Trong nghiên cứu này, tác giả đã có những đóng góp mới về lý thuyết và thực tiễnnghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vàoViệt Nam như sau: Về lý t
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề nghiên cứu
Trong hơn 4 thập kỷ qua cùng với xu hướng toàn cầu hóa, dòng vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài (FDI) đã gia tăng đáng kể Theo số liệu thống kê của Tổ chức Liênhiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), dòng vốn này có xu hướng tănglên qua các năm, năm 2012 tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của toàn cầu đạt1.350,926 tỷ USD, trong khi đó vào năm 1970 số lượng vốn này chỉ đạt 13,346 tỷUSD (tăng gấp 144 lần) Mặt khác, khi so sánh tương quan với giá trị tổng sản phẩmquốc nội dòng vốn FDI toàn cầu trong 4 thập kỷ qua đã tăng nhanh hơn gấp 6 lần Đốivới các nước đang phát triển dòng vốn FDI cũng có sự gia tăng rất đáng kể, nếu như ởthập kỷ 90 dòng vốn FDI vào các nước này chỉ chiếm 29% tổng vốn toàn cầu thì trongthập kỷ qua con số này đã thay đổi rất nhiều, chiếm đến 46% (UNCTAD, 2013) Điềunày đã cho thấy xu hướng dịch chuyển rõ rệt dòng vốn FDI trên thế giới hiện nay,đang dần chuyển sang các nước đang phát triển Cùng với sự gia tăng về lượng vốnFDI còn được xem là công cụ quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế của rấtnhiều nước trên thế giới (Wang, 2009) Nhiều chính phủ các nước phát triển cũng nhưcác nước đang phát triển tin rằng FDI có thể giúp họ vượt qua sự trì trệ trong phát triểnkinh tế và giải quyết nạn đói nghèo (Brooks et al., 2010) Theo Bwalya (2006), FDI cóthể hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế thông qua 3 kênh: (i) hỗ trợ vốn (không liên quanđến nợ nần) nhằm tài trợ đầu tư cho nước thu hút; (ii) nâng cao trình độ kỹ thuật củanước thu hút và (iii) chuyển giao công nghệ mới cho các doanh nghiệp trong các nướcnày Tầm quan trọng đối với việc gia tăng lượng vốn đầu tư nước ngoài cho phát triểnkinh tế và xã hội đã dẫn đến sự cạnh tranh lớn giữa các nước, đòi hỏi chính phủ mỗiquốc gia phải đẩy mạnh xúc tiến và cải thiện môi trường đầu tư Xu hướng này xuấthiện không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển trong quá trìnhchuyển đổi kinh tế
Trên thực tế, xu hướng toàn cầu hóa đã dẫn đến sự dịch chuyển rất lớn nguồn lực
từ nước này sang nước khác, từ khu vực này sang khu vực khác Trong thế kỷ 21, theo
dự đoán của các nhà kinh tế nguồn lực sẽ chuyển từ các quốc gia phát triển đến các
Trang 2quốc gia đang phát triển có tốc độ tăng trưởng cao, trong đó có Việt Nam.
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bắt đầu vào Việt Nam từ năm 1988, bướcngoặt này đã được coi là thành tựu của quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạchtập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN (Kokko et al., 2003) Saukhi cải cách kinh tế được thực hiện năm 1986, dòng vốn FDI hàng năm vào Việt Nam
đã tăng lên đáng kể, từ 341,7 triệu USD năm 1988 đến năm 2013 ước tính tăng lên22.352,2 triệu USD, mức tăng trưởng hàng năm trên 30% (Tổng cục Thống kê, 2014).Cao điểm quá trình thu hút lượng vốn này là năm 2008 với tổng vốn huy động trên71.000 triệu USD, tuy nhiên đã có sự sụt giảm nghiêm trọng từ năm 2009 cho đến nay(từ số vốn đăng ký năm 2009 là 23.107,3 triệu USD đã giảm xuống còn 16.348 triệuUSD năm 2012, giảm 29,3%) Mặc dù sự sụt giảm này không nằm ngoài xu hướngchung của toàn cầu dưới tác động của khủng hoảng kinh tế, nhưng nếu so sánh với khuvực ASEAN và Trung Quốc thì xu hướng dòng chảy ngược lại có sự gia tăng trong 4năm qua Điều này đã đặt ra các câu hỏi lớn: Các yếu tố nào ảnh hưởng thu hút dòngvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam? Các yếu tố ảnh hưởng phân bố khônggian vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam là gì? Để trả lời các câu hỏi này đòihỏi phải: xác định các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến dòng vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài vào Việt Nam; xác định các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gianvốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam Nếu như kết quả ước lượng và kiểm địnhkhông có ý nghĩa đồng nghĩa đối với các nhà đầu tư nước ngoài Việt Nam hoàn toànkhông có lợi thế cạnh tranh nổi bật gì so với các nước, hoặc không có sự khác biệt vềlợi thế giữa các địa phương trong thu hút dòng chảy FDI tại Việt Nam Với tầm quantrọng của dòng vốn FDI đối với tăng trưởng kinh tế, việc trả lời các câu hỏi này rất cầnthiết nhằm đưa ra giải pháp phù hợp, từ đó tăng cường thu hút hơn nữa dòng vốn FDIvào Việt Nam nói chung và tại các địa phương nói riêng trong thời gian tới Với lý do
trên tác giả đã lựa chọn và thực hiện đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam” làm luận án tiến sĩ của
mình
Trang 32 Tình hình nghiên cứu liên quan đến nội dung luận án
Liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án, trên cơ sở kết quả tổng quancủa tác giả cho thấy hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu cả về mặt lýthuyết cũng như thực nghiệm được thực hiện Các công trình nghiên cứu lý thuyếtnhằm mục đích củng cố và xây dựng khung lý thuyết đối với yếu tố quyết định vị trícủa dòng vốn FDI Trong khi đó, các công trình nghiên cứu thực nghiệm nhằm xácđịnh các yếu tố cụ thể ảnh hưởng thu hút hay cản trở dòng vốn này đến nhóm nước,khu vực hay tại một quốc gia và các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian vốn FDIgiữa các địa phương trong một quốc gia Tuy vậy, vẫn còn khá ít các nghiên cứu thựcnghiệm về yếu tố ảnh hưởng thu hút và phân bố không gian vốn FDI tại Việt Nam Vềyếu tố ảnh hưởng thu hút vốn FDI vào Việt Nam, hầu hết trong các nghiên cứu đượctổng kết các tác giả đã sử dụng các biến đại diện và phương pháp nghiên cứu khácnhau sao cho phù hợp với cơ sở dữ liệu thống kê Theo đó, kết quả tổng quan phânthành hai nhóm liên quan đến nguồn dữ liệu thống kê sơ cấp và thứ cấp Đại diện chonhóm thứ nhất liên quan đến dữ liệu thống kê sơ cấp có các nghiên cứu của Hafiz andGiroud (2004), Lei et al (2011) và Nguyen et al (2013) Ngược lại, các nghiên cứukhác của Parker et al (2005), Hoang (2006), Hồ Nhựt Quang (2010), Pham (2011),Nguyen (2011), Hoàng Chí Cương và cộng sự (2013) sử dụng dữ liệu thống kê thứcấp Đối với các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian vốn FDI giữa các địa phươngtại Việt Nam, theo tìm hiểu của tác giả vì sự hạn về dữ liệu thống kê nên chỉ có 3nghiên cứu điển hình có liên quan là nghiên cứu của Meyer and Nguyen (2005),Nguyen et al (2008) và Dinh (2009)
3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chính của luận án là xác định các yếu tố ảnh hưởng thu hútdòng vốn FDI vào Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian vốn FDIgiữa các địa phương tại Việt Nam Cụ thể luận án tập trung trả lời 2 câu hỏi nghiên
cứu chính sau:
- Câu hỏi thứ nhất, các yếu tố nào ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI vào Việt
Nam?
Trang 4- Câu hỏi thứ hai, các yếu tố nào ảnh hưởng đến phân bố không gian vốn FDI giữa
các địa phương tại Việt Nam?
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòngvốn FDI vào Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng đến phân bố không gian vốn FDI giữacác địa phương tại Việt Nam
(3) Nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam sốliệu của 24 quốc gia đang phát triển thuộc khu vực Châu Á trong giai đoạn 2000-2012
đã sử dụng Cụ thể bao gồm: Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thu hút được, Tỷ lệlạm phát, Tỷ giá hối đoái (LCU tính theo USD), Tỷ trọng tín dụng nội địa đối với khuvực tư nhân so với GDP, Tỷ trọng vốn viện trợ phát triển chính thức so với GNI, Tổngsản phẩm quốc nội (GDP), Tỷ trọng dân số thành thị tính theo % dân số, Tỷ trọng giátrị thương mại trao đổi với bên ngoài so với GDP, Tỷ trọng giá trị quặng và kim loạixuất khẩu trên tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, Số thuê bao di động tính trên 100người, Số học sinh trung học, Chỉ số đánh giá về kiểm soát tham nhũng, Chỉ số đánhgiá về chất lượng quy định và Chỉ số đánh giá về luật pháp từ năm 2000 đến năm
2012 Nguồn dữ liệu được trích dẫn từ cơ sở dữ liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới(WB) và Tổ chức Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD)
1 Số liệu năm 2013 là số liệu sơ bộ
Trang 5(4) Cuối cùng, để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phân bố không gian vốn FDIgiữa các địa phương tại Việt Nam, dữ liệu của 63 tỉnh/thành phố tại Việt Nam tronggiai đoạn 2005-2013 đã được sử dụng Cụ thể các dữ liệu có liên quan bao gồm: Vốnđăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài, Tốc độ gia tăng Chỉ số giá tiêu dùng so với kỳtrước, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Tổng sản phẩm trên địa bàn (theo giáhiện hành), Chỉ số phát triển GDP, Dân cư thành thị, Kim ngạch xuất khẩu trực tiếpcủa địa phương, Lao động làm việc trong các ngành kinh tế của địa phương, Số họcsinh trung cấp chuyên nghiệp, Số điện thoại cố định Nguồn dữ liệu được trích dẫn từ
số liệu Niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê và Niên giám thống kê của cáctỉnh/thành phố
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu định tính đã được sử dụng trong phân tích đánh giá của
các nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường đầu tư Việt Nam hiện nay Theo đó, quátrình nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứuchính thức Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua việc sử dụng phương phápthống kê, từ đó diễn giải, đánh giá đối tượng nghiên cứu và đặc biệt sử dụng phươngpháp chuyên gia nhằm phỏng vấn lấy ý kiến từ các chuyên gia để hoàn chỉnh bảng câuhỏi phục vụ cho giai đoạn nghiên cứu sau Sau khi tiến hành nghiên cứu sơ bộ nhằmthiết lập bảng câu hỏi, quá trình nghiên cứu chính thức được thực hiện theo hai côngđoạn Một là, tiến hành điều tra khảo sát tại các doanh nghiệp FDI theo mẫu tính toánthuận tiện Hai là, với dữ liệu thu thập được trong quá trình điều tra, tác giả đã tínhtoán các kết quả thống kê mô tả nhằm phản ánh đánh giá của các nhà đầu tư về môitrường đầu tư Việt Nam hiện nay
- Đối với nội dung phân tích các yếu tố ảnh hưởng thu hút FDI vào Việt Nam: vớimục đích lựa chọn phương pháp ước lượng đạt kết quả kiểm định không chệch, vững
và hiệu quả, phương pháp nghiên cứu được lựa chọn sử dụng là phương pháp ướclượng GMM sai phân (Generalized Method of Moments) thay vì phương pháp ướclượng bình phương nhỏ nhất OLS (Pooled Regress Model) hay phương pháp ướclượng bình phương nhỏ nhất tổng quát GLS (Generalized Least Square)
Trang 6Trong mô hình nghiên cứu thực nghiệm được xây dựng, bên cạnh các biến độc lậpkhác độ trễ bậc 1 của biến phụ thuộc FDI được xem là biến độc lập, nên về mặt lýthuyết đây là mô hình hồi quy dữ liệu bảng động (Dynamic panel data models) có tồntại vi phạm tự tương quan, biến nội sinh Ngoài ra, kết quả kiểm định đối với phươngpháp ước lượng OLS cho thấy trong mô hình còn tồn tại vi phạm phương sai thay đổi,hiệu ứng tác động cố định hàm chứa trong sai số của mô hình Do đó, phương phápước lượng GMM sai phân được sử dụng nhằm khắc phục các vi phạm trên từ đó đạtđược kết quả ước lượng hiệu quả và tin cậy nhất, đồng thời phương pháp ước lượngGMM sai phân còn phù hợp với dữ liệu bảng sử dụng cho nghiên cứu có đặc điểm thờigian ngắn (T nhỏ) và mảng không gian lớn (N lớn) Kết quả kiểm định tính phù hợphồi quy theo phương pháp ước lượng GMM được thể hiện ở kết quả kiểm định Sargan(hay còn được biết đến là kiểm định Hansen hoặc kiểm định J) và Arellano-Bond Quá trình phân tích áp dụng đối với hai loại dữ liệu hiện tại và quá khứ của cácbiến độc lập trong mô hình Từ kết quả kiểm định theo phương pháp ước lượng GMMsai phân xác định mô hình đặc trưng cho Việt Nam và kiểm định các giả thuyết đặt rađối với các yếu tố ảnh hưởng thu hút FDI vào Việt Nam.
Hình 1 mô phỏng về trình tự thực hiện phương pháp nghiên cứu đối với mô hìnhcác yếu tố ảnh hưởng thu hút FDI vào Việt Nam
Trang 7Hình 1: Trình tự thực hiện phương pháp nghiên cứu đối với mô hình các yếu tố ảnh hưởng thu hút FDI vào Việt Nam
(Nguồn: Tác giả tự mô phỏng)
- Cuối cùng, lập luận như đối với trường hợp Việt Nam nói chung mô hình nghiêncứu thực nghiệm các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian vốn FDI giữa các địaphương tại Việt Nam cũng được xác định là mô hình hồi quy dữ liệu bảng động Do
đó, phương pháp nghiên cứu để ước lượng và kiểm định các giả thuyết đưa ra liênquan đến các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian vốn FDI giữa các địa phương tạiViệt Nam sẽ được thực hiện tương tự
6 Tính mới và đóng góp của luận án
Trên cơ sở tổng quan các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về yếu tố ảnh hưởng thuhút dòng vốn FDI vào Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian vốn FDI
Tồn tại vi phạm phương sai thay đổi và
Hồi quy theo phương pháp
GMM sai phân Thực hiện Sargan test và Arellano-Bond test nhằm kiểm định tính phù hợp Kiểm định các giả thuyết
Trang 8giữa các địa phương tại Việt Nam, đây không phải là vấn đề mới và đã được một sốtác giả quan tâm nghiên cứu Tuy vậy, hầu hết các nghiên cứu chưa tiến hành kiểmđịnh các vi phạm liên quan đến hiện tượng phương sai thay đổi, tự tương quan và biếnnội sinh, chủ yếu chỉ dừng lại ở phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS)nên kết quả ước lượng chưa đáng tin cậy Đặc biệt, chưa có mô hình nghiên cứu nào
sử dụng biến trễ FDI để nghiên cứu tác động lên dòng vốn FDI Trong khi đó kết quảnghiên cứu của Campos and Kinoshita (2003), Carstensen and Toubal (2004), Bellak
et al (2008) và Anyanwu (2012) đã cho thấy đây là một biến quan trọng nên đưa vào
mô hình nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng thu hút FDI Đối với các yếu tố ảnh hưởng phân
bố không gian vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam, kết quả tổng quan cho thấychỉ có 3 nghiên cứu có liên quan của Meyer and Nguyen (2005); Nguyen and Nguyen(2008) và Dinh (2009) Khác với các tác giả này sử dụng dữ liệu từ nhiều nguồn khácnhau và không đồng nhất về mặt thời gian, trong luận án chỉ sử dụng dữ liệu thứ cấpliên quan đến các biến từ một nguồn duy nhất là Tổng cục Thống kê trong giai đoạn
2005 – 2013 nên đảm bảo tính đồng nhất và đáng tin cậy, đồng thời sự cập nhật về dữliệu giúp kết quả ước lượng hứa hẹn sẽ có độ tin cậy cao hơn Ngoài ra, theo kết quảtổng quan cho thấy chưa có nghiên cứu nào quan tâm đến thông tin quá khứ có thể ảnhhưởng đến việc phân bố vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam Kết quả kiểmđịnh ở chương 4 chứng tỏ đây lại là đặc trưng trong quyết định của các nhà đầu tưnước ngoài tại Việt Nam
Trong nghiên cứu này, tác giả đã có những đóng góp mới về lý thuyết và thực tiễnnghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vàoViệt Nam như sau:
Về lý thuyết:
- Đối với trường hợp của Việt Nam, xác định không tồn tại tác động của biến trễbậc 1 FDI (FDI_1) lên biến phụ thuộc FDI
- Trong phân bố không gian vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam xác định
có tồn tại tác động của thông tin quá khứ các biến độc lập lên biến phụ thuộc FDI
Trang 9- Sử dụng biến tương tác nhằm nghiên cứu sự khác biệt về hệ số độ dốc các yếu tốảnh hưởng đối với FDI của Việt Nam trong so sánh tương đồng với các nước ASIA24.
- Dựa trên kết quả kiểm định theo phương pháp ước lượng GMM sai phân, có 3trong 6 giả thuyết đưa ra liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng thu hút FDI vào ViệtNam có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 10% Theo đó, các nhà đầu tư nước ngoàiđến Việt Nam là vì tác động khung chính sách, động cơ tìm kiếm thị trường và động
cơ tìm kiếm tài nguyên
- Đối với các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian vốn FDI giữa các địa phươngtại Việt Nam, kết quả kiểm định theo phương pháp ước lượng GMM sai phân đối với
dữ liệu hiện tại và quá khứ đã không đủ cơ sở bác bỏ 4 trong 5 giả thuyết đưa ra, liênquan đến chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền địa phương, động cơ tìm kiếmthị trường, động cơ tìm kiếm hiệu quả, và hiệu ứng tích tụ FDI Các biến được kiểmđịnh có ý nghĩa thống kê bao gồm tỷ lệ lạm phát, dân cư thành thị, lực lượng lao động,
số học sinh trung cấp chuyên nghiệp và các biến giả phản ánh hiệu ứng tích tụ đối vớithành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh
- Từ kết quả đạt được trong quá trình phân tích một số gợi ý chính sách nhằm cảithiện môi trường đầu tư cũng như tăng cường thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài ở cấp độ quốc gia và địa phương đã được đề xuất
- Cuối cùng, việc dựa trên dữ liệu bảng của các nước ASIA 24 để phân tích cácyếu tố ảnh hưởng thu hút vốn FDI vào Việt Nam nên kết quả nghiên cứu không những
Trang 10có thể cho thấy được động cơ của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam mà còn có thể
so sánh tương đồng với các quốc gia khác trong khu vực Vì vậy kết quả nghiên cứu
hy vọng sẽ cung cấp một tầm nhìn “rộng hơn” cho các nhà hoạch định chính sách
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, hàm ý chính sách kết cấu luận án gồm cácchương sau:
Chương 1: Các yếu tố ảnh hưởng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: Lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm
Nội dung chính của chương là nghiên cứu tổng quan về đầu tư trực tiếp nướcngoài, các khung lý thuyết được xây dựng nhằm giải thích hoạt động đầu tư ra nướcngoài của các công ty đa quốc gia và lý thuyết liên quan đến các yếu tố quyết định vịtrí đầu tư của các công ty này Trên cơ sở khung lý thuyết được tóm tắt, tác giả đã tiếnhành tổng kết các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về yếu tố ảnh hưởng thu hút dòngvốn FDI vào một nhóm nước, khu vực hay tại một quốc gia cụ thể Đây chính là cơ sở
để xây dựng mô hình nghiên cứu, biến, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu cho nộidung phân tích các yếu tố ảnh hưởng thu hút FDI và các yếu tố ảnh hưởng phân bốkhông gian vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam trong chương 3 và chương 4.Cuối cùng, từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng thuhút FDI vào Việt Nam nói chung và các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian vốnFDI giữa các địa phương tại Việt Nam nói riêng sẽ cho phép tác giả tìm ra khoảngtrống trong nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Nội dung chính của chương phản ánh thực trạng xu hướng, kết cấu dòng chảy FDIvào Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2013 cũng như so sánh dòng vốn FDI vào ViệtNam với các nước trong khu vực Ngoài ra, trên cơ sở dữ liệu được thu thập từ cuộcđiều tra khảo sát trong 2 năm 2012 và 2013, kết quả phân tích đã phản ánh đánh giácủa các nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam hiện nay
Trang 11Chương 3: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
Trong chương này luận án đã đưa ra các giả thuyết cần kiểm định nhằm xác địnhcác yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam Trên cơ sở đó, xây dựng
mô hình lý thuyết cũng như mô hình nghiên cứu thực nghiệm kết hợp với các phươngpháp hồi quy khác nhau nhằm đưa ra kết quả kiểm định đáng tin cậy và hiệu quả nhất
Vì hạn chế về dữ liệu của Việt Nam nên dữ liệu của các nước ASIA 24 (Việt Nam và
23 quốc gia đang phát triển thuộc khu vực Châu Á khác) đã được sử dụng cho mụctiêu nghiên cứu này
Chương 4: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Kế thừa kết quả phân tích trong chương 3, để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởngphân bố không gian vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam luận án đã đưa ra 5 giảthuyết cần kiểm định Nhìn chung, kết quả kiểm định theo phương pháp ước lượng saiphân GMM đã ủng hộ 4 trong 5 giả thuyết đưa ra liên quan đến chất lượng điều hànhkinh tế của chính quyền địa phương, động cơ tìm kiếm thị trường, động cơ tìm kiếmhiệu quả và hiệu ứng tích tụ FDI Liên quan giả thuyết 5, biến FDI_1 được kiểm địnhkhông có ý nghĩa thống kê trong tác động lên biến phụ thuộc FDI ngay tại mức ý nghĩa10%
Chương 5: Hàm ý chính sách
Từ kết quả đạt được trong quá trình phân tích chương 2, 3 và 4, trong chương 5một số gợi ý chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư cũng như tăng cường thuhút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở cấp độ quốc gia và địa phương đã được đềxuất
Trang 12CHƯƠNG 1:
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI: LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
1.1 Giới thiệu
Trên nền tảng lý thuyết về yếu tố quyết định vị trí FDI tác giả đã tiến hành thống
kê các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài tại nhóm nước, khu vực hay tại một quốc gia Cụ thể, tác giả tậptrung các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI vào nhóm nước đangphát triển và chuyển đổi, trong khi đó ở cấp độ khu vực tập trung khu vực Châu Á vàChâu Phi Trung Quốc và Ấn Độ với thành tựu nổi bật về tăng trưởng kinh tế và thuhút dòng vốn FDI đã được tác giả lựa chọn nghiên cứu ở cấp độ quốc gia Ngoài ra,luận án có điểm qua một số nghiên cứu nổi bật về yếu tố ảnh hưởng thu hút FDI vàoViệt Nam nói chung và phân bố giữa các địa phương nói riêng Cuối cùng, trên cơ sởtổng quan nền tảng lý thuyết và kết quả các nghiên cứu thực nghiệm, tác giả tìm rakhoảng trống từ đó định hướng vấn đề nghiên cứu
1.2 Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Cùng với xu hướng toàn cầu hóa, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã (đang)ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới Theo đó đã có nhiều quan điểm được đưa ranhằm định nghĩa cho hành vi này:
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF, 1993): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp”.
Đối với quyền quản lý doanh nghiệp FDI, theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế(OECD, 1996) có thể thực hiện bằng các cách như: thành lập hoặc mở rộng một doanhnghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư; mua lại toàn bộdoanh nghiệp đã có; tham gia vào một doanh nghiệp mới; cấp tín dụng dài hạn (> 5năm) Để có quyền kiểm soát nhà đầu tư cần nắm từ 10% cổ phiếu thường hoặc quyềnbiểu quyết trở lên
Trang 13Dunning (1970) sử dụng một định nghĩa ngắn cho các công ty đa quốc gia (MNEs)là: "bất cứ công ty thực hiện hoạt động sản xuất tại nhiều hơn một quốc gia" Nhữngngười khác, chẳng hạn như Vernon (1971) đã nhấn mạnh thêm vấn đề quy mô và cơcấu tổ chức của các MNEs Cụ thể, “Các tập đoàn đa quốc gia là các công ty lớn tổchức các hoạt động của họở nước ngoài thông qua một bộ phận tổ chức tích hợp, đượclan truyền quốc tế và việc đầu tư của họ được dựa trên các sản phẩm và thị trường tiêuthụ”.
Lý thuyết đã chỉ ra rằng FDI thường được hình thành và sinh ra từ sự tương tácgiữa lực lượng của nước chủ đầu tư và nước thu hút (ví dụ, Dunning, 1981, 1988;UNCTAD, 2006) Dòng vốn FDI sẽ chảy từ nước này sang nước khác và FDI xảy ra
có thể chung qui là do ảnh hưởng của các yếu tố đẩy từ nước chủ đầu tư và yếu tố kéocủa nước thu hút Một số yếu tố trong nước chủ đầu tư có xu hướng tạo động lực thúcđẩy hành vi đầu tư ra bên ngoài của FDI nhằm tìm kiếm một thị trường tiềm năng hơnhay tăng hiệu quả kinh doanh với chi phí sản xuất thấp hơn… ở nước thu hút Sau đây
là bảng mô tả các yếu tố “đẩy” và “kéo” dẫn đến xu hướng đầu tư của FDI
Bảng 1.1: Yếu tố điều kiện “Đẩy – Kéo” của FDI
Yếu tố “Đẩy” - Nước chủ đầu tư Yếu tố “Kéo” - Nước thu hút
1 Thị trường
và Thương mại
Thị trường nước chủ đầu tư hạn chế buộc công ty phải tìm kiếm một thị trường mới
Thị trường lớn và phát triển là điều kiện tốt để thu hút các nhà đầu tư
2 Chi phí
sản xuất
Sự khan hiếm các yếu tố đầu vào như nguồn tài nguyên, chi phí lao động cao gây ra xu hướng đầu tư ra nước ngoài
Nguồn lực tài nguyên sẵn có, chi phí lao động thấp giúp giảm chi phí sản xuất nên sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư
Những Hiệp ước thương mại, Đầu
tư song phương, đa phương tạo điều kiện thuận lợi cho vốn đầu tư nước ngoài
Trang 14(Nguồn: UNCTAD, 2006)
Như vậy, FDI có thể xảy ra theo xu hướng tác động của cả hai nhóm yếu tố: yếu tố
“đẩy” của nước chủ đầu tư và yếu tố “kéo” của nước thu hút cùng với sự quan tâm từ
cả hai phía chính phủ của các quốc gia này Các chính sách ưu đãi vốn đầu tư nướcngoài được đưa ra bởi nước sở tại để thu hút vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu chỉ dựatrên các yếu tố có lợi thế cạnh tranh cao, chẳng hạn như sự sẵn có của nguồn tàinguyên thiên nhiên hoặc hứa hẹn lợi nhuận đầu tư cao hơn từ chi phí sản xuất thấphơn Tuy nhiên, những chính sách khuyến khích đơn giản như vậy thường không đủ và
ít có tác động tốt trong việc thúc đẩy thu hút hơn nữa vốn đầu tư nước ngoài Nướcchủ đầu tư, tốt hơn hết, nên mở rộng sự hiểu biết của mình với một danh sách mở rộnghơn các yếu tố thúc đẩy hoặc khuyến khích doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài, trongkhi đó nước thu hút cần tạo ra một môi trường đầu tư thông thoáng, hiệu quả Cuốicùng tác động hỗ trợ từ cả hai phía hình thành những đặc điểm tiềm năng của dòngvốn FDI trong tương lai Một chính sách khuyến khích phải được xây dựng với sự cânnhắc và nghiên cứu đầy đủ nhằm thu hút tối ưu hóa số lượng và chất lượng FDI
Theo Điều 3 Luật đầu tư năm 2005 mà Quốc hội khoá XI Việt Nam đã thông quangày 29-2-1987 có các khái niệm về “đầu tư”, “đầu tư trực tiếp”, “đầu tư nước ngoài”,
“đầu tư ra nước ngoài” nhưng không có khái niệm “đầu tư trực tiếp nước ngoài” Tuy
nhiên, có thể “gộp” các khái niệm trên lại và có thể hiểu: “FDI là hình thức đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở Việt Nam hoặc nhà đầu tư Việt Nam bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở nước ngoài theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên
quan”
Trang 151.3 Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế
Trong quá khứ đã có rất nhiều nghiên cứu điều tra mối quan hệ giữa FDI và tăngtrưởng kinh tế Kết quả cho thấy mối quan hệ giữa dòng vốn FDI và tăng trưởng kinh
tế là khá phổ biến FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hai hướng: trực tiếp và giántiếp, trong đó tác động gián tiếp của FDI đến tăng trưởng kinh tế còn gọi là tác độnglan tỏa Các nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp và cách tiếp cận vấn đề khácnhau Một số nghiên cứu đề cập việc đo lường tác động của FDI đến tăng trưởng kinh
tế nói chung theo cách tác động trực tiếp, trong khi những nghiên cứu khác lại tậptrung nghiên cứu tác động của FDI đối với hoạt động sản xuất, thương mại quốc tế,đầu tư địa phương theo hướng tác động lan tỏa
1.3.1 Tác động của FDI đối với hoạt động sản xuất
FDI sẽ tác động vào hoạt động sản xuất từ đó ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.Điều này xuất phát từ lập luận cho rằng các công ty đa quốc gia sở hữu công nghệ sảnxuất tiên tiến nên sẽ “kích thích” nâng cao trình độ kỹ thuật – công nghệ trong nước.Thật vậy, quá trình cạnh tranh gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải tự đổimới mình, nâng cao trình độ sản xuất để có thể tồn tại trên thương trường, nhất là khi
họ muốn đối đầu với những công ty đa quốc gia Ngoài ra, các công ty đa quốc giathường sử dụng kỹ thuật quản lý hiện đại để tối đa hóa trong sử dụng các nguồn lực,giảm chi phí sản xuất, do đó thu hút các công ty đa quốc gia sẽ tăng cường hiệu quả sửdụng các nguồn lực bằng cách nâng cao năng suất, thúc đẩy khả năng cạnh tranh Hơnnữa, FDI góp phần cải thiện kỹ năng lực lượng lao động địa phương, hỗ trợ sử dụngcác phương tiện sản xuất hiện đại
Theo Hong (1997), trong nghiên cứu điều tra (giai đoạn 1970-1990) tại Hàn Quốc
về vai trò của vốn đầu tư nước ngoài và vay thương mại trong thúc đẩy tăng năng suất
đã cho thấy hiệu ứng dòng chảy của vốn đầu tư nước ngoài tốt đối với năng suất hơn
so với vay thương mại Hơn nữa, nghiên cứu nhấn mạnh rằng khu vực tư nhân ở HànQuốc đã thành công trong việc thu hút vốn nước ngoài, đặc biệt là trong các lĩnh vựcnhư thăm dò dầu khí, điện tử và ngành công nghiệp nặng
Trang 16Blomström and Kokko (1996) đã đề cập đến vai trò tốt các công ty đa quốc giatrong việc tăng năng suất sản xuất ở Kenya, đặc biệt là đóng góp của họ trong thúc đẩycông nghệ tiên tiến đối với các công ty địa phương Các kết quả tương tự cũng đã đạtđược trong các nghiên cứu tại Cameroon (Ghura, 1997) và tại Cộng hòa Séc (Djankovand Hoekman, 2000).
Tuy nhiên, bên cạnh những nghiên cứu cho thấy tác động tốt của FDI đến năngsuất một số nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng FDI đã tác động không rõ ràng trong tất cảcác lĩnh vực kinh tế, ví dụ như nghiên cứu của Blomström and Kokko (1996); Kokko
et al (1996); Hansen and Rand (2006); Blalock and Gertler (2008)
1.3.2 Tác động của FDI đối với thương mại quốc tế
Nhiều công ty đa quốc gia đạt được hiệu quả kinh doanh thông qua việc quảngcáo, tiếp thị và bán các sản phẩm sử dụng thương hiệu uy tín Nó tạo điều kiện thuậnlợi cho việc gia nhập của các công ty này vào thị trường nước ngoài Ngày nay, sảnphẩm sản xuất ra phải đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế mới theo quy định của WTO,tuy nhiên hầu hết các sản phẩm từ các nước đang phát triển không đáp ứng các tiêuchuẩn này Vai trò của FDI rất quan trọng trong việc giúp đỡ các nước đang phát triểnđạt được các tiêu chuẩn quốc tế cần thiết để cạnh tranh trong thị trường toàn cầu vàcũng để nâng cao chất lượng sản xuất trong nước
Một số nghiên cứu đã điều tra mối quan hệ giữa FDI và thương mại quốc tế Chenand Chang (1995) tìm thấy mối quan hệ tốt giữa vốn FDI vào Trung Quốc và xuấtkhẩu của Trung Quốc Aitken et al (1997) nhấn mạnh tác động tốt của các công ty đaquốc gia đến các công ty địa phương thông qua lợi ích nhận được từ quá trình cungcấp các dịch vụ cho các công ty đa quốc gia, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thôngtin và phân phối Đối với Thái Lan, quốc gia này đã đạt được tăng trưởng bình quânhàng năm 12,6% từ năm 1989 đến năm 1992, thành tựu này không thể không nói đến
sự đóng góp của các công ty đa quốc gia trong việc thúc đẩy xuất khẩu, đặc biệt làtrong các sản phẩm điện tử (Hoekman et al., 1996) Lutz et al (2003) kiểm tra hiệuứng lan tỏa của FDI lên xuất khẩu và kết quả nghiên cứu đã không tìm thấy bất kỳbằng chứng nào về tác động lan tỏa xuất khẩu từ FDI Đối với Việt Nam, trong nghiên
Trang 17cứu của Anwara and Nguyen (2011) từ dữ liệu bảng của 19 đối tác thương mại lớn củaViệt Nam trong giai đoạn 1990-2007 cho thấy tồn tại mối quan hệ giữa xuất khẩu,nhập khẩu và dòng vốn FDI Theo đó, dòng vốn FDI vào Việt Nam đã góp phần giatăng đáng kể cho cả hoạt động xuất khẩu lẫn nhập khẩu.
Những nghiên cứu khác đã tập trung vào nghiên cứu tác động của FDI vào tăngtrưởng kinh tế bằng cách nghiên cứu chiến lược phát triển ở nước đó là chiến lượcnhằm đẩy mạnh xuất khẩu hay hạn chế, thay thế nhập khẩu Nghiên cứu củaBalasubramanyam et al (1996) xem xét tác động của FDI vào tăng trưởng kinh tế ởnước sở tại liên quan đến sự thay đổi trong chiến lược sản xuất Ông thừa nhận rằngđầu tư nước ngoài có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nước sở tại tùy theo loạihình chiến lược sản xuất và ông kết luận rằng chính sách đẩy mạnh xuất khẩu sẽ thuhút dòng vốn FDI, từ đó gia tăng xuất khẩu góp phần tăng trưởng kinh tế Kết quảphân tích của Alvarez and Lo'pez (2008) cũng cho thấy xúc tiến xuất khẩu là mộtchiến lược đặc biệt hữu ích vì nó góp phần tác động lan tỏa năng suất Tuy nhiên, ảnhhưởng thực lên năng suất sẽ tốt khi và chỉ khi các chi phí chìm liên quan đến xuất khẩunhỏ hơn đáng kể so với hiệu ứng lan toả tốt
1.3.3 Tác động của FDI đối với đầu tư địa phương
Khi nghiên cứu về tác động của FDI đến tăng trưởng, bên cạnh nghiên cứu tácđộng của FDI đến sản xuất, thương mại quốc tế, một vấn đề quan trọng không kém lànghiên cứu tác động của FDI đến đầu tư trong nước theo xu hướng FDI và đầu tưtrong nước hỗ trợ hay thay thế nhau Một số nghiên cứu đã điều tra mối quan hệ nàyvới kết quả thu được là khác nhau Trong một nghiên cứu ở Nhật Bản, Bayoumi andLipworth (1997) thấy rằng vốn đầu tư nước ngoài hỗ trợ vốn đầu tư địa phương chứkhông phải là thay thế nó Năm 2003, Kim and Seo đã nghiên cứu mối quan hệ giữaFDI, đầu tư trong nước và tăng trưởng kinh tế ở Hàn Quốc bằng cách sử dụng dữ liệuquý giai đoạn 1985–1999, và áp dụng một số kỹ thuật chuỗi thời gian (mô hình VAR).Phát hiện của họ đã không hỗ trợ việc FDI lấn át đầu tư trong nước tại Hàn Quốc.Ngược lại, Fedderke and Romm (2006), với dữ liệu chuỗi thời gian (1960-2003) ởNam Phi, cho thấy rằng FDI tác động hỗ trợ đầu tư trong nước trong dài hạn, nhưng
Trang 18trong ngắn hạn thì không Gần đây, Tang et al (2008) bằng cách sử dụng dữ liệu chuỗithời gian quý giai đoạn 1988-2003 đã phát hiện FDI có hiệu ứng bổ sung cho đầu tưtrong nước của Trung Quốc thông qua phổ biến công nghệ.
Tóm lại, các nghiên cứu trên cho thấy có nhiều kết luận khác nhau về tác động củaFDI đến tăng trưởng kinh tế Vai trò của FDI thể hiện khác nhau giữa các quốc gia, cóthể là tốt, xấu, hoặc không đáng kể Tác động này tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, thểchế và công nghệ trong nền kinh tế của nước chủ nhà Ngay cả trong một quốc gia, kếtluận vẫn chưa rõ ràng đối với các khoảng thời gian khác nhau trong quá trình quan sát
và phạm vi nghiên cứu Tuy nhiên, nhìn chung dòng vốn FDI luôn được xem là mộtyếu tố quan trọng có tác dụng hỗ trợ nguồn lực về vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý,xuất khẩu… đặc biệt, tác động lan tỏa đã góp phần rất lớn trong tăng trưởng và pháttriển kinh tế các quốc gia đang phát triển
1.4 Lý thuyết về yếu tố quyết định vị trí của FDI
1.4.1 Ở cấp độ quốc gia
Các lý thuyết về đầu tư nước ngoài được đề xuất chủ yếu thông qua việc quan sátquá trình đầu tư nước ngoài của các công ty Hoa Kỳ, các công ty Nhật Bản và cáccông ty đa quốc gia từ các nước phát triển khác kể từ cuối Thế chiến thứ II, và sự xuấthiện của các công ty đa quốc gia ở các nước đang phát triển trong những năm gần đây
Về bản chất, các lý thuyết đưa ra nhằm cố gắng trả lời các câu hỏi sau đây: Thứ nhất,tại sao doanh nghiệp lựa chọn chuyển hoạt động của mình đến một nước khác? Thứhai, tại sao họ chọn làm điều này thay vì xuất khẩu hoặc cấp giấy phép? Cuối cùng, tạisao họ chọn một vị trí trong một khu vực cụ thể? Sự phát triển theo trình tự thời giancủa các lý thuyết được thảo luận trong các nội dung ở phần sau
1.4.1.1 Lý thuyết thương mại quốc tế (International Trade Theory)
Mô hình lý thuyết đầu tiên giải thích hoạt động đầu tư nước ngoài dựa trên lýthuyết thương mại quốc tế là mô hình Heckscher-Ohlin do Heckscher (1919) và Bertil
Ohlin (1933) xây dựng Theo Lancaster (1957, p 19) "lần đầu tiên mô hình Ohlin đã cung cấp một phân tích phù hợp các yếu tố thị trường vào lý thuyết thương mại quốc tế" Đây là mô hình cân bằng tổng thể nhằm xác định lợi thế so sánh của một
Trang 19Heckscher-quốc gia Mô hình dùng để dự báo xem Heckscher-quốc gia nào sẽ sản xuất mặt hàng gì trên cơ
sở những yếu tố sản xuất sẵn có của quốc gia, đồng thời mô hình đưa ra kết luận sau:Quốc gia có nhiều yếu tố đầu vào tốt hơn nên xuất khẩu các sản phẩm thâm dụng yếu
tố đầu vào đó và nhập khẩu các sản phẩm thâm dụng yếu tố đầu vào kia, kết luận nàyđược gọi là Định lý Heckscher-Ohlin Điều này cung cấp một lời giải thích ban đầu vềđầu tư trực tiếp nước ngoài
1.4.1.2 Lý thuyết về lợi thế độc quyền (The Theory of Firm-Specific Ownership Advantages)
Lý thuyết này được khởi xướng bởi Hymer (năm 1960), đây là nỗ lực đầu tiên xâydựng một lý thuyết độc lập nhằm giải thích xu hướng đầu tư nước ngoài Hymer đưa raquan điểm của mình xuất phát từ các nền kinh tế công nghiệp và khẳng định rằng mộtcông ty muốn vượt qua các rào cản quốc tế, tham gia vào quá trình sản xuất khi công
ty phải có lợi thế độc quyền Khi đầu tư ra nước ngoài, chủ đầu tư có một số bất lợinhư: khoảng cách địa lý làm tăng chi phí vận chuyển các nguồn lực, thiếu hiểu biết vềmôi trường mới làm tăng chi phí thông tin, thiết lập mối quan hệ khách hàng mới và hệthống cung cấp mới cũng mất nhiều chi phí so với các công ty bản địa Tuy vậy, họvẫn nên tiến hành đầu tư ra nước ngoài khi có những lợi thế độc quyền vì dựa vàonhững lợi thế này họ có thể giảm được chi phí kinh doanh và tăng doanh thu so với cáccông ty bản địa Các lợi thế độc quyền có thể là công nghệ hay nhãn hiệu Như vậy,Hymer quan sát thấy rằng FDI xảy ra khi một công ty sở hữu lợi thế độc quyền hơncác đối thủ cạnh tranh trong một ngành công nghiệp, cho phép các công ty gia nhập thịtrường ở các nước khác
1.4.1.3 Lý thuyết vòng đời của sản phẩm (Product Life Cycle Theories)
Lý thuyết này được Hirsch đưa ra trước tiên năm 1965 và sau đó được Vernonphát triển một cách có hệ thống từ năm 1966 Lý thuyết này lý giải cả đầu tư quốc tếlẫn thương mại quốc tế, coi đầu tư quốc tế là một giai đoạn tự nhiên trong vòng đờisản phẩm Lý thuyết này cho thấy vai trò của các phát minh, sáng chế trong thươngmại và đầu tư quốc tế bằng cách phân tích quá trình quốc tế hoá sản xuất theo các giaiđoạn nối tiếp nhau Ưu điểm của lý thuyết này là đưa vào được nhiều yếu tố cho phép
Trang 20Nhập khẩu
Sản phẩm mới Sản phẩm chín muồi Sản phẩm đạt tiêu chuẩn
Quốc gia có ít lợi thế
Sản phẩm mới Sản phẩm chín muồi Sản phẩm đạt tiêu chuẩn
Quốc gia có nhiều lợi thế
lý giải sự thay đổi theo ngành hoặc việc dịch chuyển dần các hoạt động công nghiệpcủa các nước tiên phong về công nghệ, trước tiên là đến các nước "bắt chước sớm" sau
đó đến các nước "bắt chước muộn"
Theo lý thuyết này, ban đầu phần lớn các sản phẩm mới được sản xuất tại nướcphát minh ra nó và được xuất khẩu đi các nước khác Nhưng khi sản phẩm mới đãđược chấp nhận rộng rãi trên thị trường thế giới thì sản phẩm bắt đầu được sản xuất ởcác nước khác Kết quả rất có thể là sản phẩm sau đó sẽ được xuất khẩu trở lại nướcphát minh ra nó Trên cơ sở nền tảng lý thuyết được đưa ra ta có thể mô phỏng lýthuyết vòng đời sản phẩm theo mô hình sau:
Hình 1.1: Mô hình mô phỏng lý thuyết vòng đời của sản phẩm
(Nguồn: Tác giả tự mô phỏng)
1.4.1.4 Lý thuyết nội bộ hoá (Internalization Theory)
Lý thuyết nội bộ hoá do Buckley và Casson đưa ra năm 1976, lý thuyết này dựatrên lý thuyết công ty của Coase (1937) Theo lý thuyết này, giao dịch bên trong công
ty (Internal IT) tốt hơn giao dịch bên ngoài công ty (Market MT) IT tốt hơn MT khi thị trường không hoàn hảo: không hoàn hảo tự nhiên (khoảngcách giữa các quốc gia làm tăng chi phí vận tải), không hoàn hảo mang tính cơ cấu(rào cản thương mại như các tiêu chuẩn về sản phẩm, về môi trường; các yêu cầu liênquan đến quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ) Khi thị trường không hoàn hảo như vậy,công ty phải tự tạo ra thị trường bằng cách tạo ra Internal Market, sử dụng tài sản trongnội bộ công ty mẹ – con, con – con Lợi ích của việc nội bộ hoá là tránh được độ trễ về
Trang 21Transaction-thời gian, việc mặc cả khi mua bán và tình trạng thiếu thốn người mua Nội bộ hoáphải có những lợi ích lớn hơn chi phí phát sinh khi thành lập mạng lưới công ty mẹ –con thì mới được sử dụng Tuy nhiên lý thuyết này không giải thích lợi ích của nội bộhoá là gì (là lợi thế độc quyền), nó rất chung chung, không đưa ra được các bằngchứng cụ thể và rất khó kiểm chứng
1.4.1.5 Lý thuyết Eclectic Paradigm (OLI)
Đây là một mô hình được xây dựng khá công phu của Dunning (1977, 1979, 1981,
1988, 1996, 1998, 2000, 2001) Mô hình này đã tổng hợp các yếu tố chính của nhiềucông trình nghiên cứu trước đó nhằm lý giải về FDI Theo Dunning, một công ty tiếnhành đầu tư nước ngoài khi có các lợi thế OLI - bao gồm Ownership Advantage (lợithế sở hữu), Location Advantage (lợi thế về vị trí), và Internalization Incentives (lợithế nội bộ hóa) Cụ thể, Dunning cho rằng các công ty có lợi thế sở hữu (O), (nhưđược thảo luận bởi Hymer) về các yếu tố cạnh tranh trong quá trình sản xuất so với cácđối thủ nước ngoài, chẳng hạn như bằng sáng chế, công nghệ mới, thương hiệu hoặckhả năng quản lý nên duy trì lợi thế cho lợi ích riêng của họ thay vì bán hoặc cấp giấyphép sử dụng lợi thế đó cho các công ty khác Những công ty có lợi thế nội bộ hóa (I)(như được thảo luận bởi Buckley và Casson) nếu ký kết hợp đồng với các công ty ở thịtrường nước ngoài là một lựa chọn nguy hiểm Nó có thể dẫn đến tiết lộ lợi thế sở hữu
cụ thể cho các công ty ở thị trường nước ngoài, và do đó các công ty liên doanh hiệntại có thể là đối thủ cạnh tranh tiềm năng trong tương lai Bổ sung lợi thế về quyền sởhữu và lợi thế nội bộ hóa, Dunning đưa thêm vào mô hình lợi thế về vị trí cụ thể (L).Lợi thế vị trí cụ thể hàm ý rằng các công ty cần phải thu được lợi ích từ việc đầu tư tạimột vị trí ở nước ngoài, nếu không họ sẽ không cần phải thực hiện đầu tư ra nướcngoài
Tóm lại, mô hình OLI nhấn mạnh rằng một công ty nên đầu tư ra nước ngoài khi
có lợi thế sở hữu, cần phải nội bộ hóa trong công ty và thu được lợi ích từ vị trí ở nướcngoài, cụ thể được thể hiện trong bảng 1.2
Trang 22Bảng 1.2: Mô hình OLI đối với đầu tư quốc tế
Khuôn khổ Mô hình OLI
1 Lợi thế quyền sở hữu (O)
- Khuôn khổ thể chế (thương mại, pháp lý, quan liêu)
- Lao động giá rẻ và có tay nghề cao
- Quy mô thị trường và khả năng tăng trưởng
- Điều kiện kinh tế vĩ mô
- Tài nguyên thiên nhiên
3 Lợi thế nội bộ hóa (I)
- Để giảm chi phí giao dịch
- Để tránh hoặc khai thác sự can thiệp của Chính phủ (hạn ngạch, kiểm soát giá cả, chênh lệch thuế, v.v.)
- Để đạt được các hiệp đồng kinh tế
- Để kiểm soát nguồn cung cấp đầu vào
- Để kiểm soát các cửa hàng thị trường(Nguồn: Dunning 1993, p 81)
Theo đó, “Mô hình OLI của Dunning đã cung cấp một khuôn khổ so sánh giữa các
lý thuyết bằng cách thiết lập mặt bằng chung, các điểm tiếp xúc giữa chúng, làm rõ mối quan hệ giữa các cấp độ khác nhau trong phân tích và các câu hỏi của các nhà kinh tế khác nhau đã được quan tâm để giải quyết" (Cantwell and Narula, 2001 p156).
Ngoài ra theo Galán and Benito (2001) mô hình OLI của Dunning đã cung cấp mộtkhuôn khổ toàn diện nhất để giải thích FDI, trong đó tập trung giải quyết thỏa đáng 3câu hỏi đặt ra đối với hoạt động đầu tư nước ngoài của các công ty đa quốc gia: “Tại
Trang 23sao phải đầu tư ra nước ngoài – Why?”; “Tại sao các công ty lại lựa chọn FDI thay vìnhững hình thức khác – How?” và “Hoạt động đầu tư được đặt tại đâu – Where?”.
Hình 1.2: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng quyết định đầu tư quốc tế
Theo Rugman and Verbeke (2001), mô hình OLI của Dunning được xem là khuônkhổ khái niệm hàng đầu trong phân tích các yếu tố quyết định vị trí FDI thông qua haiđóng góp quan trọng Một là, lợi thế cạnh tranh về vị trí của các nước là khác nhau.Đóng góp thứ hai của mô hình OLI cho phép xác định ba động cơ khác nhau của FDI:tìm kiếm tài nguyên thiên nhiên, tìm kiếm thị trường, và tìm kiếm hiệu quả (1) Tìmkiếm tài nguyên: đầu tư nước ngoài xảy ra khi các công ty xác định vị trí quốc gia cónguồn tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn, ví dụ như khoáng sản, các sản phẩm nôngnghiệp… (2) Tìm kiếm thị trường: các công ty đầu tư ra nước ngoài để tìm kiếm thịtrường tiêu thụ, nó có tác dụng thay thế nhập khẩu và hỗ trợ hoạt động thương mạitrong nước (3) Tìm kiếm hiệu quả: đầu tư nước ngoài được thực hiện để thúc đẩychuyên môn hóa nguồn lực hiện có bao gồm lao động, tài sản ở trong nước và nướcngoài của các công ty đa quốc gia hiệu quả hơn Đây là loại hình đầu tư nhằm hợp lýhóa hoạt động các công ty đa quốc gia và xu hướng chuyên môn hóa các chi nhánhtrong mạng lưới nội bộ của các công ty này (Dunning, 2000; Rugman and Verbeke,2001)
Trên thực tế mô hình OLI của Dunning đã được sử dụng rộng rãi như là mộtkhuôn khổ lý thuyết toàn diện trong các nghiên cứu thực nghiệm nhằm xác định yếu tốquyết định vị trí FDI cũng như giải thích các hoạt động của các công ty bên ngoài ranhgiới quốc gia Nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên nhằm hỗ trợ khuôn khổ lý thuyết OLI
Hoạt động đầu tư được đặt tại đâu?
HOW
WHERE
Trang 24được thực hiện bởi Dunning and Queen (1981) Mẫu nghiên cứu bao gồm 81 công ty
đa quốc gia từ 22 quốc gia và 1.025 khách sạn nước ngoài Kết quả nghiên cứu đãcung cấp thông tin hữu ích trong giải thích lý do tham gia của các công ty nước ngoàitrong ngành công nghiệp, trong đó lợi thế sở hữu được xác định có ảnh hưởng lớn đếncác quyết định của họ Năm 2001, cũng trên khuôn khổ mô hình lý thuyết OLI, Galánand Benito cũng đạt được kết quả nghiên cứu tương tự về lợi thế sở hữu như Dunningand Queen khi kiểm tra mẫu 103 công ty đa quốc gia Tây Ban Nha Dựa trên cơ sở môhình lý thuyết OLI, Driffield (2002) đã phân tích những yếu tố ảnh hưởng thu hút vốnđầu tư nước ngoài vào Vương quốc Anh Kết quả nghiên cứu cho thấy bên cạnh lợi thế
sở hữu lợi thế vị trí cũng ảnh hưởng đến quyết định của các công ty nước ngoài Gầnđây, Pheng and Hongbin (2006) đã nghiên cứu quyết định đầu tư của 31 công ty đaquốc gia ngành xây dựng tại Trung Quốc trong năm 2001 nhằm hỗ trợ mô hình lýthuyết OLI của Dunning Những lợi thế sở hữu đã ảnh hưởng đến quyết định đầu tưnước ngoài của các công ty Trung Quốc Đối với lợi thế vị trí, kết quả nghiên cứu chothấy một nhóm lớn các công ty đa quốc gia Trung Quốc ở nước sở tại ảnh hưởng đếnquyết định của các công ty đa quốc gia Trung Quốc khác
Đặc biệt, trên cơ sở khung lý thuyết OLI của Dunning, tổ chức UNCTAD (1998)
đã đưa ra ba nhóm yếu tố ảnh hưởng môi trường đầu tư của nước sở tại, trong đó baogồm nhóm yếu tố khung chính sách cho đầu tư nước ngoài; nhóm yếu tố kinh tế vànhóm yếu tố thứ ba là tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi được thể hiện cụ thể tronghình 1.3 Căn cứ vào ba nhóm yếu tố này tổ chức UNCTAD đã có các cuộc điều trathường niên từ năm 1998 cho đến nay nhằm đánh giá, xếp điểm cạnh tranh giữa cácquốc gia trong thu hút FDI Đây là cơ sở rất quan trọng được các nhà khoa học cũngnhư chính phủ các nước đánh giá cao trong việc sử dụng để đánh giá hiệu quả về cảithiện môi trường đầu tư nhằm thu hút FDI ở cấp độ quốc gia
Trang 25Yếu tố ảnh hưởng của Nước sở tại
I Yếu tố khung chính sách đối với FDI
• Chính sách kinh tế, ổn định chính trị và xã hội;
• Các quy định về nhập cảnh và hoạt động;
• Tiêu chuẩn về các chi nhánh nước ngoài;
• Chính sách về chức năng và cấu trúc của thị trường (đặc biệt là cạnh tranh và chính sách M & A);
• Thỏa thuận quốc tế về FDI;
• Xúc tiến đầu tư (bao gồm cả hoạt động xúc tiến và các dịch vụ hỗ trợ đầu tư);
• Ưu đãi đầu tư;
• Chi phí phức tạp (liên quan đến tham nhũng, hiệu quả hành chính, vv);
• Tiện nghi xã hội (trường học song ngữ, chất lượng cuộc sống, vv.);
• Dịch vụ sau khi đầu tư.
Các hình thức FDI dựa Yếu tố kinh tế trên động cơ của nước sở tại
• Qui mô thị trường và thu nhập bình quân đầu người;
A.Tìm kiếm • Tăng trưởng thị trường;
thị trường• Gia nhập vào thị trường khu vực
và toàn cầu;
• Ưu đãi người tiêu dùng;
• Cấu trúc của thị trường.
• Nguồn nguyên liệu;
B Tìm kiếm• Chi phí lao động thấp;
tài nguyên/tài sản• Lao động lành nghề;
• Công nghệ;
• Cơ sở hạ tầng.
• Chi phí các nguồn lực và tài sản
C Tìm kiếmđược liệt kê theo B, điều chỉnh
hiệu quảcho năng suất lao động;
• Chi phí đầu vào khác (chi phí vận chuyển, truyền thông, sản phẩm trung gian);
• Thỏa thuận hiệp ước hội nhập khu vực thuận lợi cho việc thành lập mạng lưới khu vực của MNEs.
Hình 1.3: Yếu tố ảnh hưởng môi trường đầu tư theo quan điểm của Tổ chức UNCTAD
(Nguồn: World Invesment Report 1998: Trends and Determinants, table IV.1, p 91.)
Trang 26Hình 1.4: Tóm tắt các lý thuyết đánh giá yếu tố quyết định vị trí FDI
(Nguồn: Tác giả tự mô phỏng)
Các lý thuyết đánh giá yếu tố quyết định vị trí FDI
Lý thuyết
thương mại quốc
tế
Lý thuyết lợi thế độc quyền vòng đời của sản Lý thuyết
phẩm
Lý thuyết OLI
FDI đã được
thúc đẩy bởi lợi
nhuận cao trong
-Các công ty muốn vượt qua các rào cản quốc
tế tham gia vào quá trình sản xuất thì công ty phải
có lợi thế độc quyền.
(Hymer, 1960)
Đầu tư nước ngoài phát triển bởi các lợi thế công nghệ; chiến lược thị trường của chu kỳ sống của sản phẩm
(R.Vernon, 1966)
Các công ty tiến hành FDI khi có lợi thế OLI - O (lợi thế sở hữu); L (lợi thế về vị trí)
Lý thuyết nội bộ hóa
FDI khi giao dịch bên trong công ty tốt hơn giao dịch bên ngoài công ty
vì nó có thể bảo
vệ được các lợi thế độc quyền của công ty.
(Buckley và Casson, 1976)
Trang 27Tóm lại, mô hình OLI của Dunning cũng như những nghiên cứu thực nghiệm hỗtrợ mô hình lý thuyết này đã cho thấy ảnh hưởng của lợi thế sở hữu (O), lợi thế vị trí(L) và lợi thế nội bộ hóa (I) đến quyết định đầu tư ra nước ngoài của các công ty đaquốc gia Trong đó, lợi thế sở hữu (O) và lợi thế nội bộ hóa (I) phản ánh lợi thế thuộc
về các công ty đa quốc gia, nó nằm ngoài sự kiểm soát của nước thu hút đầu tư, ngượclại lợi thế vị trí (L) lại là nền tảng cho sự can thiệp của chính phủ trong quá trình cảithiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài, cụ thể theo UNCTAD có 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến môi trường đầu tư tạimột quốc gia bao gồm nhóm yếu tố về chính sách, nhóm yếu tố về kinh tế và nhómyếu tố về tạo điều kiện kinh doanh
Trên cơ sở tổng quan, lý thuyết OLI về các yếu tố quyết định vị trí FDI sẽ đượclựa chọn làm nền tảng xây dựng mô hình nghiên cứu lý thuyết về các yếu tố ảnhhưởng thu hút FDI vào Việt Nam trong chương 3 của luận án
1.4.2 Ở cấp độ phân bố không gian vốn FDI giữa các địa phương trong quốc gia
Lý thuyết nền tảng đầu tiên liên quan đến các yếu tố phân bố không gian của FDIgiữa các vùng trong một quốc gia là lý thuyết Hiệu ứng tích tụ rất phổ biến củaKrugman (1991) Sự tích tụ đề cập đến sự tập trung về vị trí của các hoạt động kinh tếlàm phát sinh nền kinh tế quy mô và ngoại tác tích cực Krugman lập luận rằng cáccông ty sẽ được hưởng lợi từ các doanh nghiệp khác trong cùng ngành nằm ở những vịtrí vùng, khu vực lân cận bởi sự kết hợp quy mô sản xuất và chi phí vận chuyển, nó sẽkhuyến khích người tiêu dùng và nhà cung cấp đầu vào trung gian co cụm gần nhauhơn Tích tụ sẽ giúp làm giảm tổng chi phí vận chuyển và hình thành các trung tâm sảnxuất lớn cũng như các nhà cung cấp đa dạng hơn Điều này sẽ khuyến khích các doanhnghiệp trong cùng một ngành công nghiệp tập trung tại một khu vực địa điểm Tácđộng tích tụ theo đó sẽ ảnh hưởng đến FDI thông qua một số cách: (1) đầu tư FDI tạinơi các công ty khác trong cùng ngành tồn tại (2) đầu tư FDI mới nằm gần các doanhnghiệp FDI hiện có (3) đầu tư FDI mới nằm gần các doanh nghiệp FDI có cùng quốcgia xuất xứ
Trang 28Nền tảng lý thuyết thứ hai được tìm thấy liên quan các yếu tố lợi thế kinh tếtruyền thống, bao gồm các yếu tố như quy mô thị trường, chất lượng nguồn nhân lực,
cơ sở hạ tầng… có thể ảnh hưởng đến động cơ và hiệu quả đầu tư của các tập đoàn đaquốc gia Trong mô hình lý thuyết OLI của mình Dunning (1993) đã đề cập đến cácyếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn vị trí của các doanh nghiệp FDI Hầu như các yếu
tố kinh tế thường được tìm thấy có tác động ảnh hưởng thu hút FDI ở cấp độ địaphương, chẳng hạn trong các nghiên cứu tại Hoa Kỳ của Coughlin et al (1991) vàHead et al (1995) Đối với Trung Quốc điển hình là các nghiên cứu của Chenga andKwan (2000); Sun et al (2002) và Chen, 2009 cũng có kết quả tương tự
Lý thuyết cuối cùng liên quan đến các yếu tố thể chế Cũng giống như ở cấp độquốc gia, sự phân bố không gian dòng vốn FDI tại từng khu vực cụ thể trong phạm viquốc gia còn có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố này Vai trò của yếu tố thể chế có thể tácđộng làm giảm chi phí giao dịch và chi phí thông tin thông qua việc giảm sự bất ổn vàthiết lập sự ổn định, tạo điều kiện hợp tác (Hoskisson et al., 2000) Các quy định pháp
lý chính phủ cũng như chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền địa phương đượcxem là một nền tảng kinh tế ảnh hưởng đến chiến lược của công ty (Oliver, 1997) và
do đó ảnh hưởng đến hoạt động và hiệu suất kinh doanh của họ Đối với nhà đầu tưnước ngoài, các hạn chế và ưu đãi được tạo ra bởi các quy định của chính phủ hay chấtlượng điều hành kinh tế của chính quyền địa phương có thể có lợi cho một số giao dịchnhưng cũng có thể đem lại bất lợi cho họ Điều này buộc các công ty khi đầu tư cầnxác định chiến lược và làm thế nào để tránh những bất lợi cũng như hưởng các lợi ích
từ quy định của pháp luật Bên cạnh nghiên cứu ảnh hưởng của chất lượng thể chế đếnviệc quyết định vị trí vốn đầu tư nước ngoài ở cấp quốc gia, các nhà nghiên cứu chorằng việc thực thi pháp luật hay điều hành kinh tế của chính quyền địa phương cũng cóthể ảnh hưởng đến phân bố không gian của FDI giữa các vùng trong một quốc gia.Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, cải cách ban đầu liên quan chủ yếu ở cấp trungương, sau đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các cải cách ở cấp độ địa phương Tuy nhiên,việc thực thi hệ thống pháp luật ở cấp địa phương có thể thay đổi tùy theo các khíacạnh nhận thức của chính quyền địa phương
Trang 29Tóm lại, trên cơ sở tổng quan các lý thuyết cho thấy có 3 nhóm yếu tố có thể ảnhhưởng đến phân bố không gian vốn FDI giữa các địa phương trong quốc gia, bao gồmnhóm yếu tố phản ánh hiệu ứng tích tụ, nhóm yếu tố lợi thế kinh tế truyền thống vànhóm yếu tố điều hành kinh tế của chính quyền địa phương Đây chính là cơ sở lýthuyết quan trọng để xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng phân bốkhông gian vốn FDI giữa các đại phương tại Việt Nam ở chương 4.
1.5 Nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng thu hút vốn FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), hiện nay, là một khái niệm kinh tế chung đượcchấp nhận và xuất hiện khá thường xuyên trong các báo, tạp chí và trên truyền hình,ngay cả trong các quảng cáo Nếu như các nhà nghiên cứu lý thuyết chủ yếu tập trung
lý giải về hoạt động FDI (ngoại trừ Dunning), thì các nhà nghiên cứu thực nghiệm đãcung cấp bằng chứng thực tế về các yếu tố quyết định vị trí FDI Trên cơ sở tổng kếtcủa tác giả cho thấy, cách thức tiếp cận của các nghiên cứu thực nghiệm hội tụ theo haihướng: một là, dựa trên xu hướng dòng chảy của FDI để xác định yếu tố ảnh hưởngthu hút hay cản trở đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một khu vực hay một quốc gia cụthể Các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu ở đây phản ánh đặc điểm khác biệt, hay cũng chính
là những lợi thế hoặc yếu thế của khu vực, quốc gia Mục đích của các nghiên cứu thựcnghiệm này là đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy các lợi thế hoặc hạn chếnhững tồn tại để tăng cường thu hút dòng vốn FDI hơn nữa Hướng nghiên cứu thứ haichủ yếu thiên về nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế truyền thống hay cácyếu tố mới liên quan đến chất lượng thể chế, tác động chính sách của chính phủ,khoảng cách văn hóa, khoảng cách địa lý… đến dòng chảy FDI Mục đích của họ lànhằm chứng minh nền tảng lý thuyết về các yếu tố quyết định vị trí FDI Vì mục tiêunghiên cứu của luận án là nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam nên phần tổng quan các tài liệu nghiên cứu thựcnghiệm sẽ nghiêng về hướng nghiên cứu thứ nhất Theo đó nội dung phần này đượckết cấu như sau: một là, tổng quan các kết quả nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng thu húttại nhóm các nền kinh tế chuyển đổi và các nền kinh tế đang phát triển, đây là cácnhóm nước rất thành công trong thu hút dòng vốn FDI kể từ đầu những năm 90 của thế
Trang 30kỷ 20 Tiếp theo, tổng quan các kết quả nghiên cứu đối với khu vực Châu Á (khu vực
có thành tựu nổi bật trong thu hút FDI trong những năm gần đây) và khu vực Châu Phi(khu vực ít thành công trong thu hút dòng vốn FDI) Ba là, tổng quan các nghiên cứu
về yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng chảy FDI vào hai quốc gia điển hình là Trung Quốc
và Ấn Độ thuộc khu vực Châu Á Cuối cùng, để có thể xác định được khoảng trốngtrong nghiên cứu đối với Việt Nam một nội dung quan trọng không kém được thựchiện là xem xét các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng thuhút FDI vào Việt Nam ở cấp độ quốc gia và không gian địa phương
1.5.1 Các nghiên cứu thực nghiệm về yếu tố ảnh hưởng thu hút FDI tại nhóm nước hoặc khu vực
Ở phương diện chung, Moosa and Cardak (2003) đã sử dụng phương pháp EBA(Extreme Bounds Analysis) của Leamer (1983a; 1985) để thực hiện nghiên cứu cácyếu tố quyết định vị trí FDI từ nguồn dữ liệu thống kê của 140 quốc gia trong giaiđoạn 1998-2000 Kết quả nghiên cứu cho thấy FDI bị quyết định bởi 2 yếu tố: tỷ lệxuất khẩu trên GDP, đường dây điện thoại của 1000 người dân
Năm 2008, Bellak et al đã phân tích sự phù hợp của chính sách công trong thu hút
FDI dựa trên mẫu nghiên cứu gồm 11 quốc gia (Hoa Kỳ, 6 nước thành viên cũ của EU
và 4 nước Trung và Đông Âu - các nước thành viên mới của EU) và 10 ngành côngnghiệp trong khoảng thời gian 10 năm (1995-2004) Kết quả phân tích cho thấy cácyếu tố liên quan như: kết quả thu hút FDI năm trước, quy mô thị trường (thu nhập bìnhquân đầu người), trình độ công nghệ (chi phí công cho Đầu tư và Phát triển), cơ sở hạtầng công nghệ thông tin (tổng số thuê bao điện thoại và internet/1000 người) có dấuhiệu tác động tốt trong thu hút FDI Trong khi đó, thuế suất doanh nghiệp cao, rào cảnFDI, chi phí lao động và bồi thường thiệt hại cho người lao động cao lại là rào cản đốivới dòng vốn FDI Nghiên cứu này còn cho thấy các biện pháp chính sách tác độngkhông giống nhau trong các ngành công nghiệp và các quốc gia khác nhau
Các nền kinh tế chuyển đổi
Trong hơn hai thập kỷ qua cả thế giới đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể dòngvốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài từ Châu Âu và Châu Mỹ vào các nền kinh tế chuyển
Trang 31đổi thuộc khu vực Trung và Đông Âu (CEECs) Sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởiquá trình hội nhập của CEECs vào Liên minh Châu Âu (EU), loại bỏ các rào cản đốivới FDI và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi trong các nền kinh tế này Vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài được xem là chất “xúc tác” có thể mang lại không chỉ nguồn vốn chođầu tư phát triển mà còn là công nghệ cao, và trình độ quản lý cần thiết nhằm chuyểndịch cơ cấu kinh tế trong các nền kinh tế chuyển đổi Với tầm quan trọng của FDI đãdẫn đến có rất nhiều các nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định yếu tố ảnh hưởngđến quyết định của các nhà đầu tư nước ngoài tại các quốc gia này Cụ thể, năm 2003Campos and Kinoshita đã tiến hành nghiên cứu dòng vốn FDI trong 25 nền kinh tếchuyển đổi trong giai đoạn 1990-1998 ở Trung Âu và Liên Xô cũ Kết quả thống kêcho thấy FDI của khu vực được thu hút bởi thành tựu thu hút FDI của năm trước(FDI_1), tài nguyên thiên nhiên phong phú, chi phí lao động thấp và các quy định phápluật Chất lượng kém của bộ máy hành chính được tìm thấy là nguyên nhân cản trở cácnhà đầu tư nước ngoài Các nhà đầu tư nước ngoài thích các nước chuyển đổi mở cửanền kinh tế, thúc đẩy hoạt động thương mại và ít hạn chế hoạt động đầu tư nước ngoài.
Sử dụng mô hình REM (Random Effect Model), Bevan and Estrinb (2004) đãphân tích dòng vốn đầu tư trực tiếp song phương từ 18 nền kinh tế thị trường đến 11nền kinh tế chuyển đổi thuộc Trung và Đông Âu trong giai đoạn 1994 – 2000 Mô hìnhphân tích được thực hiện đối với cả dữ liệu hiện tại và dữ liệu quá khứ Kết quả phântích cho thấy FDI có tương quan dương với quy mô thị trường của cả nước chủ đầu tư
và nước thu hút, nhưng FDI lại có tương quan âm với khoảng cách địa lý giữa cácquốc gia và chi phí lao động đơn vị Đối với kim ngạch nhập khẩu của nước sở tạiđược xác định có ý nghĩa thống kê đối với dữ liệu quá khứ thay vì dữ liệu hiện tại.Điều thú vị là nguy cơ nước chủ nhà (chất lượng thể chế, luật pháp, chính trị) đượcchứng minh không phải là yếu tố đáng quan tâm của các nhà đầu tư Ngoài ra, nghiêncứu cũng chỉ ra rằng thông báo về gia nhập Liên minh Châu Âu có ảnh hưởng đến thuhút FDI đối với các nước thành viên trong tương lai
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Lansbury et al (1996) và Holland and Pain(1998) về các yếu tố truyền thống, Carstensen and Toubal (2004) đã sử dụng mô hình
Trang 32moment tổng quát (GMM) để xác định các yếu tố khuyến khích và cản trở vốn đầu tưnước ngoài từ các nước OECD vào 7 quốc gia chuyển đổi ở Trung và Đông Âu tronggiai đoạn 1993-1999 Trong số các biến truyền thống, kết quả phân tích cho thấy thịtrường tiềm năng, lợi thế so sánh (ví dụ như chi phí lao động thấp, thuế suất thuếdoanh nghiệp thấp và các nguồn lực khai thác) có tác động đến vốn đầu tư nước ngoài.Hơn nữa, lực lượng lao động có tay nghề cao sẽ giúp thu hút nhà đầu tư nước ngoài,bởi vì nó rất quan trọng để áp dụng công nghệ sáng tạo trong sản xuất và thích ứng vớivăn hóa kinh doanh phương Tây Tuy vậy, biến truyền thống không đủ để giải thíchvốn đầu tư nước ngoài vào CEECs, mức độ tư nhân hóa có tác động tốt trong khi đórủi ro quốc gia chỉ ra rằng sự không chắc chắn của môi trường pháp lý, chính trị, vàkinh tế là một yếu tố cản trở đối với FDI Quan trọng hơn, quyết định đầu tư trongngắn hạn của các nhà đầu tư lại bị chi phối bởi kết quả thu hút FDI của nước sở tạitrong năm trước (FDIt-1)
Các nền kinh tế đang phát triển
Trong nghiên cứu của mình, Kinda (2010) sử dụng dữ liệu từ các cuộc điều tradoanh nghiệp ở 77 nước đang phát triển được thực hiện bởi Ngân hàng Thế giới trongthời gian 2000-2006 để kiểm tra hạn chế của môi trường đầu tư ảnh hưởng đến thu hútFDI như thế nào Kết quả chỉ ra rằng yếu kém về cơ sở vật chất hạ tầng, tài chính vàcác vấn đề thể chế không khuyến khích FDI
Ở một phương diện khác, Busse and Hefeker (2007) nghiên cứu mối liên hệ giữarủi ro chính trị, chất lượng thể chế và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Dựa trênkết quả phân tích từ mẫu dữ liệu của 83 nước đang phát triển trong giai đoạn 1984-
2003, các tác giả nhận định: sự ổn định của chính phủ, xung đột, tham nhũng và căngthẳng sắc tộc, luật pháp và trật tự, trách nhiệm giải trình của chính phủ, và chất lượngcủa bộ máy nhà nước chính là những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng thu hút dòngvốn đầu tư nước ngoài tại các quốc gia đang phát triển
Gần đây, Shahmoradi and Baghbanyan (2011) đã thực hiện nghiên cứu yếu tố ảnhhưởng thu hút FDI vào 25 nước đang phát triển giai đoạn 1990-2007 Theo kết quảphân tích, quy mô thị trường, sự mở cửa nền kinh tế, tính sẵn có của lực lượng lao
Trang 33động, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, điện thoại di động, internet và công nghệ có tácđộng thu hút dòng vốn FDI trong các nước đang phát triển
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên hoàn toàn phù hợp vì trên thực tế sự mở cửakinh tế và tăng cường xuất khẩu sẽ hấp dẫn dòng vốn FDI chảy vào các quốc gia này
vì rào cản thương mại thấp hơn sẽ thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp FDI có thể xuấtkhẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài Tỷ lệ dân số cao có thể là một trở ngại trongphát triển kinh tế ở các nước đang phát triển vì phải tốn kém chi phí cho các khoảnphúc lợi xã hội và chất lượng dân trí kém sẽ dẫn đến sự e ngại cho các nhà đầu tư nướcngoài Tuy nhiên với quy mô dân số lớn đã làm cho các nước đang phát triển trở thànhthị trường “béo bở” cho các công ty đa quốc gia chẳng hạn như Trung Quốc và Ấn Độ.Dấu hiệu tốt trong kết quả phân tích về cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển chỉ rarằng phát triển cơ sở hạ tầng với chất lượng tốt sẽ làm tăng năng suất tiềm năng củacác khoản đầu tư và do đó kích thích dòng vốn FDI Cùng với cơ sở hạ tầng yếu tố laođộng cũng có ý nghĩa đối với dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển Chi phí laođộng thấp kết hợp với một trình độ tay nghề tương đối là nguồn tài nguyên quan trọngcho các nước này trong thu hút các doanh nghiệp FDI muốn tìm kiếm hiệu quả Vàcuối cùng tác động của vốn ODA lên dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển làđáng kể và tốt Kết quả cho thấy nguồn vốn ODA là rất quan trọng để cải thiện môitrường đầu tư bên trong của các nước đang phát triển, cụ thể vốn ODA hỗ trợ đảm bảo
sự phát triển của các lĩnh vực xã hội, cơ sở hạ tầng kinh tế, và thúc đẩy hội nhập khuvực và toàn cầu hóa Ngoài ra, nguồn vốn ODA sẽ là cần thiết để hỗ trợ sự phát triểncủa đầu tư toàn cầu, từ đó sẽ xác định và công nhận các tổ chức trung gian, có thể sànglọc các dự án có vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển bền vững và khả năng phát triểnthương mại
Khu vực Châu Phi
Theo Dupasquier and Osakwe (2005) và Anyanwu (2007) vốn FDI có thể đóngmột vai trò quan trọng trong hỗ trợ phát triển các nước thuộc Châu Phi thông qua bổsung tiết kiệm trong nước, tạo việc làm và tăng trưởng, hội nhập vào nền kinh tế toàncầu, chuyển giao công nghệ hiện đại, nâng cao hiệu quả sản xuất, và nâng cao kỹ năng
Trang 34của nguồn nhân lực địa phương Tuy nhiên, châu lục này chưa bao giờ là khu vực nhậnchủ yếu dòng chảy vốn đầu tư nước ngoài, so với các khu vực khác trên thế giới thìđây là khu vực nhận được dòng vốn FDI thấp nhất Cụ thể trung bình trong giai đoạn1980-1989 khu vực này chỉ thu hút được 2,6% dòng vốn FDI toàn cầu, trong giai đoạn1990-1999 là 1,9% và trong giai đoạn 2000-2012 là 3,1% Trong cùng thời kỳ đó, khuvực Châu Á đã nhận được tương ứng dòng vốn FDI là 14,2%, 19,1%, và 25% tổng sốdòng vốn toàn cầu Vậy những yếu tố nào đã thu hút hay cản trở dòng vốn FDI vàoChâu Phi?.
Trong nghiên cứu của Asiedu (2006) tại 22 quốc gia thuộc Tiểu vùng Sahara ChâuPhi (SSA) trong giai đoạn 1984-2000 cho thấy các nước được ưu đãi với nguồn tàinguyên thiên nhiên hoặc có thị trường lớn sẽ thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài hơn.Ngoài ra, cơ sở hạ tầng tốt, lực lượng lao động được đào tạo, ổn định kinh tế vĩ mô, mởcửa với FDI, một hệ thống pháp luật hiệu quả, ít tham nhũng và sự ổn định chính trị sẽthúc đẩy FDI Kết quả phân tích cũng cho thấy các nước có thị trường nhỏ hoặc cácquốc gia thiếu nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể thu hút FDI bằng cách tăng cườngchính sách thông thoáng hỗ trợ đầu tư, cải thiện cơ cấu tổ chức chính quyền Ngoài rahợp tác kinh tế khu vực cũng có thể làm tăng FDI vào khu vực Châu Phi
Nghiên cứu của Anyanwu (2011) cho thấy có mối quan hệ thuận giữa kích thướcthị trường (dân số khu đô thị), sự cởi mở đối với thương mại, mức độ chi tiêu củachính phủ cao, sự gia tăng lượng kiều hối vào Châu Phi, khả năng tích tụ các thịtrường trong khu vực đối với dòng vốn FDI tại châu lục này Tuy nhiên, sự gia tăngphát triển tài chính lại được xác định cản trở dòng vốn FDI Đặc biệt tài nguyên thiênnhiên sẵn có (nhất là đối với dầu) thu hút rất mạnh FDI vào Châu Phi Ngoài ra, kếtquả nghiên cứu mới đây của Anyanwu (2012) một lần nữa tiếp tục có ý nghĩa thống kêkhi sử dụng phương pháp nghiên cứu hiện đại hơn, mô hình moments tổng quát –GMM
Khu vực Châu Á
Trong hơn 3 thập kỷ qua, cả thể giới đã chứng kiến một bước tiến ngoạn mục củaChâu Á trong phát triển kinh tế nói chung cũng như trong thu hút vốn FDI nói riêng
Trang 35Tổng số vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Châu Á tăng mạnh từ mức độ trung bìnhhàng năm là 65,2 tỷ USD trong giai đoạn 1980-2005 lên 357,2 tỷ USD trong giai đoạn2006-2012 Thị phần của Châu Á trong tổng số vốn đầu tư nước ngoài chảy vào cácnước đang phát triển có xu hướng gia tăng qua các năm và trong năm 2012 Châu Á đạt
tỷ trọng là 58,3% So sánh với toàn cầu, năm 2012 dòng vốn FDI chảy vào Châu Á làtrên 30% Điểm sáng đáng chú ý trong thành công thu hút FDI tại khu vực châu lụcnày là Trung Quốc, tiếp theo là các nước ASEAN và cuối cùng là Ấn Độ Trong haithập kỷ qua Trung Quốc là quốc gia thu hút FDI lớn nhất trong các nước đang pháttriển và xếp vị trí thứ 2 trên thế giới, sau Hoa Kỳ trong thu hút FDI Với những thànhtựu đạt được, Châu Á được xem là điểm hấp dẫn cho rất nhiều nghiên cứu thựcnghiệm nhằm tìm hiểu những yếu tố nào quyết định trong thu hút các công ty đa quốcgia đến đây Tuy nhiên, trong phạm vi tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về yếu
tố quyết định thu hút FDI vào Châu Á, để phục vụ cho mục đích nghiên cứu đối vớiViệt Nam đề tài chỉ tập trung tài liệu nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng thu hút FDI tại khuvực Đông Nam Á
Sử dụng chuỗi thời gian và dữ liệu bảng trong giai đoạn 1986-2004, Frank andMei-Chu (2006) xem xét các mối quan hệ nhân quả Granger giữa GDP, xuất khẩu vàFDI của 8 quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế hàng đầu thuộc khu vực Đông và cácnền kinh tế Đông Nam Á Kết quả nghiên cứu dữ liệu chuỗi thời gian của từng quốcgia cho thấy quan hệ nhân quả giữa GDP, xuất khẩu và FDI là khác nhau và không cóquy tắc chung Tuy nhiên quan hệ nhân quả giữa 3 biến lại thể hiện mạnh mẽ và tốthơn đối với dữ liệu bảng Trong trường hợp này các tác giả đã sử dụng mô hình hiệuứng tác động cố định (FEM) và hiệu ứng tác động ngẫu nhiên (REM) để kiểm tra quan
hệ nhân quả Granger Kết quả cho thấy chỉ tồn tại tác động một chiều từ FDI lên GDPtheo hai hướng trực tiếp và gián tiếp thông qua xuất khẩu, và đồng thời tồn tại quan hệnhân quả hai chiều giữa xuất khẩu và GDP
Bên cạnh các yếu tố kinh tế truyền thống (được xây dựng trên nền tảng lý thuyếtOIL của Dunning (1993)), Kang and Jiang (2012) đã đưa thêm yếu tố thể chế vào môhình nghiên cứu Mục đích của các tác giả nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố
Trang 36này đến quyết định của các nhà đầu tư Trung Quốc tại 8 nền kinh tế thuộc khu vựcĐông và Đông Nam Á Các phương pháp nghiên cứu khác nhau đã được sử dụng Hầuhết các yếu tố kinh tế truyền thống giữ nguyên kết quả trong khi đó các biến liên quanđến chất lượng thể chế thì ngược lại Trong toàn bộ mẫu nghiên cứu chỉ có 3 trong 5biến liên quan là có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5%, các biến này bao gồm: tự dokinh tế, ảnh hưởng chính trị, và thương mại song phương
Trong nghiên cứu gần đây nhất của Hoang (2012), khi phân tích các yếu tố quyếtđịnh dòng vốn FDI vào các nước khu vực Đông Nam Á giai đoạn 1991-2009, ngoàicác yếu tố như kích thước thị trường, sự mở cửa của nền kinh tế, chất lượng cơ sở hạtầng, vốn con người thì năng suất lao động, chính sách tỷ giá hối đoái, lãi suất, rủi rochính trị và chất lượng thể chế cũng ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư nước ngoài Đángngạc nhiên, lao động giá rẻ không hấp dẫn dòng vốn đầu tư nước ngoài vào khu vực vìcác nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt quan tâm đến năng suất lao động Nghiên cứu cũngcho thấy cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 ảnh hưởng đến số lượngkhông phải trên chất lượng của dòng vốn FDI trong khu vực
Bảng 1.3 tóm tắt kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm về yếu tố ảnh hưởng thuhút FDI tại nhóm quốc gia và khu vực Cột đầu tiên trình bày các yếu tố phổ biến nhấtđược sử dụng Cột thứ hai phản ánh các biến giải thích được sử dụng trong quá trìnhphân tích Cột thứ ba mô tả địa điểm và dữ liệu sử dụng phân tích Cột thứ tư thể hiệnphương pháp được sử dụng trong phân tích Cột thứ năm phản ánh kết quả thống kêcho thấy mỗi yếu tố có ý nghĩa tác động dương (dấu +); có ý nghĩa tác động âm (dấu-); hoặc không có ý nghĩa (0) với vốn đầu tư nước ngoài Cột cuối cùng liên quan đếntác giả và năm thực hiện Nhìn chung, hầu hết các nhà nghiên cứu đều đồng ý vốn đầu
tư nước ngoài có mối tương quan đáng kể theo hai xu hướng tốt hay xấu đối với từngyếu tố ảnh hưởng Ứng với từng yếu tố một ta thấy có sự đồng thuận trong nhiều kếtquả nghiên cứu, tuy nhiên kết quả thu hút vốn FDI ở từng nhóm quốc gia, khu vực lạikhác nhau Về sự khác biệt trong kết quả thu hút được giải thích là do phụ thuộc vàolợi thế so sánh mà từng nhóm quốc gia, khu vực có được Đối với các nền kinh tếchuyển đổi thì sự đổi mới theo hướng tư nhân hóa và thương mại hóa cũng như chính
Trang 37sách cởi mở sẽ là yếu tố chính thu hút FDI Trong khi đó đối với các nước đang pháttriển thì quy mô thị trường, cơ sở hạ tầng, nguồn lực lao động và chính sách ưu đãi lạiđược xem là các yếu tố chính ảnh hưởng quyết định của các nhà đầu tư nước ngoài Sựkhác biệt này cũng xảy ra đối với từng khu vực, cụ thể đối với Châu Phi thu hút vốnđầu tư nước ngoài do nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, vốn đầu tư nước ngoàiđược thu hút đến Châu Á bởi vì tiềm năng thị trường đáng kể, các chính sách ưu đãicủa chính phủ
Từ kết quả tóm tắt bảng 1.3 cho thấy khác với các yếu tố ảnh hưởng môi trườngđầu tư do tổ chức UNCTAD đưa ra (gồm 3 nhóm yếu tố: khung chính sách, kinh tế vàtạo điều kiện kinh doanh) còn có các yếu tố liên quan đến chất lượng thể chế (nhưchính trị ổn định, chất lượng quy định pháp luật, kiểm soát tham nhũng/quan liêu…)
có thể ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI Mặt khác, xem xét các yếu tố khung chínhsách và tạo điều kiện kinh doanh cho thấy chúng liên quan trực tiếp đến khả năng quản
lý kinh tế của chính phủ nhằm thiết lập môi trường đầu tư thuận lợi nên ta gộp chúnglại thành một nhóm, gọi là nhóm yếu tố khung chính sách Tóm lại, trên cơ sở tổngquan đút kết lại có 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI, bao gồm: nhómyếu tố khung chính sách, nhóm yếu tố kinh tế và nhóm yếu tố thể chế
Trang 38Bảng 1.3: Yếu tố ảnh hưởng thu hút FDI tại nhóm nước, khu vực
Mossa and Cardak (2003)
Tỷ lệ lạm phát cao 25 nền kinh tế chuyển đổi (1990-1998) Campos and Kinoshita (2003)
Tỷ lệ lạm phát cao 25 nước đang phát triển ( 1990–2007)
FEM Shahmoradi and Baghbanyan (2011)
Biến trễ 1 của Tỷ lệ lạm phát Châu Phi (1996-2008) GMM 0 Anyanwu (2012)
Tỷ giá hối
đoái
Biến trễ 1 của Tỷ giá hối đoái thực theo USD Châu Phi (1996-2008) GMM 0 Anyanwu (2012)
Tỷ giá hối đoái thực theo USD ASEAN (1991-2009) FGLS + Hoang (2012)
Chi phí vốn
trong nước
Chênh lệch lãi suất giữa nước đầu tư và nước thu hút 11 nền kinh tế chuyển đổi (1994-2000) REM 0 Bevan and Estrinb (2004)
Đổi mới
nền kinh tế
Tỷ trọng giá trị sản xuất khu vực tư nhân so với GDP 7 nền kinh tế chuyển đổi GMM
+
Carstensen and Toubal (2004)
Mở cửa đối
với FDI
Rào cản FDI cao (1 = rất thấp; 5 = rất cao) 11 quốc gia (1995-2004) GMM - Bellak et al (2008) Chỉ số hạn chế FDI 25 nền kinh tế chuyển đổi (1990-1998) GMM Campos and Kinoshita (2003)
Sơ cấp (0->12) (điểm số cao phản ánh mở cửa hơn) SSA (Châu Phi) (1984-2000) FEM + Asiedu (2006)
Quan hệ
Trang 39chính Biến trễ 1 của Tín dụng trong nước khu vực tư nhân Châu Phi (1996-2008) GMM Anyanwu (2012)
NHÓM YẾU TỐ KINH TẾ
Quy mô
thị trường
25 nền kinh tế chuyển đổi (1990-1998) 0 Campos and Kinoshita (2003) Chênh lệch GDP giữa nước đầu tư và nước thu hút 11 nền kinh tế chuyển đổi (1994-2000) REM
+
Bevan and Estrinb (2004) Chênh lệch GDP giữa nước đầu tư và nước thu hút 7 nền kinh tế chuyển đổi GMM Carstensen and Toubal (2004) GDP/người 25 nước đang phát triển ( 1990–2007) FEM Shahmoradi and Baghbanyan (2011)
Biến trễ 1 của Dân số đô thị, GDP/người Châu Phi (1996-2008) GMM Anyanwu (2012)
Mossa and Cardak (2003)
Mở cửa
/ Thương
mại
Tỷ lệ xuất khẩu trên GDP 140 quốc gia (1998-2000) EBA
+ Mossa and Cardak (2003)Chỉ số tự do bên ngoài 25 nền kinh tế chuyển đổi (1990-1998) GMM Campos and Kinoshita (2003) Tổng kim ngạch nhập khẩu của nước sở tại từ EU-15 11 nền kinh tế chuyển đổi (1994-2000) REM 0 Bevan and Estrinb (2004) Thuế nhập khẩu đại diện cho chi phí thương mại 7 nền kinh tế chuyển đổi GMM - Carstensen and Toubal (2004)
Mở rộng thương mại 77 nước đang phát triển (2000-2006) 2SLS/IV FE Logit
+
Kinda (2008)
Tỷ lệ kim ngạch xuất, nhập khẩu/GDP 25 nước đang phát triển ( 1990–2007) FEM Shahmoradi and Baghbanyan (2011) Biến trễ 1 của Tỷ lệ giá trị thương mại xuất khẩu/GDP Châu Phi (1996-2008) GMM Anyanwu (2012)
Tỷ lệ KN xuất khẩu trên tổng giá trị thương mại giao
Tỷ lệ kim ngạch xuất nhập khẩu trên GDP ASEAN (1991-2009) FGLS + Hoang (2012)
Tài nguyên
cho khai thác
Chỉ số đánh giá: 0 nếu nguồn TNTN nghèo nàn, 1 nếu vừa phải và 2 nếu dồi dào. 25 nền kinh tế chuyển đổi (1990-1998) GMM + Campos and Kinoshita (2003)Kim ngạch xuất khẩu khoáng sản và dầu SSA (Châu Phi) (1984-2000) FEM Asiedu (2006)
Biến trễ 1 của Kim ngạch Xuất khẩu dầu Châu Phi (1996-2008) GMM
0 Anyanwu (2012)Kim ngạch quặng và kim loại xuất khẩu Đông và Đông Nam Á OLS Kang and Jiang (2012)
Trang 40tư và nước thu hút 7 nền kinh tế chuyển đổi GMM Carstensen and Toubal (2004) Chi phí tiền lương trung bình 77 nước đang phát triển (2000-2006) 2SLS/IV FE Logit 0 Kinda (2008)
Mức lương trung bình của ngành SX công nghiệp Đông và Đông Nam Á OLS - Kang and Jiang (2012) Tiền lương danh nghĩa/Năng suất lao động BQ ASEAN (1991-2009) FGLS Hoang (2012)
Kỹ năng
lao động
/nguồn
nhân lực
Tỷ lệ sinh viên đại học trong tổng dân số 140 quốc gia (1998-2000) EBA 0 Mossa and Cardak (2003)
Số lao động có tay nghề/tổng lao động 11 quốc gia (1995-2004) GMM - Bellak et al (2008)
Tỷ lệ nhập học giáo dục phổ thông 25 nền kinh tế chuyển đổi (1990-1998) GMM 0 Campos and Kinoshita (2003)
Tỷ lệ nhập học tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông 7 nền kinh tế chuyển đổi GMM
+
Carstensen and Toubal (2004)
Tỷ lệ lao động làm việc trong tổng dân số 25 nước đang phát triển (1990–2007) FEM Shahmoradi and Baghbanyan (2011)
Tỷ lệ người biết chữ SSA (Châu Phi) (1984-2000) FEM Asiedu (2006)
Tỷ lệ nhập trung học cơ sở Châu Phi (1996-2008) GMM 0 Anyanwu (2012)
Tỷ lệ lao động có tay nghề cao trong tổng số lao động;
Cơ sở
hạ tầng
Đường dây điện thoại/1000 người 140 quốc gia (1998-2000) EBA + Mossa and Cardak (2003) C.Phí thông tin truyền thông/1000 người 11 quốc gia (1995-2004) GMM Bellak et al (2008) Đường dây điện thoại của 1000 người 25 nền kinh tế chuyển đổi (1990-1998) GMM 0 Campos and Kinoshita (2003) Yếu kém về giao thông, internet, điện 77 nước đang phát triển (2000-2006) 2SLS/IV FE Logit - Kinda (2008)
Số điện thoại di động, internet trên 1000/dân 25 nước đang phát triển (1990–2007) FEM + Shahmoradi and Baghbanyan (2011) Đường dây điện thoại trên 1000 người SSA (Châu Phi) (1984-2000) FEM Asiedu (2006)
Biến trễ 1 của thuê bao cố định và di động/1000 người Châu Phi (1996-2008) GMM 0 Anyanwu (2012)
Số lượng điện thoại cố định và di động trên 100 người ASEAN (1991-2009) FGLS + Hoang (2012)
Khoảng
cách địa lý
Khoảng cách từ thủ đô Brussels (km) đến thủ đô nước đầu tư 25 nền kinh tế chuyển đổi (1990-1998) GMM 0 Campos and Kinoshita (2003)Khoảng cách giữa thủ đô nước chủ đầu tư và nước thu
hút 11 nền kinh tế chuyển đổi (1994-2000) REM - Bevan and Estrinb (2004)