá chọn làm giống là bước quan trọng của chọn lọc đực giống vì đó là chọn nguyên liệu di truyền, là bản chất của đực giống Chọn bố và mẹ bò đực là chọn những... giúp cơ sở chăn nuôi bò đực giống chủ động nguồn đực giống có chất lượng tốt thông qua con đường chọn lọc này Xác định được hiệu quả qua từng bước đánh giá chọn lọc bò đực giống Holstein Frisian và khẳng định khi thực hiện đầy đủ 4 bước của phương pháp kiểm tra đực giống qua đời sau sẽ chọn được những cá thể bò đực giống HF tốt nhất, làm tăng 11,66% về tiềm năng sữa so với đánh giá tuyển chọn thông... chọn được những bò đực giống Holstein Friesian tốt nhất đưa vào sản xuất tinh đông lạnh, phục vụ công tác phát triển giống bò sữa Việt Nam nhanh, hiệu quả, bền vững, sản lượng sữa cao, mang tính khoa học, thời sự, thực tiễn, chúng tôi nghiên cứu đề tài Đánh giá chọn lọc bò đực giống Holstein Friesian ở Việt Nam 2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Qua 4 bước của quy trình kiểm tra qua đời sau, chọn được những bò. .. chọn được những bò đực giống Holstein Friesian tốt nhất phục vụ công tác giống bò sữa Việt Nam Khẳng định được độ chính xác của phương pháp chọn lọc bò đực giống Holstein Friesian qua 4 bước 3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 3.1 Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài là tư liệu khoa học về phương pháp kiểm tra đánh giá chọn lọc bò đực giống chuyên sữa Holstein Friesian đạt hiệu quả... để chọn ra những bê đực tốt nhất, có đầy đủ tiêu chuẩn đưa vào kiểm tra, đánh giá chọn lọc làm giống Tuyển chọn bò đực giống thông qua đời trước là bước quan trọng của phương pháp kiểm tra chọn lọc bò đực giống chuyên sữa qua đời sau Nhiều nước trên thế giới do kĩ thuật chăn nuôi bò sữa còn hạn chế và nền kinh tế chưa phát triển, phương pháp này đã được áp dụng để chọn lọc bò đực giống hướng sữa: chọn. .. những bò cái cao sản nhằm tạo ra nguồn bê đực có chất lượng tốt để chọn làm giống Theo Nguyễn Văn Đức và cs (2011), tiêu chuẩn về tiềm năng sữa bò đực giống trong tháp giống bò sữa HF của Việt Nam để chọn làm giống phải là những bò đực giống thuần chủng có giá trị giống về tiềm năng sữa ≥12.000 kg sữa/chu kỳ b Chọn bò mẹ để tạo ra bê đực giống Căn cứ hồ sơ, lý lịch của những cá thể trong đàn bò sữa... chuẩn đối với bò đực giống chuyên sữa Holstein Friesian ở Việt Nam 4 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Luận án là công trình khoa học đầu tiên thành công tại Việt Nam về đánh giá, chọn lọc bò đực giống Hosltein Frisian thông qua đời sau được thực hiện đầy đủ theo 4 bước: Đời trước, bản thân, chị em gái và con gái Chọn lọc được bò đực giống Holstein Frisian bằng giá trị giống ước tính về tiềm năng sữa thông... thì cao hơn ở những nhiệt độ giải đông cao 1.3 CHỌN LỌC BÒ ĐỰC GIỐNG BẰNG GIÁ TRỊ GIỐNG ƯỚC TÍNH VỀ TIỀM NĂNG SỮA THÔNG QUA SẢN LƯỢNG SỮA CHỊ EM GÁI VÀ CON GÁI Trong nghiên cứu chọn lọc bò đực giống chuyên sữa Holstein Friesian có nhiều chỉ tiêu và phương pháp khác nhau, song chủ yếu chọn lọc dựa vào giá trị giống về tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa đàn chị em gái và con gái vì bò đực giống không... trên bò đực giống ở Brazil cho biết, lượng xuất tinh biến động từ 6,0 đến 7,8 ml; ở bò đực giống Bos taurus là 7,0 ml và ở bò đực giống Bos indicus là 6,6 ml Sarder (2003) cho biết, lượng xuất tinh của bò đực giống ở Pakistan là 5-6 ml/lần khai thác Tại Việt Nam, nghiên cứu trên bò lai F 3HF, Nguyễn Văn Đức và cs (2004) công bố, lượng xuất tinh là 4,11ml Phùng Thế Hải và cs (2009), nghiên cứu trên bò đực. .. mẹ để chọn bò đực giống Chọn những bò đực giống có ngoại hình đẹp, sinh trưởng, phát triển tốt, chất lượng tinh dịch tốt, đặc biệt tiềm năng sữa cao của bố và sản lượng sữa cao của mẹ Ngoài ra, chọn bò đực giống có thể chọn từ nguồn tinh bò cao sản hoặc phôi bò cao sản được nhập khẩu từ những nước có nền chăn nuôi tiên tiến với tiềm năng sữa cao Từ những bò đực giống đã được tuyển chọn, phối giống . 49 2.2.1. Chọn bê đực giống Holstein Friesian thông qua đời trước 49 2.2.2. Chọn bò đực giống Holstein Friesian thông qua bản thân 49 2.2.3. Chọn lọc bò đực giống Holstein Friesian bằng giá trị giống. cứu đề tài Đánh giá chọn lọc bò đực giống Holstein Friesian ở Việt Nam . 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Qua 4 bước của quy trình kiểm tra qua đời sau, chọn được những bò đực giống Holstein Friesian tốt. đực giống 66 3.2.2. Khả năng sản xuất tinh của bò đực giống 71 3.2.3. Hiệu quả của tuyển chọn bò đực giống thông qua bản thân 85 3.3. CHỌN LỌC BÒ ĐỰC GIỐNG HOLSTEIN FRIESIAN BẰNG GIÁ TRỊ GIỐNG