PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam (Trang 73)

- FDI bắt nguồn từ sự không hoàn hảo của thị trường;

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM

TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM

3.1. Giới thiệu

Theo số liệu thống kê của Hội nghị liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), tính đến cuối năm 2013 tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào bên trong của toàn cầu là 1.451,965 tỷ USD và phần lớn dòng vốn này chảy vào các nước đang phát triển (đạt 53,6% tổng lượng vốn toàn cầu), đặc biệt Châu Á đã trở thành khu vực thu hút lớn nhất vốn đầu tư nước ngoài trong vòng hơn 20 năm qua. Trung bình trong giai đoạn 1990-1995, Châu Á thu hút được 20,26% và trong giai đoạn tiếp theo 1996-2002 lại có xu hướng giảm xuống chỉ còn 15,84%. Tuy nhiên với sự mở cửa của thị trường, Trung Quốc được đánh giá tác động lớn đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khu vực, cụ thể năm 2011, khu vực Châu Á đã thu hút gần 27% và tỷ trọng này đã gia tăng lên 30,33% tổng vốn FDI toàn cầu trong năm 2013. Trong đó, các nước đang phát triển thuộc châu lục này thu hút gần 97%, số phần nhỏ còn lại (chỉ trên 3%) chảy vào các nước phát triển.

Bảng 3.1: Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Châu Á

(ĐVT: Triệu USD)

Năm Chỉ tiêu I. Thế giới II. Châu Á 1. Các nước đang phát triển 2. Các nước đã phát triển

1970 GT 13345,7 996,6 853,6 143,0 TT 100,0 7,5 85,7 14,3 1980 GT 54068,8 819,1 532,1 287,0 TT 100,0 1,5 65,0 35,0 1990 GT 207362,3 24600,8 22657,7 1943,2 TT 100,0 11,9 92,1 7,9 2000 GT 1413169,3 171861,5 156581,3 15280,2 TT 100,0 12,2 91,1 8,9 2005 GT 989617,7 232597,3 225003,6 7593,7 TT 100,0 23,5 96,7 3,3 2010 GT 1408536,9 404946,0 400687,3 4258,7 73

TT 100,0 28,7 98,9 1,12011 GT 1651510,9 445475,4 436150,3 9325,1 2011 GT 1651510,9 445475,4 436150,3 9325,1 TT 100,0 27,0 97,9 2,1 2012 GT 1350925,7 418914,8 406769,9 12144,9 TT 100,0 31,0 97,1 3,0 2013 GT 1451964,7 440462,5 426354,9 14107.5 TT 100,0 30,3 96,8 3,2

(Nguồn: Dữ liệu thống kê của UNCTAD, 2014)

Trong các nước đang phát triển Châu Á nói riêng và cả thế giới nói chung Trung Quốc được xem là điểm đến hấp dẫn dòng vốn FDI với giá trị vốn đầu tư nước ngoài thu hút được rất lớn. Ngoài ra, tại Châu Á bên cạnh các điểm sáng là Trung Quốc và Ấn Độ phải kể đến các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á (các nước ASEAN). Theo kết quả khảo sát của UNCTAD (2009-2011), In-đô-nê-xia, Việt Nam và Thái Lan được đánh giá là 3 trong 15 địa điểm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất.

Theo quan điểm của nhiều chuyên gia, Việt Nam với đặc điểm dân số đông, dân số trẻ và thu nhập ngày càng tăng, tài nguyên thiên nhiên phong phú, lực lượng lao động trẻ, dồi dào và chi phí nhân công thấp,… đang là những yếu tố biến Việt Nam trở thành điểm đến rất hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài. Với tầm quan trọng của FDI đối với tăng trưởng kinh tế và sự hấp dẫn của Việt Nam trong thời gian qua, việc kiểm định các giả thuyết liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam sẽ là cơ sở đáng tin cậy, từ đó đề xuất định hướng chính sách phù hợp nhằm thu hút hơn nữa dòng vốn này vào Việt Nam trong thời gian tới.

3.2. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu

3.2.1. Giả thuyết nghiên cứu

Từ cơ sở lý thuyết mô hình OLI của Dunning, các yếu tố ảnh hưởng môi trường đầu tư quốc gia của tổ chức UNCTAD và các kết quả tổng kết từ các công trình nghiên cứu thực nghiệm cho thấy các yếu tố ảnh hưởng thu hút FDI vào một quốc gia suy cho cùng có 3 nhóm yếu tố: nhóm yếu tố khung chính sách, nhóm yếu tố kinh tế (trong đó

phản ánh 3 động cơ chính của các doanh nghiệp FDI là tìm kiếm thị trường, tìm kiếm tài nguyên và tìm kiếm hiệu quả) và nhóm yếu tố liên quan đến chất lượng thể chế.

Giả thuyết liên quan đến nhóm yếu tố khung chính sách

Đây là các yếu tố liên quan với biến động của môi trường kinh tế vĩ mô. Chúng có thể bao gồm các yếu tố phản ánh sự bất ổn định về kinh tế hay sự mở rộng hợp tác quốc tế. Cụ thể, các chính sách liên quan tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, phát triển thị trường tài chính, quy định về thuế đối với thu nhập doanh nghiệp, khả năng tiếp cận nguồn vốn viện trợ phát triển (ODA)… Rõ ràng bên cạnh các yếu tố vi mô có thể chi phối quyết định của các nhà đầu tư còn có các yếu tố thuộc môi trường kinh tế vĩ mô, điều này xuất phát bởi sự góp phần của chúng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh cuối cùng của các doanh nghiệp FDI. Chính vì vậy, xu hướng chung là nếu các yếu tố này góp phần tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi hơn sẽ có tác động tốt trong thu hút dòng vốn FDI.

Giả thuyết 1: Việc lựa chọn vị trí của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam có liên quan với các yếu tố khung chính sách (theo xu hướng tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi hơn).

Giả thuyết liên quan đến nhóm yếu tố kinh tế

Đặc điểm chung của các yếu tố thuộc nhóm này liên quan đến 3 động cơ kinh tế cơ bản của các công ty đa quốc gia: động cơ tìm kiếm thị trường, động cơ tìm kiếm tài nguyên và động cơ tìm kiếm hiệu quả (UNCTAD, 1998). Cụ thể chúng bao gồm: - Yếu tố liên quan đến động cơ tìm kiếm thị trường (market-seeking)

Lý thuyết thương mại quốc tế cho thấy rằng các doanh nghiệp không chỉ quan tâm thị trường trong nước mà nên mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình ra nước ngoài nhằm tối đa hóa hiệu quả kinh doanh. Các quốc gia có quy mô thị trường lớn hơn sẽ cung cấp cơ hội cho nhà đầu tư đạt được hiệu quả chi phí và lợi ích thông qua việc mở rộng quy mô, tăng năng suất sản xuất (Braunerhjelm and Svenson, 1996; Venables, 1999), vì vậy quy mô thị trường lớn hơn sẽ làm cho các nước chủ nhà càng hấp dẫn hơn. Mặt khác, một nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng sẽ cung cấp

nhiều cơ hội thu lợi nhuận cao hơn so với các nền kinh tế đang phát triển chậm hoặc trì trệ. Tăng trưởng kinh tế nhanh dẫn đến gia tăng tổng cầu về sản phẩm, từ đó tăng sản lượng tiêu thụ của các doanh nghiệp, nên về mặt lý thuyết quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn sẽ thu hút FDI nhiều hơn. Tìm kiếm thị trường của các doanh nghiệp FDI cũng liên quan đến việc mở cửa thị trường của nền kinh tế nước chủ nhà, theo đó một quốc gia với định hướng xuất khẩu sẽ giúp ích cho hàng hóa sản xuất ra có thể lưu thông không chỉ ở thị trường trong nước mà cả ở những thị trường xuất khẩu. Từ lập luận trên giả thuyết 2 được đưa ra như sau:

Giả thuyết 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn vị trí của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam có liên quan với động cơ tìm kiếm thị trường.

- Yếu tố liên quan đến động cơ tìm kiếm nguồn tài nguyên (resoure-seeking)

Khai thác và sử dụng tài nguyên nhằm phục vụ đầu vào cho quá trình sản xuất luôn là động lực lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài (Dunning, 1993). Việc mở rộng phạm vi hoạt động ở thị trường nước ngoài cho phép các công ty đa quốc gia không những chỉ dựa vào nguồn lực trong nước mà cả nguồn lực ở nước ngoài nhằm tối đa hóa hiệu quả hoạt động. Điều này càng quan trọng hơn khi nguyên liệu đầu vào thuộc dạng tài nguyên khan hiếm. Theo đó, giả thuyết nghiên cứu thứ 3 được đưa ra là:

Giả thuyết 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn vị trí của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam có liên quan với động cơ tìm kiếm nguồn tài nguyên.

- Yếu tố liên quan đến động cơ tìm kiếm hiệu quả (efficiency-seeking)

Khi đầu tư ra nước ngoài, các công ty đa quốc gia mong muốn khai thác được nguồn nhân công rẻ cũng như cắt giảm các khoản chi phí trung gian nhằm giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành và giá bán sản phẩm trên thị trường để từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh. Do đó, đối với Việt Nam với lợi thế về lực lượng lao động dồi dào, chi phí nhân công rẻ và đã qua đào tạo hay cơ sở hạ tầng đảm bảo đang được xem là các yếu tố có thể ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư nước ngoài tại đây.

Giả thuyết 4: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn vị trí của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam có liên quan với động cơ tìm kiếm hiệu quả.

Giả thuyết liên quan đến nhóm yếu tố chất lượng thể chế

Trong những năm gần đây với vai trò tác động của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế đã dẫn đến sự thay đổi rất lớn trong cách nhìn nhận ở nhiều quốc gia đối với dòng vốn quan trọng này. Hầu hết chính phủ của nhiều quốc gia đã thay đổi chính sách về thu hút hay ưu đãi đầu tư bên cạnh hoàn thiện hệ thống khung pháp lý, phòng chống tham nhũng,… và Việt Nam cũng cùng chung xu hướng đó. Doanh nghiệp trong quá trình đầu tư và sản xuất kinh doanh luôn luôn muốn cắt giảm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, do đó những thay đổi này sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm được rất nhiều chi phí phát sinh, nhất là những khoản chi phí không chính thức. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giả thuyết 5: Việc lựa chọn vị trí của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam có liên quan với các yếu tố chất lượng thể chế (theo xu hướng tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi hơn).

Giả thuyết liên quan đến thông tin quá khứ về vốn FDI thu hút được

Trong lý thuyết tài chính hành vi quyết định của các nhà đầu tư có thể bị tác động bởi tâm lý đầu tư theo đám đông. Nếu một quốc gia thu hút được nhiều vốn FDI cho thấy các nhà đầu tư đã đánh giá cao về những lợi thế mà quốc gia này có được, và quyết định của đám đông trước đó có thể ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư sau đó. Dựa trên lập luận lý thuyết thông tin quá khứ về kết quả thu hút vốn FDI của Việt Nam cũng có thể là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định hiện tại của các nhà đầu tư nước ngoài.

Giả thuyết 6: Việc lựa chọn vị trí của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam có liên quan với thông tin quá khứ của kết quả vốn FDI thu hút được.

3.2.2. Mô hình nghiên cứu

3.2.2.1. Mô hình nghiên cứu lý thuyết

Trên cơ sở các giả thuyết đưa ra, mô hình lý thuyết nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam được xây dựng như sau:

Nhóm yếu tố khung chính sách đối với FDI

Nhóm yếu tố chất lượng thể chế H1 Nhóm yếu tố kinh tế H5 Quy mô dòng vốn FDI vào Việt Nam

Động cơ tìm kiếm thị trườngĐộng cơ tìm kiếm tài nguyênĐộng cơ tìm kiếm hiệu quả

H3

Thông tin quá khứ về vốn FDI

thu hút được

H6

Hình 3.1: Mô hình lý thuyết nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam

(Nguồn: Tác giả tự mô phỏng)

3.2.2.2. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam (Trang 73)