4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
3.3. CHỌN LỌC BÒ ĐỰC GIỐNG HOLSTEIN FRIESIAN BẰNG GIÁ TRỊ GIỐNG ƯỚC TÍNH
về tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa lứa đầu của đàn chị em gái
2.3.3.1. Sản lượng sữa 305 ngày và sữa tiêu chuẩn lứa đầu của đàn bò chị em gái
Đàn bò chị em gái là những cá thể cùng bố, khác mẹ với bò đực giống đang kiểm tra, nuôi dưỡng tại 2 cơ sở Mộc châu (Sơn La) và Đức Trọng (Lâm Đồng); bò khỏe mạnh và hoàn thành chu kỳ sữa lứa đầu.
- Sản lượng sữa/chu kỳ 305 ngày đàn bò chị em gái được xác định bằng phương pháp cân sữa 2 lần/ngày, 1 ngày/tháng, chu kỳ quy chuẩn về 305 ngày theo Matsumoto Shigeo (1992). Những chu kỳ sữa < 180 ngày không
được sử dụng, chu kỳ từ 180 ngày được coi như chu kỳ 305 ngày và chu kỳ sữa >305 ngày thì chỉ tính đến ngày thứ 305. Sản lượng sữa 305 ngày được tính theo công thức: SLS (305 ngày) = (B/A) x 305
Trong đó: + A= n x 30,42 + n: Số tháng bò cho sữa
+ 30,42: Là bình quân số ngày trong một tháng n xA
l l l
B= 1+ 2+...n
+ l1...ln: Là lượng sữa lần cân tháng thứ 1 đến tháng thứ n.
- Xác định sản lượng sữa tiêu chuẩn 4% mỡ sữa/chu kỳ 305 ngày của lứa sữa đầu theo công thức quy đổi từ sữa thường sang sữa tiêu chuẩn của (Nguyễn Hải Quân và cs.,1995):
SLS (4% mỡ) = 0,4 x SLS + 15 x Sản lượng mỡ sữa Trong đó: SLS (4% mỡ) là sản lượng sữa tiêu chuẩn 4% mỡ sữa/chu kỳ 305 ngày
2.3.3.2. Chất lượng sữa lứa đầu của đàn bò chị em gái
Tỷ lệ mỡ sữa và tỷ lệ protein sữa được phân tích bằng máy LCUMA (LactiCheck Ultrasonic Milk Analyzer) theo các lần cân sữa.
2.3.3.3. Giá trị giống ước tính về tiềm năng sữa của bò đực giống thông qua sản lượng sữa lứa đầu đàn bò chị em gái
- Xác định các thành phần phương sai của tính trạng sản lượng sữa để đưa vào ước tính giá trị giống về tiềm năng sữa của từng cá thể bò đực giống HF thông qua sản lượng sữa của đàn chị em gái.
- Sử dụng mô hình tuyến tính tổng quát với PROC GLM (SAS 9.1) để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến sản lượng sữa của đàn bò. Xác định các yếu tố ảnh hưởng ổn định cần thiết để đưa vào mô hình ước tính các thành phần phương sai. Mô hình tổng quát như sau:
Trong đó:
+ Y là sản lượng sữa bò nuôi tại khu vực thứ i, năm đẻ bê thứ j. + KV là ảnh hưởng cố định của khu vực chăn nuôi thứ i (i=2: Mộc Châu, Lâm Đồng).
+ ND là ảnh hưởng cố định của năm đẻ bê thứ j + e là sai số dư thừa ngẫu nhiên N(0,σ2
e).
Ứng dụng phương pháp REML (Restricted Maximum Likelihood) với mô hình con vật (Animal Model) trong phần mềm VCE6 để ước tính các tham số di truyền về sản lượng sữa của đàn bò chị em gái, tổng quát như sau: Y=Xb + Zu + e
Trong đó:
+ Y là sản lượng sữa (sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày) của con bò. + X là ma trận tần xuất của các yếu tố ảnh hưởng ổn định.
+ b là vector ảnh hưởng của các yếu tố cố định.
+ Z là ma trận tần xuất ảnh hưởng của yếu tố ngẫu nhiên của con bò do hệ phả gây ra.
+ u là vecto ảnh hưởng ngẫu nhiên di truyền cộng gộp của con bò.
+ e là sai số ngẫu nhiên N(0,σ2 e). Phương trình mô hình hỗn hợp có dạng là: ′ ′ = + ′ ′ ′ ′ − − − − − − − Y R Z Y R X u b G Z R Z X R Z Z R X X XR 1 1 1 1 1 1 1 ˆ ˆ = 0 0 Xb u Y E ε ; ′ + ′ = R R G Z G R ZG R Z ZG e u Y Var 0 0 R Z ZG Y
Var( ) = ′+ ; Var(u) =G = A*σa2; Var(E)= R = I *σe2
Trong đó:
+ σ2
a là phương sai di truyền cộng gộp.
+ R là phần còn lại bao gồm cả di truyền không cộng gộp và ngoại cảnh. + σ2
e là phương sai của phần còn lại bao gồm cả di truyền không cộng gộp và ngoại cảnh.
+ I là ma trận đồng nhất vì đây là mô hình 1 tính trạng nên I=1 và R=σ2
e
- Ước tính giá trị giống (GTG) ước tính về tiềm năng sản xuất sữa của từng các thể bò đực giống HF thông qua sản lượng sữa của đàn chị em gái.
Dùng phương pháp chỉ số chọn lọc một tính trạng, thông tin thu thập từ các nguồn thân thuộc khác nhau, dạng tổng quát như sau:
∑ = − = n i i i P P b I 1 ) ( Trong đó:
+ I là chỉ số chọn lọc hay giá trị giống của con vật. + bi là hệ số theo các nguồn thông tin tương ứng.
+ Pi là năng suất trung bình của nhóm thân thuộc thứ i.
+ Plà năng suất trung bình của quần thể hoặc nhóm tương đồng.
- Ước tính các hệ số tương ứng của các nguồn thông tin thu thập của các đực giống để tính giá trị giống dùng chương trình ZPLAN+.
- Tính giá trị giống về sản lượng sữa chu kỳ chuẩn 305 ngày của các đực thông qua chị em gái nửa ruột thịt (Half-sibs):
) (P P b
Ii = i i −
Trong đó:
+Ii là giá trị giống về sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày của đực giống thứ i.
+bi là hệ số theo các nguồn thông tin chị em gái nửa ruột thịt của đực giống thứ i.
+ Pi là sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày trung bình (kg) của nhóm chị em gái nửa ruột thịt theo cha của đực giống thức i.
+P là sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày trung bình của nhóm bò cái tương đồng với chị em gái của các đực giống.
Độ chính xác của giá trị giống:
2 2 G I AI r = σσ σI2 =b'Pb m P G G E 2 2 2 4 3 4 1 σ σ σ + + = Trong đó:
+ rAI là độ chính xác của giá trị giống. + 2
I
σ là phương sai của giá trị giống.
+ P là phương sai kiểu hình theo nguồn thông tin chi em gái của các đực giống.
+ 2
G
σ là phương sai di truyền. + 2
E
σ là phương sai môi trường.
+ m là số chị em gái nửa ruột thịt theo cha thu thập số liệu.
Từ giá trị giống về tiềm năng sữa được xác định thông qua sản lượng sữa đàn chị em gái, những bò đực giống có giá trị giống dương sẽ được chọn theo nguyên tắc từ cao xuống thấp để tiếp tục đánh giá, kiểm tra qua đời sau. Những đực giống có giá trị giống âm thì loại bỏ.
2.3.4. Chọn lọc bò đực giống Holstein Friesian bằng giá trị giống ước tính về tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa lứa đầu của đàn con gái tính về tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa lứa đầu của đàn con gái
2.3.4.1. Sản lượng sữa 305 ngày và sữa tiêu chuẩn lứa đầu của đàn bò con gái
Phương pháp làm tương tự như đối với đàn bò chị em gái.
2.4.4.2. Chất lượng sữa lứa đầu của đàn bò con gái
2.4.4.3. Giá trị giống ước tính về tiềm năng sữa của bò đực giống thông qua sản lượng sữa lứa đầu đàn con gái
Phương pháp làm tương tự như đối với đàn bò chị em gái, ngoại trừ ước tính giá trị giống về sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày của các đực giống thông qua con gái của chúng được thực hiện:
) ( 2 P P a n n I i i i i − + = 2 2 4 h h a = − Trong đó:
+ Ii là giá trị giống về tiềm năng sữa của bò đực giống thứ i. + ni là số con gái thu số liệu của đực giống thứ i.
+ Pi là sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày đàn CG của đực giống thứ i. +h2là hệ số di truyền về sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày đàn con gái. + P là sản lượng sữa chu kỳ chuẩn 305 ngày trung bình của nhóm bò cái tương đồng với con gái của các đực giống.
- Độ chính xác của giá trị giống:
a n n r i i AI + = 2 2 4 h h a = − Trong đó:
+ rAI là độ chính xác của giá trị giống.
+ ni là số con gái thu số liệu của đực giống thứ i.
+ h2là hệ số di truyền của tính trạng sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày.
(Walter, 1984; Mrode, 1996)
Qua đánh giá giá trị giống của bò đực giống thông qua sản lượng sữa của đàn con gái, chọn những bò đực giống có gái trị giống dương cao để đời sau có sản lượng sữa cao do nhận được nguồn gen của bố cao sản nhằm cải tạo, nhân nhanh đàn bò sữa Việt Nam có chất lượng tốt.
2.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
trùng sống, tỷ lệ mỡ sữa và tỷ lệ protein sữa) trước khi xử lý được chuyển dạng để bằng hàm Y = Degrees {asin[sqrt(x/100)]}. Sau khi tính toán xong, kết quả được chuyển dạng trở về đơn vị gốc theo Y1 = 100 x {Sin[radians(x)]}2.
- Các tham số thống kê cần được tính toán gồm: mean, sai số chuẩn (SE). - Giá trị trung bình bình phương nhỏ nhất và sai số chuẩn được xác định bằng Proc GLM trong chương trình SAS 9.1.
- Ước tính các thành phần phương sai dùng VCE6.
- Ước tính các tham số trong phương trình chỉ số để ước tính GTG của từng bò đực giống, dùng chương trình ZPLAN+ (Florence Ytournel. 2011).
Quá trình kiểm tra đánh giá chọn lọc bò đực giống chuyên sữa HF theo 4 bước được tóm tắt theo sơ đồ sau:
SƠ ĐỒ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHỌN LỌC BÒ ĐỰC GIỐNG HOLSTEIN FRIESIAN QUA ĐỜI SAU
Chương 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Chọn bò đực giống thông qua đời trước
Tuyển chọn được 15 bê đực HF trong số 35 cá thể đủ tiêu chuẩn làm giống theo hệ phả đưa vào kiểm tra cá thể
Chọn bò đực giống thông qua cá thể
Chọn được 10 bò đực giống tốt nhất trong số 15 con đã được tuyển chọn qua hệ phả và hoàn thành kiểm tra qua cá thể để đưa vào kiểm tra qua chị em gái
Chọn lọc bò đực giống bằng giá trị giống thông qua sản lượng sữa đàn con gái
Chọn được 3 đực giống tốt nhất trong số 6 bò đực giống, đã hoàn thành kiểm tra qua con gái để đưa vào sản xuất tinh đông lạnh phục vụ công tác
cải tiến nâng cao chất lượng đàn bò sữa
Chọn lọc bò đực giống bằng giá trị giống thông qua sản lượng sữa đàn chị em gái
Chọn được 6 bò đực giống tốt nhất từ 10 bò đực giống đã hoàn thành kiểm tra qua chị em gái để đưa vào kiểm tra qua con gái
3.1. CHỌN BÊ ĐỰC GIỐNG HOLSTEIN FRIESIAN THÔNG QUA ĐỜI TRƯỚC
Chọn bò đực làm giống thông qua đời trước là bước tuyển chọn những bê đực có đầy đủ tiêu chuẩn về giống căn cứ vào hệ phả. Trong các chỉ tiêu được sử dụng tuyển chọn đực giống thông qua đời trước (ông, bà nội và ngoại, bố, mẹ), tiềm năng di truyền sữa của bố và sản lượng sữa của mẹ là quan trọng nhất. Chọn bò đực giống thông qua đời trước là tiền đề, bước quan trọng của phương pháp chọn lọc bò đực giống sữa qua đời sau.
3.1.1. Tuyển chọn bê đực giống đạt tiêu chuẩn đưa vào kiểm tra qua đời sau đời sau
Căn cứ vào sản lượng sữa của 858 bò sữa HF hạt nhân (506 cá thể ở Mộc Châu và 352 cá thể ở Tuyên Quang) có sản lượng sữa >7.000 kg/chu kỳ xác định bởi Nguyễn Văn Đức (2005); căn cứ vào lý lịch: bố, ông nội và ngoại hoặc tinh đông lạnh có tiềm năng sữa >12.000 kg/chu kỳ; căn cứ vào ngoại hình và khối lượng sơ sinh của từng cá thể đàn bê đực sinh ra từ bố mẹ đó trong giai đoạn từ tháng 6/2006 đến tháng 7/2007. Tổng số 23 bê đực sinh tại Mộc Châu và 12 bê đực sinh tại Tuyên Quang đã hội tụ đầy đủ các tiêu chuẩn để tuyển chọn đưa vào kiểm tra chọn làm giống.
Như vậy, đàn bê đực được tuyển chọn này có chất lượng tốt, đạt đầy đủ các tiêu chuẩn của bê đực HF làm giống vì được sinh ra từ bố có tiềm năng sữa rất cao ≥ 12.000 kg/chu kỳ; mẹ có sản lượng sữa cao >7.000 kg/chu kỳ với tỷ lệ mỡ sữa ≥ 3,5% và tỷ lệ protein sữa ≥ 3,0%; khối lượng sơ sinh > 35 kg và mang đầy đủ đặc điểm ngoại hình của giống để chọn làm đực giống.
Sau khi tuyển chọn, đàn bê đực được tiếp tục nuôi dưỡng theo đúng quy trình kỹ thuật nuôi bê đực giống tại hai cơ sở đó cho đến khi cai sữa. Đến kết thúc cai sữa, đàn bê đực này được đánh giá một cách kỹ càng về ngoại hình thể chất, khả năng sinh trưởng phát triển, sự cân đối các bộ phận của cơ thể đặc biệt bộ phận sinh dục. Kết quả đánh giá cho thấy đàn bê đực tại thời
điểm cai sữa có ngoại hình đẹp, khỏe mạnh, có dáng của bò đực giống HF. Từ 35 bê đực HF có đầy đủ các tiêu chuẩn làm giống, 15 cá thể tốt nhất được tuyển chọn đưa vào kiểm tra bản thân (bảng 3.1).
Bảng 3.1. Danh sách 15 bê đực được tuyển chọn qua đời trước
SH bê Ngày sinh Nơi sinh SH bố SH mẹ KLss
(kg) Màu sắc 290 14/8/2006 ChâuMộc RUANN CELSIUS MOTTO-2087-ET 87-89 38
Lang trắng đen 291 12/9/2006 ChâuMộc RUANN CELSIUS MOTTO-2087-ET MASON ROYALBENNER 41
Lang trắng đen 292 19/9/2006 QuangTuyên NOMAD 2728-ETRUANN VINCER 4545 40
Lang trắng đen 293 4/10/2006 QuangTuyên AMEL BUCK- ETCOOKS VALLEY 4498 40
Lang trắng đen 294 16/10/2006 QuangTuyên NOMAD 2728-ETRUANN VINCER 4295 39
Lang trắng đen 295 21/10/2006 QuangTuyên AMEL BUCK- ETCOOKS VALLEY 4404 41
Lang trắng đen 296 22/10/2006 QuangTuyên AMEL BUCK- ETCOOKS VALLEY 4761 41
Lang trắng đen 297 10/5/2007 ChâuMộc RALMA TERRY FLEET-ET 108-5583 42
Lang trắng đen 298 24/5/2007 ChâuMộc RALMA TERRY FLEET-ET M-140 40
Lang trắng đen 299 28/5/2007 ChâuMộc RALMA TERRY FLEET-ET 132 39
Lang trắng đen 2100 28/5/2007 ChâuMộc AMEL BUCK- ETCOOKS VALLEY 01-694 40
Lang trắng đen
2101 03/6/2007 ChâuMộc AMEL BUCK- ETCOOKS VALLEY 75-96 39
Lang trắng đen 2102 16/6/2007 ChâuMộc RUANNCELSIUS MOTTO-2087-ET 4361 42
Lang trắng đen 2103 23/6/2007 ChâuMộc RUANN CELSIUS MOTTO-2087-ET 02-053 40
Lang trắng đen 2104 24/6/2007 ChâuMộc RUANN CELSIUS MOTTO-2087-ET 3128 42
Lang trắng đen Tổng số 15 bê đực tốt nhất được tuyển chọn, trong đó: 10 cá thể sinh tại Mộc Châu, chiếm 66,67% và 5 cá thể sinh tại Tuyên Quang, chiếm 33,33%. Tỷ lệ chọn bê đực trong số đạt tiêu chuẩn để đưa vào kiểm tra bản thân ở nghiên cứu này khá cao, trung bình là 42,85%, trong đó: tại Mộc Châu là 10 con (43,48%) và tại Tuyên Quang là 5 con (41,67%), thể hiện chất lượng đàn bê đực được tuyển chọn là tốt và tương đối đồng đều giữa Mộc Châu và Tuyên Quang. Đặc điểm ngoại hình nổi bật là tất cả các cá thể đực giống đều có màu lang trắng đen và khối lượng sơ sinh trung bình là 40,27 kg.
Kết quả về đặc điểm ngoại hình của đàn bê đực HF được tuyển chọn này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu của Nguyễn Văn Đức và cs. (2011); Lê Văn Thông và cs. (2013) là chúng đều có màu lông lang trắng đen.
Kết quả về khối lượng sơ sinh của đàn bê đực giống được tuyển chọn