ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá chọn lọc bò đực giống holstein friesian ở việt nam (Trang 57 - 153)

4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

35 bê đực HF sinh từ đàn bò hạt nhân có đủ các tiêu chuẩn để chọn làm giống, trong đó 23 bê đực sinh ra tại Mộc Châu (Sơn La) và 12 bê đực sinh tại Công ty Cổ phần bò sữa Tiền Phong (Tuyên Quang). Sau cai sữa, chọn được 15 bê đực tốt nhất (10 bê đực của Mộc Châu và 5 bê đực của Tuyên Quang), đạt tiêu chuẩn về ngoại hình, khả năng sinh trưởng, cân đối các bộ phận sinh dục, có sản lượng sữa bò mẹ >7.000 kg/chu kỳ và tiềm năng sữa của bố >12.000 kg sữa/chu kỳ đưa về nuôi tại Trạm Nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada.

2.1.2. Địa điểm và điều kiện nghiên cứu

- Các bò đực giống được nuôi dưỡng, theo dõi và khai thác tinh tại Trạm Nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada (Tản Lĩnh, Ba Vì, Hà Nội) thuộc Trung tâm Giống gia súc lớn Trung ương.

- Đàn bò cái HF chị em gái và con gái được nuôi dưỡng tại Mộc châu (Sơn La) và Đức Trọng (Lâm Đồng). Số lượng bò chị em gái và con gái trong từng thí nghiêm được bố trí tương đối đồng đều ở 2 cơ sở, trong đó:

+ Đàn bò chị em gái là những cá thể cùng bố, khác mẹ với bò đực giống đang kiểm tra và hoàn thành chu kỳ sữa lứa đầu: mỗi bò đực giống cần đánh giá sản lượng sữa lứa đầu của 40-45 chị em gái, tương đối đều tại 2 cơ sở Mộc Châu và Đức Trọng.

+ Đàn con gái của 6 bò đực giống được tuyển chọn sau khi kết thúc bước kiểm tra chọn lọc qua chị em gái: Chọn ngẫu nhiên những bê cái được sinh ra trong năm 2009 và trước tháng 6 năm 2010 mà mẹ của chúng là bò HF có sản lượng sữa từ 5.000 kg/chu kỳ đến 5.500 kg/chu kỳ, đẻ con từ lứa 2 đến

lứa 5, tại 2 cơ sở Mộc Châu và Đức Trọng là những nơi có điều kiện chăn nuôi bò sữa HF, môi trường sinh thái tương đối tốt và đồng đều. Số lượng con gái của mỗi bò đực giống là 50 con, tương đối đồng đều ở 2 cơ sở để đảm bảo mỗi bò đực giống có được ≥40 bò con gái hoàn thành chu kỳ sữa lứa đầu.

Đàn bò con gái được phối giống trong thời gian từ 2010 đến 2011 tại 2 cơ sở Mộc Châu và Đức Trọng.

- Nuôi dưỡng và khai thác đàn bò đực giống Holstein Friesian:

+ Đàn bê đực sau khi sinh được tuyển chọn để nuôi tại cơ sở với sự chăm sóc nuôi dưỡng tốt cho đến khi cai sữa: bê được uống sữa đầu đầy đủ, chuồng trại sạch sẽ thoáng mát, được vận động tắm chải hàng ngày, tiêm phòng đầy đủ.

+ Đàn bò đực hậu bị nuôi tại Moncada được chăm sóc, nuôi dưỡng theo theo quyết định 66/2005/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và PTNT (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2005): mỗi cá thể được nuôi trong một ô chuồng riêng diện tích là 45m2, trong đó: 20m2 có mái che và 25m2 sân chơi không mái; có máng ăn và máng uống riêng cho từng con. Hàng ngày, chuồng trại, máng ăn, uống được vệ sinh sạch sẽ, vận động tắm chải vào buổi sáng, mùa hè nóng được quạt mát và phun sương. Bò được quản lý cá thể và tiêm phòng bệnh nghiêm ngặt, kiểm tra thú y định kỳ 2 lần/năm. Bò được ăn theo chế độ dinh dưỡng tính sẵn cho từng cá thể theo tiêu chuẩn NRC của Hoa kỳ (1988).

+ Chế độ khai thác tinh: 2 lần/tuần/con. Môi trường pha chế tinh gồm: Dung dịch A gồm có (Tris, Citric axit, Lactose, fructose, Raffinose, nước cất 2 lần, lòng đỏ trứng gà, Peniciline, streptomycine) và dung dịch B (Dung dịch A + glycerol).

- Nuôi dưỡng và khai thác sữa đàn bò cái chị em gái và con gái:

+ Đàn bò chị em gái và con gái được nuôi dưỡng tốt, chế độ dinh dưỡng theo tiêu chuẩn NRC (2001) của Hoa Kỳ và đồng đều trong cả 2 cơ sở.

2.1.3. Thời gian nghiên cứu

- Sử dụng số liệu đã tham gia làm trước khi thực hiện đề tài luận án từ 2006 đến 2010.

- Theo dõi thí nghiệm từ năm 2011 đến năm 2013.

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2.1. Chọn bê đực giống Holstein Friesian thông qua đời trước

- Tuyển chọn bê đực giống đạt tiêu chuẩn đưa vào kiểm tra qua đời sau. - Tiềm năng sữa của bố và sản lượng sữa của mẹ các bê đực giống. - Hiệu quả của tuyển chọn bê đực giống thông qua đời trước.

2.2.2. Chọn bò đực giống Holstein Friesian thông qua bản thân

- Khả năng sinh trưởng phát triển của bò đực giống:

+ Khối lượng qua các tháng tuổi chính: sơ sinh, 6, 12, 18 và 24 tháng tuổi. + Kích thước một số chiều đo cơ bản: dài thân chéo, cao vây, vòng ngực. - Khả năng sản xuất tinh của bò đực giống:

+ Lượng xuất tinh (V), (ml/lần). + Hoạt lực tinh trùng (A), (%). + Nồng độ tinh trùng (C), (tỷ/ml). + Tỷ lệ tinh trùng sống (%).

+ Tổng số tinh trùng sống và tiến thẳng/lần khai thác tinh (VAC), (tỷ/lần khai thác).

+ Hoạt lực tinh trùng sau đông lạnh (A), (%).

+ Số lượng tinh cọng rạ sản xuất được trong một lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn, (liều/lần khai thác).

- Hiệu quả của tuyển chọn bò đực giống thông qua bản thân.

2.2.3. Chọn lọc bò đực giống Holstein Friesian bằng giá trị giống ước tính về tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa lứa đầu của đàn chị em gái về tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa lứa đầu của đàn chị em gái

- Sản lượng sữa 305 ngày và sữa tiêu chuẩn lứa đầu của đàn bò chị em gái.

- Chất lượng sữa lứa đầu của đàn bò chị em gái.

- Giá trị giống ước tính về tiềm năng sữa của bò đực giống thông qua sản lượng sữa lứa đầu đàn chị em gái.

- Hiệu quả của chọn lọc bò đực giống thông qua chị em gái.

2.2.4. Chọn lọc bò đực giống Holstein Friesian bằng giá trị giống ước tính về tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa lứa đầu của đàn con gái tính về tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa lứa đầu của đàn con gái

- Sản lượng sữa 305 ngày và sữa tiêu chuẩn lứa đầu của đàn bò con gái.

- Chất lượng sữa lứa đầu của đàn bò con gái.

- Giá trị giống ước tính về tiềm năng sữa của bò đực giống thông qua sản lượng sữa lứa đầu đàn con gái.

- Hiệu quả của chọn lọc bò đực giống thông qua con gái.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Chọn bê đực giống Holstein Friesian thông qua đời trước

Chọn bê đực thông qua hệ phả đưa vào kiểm tra dựa vào các tiêu chuẩn:

- Tiêu chuẩn bê, bò đực giống Holstein Friesian - Phân cấp chất lượng TCVN 3982-85 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2003).

- Tiềm năng sữa bò bố và sản lượng sữa bò mẹ của bê đực theo tiêu chuẩn chọn bê đực giống được Bộ Nông nghiệp phê duyệt tại đề tài cấp bộ “Nghiên cứu các giải pháp về giống để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa’’ giai đoạn 2006-1010 (Nguyễn Văn Đức và cs., 2011):

+ Bò mẹ là giống HF cao sản thuộc đàn hạt nhân, cụ thể: Sản lượng sữa > 7.000 kg/chu kỳ

Tỷ lệ mỡ sữa ≥ 3,5% Tỷ lệ protein sữa ≥ 3,0%

+ Bò bố là những đực giống HF cao sản: Tiềm năng sữa ≥12,000 kg/chu kỳ

- Bê sinh ra khỏe mạnh, nhanh nhẹn, các bộ phận cơ thể cân đối, mang mầu đặc trưng lang trắng đen, khối lượng sơ sinh >35 kg/con.

2.3.2. Chọn bò đực giống Holstein Friesian thông qua bản thân

2.3.2.1. Khả năng sinh trưởng phát triển của bò đực giống

- Khối lượng cơ thể qua các mốc tuổi chính: sơ sinh cân bằng cân đồng hồ 100 kg của Nhơn Hòa (sai số ± 0,2kg), Việt Nam; 6, 12, 18, 24 tháng tuổi được cân bằng cân điện tử hãng Digi-Star do Hoa Kỳ sản xuất, (sai số ± 0,5kg).

- Kích thước một số chiều đo cơ bản:

+ Dài thân chéo: đo bằng thước gậy Digi-Star do Hoa Kỳ sản xuất: đo từ phía trước của khớp bả vai cánh tay tới sau u xương ngồi phía bên phải.

+ Cao vây: đo bằng thước gậy của Digi-Star do Hoa Kỳ sản xuất, đo vuông góc từ mặt đất đến đỉnh cao nhất của xương bả vai chiếu tới cột sống.

+ Vòng ngực: dùng thước dây của Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, để đo phía sau xương bả vai, vòng thước sát chân trước qua ngực sang phía bên kia thành một vòng khép kín.

- Cân và đo bò vào buổi sáng trước khi ăn. Sau khi cân, để bò đứng ở tư thế tự nhiên nơi đất bằng phẳng, thao tác nhanh, nhẹ nhàng để kết quả đo chính xác. Số liệu cân và đo được ghi chép vào sổ sách và máy vi tính.

- Đánh giá sinh trưởng, khối lượng bò đực giống thông qua các tháng tuổi theo Quyết định 1712/QĐ-BNN-CN ngày 09/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về phê duyệt chỉ tiêu kỹ thuật đối với bò đực giống HF: Sơ sinh >35 kg; 12 tháng ≥230 kg, 24 tháng ≥400 kg (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2008).

2.3.2.2. Khả năng sản xuất tinh của bò đực giống

Những bò đực giống đạt tiêu chí về sinh trưởng phát triển được đưa vào huấn luyện khai thác tinh bằng âm đạo giả, khai thác đánh giá đồng đều 1 năm. Bò được lấy tinh vào buổi sáng 2 lần/con/tuần. Các chỉ tiêu

được đánh giá gồm:

- Lượng xuất tinh: Bằng quan sát trên ống đong bằng thuỷ tinh có chia vạch ml.

- Hoạt lực tinh trùng: Bằng kính hiển vi có kết nối với màn hình, lấy 0,1ml tinh tươi + 0,9ml nước sinh lý 0,9%, rồi nhỏ lên lam kính, đậy la men lên sau đó đưa lên kính hiển vi có gắn Camera phóng đại 100 lần và đánh giá hoạt lực theo thang điểm 10 của Milovanov, cụ thể như sau:

A

(điểm) 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7 0,8 0,9 1,0 A (%) 5-15 16-25 26-35 36-45 46-55 56-65 66-75 76-85 86-95 96-100

- Nồng độ tinh trùng: Bằng máy so màu Photomaster SDM5 của hãng MINITUB bằng cách dùng pipét hút 0,2ml tinh dịch pha loãng trong 4ml nước muối sinh lý 0,9%, lắc nhẹ cho đều và đưa vào máy Photometer SDM5. Chỉ số hiện trên máy là nồng độ tinh trùng (tỷ/ml).

- Tỷ lệ tinh trùng sống: Theo phương pháp của Milovanov, nhỏ 1 giọt tinh dịch lên lam kính lõm + 2 giọt Eosin 5%, đảo nhẹ rồi sau đó nhỏ 4 giọt Nogrosin 10%. Đảo nhẹ nhàng, để ấm 37oC trong 30 giây. Lấy 1 giọt phết kính dàn mỏng đều đưa lên kính hiển vi với độ phóng đại 400 lần đếm tổng số 500 tinh trùng rồi tính tỷ lệ %, bằng phép số học thông thường. Tinh trùng chết là những tinh trùng bắt màu đỏ Eosin.

Tỷ lệ tinh trùng sống (%) = Số tinh trùng sống X 100 500

- Tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng/lần khai thác (VAC: tỷ/lần khai thác): Bằng cách nhân các giá trị của V, A và C.

- Hoạt lực tinh trùng sau giải đông (Asgđ %): Lấy ngẫu nhiên 1-2 liều tinh đông lạnh cọng rạ, theo từng ngày sản xuất của từng bò đực giống, giải đông ở nước ấm nhiệt độ 370C, thời gian 30 giây để đánh giá sức hoạt động sau đông lạnh của lô sản xuất đó, bằng kính hiển vi có kết nối với màn hình. Nếu hoạt lực sau giải đông đạt A ≥ 40% thì lô ngày sản xuất của

đực giống đó đạt tiêu chuẩn và ngược lại.

- Số lượng tinh cọng rạ sản xuất được trong một lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn (liều/lần khai thác): Ghi chép số lần khai thác tinh, số lần khai thác đạt tiêu chuẩn và số liều tinh sản xuất tương ứng.

- Phương pháp sử dụng sản xuất tinh đông lạnh

+ Sản xuất tinh bò đông lạnh được áp dụng theo tiêu chuẩn Nông nghiệp Việt Nam 10TCN 531-2002 (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2003), cụ thể:

Lượng xuất tinh V ≥ 3ml. Hoạt lực tinh trùng A ≥ 70%.

Nồng độ tinh trùng C ≥ 800.000.000/ml Thể tích cọng rạ 0,25ml.

Hoạt lực tinh trùng sau giải đông (Asgđ) ≥40%.

+ Tinh đông lạnh cọng rạ được sản suất bằng máy móc và thiết bị theo quy trình kỹ thuật của hãng Minitub Cộng hòa liên bang Đức.

+ Đánh giá khả năng sản xuất tinh đông lạnh của bò đực giống theo tiêu chuẩn 10TCN 531-2002; Quyết định 1712/QĐ-BNN-CN.

+ Những bò đực giống có khả năng sản xuất tinh đông lạnh đạt ≥7.000 liều/đực giống/năm được tiếp tục đưa vào đánh giá kiểm tra qua chị em gái.

2.3.3. Chọn lọc bò đực giống Holstein Friesian bằng giá trị giống ước tính về tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa lứa đầu của đàn chị em gáivề tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa lứa đầu của đàn chị em gái về tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa lứa đầu của đàn chị em gái

2.3.3.1. Sản lượng sữa 305 ngày và sữa tiêu chuẩn lứa đầu của đàn bò chị em gái

Đàn bò chị em gái là những cá thể cùng bố, khác mẹ với bò đực giống đang kiểm tra, nuôi dưỡng tại 2 cơ sở Mộc châu (Sơn La) và Đức Trọng (Lâm Đồng); bò khỏe mạnh và hoàn thành chu kỳ sữa lứa đầu.

- Sản lượng sữa/chu kỳ 305 ngày đàn bò chị em gái được xác định bằng phương pháp cân sữa 2 lần/ngày, 1 ngày/tháng, chu kỳ quy chuẩn về 305 ngày theo Matsumoto Shigeo (1992). Những chu kỳ sữa < 180 ngày không

được sử dụng, chu kỳ từ 180 ngày được coi như chu kỳ 305 ngày và chu kỳ sữa >305 ngày thì chỉ tính đến ngày thứ 305. Sản lượng sữa 305 ngày được tính theo công thức: SLS (305 ngày) = (B/A) x 305

Trong đó: + A= n x 30,42 + n: Số tháng bò cho sữa

+ 30,42: Là bình quân số ngày trong một tháng n xA

l l l

B= 1+ 2+...n

+ l1...ln: Là lượng sữa lần cân tháng thứ 1 đến tháng thứ n.

- Xác định sản lượng sữa tiêu chuẩn 4% mỡ sữa/chu kỳ 305 ngày của lứa sữa đầu theo công thức quy đổi từ sữa thường sang sữa tiêu chuẩn của (Nguyễn Hải Quân và cs.,1995):

SLS (4% mỡ) = 0,4 x SLS + 15 x Sản lượng mỡ sữa Trong đó: SLS (4% mỡ) là sản lượng sữa tiêu chuẩn 4% mỡ sữa/chu kỳ 305 ngày

2.3.3.2. Chất lượng sữa lứa đầu của đàn bò chị em gái

Tỷ lệ mỡ sữa và tỷ lệ protein sữa được phân tích bằng máy LCUMA (LactiCheck Ultrasonic Milk Analyzer) theo các lần cân sữa.

2.3.3.3. Giá trị giống ước tính về tiềm năng sữa của bò đực giống thông qua sản lượng sữa lứa đầu đàn bò chị em gái

- Xác định các thành phần phương sai của tính trạng sản lượng sữa để đưa vào ước tính giá trị giống về tiềm năng sữa của từng cá thể bò đực giống HF thông qua sản lượng sữa của đàn chị em gái.

- Sử dụng mô hình tuyến tính tổng quát với PROC GLM (SAS 9.1) để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến sản lượng sữa của đàn bò. Xác định các yếu tố ảnh hưởng ổn định cần thiết để đưa vào mô hình ước tính các thành phần phương sai. Mô hình tổng quát như sau:

Trong đó:

+ Y là sản lượng sữa bò nuôi tại khu vực thứ i, năm đẻ bê thứ j. + KV là ảnh hưởng cố định của khu vực chăn nuôi thứ i (i=2: Mộc Châu, Lâm Đồng).

+ ND là ảnh hưởng cố định của năm đẻ bê thứ j + e là sai số dư thừa ngẫu nhiên N(0,σ2

e).

Ứng dụng phương pháp REML (Restricted Maximum Likelihood) với mô hình con vật (Animal Model) trong phần mềm VCE6 để ước tính các tham số di truyền về sản lượng sữa của đàn bò chị em gái, tổng quát như sau: Y=Xb + Zu + e

Trong đó:

+ Y là sản lượng sữa (sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày) của con bò. + X là ma trận tần xuất của các yếu tố ảnh hưởng ổn định.

+ b là vector ảnh hưởng của các yếu tố cố định.

Một phần của tài liệu Đánh giá chọn lọc bò đực giống holstein friesian ở việt nam (Trang 57 - 153)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w