Ảnh hưởng của nhóm yếu tố khung chính sách

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam (Trang 78)

- FDI bắt nguồn từ sự không hoàn hảo của thị trường;

a.Ảnh hưởng của nhóm yếu tố khung chính sách

Trong nhóm yếu tố khung chính sách đối với FDI, tỷ lệ lạm phát được sử dụng như một chỉ số đánh giá về bất ổn định kinh tế vĩ mô của một quốc gia (Campos and Kinoshita, 2003; Asiedu, 2006; Buckley et al., 2007 và Shahmoradi and Baghbanyan, 2011). Một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định thúc đẩy thu hút FDI nhiều hơn bởi sự hạn chế rủi ro trong đầu tư.

Bên cạnh lạm phát, sự biến động của tỷ giá hối đoái cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp FDI (Anyanwu, 2012 và Hoang, 2012). Do đó, tỷ giá hối đoái cũng sẽ được sử dụng trong nhóm yếu tố khung chính sách có thể tác động đến dòng vốn FDI vào Việt Nam.

Mặt khác, theo Nasser and Gomez (2009) phát triển tài chính sẽ ảnh hưởng đến chi phí của các dự án đầu tư nên cũng sẽ ảnh hưởng thu hút FDI. Phát triển tài chính còn

là một động lực tăng trưởng kinh tế thông qua việc tạo điều kiện kinh doanh tốt cho khách hàng và công ty (Kinda, 2010). Trong trường hợp này biến tín dụng nội địa đối với khu vực tư nhân đã được sử dụng làm chỉ số phản ánh phát triển tài chính trong nước (Anyanwu, 2012). Nếu tín dụng nội địa đối với khu vực tư nhân cao ngụ ý sự phong phú của nguồn vốn trong nước và như vậy, nguồn vốn nước ngoài FDI sẽ không cần thiết.

Cuối cùng, đối với những quốc gia đang hoặc chậm phát triển (trong đó có Việt Nam) vốn viện trợ phát triển chính thức ODA trong những năm gần đây đã được xem là chất xúc tác đối với dòng vốn FDI bởi sự tài trợ của nó đến đầu tư công nên sẽ nâng cao hiệu quả vốn đầu tư tư nhân. Để phản ánh khía cạnh này, biến tỷ trọng vốn viện trợ ODA so với GDP được đưa vào mô hình phân tích (Shahmoradi and Baghbanyan, 2011 và Anyanwu, 2012).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam (Trang 78)