Ảnh hưởng của nhóm yếu tố kinh tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam (Trang 79)

- FDI bắt nguồn từ sự không hoàn hảo của thị trường;

b. Ảnh hưởng của nhóm yếu tố kinh tế

Động cơ tìm kiếm thị trường

Liên quan đến động cơ tìm kiếm thị trường của các doanh nghiệp FDI, quy mô thị trường và tiềm năng tăng trưởng thị trường trong tương lai sẽ là các yếu tố mà các nhà đầu tư quan tâm. Tương ứng với quy mô thị trường trong nước biến tổng sản phẩm quốc nội được sử dụng tương tự như các nghiên cứu trước của Mossa and Cardak (2003), Bevan and Estrinb (2004), Carstensen and Toubal (2004), Asiedu (2005), Kang and Jiang (2012), Anyanwu (2012) và Hoang (2012).

Bên cạnh đó, theo Fan et al. (2009) và Anyanwu (2012) hầu hết các doanh nghiệp FDI sẽ chủ yếu tập trung tại khu vực đô thị hay trung tâm nhằm khai thác thị trường tiêu thụ lớn tại đó, vì vậy quy mô dân số thành thị cũng là yếu tố mà các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm xem xét.

Ngoài ra, sai phân bậc 1 của GDP theo phương pháp ước lượng GMM xấp xỉ bằng tỷ lệ tăng trưởng nên sẽ phản ánh tiềm năng tăng trưởng thị trường. Bên cạnh quy mô

và tiềm năng tăng trưởng thị trường trong nước, mở cửa nền kinh tế cũng sẽ ảnh hưởng đến việc khai thác thị trường ở nước ngoài của các doanh nghiệp FDI.

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Balasubramanyam et al. (1996) đã cho thấy mở cửa nền kinh tế với chính sách khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu sẽ thu hút nhiều hơn dòng vốn FDI. Để phản ánh ảnh hưởng của yếu tố này đến thu hút FDI vào Việt Nam tác giả đã sử dụng biến giá trị thương mại trao đổi với bên ngoài làm đại diện (tương tự như trong nghiên cứu của Kinda, 2008; Shahmoradi and Baghbanyan, 2011; Anyanwu, 2012; Kang and Jiang, 2012 và Hoang, 2012).

Động cơ tìm kiếm tài nguyên

Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố chính cấu thành nguồn nguyên vật liệu phục vụ hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp. Do đó, nếu một quốc gia với nguồn tài nguyên phong phú sẽ giúp ích cho các doanh nghiệp trong việc cắt giảm chi phí nguyên vật liệu và nâng cao hiệu quả kinh doanh, nên nó sẽ tác động tốt trong việc thu hút dòng vốn FDI (Campos and Kinoshita, 2003). Trong trường hợp này biến đại diện được sử dụng là giá trị quặng và kim loại xuất khẩu như nghiên cứu của Kang and Jiang (2012).

Động cơ tìm kiếm hiệu quả

Trong mô hình, số lượng thuê bao di động tính trên 100 người (như trong nghiên cứu của Campos and Kinoshita, 2003; Asiedu, 2005; Anyanwu, 2012; Hoang, 2012) đã được sử dụng làm biến đại diện cho cơ sở hạ tầng. Theo Campos và Kinoshita (2003) cơ sở hạ tầng tốt là điều kiện cần thiết cho các nhà đầu tư hoạt động thành công. Với việc sử dụng biến liên quan đến đường dây điện thoại cố định hay di động đã phản ánh điều kiện liên lạc thông tin giữa các doanh nghiệp với nhau cũng như trong và ngoài nước.

Ngoài ra, bên cạnh nguồn nguyên vật liệu chi phí nhân công cũng là yếu tố đầu vào quan trọng khác của quá trình sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp. Việt Nam với nguồn nhân lực có tay nghề và chi phí lao động thấp sẽ tác động làm tăng

năng suất và giảm chi phí sản xuất nên sẽ là yếu tố kéo các nhà đầu tư nước ngoài đến. Theo đó, vốn con người được đo lường bởi số học sinh trung học (như nghiên cứu của Anyanwu, 2012) đã được sử dụng để phản ánh tác động của nguồn nhân lực lên dòng vốn FDI vào Việt Nam. Dự kiến biến này sẽ tác động dương lên dòng vốn FDI.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(152 trang)
w