Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam

213 429 1
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Tiêu đề Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục bảng biểu Danh mục hình PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề nghiên cứu ...........................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến nội dung luận án ........................................3 3. Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................3 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu......................................................4 4.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................4 4.2 Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................5 6. Tính mới và đóng góp của luận án........................................................................7 7. Kết cấu của luận án .............................................................................................10 CHƯƠNG 1: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI: LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 1.1. Giới thiệu........................................................................................................... 12 1.2. Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ............................................12 1.3. Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế .....................................................15 1.3.1. Tác động của FDI đối với hoạt động sản xuất...................................................15 1.3.2. Tác động của FDI đối với thương mại quốc tế.................................................. 16 1.3.3. Tác động của FDI đối với đầu tư địa phương ...................................................17 1.4. Lý thuyết về yếu tố quyết định vị trí của FDI.................................................. 18 1.4.1. Ở cấp độ quốc gia ............................................................................................18 1.4.1.1. Lý thuyết thương mại quốc tế (International Trade Theory)...........................18 1.4.1.2. Lý thuyết về lợi thế độc quyền (The Theory of FirmSpecific Ownership Advantages).......................................................................19 1.4.1.3. Lý thuyết vòng đời của sản phẩm (Product Life Cycle Theories)...................19 1.4.1.4. Lý thuyết nội bộ hoá (Internalization Theory)................................................20 1.4.1.5. Lý thuyết Eclectic Paradigm (OLI)................................................................21 1.4.2. Ở cấp độ phân bố không gian vốn FDI giữa các địa phương trong quốc gia......27 1.5. Nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng thu hút vốn FDI...............29 1.5.1. Các nghiên cứu thực nghiệm về yếu tố ảnh hưởng thu hút FDI tại nhóm nước hoặc khu vực.......................................................................................30 1.5.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về yếu tố ảnh hưởng thu hút FDI tại một quốc gia..........................................................................................................42 1.5.3. Các nghiên cứu thực nghiệm về yếu tố ảnh hưởng thu hút FDI tại Việt Nam....46 1.6. Khoảng trống trong nghiên cứu tại Việt Nam .................................................52 1.7. Kết luận chương 1 .............................................................................................53 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 2.1. Giới thiệu ...........................................................................................................54 2.2. Thực trạng thu hút dòng vốn FDI tại Việt Nam ..............................................54 2.2.1. Xu hướng FDI tại Việt Nam .............................................................................54 2.2.2. Cơ cấu FDI tại Việt Nam..................................................................................59 2.2.2.1. Cơ cấu theo ngành .........................................................................................59 2.2.2.2. Cơ cấu theo đối tác đầu tư .............................................................................60 2.2.2.3. Cơ cấu theo vùng...........................................................................................61 2.3. So sánh vốn FDI Việt Nam thu hút được với các nước trong khu vực ...........63 2.4. Kết quả đánh giá về môi trường đầu tư tại Việt Nam thông qua cuộc khảo sát...........................................................................................65 2.4.1. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 66 2.4.2. Mẫu nghiên cứu ...............................................................................................67 2.4.3. Kết quả nghiên cứu ..........................................................................................68 2.4.3.1. Thống kê mô tả mẫu khảo sát........................................................................68 2.4.3.2. Kết quả đánh giá ........................................................................................... 70 2.5. Kết luận chương 2..........................................................................................73 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM 3.1. Giới thiệu........................................................................................................... 74 3.2. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu...................................................................75 3.2.1. Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................................75 3.2.2. Mô hình nghiên cứu ......................................................................................... 78 3.2.2.1. Mô hình nghiên cứu lý thuyết........................................................................78 3.2.2.2. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm.................................................................. 79 3.3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu................................................................ 86 3.3.1. Biến đo lường .................................................................................................. 87 3.3.2. Dữ liệu thu thập ...............................................................................................88 3.3.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 89 3.4. Kết quả nghiên cứu........................................................................................... 91 3.4.1. Thống kê mô tả các biến .................................................................................. 93 3.4.2. Xác định ma trận hệ số tương quan giữa các biến.............................................95 3.4.3. Kết quả hồi quy................................................................................................ 96 3.4.4. Kiểm định các giả thuyết................................................................................ 106 3.5. Kết luận chương 3...........................................................................................113 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG PHÂN BỐ KHÔNG GIAN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 4.1. Giới thiệu......................................................................................................... 115 4.2. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu..................................................................117 4.3.1. Giả thuyết nghiên cứu.....................................................................................117 4.3.2. Mô hình nghiên cứu........................................................................................120 4.3.2.1. Mô hình nghiên cứu lý thuyết ......................................................................120 4.3.2.2. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm ................................................................121 4.3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu ..............................................................126 4.3.1. Dữ liệu phân tích ............................................................................................126 4.3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................126 4.4. Kết quả nghiên cứu .........................................................................................127 4.4.1. Thống kê mô tả các biến.................................................................................127 4.4.2. Xác định ma trận hệ số tương giữa các biến....................................................129 4.4.3. Kết quả hồi quy ..............................................................................................129 4.4.4. Kiểm định các giả thuyết ................................................................................138 4.5. Kết luận chương 4 ...........................................................................................141 CHƯƠNG 5: HÀM Ý CHÍNH SÁCH KẾT LUẬN PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề nghiên cứu Trong hơn 4 thập kỷ qua cùng với xu hướng toàn cầu hóa, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã gia tăng đáng kể. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), dòng vốn này có xu hướng tăng lên qua các năm, năm 2012 tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của toàn cầu đạt 1.350,926 tỷ USD, trong khi đó vào năm 1970 số lượng vốn này chỉ đạt 13,346 tỷ USD (tăng gấp 144 lần). Mặt khác, khi so sánh tương quan với giá trị tổng sản phẩm quốc nội dòng vốn FDI toàn cầu trong 4 thập kỷ qua đã tăng nhanh hơn gấp 6 lần. Đối với các nước đang phát triển dòng vốn FDI cũng có sự gia tăng rất đáng kể, nếu như ở thập kỷ 90 dòng vốn FDI vào các nước này chỉ chiếm 29% tổng vốn toàn cầu thì trong thập kỷ qua con số này đã thay đổi rất nhiều, chiếm đến 46% (UNCTAD, 2013). Điều này đã cho thấy xu hướng dịch chuyển rõ rệt dòng vốn FDI trên thế giới hiện nay, đang dần chuyển sang các nước đang phát triển. Cùng với sự gia tăng về lượng vốn FDI còn được xem là công cụ quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế của rất nhiều nước trên thế giới (Wang, 2009). Nhiều chính phủ các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển tin rằng FDI có thể giúp họ vượt qua sự trì trệ trong phát triển kinh tế và giải quyết nạn đói nghèo (Brooks et al., 2010). Theo Bwalya (2006), FDI có thể hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế thông qua 3 kênh: (i) hỗ trợ vốn (không liên quan đến nợ nần) nhằm tài trợ đầu tư cho nước thu hút; (ii) nâng cao trình độ kỹ thuật của nước thu hút và (iii) chuyển giao công nghệ mới cho các doanh nghiệp trong các nước này. Tầm quan trọng đối với việc gia tăng lượng vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển kinh tế và xã hội đã dẫn đến sự cạnh tranh lớn giữa các nước, đòi hỏi chính phủ mỗi quốc gia phải đẩy mạnh xúc tiến và cải thiện môi trường đầu tư. Xu hướng này xuất hiện không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển trong quá trình chuyển đổi kinh tế. Trên thực tế, xu hướng toàn cầu hóa đã dẫn đến sự dịch chuyển rất lớn nguồn lực từ nước này sang nước khác, từ khu vực này sang khu vực khác. Trong thế kỷ 21, theo dự đoán của các nhà kinh tế nguồn lực sẽ chuyển từ các quốc gia phát triển đến các quốc gia đang phát triển có tốc độ tăng trưởng cao, trong đó có Việt Nam. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bắt đầu vào Việt Nam từ năm 1988, bước ngoặt này đã được coi là thành tựu của quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN (Kokko et al., 2003). Sau khi cải cách kinh tế được thực hiện năm 1986, dòng vốn FDI hàng năm vào Việt Nam đã tăng lên đáng kể, từ 341,7 triệu USD năm 1988 đến năm 2013 ước tính tăng lên 22.352,2 triệu USD, mức tăng trưởng hàng năm trên 30% (Tổng cục Thống kê, 2014). Cao điểm quá trình thu hút lượng vốn này là năm 2008 với tổng vốn huy động trên 71.000 triệu USD, tuy nhiên đã có sự sụt giảm nghiêm trọng từ năm 2009 cho đến nay (từ số vốn đăng ký năm 2009 là 23.107,3 triệu USD đã giảm xuống còn 16.348 triệu USD năm 2012, giảm 29,3%). Mặc dù sự sụt giảm này không nằm ngoài xu hướng chung của toàn cầu dưới tác động của khủng hoảng kinh tế, nhưng nếu so sánh với khu vực ASEAN và Trung Quốc thì xu hướng dòng chảy ngược lại có sự gia tăng trong 4 năm qua. Điều này đã đặt ra các câu hỏi lớn: Các yếu tố nào ảnh hưởng thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam? Các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam là gì?. Để trả lời các câu hỏi này đòi hỏi phải: xác định các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam; xác định các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam. Nếu như kết quả ước lượng và kiểm định không có ý nghĩa đồng nghĩa đối với các nhà đầu tư nước ngoài Việt Nam hoàn toàn không có lợi thế cạnh tranh nổi bật gì so với các nước, hoặc không có sự khác biệt về lợi thế giữa các địa phương trong thu hút dòng chảy FDI tại Việt Nam. Với tầm quan trọng của dòng vốn FDI đối với tăng trưởng kinh tế, việc trả lời các câu hỏi này rất cần thiết nhằm đưa ra giải pháp phù hợp, từ đó tăng cường thu hút hơn nữa dòng vốn FDI vào Việt Nam nói chung và tại các địa phương nói riêng trong thời gian tới. Với lý do trên tác giả đã lựa chọn và thực hiện đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam” làm luận án tiến sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến nội dung luận án Liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án, trên cơ sở kết quả tổng quan của tác giả cho thấy hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu cả về mặt lý thuyết cũng như thực nghiệm được thực hiện. Các công trình nghiên cứu lý thuyết nhằm mục đích củng cố và xây dựng khung lý thuyết đối với yếu tố quyết định vị trí của dòng vốn FDI. Trong khi đó, các công trình nghiên cứu thực nghiệm nhằm xác định các yếu tố cụ thể ảnh hưởng thu hút hay cản trở dòng vốn này đến nhóm nước, khu vực hay tại một quốc gia và các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian vốn FDI giữa các địa phương trong một quốc gia. Tuy vậy, vẫn còn khá ít các nghiên cứu thực nghiệm về yếu tố ảnh hưởng thu hút và phân bố không gian vốn FDI tại Việt Nam. Về yếu tố ảnh hưởng thu hút vốn FDI vào Việt Nam, hầu hết trong các nghiên cứu được tổng kết các tác giả đã sử dụng các biến đại diện và phương pháp nghiên cứu khác nhau sao cho phù hợp với cơ sở dữ liệu thống kê. Theo đó, kết quả tổng quan phân thành hai nhóm liên quan đến nguồn dữ liệu thống kê sơ cấp và thứ cấp. Đại diện cho nhóm thứ nhất liên quan đến dữ liệu thống kê sơ cấp có các nghiên cứu của Hafiz and Giroud (2004), Lei et al. (2011) và Nguyen et al. (2013). Ngược lại, các nghiên cứu khác của Parker et al. (2005), Hoang (2006), Hồ Nhựt Quang (2010), Pham (2011), Nguyen (2011), Hoàng Chí Cương và cộng sự (2013) sử dụng dữ liệu thống kê thứ cấp. Đối với các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam, theo tìm hiểu của tác giả vì sự hạn về dữ liệu thống kê nên chỉ có 3 nghiên cứu điển hình có liên quan là nghiên cứu của Meyer and Nguyen (2005), Nguyen et al. (2008) và Dinh (2009). 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu chính của luận án là xác định các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng phân bố không gian vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam. Cụ thể luận án tập trung trả lời 2 câu hỏi nghiên cứu chính sau: Câu hỏi thứ nhất, các yếu tố nào ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam? Câu hỏi thứ hai, các yếu tố nào ảnh hưởng đến phân bố không gian vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam? 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng đến phân bố không gian vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam. 4.2 Phạm vi nghiên cứu (1) Các số liệu về kết quả thu hút vốn FDI tại Việt Nam từ năm 1988 đến năm 20131 . (2) Để nghiên cứu đánh giá của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư Việt Nam hiện nay tác giả thực hiện điều tra khảo sát lấy ý kiến của 217 doanh nghiệp FDI tại Việt Nam và đã nhận được sự phản hồi của 171 doanh nghiệp. Quá trình khảo sát được thực hiện từ tháng 06 năm 2012 đến tháng 10 năm 2013. (3) Nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam số liệu của 24 quốc gia đang phát triển thuộc khu vực Châu Á trong giai đoạn 20002012 đã sử dụng. Cụ thể bao gồm: Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thu hút được, Tỷ lệ lạm phát, Tỷ giá hối đoái (LCU tính theo USD), Tỷ trọng tín dụng nội địa đối với khu vực tư nhân so với GDP, Tỷ trọng vốn viện trợ phát triển chính thức so với GNI, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), Tỷ trọng dân số thành thị tính theo % dân số, Tỷ trọng giá trị thương mại trao đổi với bên ngoài so với GDP, Tỷ trọng giá trị quặng và kim loại xuất khẩu trên tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, Số thuê bao di động tính trên 100 người, Số học sinh trung học, Chỉ số đánh giá về kiểm soát tham nhũng, Chỉ số đánh giá về chất lượng quy định và Chỉ số đánh giá về luật pháp từ năm 2000 đến năm 2012. Nguồn dữ liệu được trích dẫn từ cơ sở dữ liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD). (4) Cuối cùng, để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phân bố không gian vốn FDI giữa các địa phương tại Việt Nam, dữ liệu của 63 tỉnhthành phố tại Việt Nam trong giai đoạn 20052013 đã được sử dụng. Cụ thể các dữ liệu có liên quan bao gồm: Vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài, Tốc độ gia tăng Chỉ số giá tiêu dùng so với kỳ trước, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Tổng sản phẩm trên địa bàn (theo giá hiện hành), Chỉ số phát triển GDP, Dân cư thành thị, Kim ngạch xuất khẩu trực tiếp của địa phương, Lao động làm việc trong các ngành kinh tế của địa phương, Số học sinh trung cấp chuyên nghiệp, Số điện thoại cố định. Nguồn dữ liệu được trích dẫn từ số liệu Niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê và Niên giám thống kê của các tỉnhthành phố. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu định tính đã được sử dụng trong phân tích đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường đầu tư Việt Nam hiện nay. Theo đó, quá trình nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua việc sử dụng phương pháp thống kê, từ đó diễn giải, đánh giá đối tượng nghiên cứu và đặc biệt sử dụng phương pháp chuyên gia nhằm phỏng vấn lấy ý kiến từ các chuyên gia để hoàn chỉnh bảng câu hỏi phục vụ cho giai đoạn nghiên cứu sau. Sau khi tiến hành nghiên cứu sơ bộ nhằm thiết lập bảng câu hỏi, quá trình nghiên cứu chính thức được thực hiện theo hai công đoạn. Một là, tiến hành điều tra khảo sát tại các doanh nghiệp FDI theo mẫu tính toán thuận tiện. Hai là, với dữ liệu thu thập được trong quá trình điều tra, tác giả đã tính toán các kết quả thống kê mô tả nhằm phản ánh đánh giá của các nhà đầu tư về môi trường đầu tư Việt Nam hiện nay. Đối với nội dung phân tích các yếu tố ảnh hưởng thu hút FDI vào Việt Nam: với mục đích lựa chọn phương pháp ước lượng đạt kết quả kiểm định không chệch, vững và hiệu quả, phương pháp nghiên cứu được lựa chọn sử dụng là phương pháp ước lượng GMM sai phân (Generalized Method of Moments) thay vì phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất OLS (Pooled Regress Model) hay phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất tổng quát GLS (Generalized Least Square). Trong mô hình nghiên cứu thực nghiệm được xây dựng, bên cạnh các biến độc lập khác độ trễ bậc 1 của biến phụ thuộc FDI được xem là biến độc lập, nên về mặt lý thuyết đây là mô hình hồi quy dữ liệu bảng động (Dynamic panel data models) có tồn tại vi phạm tự tương quan, biến nội sinh. Ngoài ra, kết quả kiểm định đối với phương pháp ước lượng OLS cho thấy trong mô hình còn tồn tại vi phạm phương sai thay đổi, hiệu ứng tác động cố định hàm chứa trong sai số của mô hình. Do đó, phương pháp ước lượng GMM sai phân được sử dụng nhằm khắc phục các vi phạm trên từ đó đạt được kết quả ước lượng hiệu quả và tin cậy nhất, đồng thời phương pháp ước lượng GMM sai phân còn phù hợp với dữ liệu bảng sử dụng cho nghiên cứu có đặc điểm thời gian ngắn (T nhỏ) và mảng không gian lớn (N lớn). Kết quả kiểm định tính phù hợp hồi quy theo phương pháp ước lượng GMM được thể hiện ở kết quả kiểm định Sargan (hay còn được biết đến là kiểm định Hansen hoặc kiểm định J) và ArellanoBond. Quá trình phân tích áp dụng đối với hai loại dữ liệu hiện tại và quá khứ của các biến độc lập trong mô hình. Từ kết quả kiểm định theo phương pháp ước lượng GMM sai phân xác định mô hình đặc trưng cho Việt Nam và kiểm định các giả thuyết đặt ra đối với các yếu tố ảnh hưởng thu hút FDI vào Việt Nam. Hình 1 mô phỏng về trình tự thực hiện phương pháp nghiên cứu đối với mô hình các yếu tố ảnh hưởng thu hút FDI vào Việt Nam.

Ngày đăng: 30/06/2016, 12:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan