1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ DU LỊCH (3 TÍN CHỈ)

62 3,3K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 604 KB

Nội dung

Từ những phân tích trên, có thể khái quát: "Du lịch là sự kết hợp các hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ sự tác động qua lại giữa khách du lịch, các nhà cung ứng hàng hoá - dịch v

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ DU LỊCH

(3 TÍN CHỈ)

Trang 2

MỤC LỤC

Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DU LỊCH 1

1.1 Du lịch 1

1.1.1 Khái niệm 1

1.1.2 Đặc điểm 2

1.1.3 Các loại hình du lịch 2

1.2 Khách du lịch 3

1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của du lịch 4

1.4 Một số xu hướng phát triển của du lịch thế giới 5

1.4.1 Nhóm các xu hướng phát triển của cầu du lịch 5

1.4.2 Nhóm xu hướng phát triển của cung du lịch 5

Chương 2: SẢN PHẨM DU LỊCH 7

2.1 Sản phẩm du lịch 7

2.2 Cơ cấu của sản phẩm du lịch 7

2.2.1 Dịch vụ 7

2.2.2 Hàng hoá 8

2.3 Đặc tính của sản phẩm du lịch 8

2.4 Sức chứa du lịch 9

2.5 Điểm đến du lịch 9

2.6 Vòng đời của điểm đến du lịch 9

Chương 3: TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH 10

3.1 Khái niệm về tính thời vụ 10

3.2 Đặc điểm của tính thời vụ 10

3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tính thời vụ 11

3.4 Ảnh hưởng của tính thời vụ đến hoạt động và kinh doanh du lịch 12

3.5 Các biện pháp làm giảm sự ảnh hưởng của tính thời vụ trong du lịch 13

3.6 Phương pháp tính chỉ số thời vụ trong du lịch 15

Chương 4: LAO ĐỘNG TRONG DU LỊCH 16

4.1 Vai trò và đặc trưng của nguồn nhân lực du lịch 16

4.1.1 Vai trò và đặc trưng của nhóm nhân lực chức năng quản lý nhà nước về du lịch 16

4.1.2 Vai trò và đặc trưng của nhóm lao động chức năng sự nghiệp ngành du lịch 16

4.1.3 Vai trò và đặc trưng của nhóm lao động chức năng kinh doanh du lịch 17

4.1.4 Vai trò, đặc trưng của bộ phận lao động chức năng quản lý chung của doanh nghiệp du lịch 17

4.1.5 Vai trò, đặc trưng của bộ phận lao động chức năng quản lý theo các nghiệp vụ kinh tế trong doanh nghiệp du lịch 17

4.1.6 Vai trò, đặc trưng của bộ phận lao động chức năng đảm bảo điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp du lịch 18

4.1.7 Vai trò, đặc trưng của bộ phận lao động trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách trong doanh nghiệp du lịch 18

4.2 Nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực du lịch 18

4.3 Nội dung cơ bản của quản lý phát triển nguồn nhân lực ở doanh nghiệp du lịch 19

Chương 5: CƠ SỞ VẬT CHẤT – KỸ THUẬT DU LỊCH 24

5.1 Khái niệm và vai trò 24

Trang 3

5.1.1 Khái niệm về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 24

5.1.2 Vai trò của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 25

5.2 Cơ cấu của cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch 25

5.2.1 Phân loại theo chức năng tham gia vào quá trình lao động 25

5.2.2 Phân loại theo quá trình tạo ra dịch vụ và hàng hoá du lịch: 25

5.2.3 Phân loại theo chức năng quản lý và kinh doanh 27

5.3 Đặc điểm của cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch 27

5.4 Yêu cầu đối với cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch 27

5.4.1 Mức độ tiện nghi 27

5.4.2 Mức độ thẩm mỹ 28

5.4.3 Mức độ vệ sinh 28

5.4.4 Mức độ an toàn 28

5.5 Đánh giá cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch 29

5.5.1 Đánh giá về vị trí 29

5.5.2 Đánh giá về kỹ thuật 29

5.5.3 Đánh giá về kinh tế 30

5.6 Xu hướng phát triển của cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch 30

5.6.1 Xu hướng đa dạng hoá cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch 30

5.6.2 Xu hướng hiện đại hoá cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch 30

5.6.3 Xu hướng xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch kết hợp giữa hiện đại và truyền thống 30

5.6.4 Xu hướng xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch hài hoà với môi trường thiên nhiên 30

Chương 6: CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH 32

6.1 Khái niệm và đặc điểm dịch vụ du lịch 32

6.1.1 Khái niệm dịch vụ du lịch 32

6.1.2 Đặc điểm của dịch vụ du lịch 33

6.2 Chất lượng dịch vụ du lịch 35

6.3 Quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch 37

Chương 7: QUAN HỆ CẦU CUNG TRONG DU LỊCH VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ DU LỊCH 39

7.1 Đo lường và dự đoán nhu cầu du lịch 39

7.2 Hiệu quả kinh tế du lịch 39

7.2.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế du lịch 39

7.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế du lịch 39

7.2.3 Một số yêu cầu và phạm vi phản ánh hiệu quả kinh tế 40

7.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế 42

7.2.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế đặc trưng cho ngành kinh doanh du lịch 44

Chương 8: MỐI TƯƠNG TÁC GIỮA DU LỊCH VÀ CÁC LĨNH VỰC KHÁC 47

8.1 Du lịch và văn hóa - xã hội 47

8.1.1 Ảnh hưởng của văn hóa đến du lịch 47

8.1.2 Những ảnh hưởng của xã hội đến hoạt động du lịch 47

8.2 Du lịch và kinh tế 47

8.3 Du lịch và môi trường 48

Trang 4

8.4 Các điều kiện để phát triển du lịch 48

8.4.1.Điều kiện chung để phát triển du lịch 48

8.4.2 Các điều kiện đặc trưng để phát triển du lịch 49

8.4.3 Một số tình hình và sự kiện đặc biệt 49

8.5 Vai trò, nhiệm vụ của người làm du lịch 50

Chương 9: QUY HOẠCH, TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ DU LỊCH 51

9.1 Quy hoạch phát triển du lịch 51

9.1.1 Một số quan điểm phát triển du lịch 51

9.1.2 Bản chất của quy hoạch phát triển du lịch 52

9.1.3 Tầm quan trọng của quy hoạch phát triển du lịch 52

9.1.4 Một số vấn đề cơ bản quy hoạch tổng thể phát triển du lịch 54

9.2 Tổ chức và quản lý về du lịch 54

9.2.1 Một số hình thức tổ chức quốc tế về du lịch 54

9.2.2 Tổ chức, quản lý du lịch ở một số nước trên thế giới 55

Trang 5

Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DU LỊCH

Tổng số: 04 tiết (Lý thuyết: 03 tiết; Bài tập, thảo luận: 01 tiết)

A) MỤC TIÊU

- Kiến thức:

Sau khi học xong Chương 1, sinh viên cần hiểu rõ:

+ Khái niệm, vai trò và các loại hình du lịch

+ Khái niệm Khách du lịch

+ Các xu hướng phát triển của du lịch thế giới

- Kỹ năng:

+ Phân biệt được các loại hình du lịch

+ Vận dụng khái niệm du lịch và khách du lịch để phân loại du khách cho một địaphương cụ thể

Theo các giáo sư Hunziker và Krapf (trích dẫn bởi Trần Thị Thuý Lan, 2007): Du lịch

là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ việc đi lại và lưu trú của những người ngoài địa phương - những người không có mục đích định cư và không liên quan tới bất

cứ hoạt động kiếm tiền nào Với quan niệm này, du lịch mới chỉ được giải thích ở hiện tượng

đi du lịch, tuy nhiên đây cũng là một khái niệm làm cơ sở để xác định người đi du lịch và là

cơ sở để hình thành cầu du lịch

Tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch ở Roma (1963) đưa ra định nghĩa: Du lịch là

tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ (Vũ

Triệu Quân, 2007) Định nghĩa này được đưa ra với mục đích quốc tế hoá du lịch và đã trởthành cơ sở cho định nghĩa du khách

Theo Luật Du lịch Việt Nam (01/01/2006): Du lịch là hoạt động của con người ngoài

nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định Ở đây, du lịch được coi là một hoạt động đặc trưng mà con

người mong muốn trong các chuyến đi

Trang 6

Như vậy, du lịch được xem như một hiện tượng, một hoạt động thuộc nhu cầu của dukhách Trên thực tế, du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành phần thamgia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp Hoạt động du lịch vừa có đặc điểm của ngànhkinh tế, vừa có đặc điểm của ngành văn hóa - xã hội

Ông Michael Coltman đưa ra một định nghĩa rất ngắn gọn về du lịch như sau (trích

dẫn bởi Nguyễn Văn Đính, 2008): “Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố

trong quá trình phục vụ du khách bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân

sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch”.

Do đó, để xem xét du lịch một cách toàn diện thì cần phải cân nhắc tất cả các chủ thểtham gia vào hoạt động du lịch mới có thể khái niệm và hiểu được bản chất của du lịch mộtcách đầy đủ

Từ những phân tích trên, có thể khái quát: "Du lịch là sự kết hợp các hiện tượng và

các mối quan hệ nảy sinh từ sự tác động qua lại giữa khách du lịch, các nhà cung ứng hàng hoá - dịch vụ du lịch, dân cư sở tại và chính quyền địa phương nơi đón khách du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, nghiên cứu của du khách trong một thời gian nhất định, đồng thời thoả mãn mục đích của các chủ thể khác tham gia vào mối quan hệ đó”.

Các chủ thể tham gia vào hoạt động du lịch bao gồm:

Khách du lịch: là những người khởi hành khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình vớicác mục đích khác nhau nhưng không nhằm mục đích lao động kiếm lời, họ là người quyếtđịnh nơi đến du lịch và các hoạt động tham quan, vui chơi, nghỉ ngơi, nghiên cứu trongchuyến đi

Nhà cung ứng hàng hóa và dịch vụ du lịch: là đơn vị cung cấp hàng hóa và dịch vụ dulịch (dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn,

…) nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch Đây là cơ hội cho các nhà cung ứng tìm kiếmlợi nhuận

Dân cư sở tại: Coi du lịch như một trong các nhân tố tạo công ăn việc làm, thu nhập vàgiao lưu văn hóa

Chính quyền địa phương: Những người lãnh đạo chính quyền địa phương nhìn nhận

du lịch như nhân tố có tác dụng tốt cho nền kinh tế thông qua triển vọng về thu nhập cho ngânquỹ thu được từ các hoạt động kinh doanh của dân cư địa phương, chi tiêu của khách du lịch

1.1.2 Đặc điểm

Góp phần tăng tổng sản phẩm quốc nội

Thu hút sức lao động, giải quyết việc làm

Kích thích đầu tư

Thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương

Thu nhập tăng nguồn ngoại tệ

Phát triển du lịch còn có ý nghĩa chính trị - xã hội to lớn

1.1.3 Các loại hình du lịch

Hoạt động du lịch diễn ra rất phong phú và đa dạng nên tuỳ thuộc vào cách phân chia

mà có các loại hình du lịch khác nhau Mỗi loại hình du lịch đều có những tác động nhất địnhlên môi trường

1.1.3.1 Phân loại theo mục đích chuyến đi

a Mục đích thuần tuý du lịch

Trang 7

Trong các chuyến đi du lịch, mục đích của du khách là nghỉ ngơi, giải trí và nâng caonhận thức về thế giới xung quanh nên có thể bao gồm những loại hình sau:

Du lịch thăm thân nhân

1.1.3.2 Phân loại theo lãnh thổ hoạt động

- Khách du lịch quốc tế: International tourist

Là một người lưu trú ít nhất một đêm nhưng không quá 1 năm tại một quốc gia khácquốc gia thường trú Du khách có thể đến vì nhiều lý do khác nhau nhưng không có lĩnhlương ở nơi đến (chữa bệnh, thăm quan, giải trí, công vụ )

- Khách du lịch trong nước: Internal tourist

Trang 8

Là người đang sống trong một quốc gia, không kể quốc tịch nào, đi đến một nơi kháctrong quốc gia đó trong thời gian ít nhất 24 giờ và không quá 1 năm với mục đích du lịch như:Giải trí, kinh doanh, công tác, hội họp, thăm gia đình, (trừ làm việc để lĩnh lương)

Ngoài ra, thuật ngữ sau của UNWTO cũng đã được Hội đồng thống kê Liên Hiệp Quốc (United Nations Statisticall Commission) công nhận ngày 4-3-1993:

- Khách du lịch quốc tế (Internation tourist) gồm 2 loại :

+ Inbound tourist: Du lịch nhập cảnh hay du lịch quốc tế chủ động Loại này gồmnhững người từ nước ngoài đến du lịch tại một quốc gia (đón khách nước ngoài vào nướcmình)

+ Outbound tourist: Du lịch quốc tế thụ động hay du lịch xuất cảnh Loại này lànhững khách du lịch từ nước mình đi đến du lịch tại một quốc gia khác Hiện nay trên thếgiới, các nước như Pháp, Mỹ, giữ đầu bảng về thể loại du lịch quốc tế thụ động

Như vậy, khách du lịch quốc tể chủ động của quốc gia này lại là khách du lịch quốc tếthụ động của quốc gia khác (nhận khách và gửi khách)

- Khách du lịch trong nước: Internal tourist

Gồm những người bản địa và những người nước ngoài đang cư trú tại quốc gia đó đi

du lịch trong nước (Các công ty kinh doanh lữ hành nội địa rất quan tâm)

- Khách du lịch nội địa: Domestic tourist

Domestic tourist = Internal + Inbound

Đây là thị trường cho các cơ sở lưu trú và các nguồn thu hút du khách trong một quốcgia

- Khách du lịch quốc gia: National tourist

National tourist = Internal + Outbound

Trong Pháp lệnh Du lịch của Việt nam ban hành năm 1999 có những quy định như sau về khách du lịch:

Tại điểm 2, Điều 10, Chương I: "Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi dulịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến"

Tại Điều 20, Chương IV: "Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốctế"

"Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam

đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam"

"Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoàivào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nướcngoài du lịch"

Trong Luật Du lịch của Việt nam ban hành năm 2005 quy định:

Tại Điều 4: Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp

đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến

Chương V - Điều 34: "Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trútại Việt Nam ra nước ngoài du lịch"

Điều 34 chương V "Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoàithường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam"

1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của du lịch

Trong thời kỳ cổ đại đến thế kỷ thứ IV

Trang 9

Du lịch trong thời kỳ này tập trung ở các trung tâm kinh tế và văn hoá của loài người.Trong thời kỳ phong kiến (từ thế kỷ thứ V đến đầu thế kỷ thứ XVII)

Trong thời kỳ này du lịch không có biểu hiện gì lớn, đặc biệt là vào thời kỳ đầu phongkiến (thế kỷ thứ V đến thế kỷ XI)

Thời kỳ cuối chế độ phong kiến (thế kỷ XVI đến những năm 40 của thế kỷ XVII) khiphương thức sản xuất phong kiến bị phân rã và dần dần thế vào đó là phương thức sản xuất tưbản, những điều kiện cho việc phát triển du lịch được mở rộng, nhất là ở Pháp, Anh và Đức -những nước có nền kinh tế phát triển nhất bấy giờ

Trong thời kỳ cận đại (từ những năm 40 của thê kỷ XVII đến chiến tranh thế giới lầnthứ nhất) Trong thời kỳ này với sự ra đời và củng cố của chủ nghĩa tư bản, nền kinh tế thếgiới phát triển mạnh và có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động du lịch

Trong thời kỳ hiện đại (từ sau cuộc Đại chiến thế giới lần thứ nhất đến nay)

Từ sau Đại chiến thế giới lần thứ nhất và nhất là trong những năm ổn định tạm thờicủa Chủ nghĩa tư bản (1924 - 1929) hoạt động du lịch được đẩy mạnh Vào những năm củathế kỳ này, giao thông bằng phương tiện ô tô phát triển mạnh và đã vươn lên chiếm lĩnh vị tríquan trọng trong du lịch, ở thời kỳ này giao thông đường không ngày càng tăng ở các nước tưbản phát triển, các tuyến đường không và số hành khách đi máy bay tăng nhanh

Để cạnh tranh với những phương tiện giao thông mới, ngành đường sắt đã giảm giácho trẻ em, cho các tổ chức thanh niên đi theo đoàn và có một số chính sách giá cho nhữngtuyến đường qui định Ngoài ra, vận tốc và tiện nghi của tàu hoả cũng được nâng cao Chođến năm 1930 các thể loại du lịch thể thao mùa đông hầu như mới được khai sinh, vậy mà vàocuối những năm 30 số khách đi nghỉ núi vào mùa đông đã phát triển ngang với số khách đinghỉ khí hậu núi vào mùa hè Các trung tâm du lịch núi nay đã sầm uất cả vào mùa đông vàmùa hè

1.4 Một số xu hướng phát triển của du lịch thế giới

1.4.1 Nhóm các xu hướng phát triển của cầu du lịch

Xu hướng 1: Du lịch ngày càng được khẳng định là một hiện tượng kinh tế-xã hội phổ biến, nhu cầu và khả năng đi du lịch ngày một tăng (cả về số lượng và chất lượng).

Xu hướng 2: Sự thay đổi về hướng và về phân bố của luồng khách du lịch quốc tế.

Xu hướng 3: Sự thay đổi trong cơ cấu chi tiêu của khách du lịch.

Xu hướng 4: Sự thay đổi trong hình thức tổ chức chuyến đi của khách du lịch.

Xu hướng 5: Sự hình-thành các nhóm khách theo độ tuổi.

Xu hướng 6: Sự gia tăng các điểm đến du lịch trong một chuyến đi du lịch.

1.4.2 Nhóm xu hướng phát triển của cung du lịch

Xu hướng 1: Đa dạng hoá sản phẩm du lịch.

Xu hướng 2: Phát triển hệ thống bán sản phẩm du lịch.

Xii hướng 3: Tăng cường hoạt động truyền thông trong du lịch.

Xu hướng 4: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong du lịch.

Xu hướng 5: Đẩy mạnh quá trình khu vực hóa, quốc tế hóa.

Xu hướng 6: Hạn chế tính thời vụ trong du lịch.

Ngoài các xu hướng nêu trên, trong tình hình hiện nay do cuộc cạnh tranh về nguồnkhách giữa các quốc gia, các vùng nên việc giảm tới mức tối thiểu các thủ tục: thị thực, hảiquan được coi là một xu thế của phát triển du lịch thế giới, nhằm tạo điều kiện thuận lợi, dễdàng cho du khách tham quan, nghỉ ngơi

Trang 10

C) TÀI LIỆU HỌC TẬP

[1] – Nguyễn Văn Đính (2008), Giáo trình Kinh tế du lịch, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân,

Hà Nội

D) CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CỦA CHƯƠNG

1 Hãy phân tích những đặc trưng của ngành du lịch và các lĩnh vực kinh doanh du lịch

2 Phân tích nội dung quản lý nhà nước về nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch? Hiện nay

ở nước ta còn những vấn đề gì bất cập?

3 Phân tích những nội dung quản trị nhân lực trong doanh nghiệp du lịch Ví dụ cụ thể trongkhách sạn hay trong công ty lữ hành

Trang 11

Chương 2 SẢN PHẨM DU LỊCH

Tổng số: 05 tiết (Lý thuyết: 04 tiết; Bài tập, thảo luận: 01 tiết)

A) MỤC TIÊU

- Kiến thức: Sau khi học xong Chương 2, sinh viên cần hiểu rõ:

+ Khái niệm và những bộ phận cấu thành sản phẩm du lịch

+ Đặc tính của sản phẩm du lịch du lịch

+ Điểm du lịch

- Kỹ năng: Vận dụng đặc tính của sản phẩm du lịch để đánh giá sản phẩm du lịch cho

một điểm du lịch cụ thể

- Thái độ: Sinh viên nghiêm túc trong học tập, có tinh thần cầu thị, tích cực tham gia

xây dựng bài và tìm hiểu các thông tin về sản phẩm du lịch, Sinh viên tuân thủ luật du lịch vàcác quy định liên quan đến lĩnh vực kinh doanh du lịch

B) NỘI DUNG

2.1 Sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hoá cung cấp cho du khách được tạo nên bởi sựkết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực như cơ

sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng miền, hay một quốc gia nào đó

Như vậy, sản phẩm du lịch có thể biểu diễn bằng công thức sau:

Sản phẩm du lịch = Giá trị tài nguyên du lịch + Cơ sở VCKTDL+ Nhân lực du lịchToàn bộ kỹ nghệ du lịch đều dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên, những di tích vănhóa, lịch sử, những công trình xây dựng Để thu hút và lưu giữ khách du lịch, chúng ta phải

tổ chức những dịch vụ đó ở những nơi có khí hậu thuận lợi, có vẻ đẹp tự nhiên độc đáo, có giátrị nhân văn thu hút khách du lịch

2.2 Cơ cấu của sản phẩm du lịch

2.2.1 Dịch vụ

- Dịch vụ vận chuyển: Nhằm đưa khách từ nơi cư trú đến các điểm du lịch, giữa các

điểm du lịch và trong phạm vi một điểm du lịch Để thực hiện nhiệm vụ này, người ta có thể

sử dụng các loại phương tiên khác nhau như máy bay, tàu hỏa, tàu thủy, ô tô

- Dịch vụ lưu trú, ăn uống: Nhằm đảm bảo cho khách du lịch nơi ăn, nghỉ trong quá

trình thực hiện chuyến du lịch Khách du lịch có thể chọn một trong các khả năng: Khách sạn,nhà trọ, nhà nghỉ, người quen ngoài ra, việc tạo ra dịch vụ lưu trú còn bao gồm cả việc hothuê đất để cắm trại và các hình thức thương tự khác Để thỏa mãn nhu cầu ăn uống, khách dulịch có thể tự mình chuẩn bị bữa ăn, đến nhà hàng để ăn, hay được mời

- Dịch vụ vui chơi giải trí: Đây là một bộ phận không thể thiếu được của sản phẩm du

lịch Khách du lịch muốn đạt được sự thú vị cao nhất trong suốt chuyến du lịch của mình Đểthỏa mãn, họ có thể chọn nhiều khả năng khác nhau: đi tham quan, văn cảnh, đến khu di tích,xem văn nghệ, chơi cờ bạc , vì thời gian rảnh rỗi còn lại trong ngày của khách du lịchthường rất nhiều, vì vậy cho dù hài lòng về bữa ăn ngon về chỗ ở tiện nghi, du khách vẫnchán vùng du lịch nếu họ không tham gia và thưởng thức các tiết mục vui chơi giải trí

- Dịch vụ mua sắm: Mua sắm cũng là hình thức giải trí, đồng thời đối với nhiều du

khách du lịch thì mang quà lưu niệm có chuyến đi là không thể thiếu được Dịch vụ này baogồm các hình thức bàn lẻ hàng lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ, tạp hóa, vải vóc, hàng cógiá trị kinh tế

Trang 12

- Dịch vụ trung gian và dịch vụ bổ sung: Dịch vụ thu gom, sắp xếp các dịch vụ riêng lẻ

thành sản phẩm du lịch trọn gói; dịch vụ bán lẻ sản phẩm du lịch (cung cấp thông tin và bán lẻsản phẩm du lịch cho khách); dịch vụ sửa chữa, y tế

2.2.2 Hàng hoá

Gồm hàng tiêu dùng và hàng lưu niệm

Việc phối hợp các bộ phận hợp thành một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh và cung ứng(bán) cho khách du lịch là quá trình phúc tạp và đa dạng, cần thiết phải tổ chức quản lý mộtcách đồng bộ, chật chẽ Từ đó đòi hỏi sự cần thiết ra đời các tổ chức sản xuất dịch vụ trunggian

2.3 Đặc tính của sản phẩm du lịch

Tính vô hình

Đặc tính này phản ánh một thực tế là hiếm khi khách hàng nhận được sản phẩm thực

từ kết quả của hoạt động dịch vụ Kết quả thường là sự trải qua hơn là sự sở hữu

Một dịch vụ thuần túy không thể được đánh giá bằng cách sử dụng bất kỳ cảm giác tựnhiên nào, nó là một sự trừu tượng mà không thể khảo sát được trực tiếp khi mua bán Mộtkhách hàng dự định mua hàng hóa có thể nghiên cứu kỹ hàng hóa về các mặt như bản chất tựnhiên, thẩm mỹ, thị hiếu, còn với dịch vụ thì không thể như thế được

Tính vô hình của dịch vụ làm cho khách hàng gặp rất nhiều khó khăn trong việc đánhgiá các dịch vụ cạnh tranh Khi tiêu dùng dịch vụ khách hàng gặp mức độ rủi ro lớn, họthường phải dựa vào nguồn thông tin cá nhân và sử dụng giá cả làm cơ sở để đánh giá chấtlượng

Tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng dịch vụ

Sản xuất trong khi bán, sản xuất và tiêu dùng đồng thời nên cung cầu dịch vụ khôngthể tách rời nhau, phải tiến hành cùng môt lúc, không có thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng

để kiểm tra sản phẩm hỏng

Sự tham gia của khách hàng trong quá trình tạo ra dịch vụ.

Khách hàng trên thực tế có tính chất quyết định việc sản xuất dịch vụ Các tổ chứcdịch vụ không thể tạo ra dịch vụ nếu không có đầu vào vững chắc là khách hàng, đầu vào đó

có thể chỉ là yêu cầu đối với nhân viên phục vụ bàn hay lễ tân

Tính không đồng nhất

Thông thường dịch vụ bị cá nhân hóa nên rất khó đưa ra tiêu chuẩn dịch vụ Ví dụ:Hai khách hàng cùng đi một tour du lịch nhưng họ có thể có ý kiến hoàn toàn khác nhau vềdịch vụ phụ thuộc vào kinh nghiệm bản thân của họ và khách hàng rất muốn được chăm sóc

là những cá nhân riêng biệt

Hơn nữa, sự thỏa mãn khách hàng phụ thuộc rất lớn vào tâm lý của họ, những ngườicung ứng dịch vụ cần đặt bản thân vào vị trí khách hàng, hay còn gọi là sự đồng cảm, đấy là

kỹ năng có tính chất quyết định trong việc cung ứng sự tuyệt hảo của dịch vụ

Tính dễ hư hỏng và không cất giữ được

Vì tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng dịch vụ nên sản phẩm dịch vụ không cấtgiữ được và rất dễ bị hư hỏng Các nhà cung ứng dịch vụ không thể bán tất cả các sản phẩmmình sản xuất ở hiện tại và lại càng không có cơ hội để chuyển nó sang bán ở thời điểm sau

đó

Trang 13

Tính dễ hư hỏng, không lưu kho được của dịch vụ dẫn đến sự chủ tâm lớn hơn của cácnhà quản trị là phải tạo điều kiện làm bằng phẳng cầu bằng việc sử dụng công cụ giá cả và cáccông cụ khác nhằm thu hút khách hàng trong từng thời điểm nhất định.

Quyền sở hữu

Khi mua hàng hóa, người mua có quyền được sở hữu đối với hàng hóa và có thể làm được gìsau đó Khi một dịch vụ được tiến hành không có quyền sở hữu nào được chuyển từ ngườibán sang người mua Người mua chỉ là đang mua quyền đối với tiến trình dịch vụ Sự khácbiệt được mô tả giữa việc không thể sở hữu hoạt động dịch vụ và quyền mà người mua nhậnđược để có quyền tham gia đối với tiến trình dịch vụ trong tương lai

Kiểm tra chất lượng sản phẩm dịch vụ trước khi bán là rất khó

Do tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng nên không có thời gian để kiểm tra chất lượng sảnphẩm, vì vậy cần sản xuất sản phẩm dịch vụ theo triết lý của ISO-900: “Làm đúng ngay từđầu là hiệu quả nhất”

Điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị

Theo nghĩa chung nhất, điểm du lịch là một địa danh du lịch mà khách du lịch hướng đến

+ Thuận lợi cho việc đi lại đảm bảo giao thông cho khách đến điểm du lịch

+ Có cơ sở hạ tầng và xã hội bảo đảm việc lưu lại của khách và hoạt động của các doanhnghiệp du lịch Đó là các cơ sở ăn uống, cơ sở lưu trú và các cơ sở phục vụ vui chơi giải trí

2.6 Vòng đời của điểm đến du lịch

Sinh viên tự nghiên cứu

Trang 14

Chương 3 TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH

Tổng số: 05 tiết (Lý thuyết: 04 tiết; Bài tập, thảo luận: 01 tiết)

A) MỤC TIÊU

- Kiến thức:

Sau khi học xong Chương 3, sinh viên cần hiểu rõ:

+ Khái niệm và đặc điểm của tính thời vụ

+ Các nhân tố quyết định đến tính thời vụ du lịch

+ Các tác động bất lợi của tính thời vụ du lịch và những biện pháp làm giảm sự ảnhhưởng của tính thời vụ du lịch

- Kỹ năng:

+ Phân tích và đánh giá được các nhân tố quyết định đến tính thời vụ của một loại hình

du lịch cụ thể Từ đó có giải pháp làm giảm sự ảnh hưởng của tính thời vụ cho loại hình dulịch đó

3.1 Khái niệm về tính thời vụ

Thời vụ du lịch có thể hiểu là những biến động lặp đi lặp lại hàng năm của cung vàcầu các dịch vụ và hàng hoá xảy ra dưới tác động của một số các nhân tố xác định Trong thực

tế, thời vụ du lịch của một trung tâm hoặc một đất nước nào đó là tập hợp về sự tác độngtương kế giữa các biến động theo mùa của cung và cầu trong tiêu dùng du lịch Sự chênh lệch

về thời gian giữa các thể loại du lịch và cường độ biểu hiện của các thể loại đó nếu tập hợp lại

sẽ cho ta đường cong thể hiện các biến động thời vụ của toàn bộ hoạt động du lịch

3.2 Đặc điểm của tính thời vụ

Thời gian và cường độ của thời vụ du lịch không phải là bất động, mà chúng biến đổidưới tác động của nhiều nhân tố Dưới tác động đó thời vụ du lịch có nhiều đặc điểm riêng.Những đặc điểm quan trọng nhất là:

1 Tính thời vụ trong du lịch: Có ở tất cả các nước và các vùng có hoạt động du lịch.

2 Một nước hay một vùng du lịch: Có thể có một hoặc nhiều thời vụ du lịch, tuỳ

thuộc vào các thể loại du lịch phát triển ở đó

3 Cường độ của thời vụ du lịch: Không bằng nhau vào các tháng klhác nhau Thời

gian mà ở đó cường độ lớn nhất được quy định là thời vụ chính (mùa chính), còn thời kỳ cócường độ nhỏ hơn ngày trước mùa chính là trước mùa vì thời kỳ sau màu chính được gọi làsau mùa Thời gian còn lại trong năm được gọi là ngoài mùa Ở một số nước ta gọi đó là mùachết

4 Ở các nước và vùng du lịch phát triển: Thông thường thời vụ du lịch kéo dài hơn

và cường độ của mùa du lịch chính yếu hơn Ngược lại, các vùng du lịch mới thường có mùa

du lịch ngắn hơn và cường độ của mùa du lịch chính thể hiện mạnh hơn

Trang 15

5 Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau đối với các

thể loại du lịch khác nhau Du lịch chữa bệnh thường có mùa dài hơn và cường độ vào mùachính yếu hơn, dịch vụ nghỉ biển thường có mùa ngắn hơn và cường độ mạnh hơn

6 Cường độ và độ dài của mùa du lịch phụ thuộc vào cơ cấu của khách đến vùng du

lịch Các trng tâm dành cho du lịch thanh niên thường có mùa ngắn hơn và có cường độ mạnhhơn so với những trung tâm đón khách ở độ tuổi trung niên

7 Cường độ và độ dài của mùa du lịch còn phụ thuộc vào các cá cơ sở lưu trú ở

vùng du lịch Ở đất nước và vùng có chủ yếu của cơ sở lưu trú chính (hotel, Motel, Pansion,nhà nghỉ, khu điều dưỡng), mùa du lịch kéo dài hơn và cường độ của mùa chính giảm nhẹ vàngược lại, ở đâu sử dụng nhiều nhà trọ và Camping thì ở đó mùa du lịch ngắn hơn và cường

độ mạnh hơn

3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tính thời vụ

Tính thời vụ trong du lịch đã gây ra rất nhiều khí khăn cho việc kinh doanh có hiệuquả của ngành du lịch Do vậy muốn nâng cao hiệu quả trong kinh doanh du lịch Cần nghiêncứu sâu và tỷ mỉ những nhân tố quyết định tính thời vụ trong du lịch không chỉ trong phạm vimột đất nước mà cả những vùng riêng biệt với những điều kiện cụ thể

Sau đây sẽ nghiên cứu tác động của một số nhân tố chủ yếu sau:

1 - Khí hậu: là nhân tố chủ yếu quyết định tính thời vụ trong du lịch Nhân tố này tác

động lên cả cung - cầu trong du lịch

2 - Thời gian rỗi: Cũng là nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố không đồng đều của nhu

cầu du lịch

Khi nghiên cứu mức độ tác động của thời gian nghỉ lên sự tập trung nhu cầu vào thời

vụ chính, các nhà nghiên cứu gặp rất nhiều khó khăn Chủ yếu là ở mỗi nước khác nhau thì có

cơ cấu khác nhau của dân cư theo tuổi tác và hoàn cảnh gia đình Do vậy việc nghiên cứu đòihỏi tỉ mỉ, tốn nhiều công sức và khó tổng hợp thành các xu hướng chung Thời gian gần đâynổi lên 2 xu hướng

- Thứ nhất: Số thanh thiếu niên tự đi du lịch ngày một nhiều và giới hạn tuổi các họcsinh đi nghỉ cùng cha mẹ ngày càng giảm

- Thứ hai: Tuổi thọ trung bình của con người ngày càng tăng, do vậy tỷ trọng các giađình có con trong độ tuổi đi học ngày càng giảm trong cơ cấu chung của toàn dân

Những năm gần đây các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch ngày càng quan tâm đếnmột phần của dân cư không bị phụ thuộc vào cả thời gian nghỉ phép năm lẫn nghỉ của trườnghọc Đó là những người ở độ tuổi thứ ba, những người hưu trí Số lượng của họ ngày càngtăng và đây là một trong những nguồn dự trữ để phân bố hợp lý hơn nhu cầu du lịch trongnăm

Tóm lại, nhân tố thời gian rỗi có xu hướng biến đổi thuận lợi như sau:

- Xu hướng tăng số ngày phép tăng để có thể sử dụng 2 lần/năm

- Tỷ trọng người ở độ tuổi thứ ba ngày càng tăng họ là những người được sử dụngtuỳ ý thời gian đi nghỉ Đồng thời giảm tỷ trọng số gia đình có con trong độ tuổi đi học Những xu hướng trên là điều kiện thuận lợi để hạn chế sự tập trung nhu cầu vào thời

vụ chính

3 - Sự quần chúng hoá trong du lịch: là nhân tố ảnh hưởng tới cầu trong du lịch Kết

quả của sự quần chúng hoá trong du lịch là mở rộng sự tham gia của số đông khách có khảnăng thanh toán trung bình và thường ít có kinh nghiệm đi du lịch Những người khách này

Trang 16

thường không am hiểu hết thị trường và đi nghỉ biển vào mùa du lịch chính Họ quyết địnhnhư vậy vì các nguyên nhân chủ yếu sau:

- Mặc dù vào thời vụ du lịch chi phí cho việc đi lại và ở cao, nhưng lại có giảm giácho các đoàn đi nghỉ tập thể, và ngoài ra chi phí tổ chức chuyến đi là nhỏ nhất vì đi theo đoàn

Mà đa số khách có khả năng thanh toán hạn chế thường đi nghỉ tập thể và vào chính vụ

- Những loại khách này thường không thông hiểu điều kiện nghỉ ngơi của từng thángnên họ chọn thời tiết chính vụ để xác xuất gặp thời tiết bất lợi là ít nhất

- Ngoài ra là sự ảnh hưởng của sự bắt chước lẫn nhau Những người mới đi du lịchthường ít biết về điều kiện của từng vùng Do vậy họ lựa chọn thời gian nghỉ dưới tác độngcủa tâm lý Họ hay nghỉ cùng thời gian các nhân vật có tiếng đi nghỉ

Nếu vậy với sự quần chúng hoá trong du lịch tính thời vụ lại có cường độ càng tăng

Để khắc phục ảnh hưởng bất lợi này người ta thường có tính chính sách giảm giá rõ rệt vàotrước và sau vụ chính, đồng thời mở rộng quảng cáo nghỉ ngơi một cách rộng rãi để thu hútkhách đi du lịch ngoài vụ chính

4 - Phong tục: là nhân tố có tính bất lợi hợp lý tác động mạnh lên sự tập trung các

nhu cầu du lịch vào thời vụ chính Thông thường các phong tục có tính chất lâu dài và phầnnhiều chúng hình thành dưới tác động của các điều kiện kinh tế - xã hội Cùng với sự thay đổiđiều kiện sẽ tạo thêm nhiều phong tục mới, nhưng không thể chờ đợi sử thay đổi đột ngột củacác phong tục cũ, vì dù sao nó góp phần mang tính chấp nhận được… Để khắc phục phần nàoảnh hưởng bất lợi của phong tục làm tập trung đột ngột các nhu cầu vào một thời gian ngắn,phương pháp chủ yếu là mở rộng hoạt động thông tin, tuyên truyền quảng cáo trong thời gianthật dài vì việc thay đổi phong tục của đất nước, của vùng thường diễn ra rất chậm chạp

5 - Điều kiện và tài nguyên du lịch: Để có thể phát triển, các thể loại du lịch nào cũng

ảnh hưởng đến thời vụ Đây là nhân tố tác động mạnh lên cung Độ dài của thời vụ du lịch ởmột vùng phụ thuộc vào các thể loại du lịch phát triển ở đó

6 - Sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch: là nhân tố ảnh hưởng đến độ dài của thời vụ

thông qua cung Cơ cấu của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và cách tổ chức hoạt động trong cơ

sở du lịch ảnh hưởng đến việc phân bố các nhu cầu có khả năng thanh toán theo thời gian.Ngoài ra, việc phân bố hợp lý các hoạt động vui chơi giải trí tổ chức cho khách hàng cũng cóảnh hưởng nhất định đến việc khắc phục sự tập trung của luồng khách du lịch Chính sách giácủa cơ quan du lịch ở từng nơi cũng là một trong những nhân tố có tác động đến thời vụ Cáchoạt động tuyên truyền quảng cáo cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phân bố của luồngkhách…

3.4 Ảnh hưởng của tính thời vụ đến hoạt động và kinh doanh du lịch

Tính thời vụ trong du lịch ảnh hưởng bất lợi đến tất cả các thành phần của quá trình dulịch - đến dân cư sở tại, đến chính quyền địa phương và nhất là đến khách du lịch và nhà kinhdoanh du lịch

Các tác động bất lợi đến dân cư sở tại:

Khi cầu du lịch tập trung quá lớn gây nên sự mất cân đối, mất ổn định đối với cácphương tiện giao thông đại chúng, đối với mạng lưới phục vụ xã hội (giao thông công chính,điện, nước, mạng lưới thương nghiệp, ), làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngàycủa nhân dân địa phương

Trang 17

Khi cầu du lịch giảm xuống và giảm tới mức bằng không thì những người làm hợpđồng theo thời vụ sẽ không còn việc làm Ngoài ra, ngay cả những nhân viên cố định ngoàithời vụ cũng có thu nhập thấp hơn.

Các tác động bất lợi đến chính quyền địa phương:

Khi cầu du lịch tập trung quá lớn sẽ gây ra không ít những sự mất thăng bằng cho việcbảo vệ trật tự an ninh và an toàn xã hội Ớ mức độ nhất định, tính thời vụ gây ra những khókhăn cho việc quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch (ở cả cấp Trung ương và địaphương) Khi cầu giảm xuống và giảm tới mức bằng không thì những khoản thu nhập từ thuế

và lệ phí do du lịch đem lại cho du lịch cũng giảm

Các tác động bất lợi đến khách du lịch:

Khi cầu du lịch tập trung lớn làm hạn chế khả năng tìm chỗ nghỉ thích hợp với thờigian tự chọn theo ý muốn Ngoài ra, vào mùa du lịch chính thưòng xảy ra tình trạng tập trungnhiều khách du lịch trên phương tiện giao thông, trong các cơ sở lưu trú ở các nơi du lịch.Điều đó làm giảm tiện nghi khi đi lại, lưu trú của khách Do vậy, dẫn đến việc giảm chấtlượng phục vụ khách du lịch

Các tác động bất lợi đến nhà kinh doanh du lịch:

Các bất lợi khi cầu du lịch tăng tới mức vượt quá khả năng cung cấp của các cơ sởkinh doanh du lịch nhiều lần (độ căng thẳng của độ tập trung cầu du lịch);

Đối với chất lượng phục vụ du lịch;

Đối với việc tổ chức và sử dụng nhân lực;

Đối với việc tổ chức các hoạt động cung ứng, các ngành kinh tế và dịch vụ có liênquan, dịch vụ công cộng;

Đối với việc tổ chức hạch toán;

Đối với tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật;

Các tác động bất lợi gây ra khi cầu du lịch giảm xuống và giảm xuống tới mức bằngkhông;

Tác động tới chất lượng phục vụ;

Tác động tới hiệu quả kinh tế trong kinh doanh;

Tác động tới việc tổ chức và sử dụng nhân lực;

Tác động tới việc tổ chức hạch toán;

3.5 Các biện pháp làm giảm sự ảnh hưởng của tính thời vụ trong du lịch

Chương trình khắc phục ảnh hưởng bất lợi của thời vụ du lịch phải có những mụcchính như sau:

Nghiên cứu thị trường: để xác lập số lượng và thành phần của luồng khách du lịch

hòng triển vọng ngoài mùa du lịch chính Ở đây phải có chú ý đến nhóm khách chủ yếu sau:

- Khách du lịch công vụ: đi du lịch nhiều ngoài mùa hè và thường có khả năng thanhtoán

- Công nhân và nhân viên không được sử dụng phép năm vào mùa du lịch chính

- Các gia đình có con nhỏ không bị hạn chế thời gian nghỉ vào mùa chính

- Những người hưu trí: thường thích đi nghỉ, đi điều dưỡng vào lúc vắng người và thíchgiá hạ

- Những người có nhu cầu đặc biệt không liên quan đến mùa du lịch chính

Trong mỗi nhóm khách trên cần vạch ra được những sở thích về các du lịch chính, dịch

vụ bổ sung, điều kiện giải trí, khả năng mua hàng,…

Trang 18

Thông tin từ nghiên cứu trên sẽ phục vụ cho việc đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật, đadạng hoá chương trình vui chơi giải trí, cung ứng vật tư và việc làm tốt hơn công tác phục vụ.

Nâng cao sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch quanh năm chung cho cả đất nước, theo

vùng du lịch và trong từng khu du lịch Đặc biệt quan trọng ở đây là:

- Thực hiện thật tốt sự phối hợp giữa những người tham gia vào việc tạo ra và thựchiện sản phẩm du lịch ngoài thời vụ du lịch chính để có thể đạt tới sự thống nhất về quyền lợi

và hành động Trong chuẩn bị và thực hiện của biện pháp đặc biệt để duy trì mức độ sẵn sàngđón tiếp khách du lịch quanh năm phải luôn thể hiện tính chủ động và sáng tạo

Trong lĩnh vực này cần thiết phải ký kết thêm trong phạm vi quốc gia những điềukhoản nhằm kéo dài thời gian, phục vụ việc đi lại của khách hàng bằng phương tiện giaothông quốc tế

- Nâng cao chất lượng và cải tiến cơ cấu của cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch vàlàm cho nó có khả năng thích ứng để thoả mãn các nhu cầu và đòi hỏi đa dạng của kháchtrong khi đi lại và lưu lại ở đất nước du lịch Ở đây, tất cả các tổ chức du lịch phải tập trungmọi sự nỗ lực nhằm xây dựng các trang thiết bị có mục đích sử dụng tổng hợp các hội trườngkín (để có thể sử dụng làm nơi đại hội, nơi triển lãm, nơi vui chơi thể thao,…) các bể bơi cómái che, bể bơi ngoài trời, các trung tâm thương nghiệp

- Để nâng cao tính toàn diện cảu cung ở ngoài thời vụ chính để đạt được sức thu hútcần thiết trong từng khu du lịch nên hình thành những tivều khu (micro) một cách phù hợp đểkinh doanh quanh năm Những tivều khu đó phải có đầy đủ cơ sở và các trang thiết bị đa dạng

có thể cung cấp cho khách du lịch các điều kiện lý thú để nghỉ ngơi và giải trí, các điều kiện

để phục hồi sức khoẻ, điều kiện để chơi thể thao,… tuỳ theo nhu cầu và đòi hỏi của họ

- Mở rộng và cải tiến cơ sở chơi thể thao như xây dựng các sân chơi đa dạng, xâydựng các đường đi bộ, trang bị các dụng cụ dàng cho các trò chơi thể thao…

- Làm phong phú thêm chương trình du lịch bằng cách biện pháp để giải trí, tiêukhiển, xây dựng một loạt các câu lạc bộ tuỳ thuộc đặc điểm của khách trong từng vùng dulịch

Sử dụng tích cực các hoạt động lực kinh tế nhằm:

- Nâng cao hứng thú của khách du lịch đối với đất nước và đối với từng trung tâm dulịch Để đạt được từng mục đích đó, ngoài việc giảm giá toàn bộ sản phẩm du lịch, còn cần ápdụng các giá khuyến khích đối với từng thành phần riêng là của sản phẩm du lịch thì có khảnăng tiêu thụ Ngoài ra có thể sử dụng các phương tiện khác để tăng cường việc bán hàng nhưthưởng, giảm giá, các dịch vụ không mất tiền,…

Mục đích là thông qua các hoạt động lực kinh tế để bù đắp lại giá trị và sức hấp dẫn bịgiảm bớt của tài nguyên ấy Nói cách khác, động lực kinh tế ở đây có nhiệm vụ đảm bảo sựtương ứng chất lượng của tài nguyên du lịch và giá trị của tài nguyên ấy

- Khuyến khích tính chủ động của các tổ chức kinh doanh du lịch, các chi nhánh, các

cơ sở và các nhà hoạt động trong việc kéo dài thời vụ du lịch Trong các phương tiện có thể sửdụng đặc biệt đáng kể là các định mức sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật tính theo ngày, và điliền với nó có thưởng hay phạt theo từng khu, từng cơ sở và từng hoạt động Để có thể thựchiện thắng lợi nhiệm vụ này cần xây dựng quỹ kéo dài thời vụ "du lịch" nhằm sử dụng để thúcđẩy các tập thể, các chuyên gia và nhân viên đề ra và thực hiện các dự án nhằm làm tốt hơnhoạt động ngoài thời vụ chính

Trang 19

Quảng cáo và tuyên truyền nhằm thu hút khách du lịch ngoài thời vụ chính phải được

thực hiện một cách sôi động về cả hình thức và phương tiện, và phải phân ra theo:

- Thời gian, nhằm nêu bật những điều kiện tự nhiên thuận lợi của từng trung tâm dulịch trong từng mùa của năm

- Các nhóm du lịch chủ yếu để nhấn mạnh những ưu thế của mỗi nhóm - gia đình cócon nhỏ, thanh niên, hưu trí, học sinh, các nhóm có nhu cầu đặc biệt,…

Các phương hướng nêu trên nhằm hạn chế tác động bất lợi của thời vụ du lịch phảiđược thực hiện đồng bộ Tất nhiên là chúng sẽ được bổ sung và giàu thêm về nội dung songsong với phát triển của du lịch - cung và cầu từ phía các thế lực cạnh tranh Vì vậy, việc theodõi những thay đổi trong nhu cầu có khả năng thanh toán và hành động cũng như ý định củacác nước cạnh tranh và hết sức cần thiết Theo cách đó sẽ kịp thời nâng cao sự sẵn sàng đóntiếp khách du lịch năm và sẽ thu hút được kết quả lâu dài khi kéo dài thời vụ du lịch

3.6 Phương pháp tính chỉ số thời vụ trong du lịch

Sinh viên tự nghiên cứu

C) TÀI LIỆU HỌC TẬP

[1] – Nguyễn Văn Đính (2008), Giáo trình Kinh tế du lịch, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân,

Hà Nội

D) CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CỦA CHƯƠNG

1 Phân tích đặc điểm của thời vụ du lịch, liên hệ với thực tế tại Việt Nam

2 Xác định thời vụ du lịch cho một cơ sở kinh doanh du lịch, hoặc cho một địa bàn pháttriển du lịch theo các số liệu thực tế cụ thể

3 Nêu các nhân tố và phân tích các tác động của từng nhân tố gây ra tính thời vụ cho mộtloại hình du lịch cụ thể (địa bàn phát triển du lịch) Phân tích các tác động bất lợi của tínhthời vụ trong du lịch đến loại hình đó (dân cư sở tại)

4 Phân tích các tác động bất lợi của tính thời vụ trong du lịch đến chính quyền địa phương,khách du lịch, cơ sở kinh doanh

5 Nêu các phương hướng và giải pháp của một cơ sở kinh doanh du lịch (địa bàn) làm giảmnhững tác động bất lợi do tính thời vụ trong du lịch đem lại

Trang 20

Chương 4 LAO ĐỘNG TRONG DU LỊCH

Tổng số: 04 tiết (Lý thuyết: 03 tiết; Bài tập, thảo luận: 01 tiết)

A) MỤC TIÊU

- Kiến thức:

Sau khi học xong Chương 4, sinh viên cần hiểu rõ:

+ Vai trò và đặc trưng của nguồn nhân lực du lịch

+ Nội dung cơ bản của quản lý Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực du lịch

+ Nội dung cơ bản của quản lý phát triển nguồn nhân lực du lịch trong doanh nghiệp

4.1 Vai trò và đặc trưng của nguồn nhân lực du lịch

4.1.1 Vai trò và đặc trưng của nhóm nhân lực chức năng quản lý nhà nước về du lịch

Nhóm lao động này bao gồm những người làm việc trong các cơ quan quản lý Nhànước về du lịch từ Trung ương xuống đến địa phương như Tổng cụ Du lịch, Sở VH-TT và Dulịch ở các tỉnh, thành phố, phòng quản lý du lịch ở các quận, huyện

Bộ phận lao động này có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng chiến lược pháttriển du lịch của guốc gia và của từng địa phương, tham mưu cho các cấp Đảng và chínhquyền trong việc đề ra đường lối và chính sách phát triển du lịch bền vững và có hiệu quả.Mặt khác, họ cũng đại diện cho Nhà nước để hướng dẫn, giúp đỡ tạo điều kiện cho các doanhnghiệp du lịch kinh doanh có hiệu quả cũng như kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanhđó

Tùy theo chức năng và nhiệm vụ được phân công, những người làm việc ở cơ quanquản lý Nhà nước về du lịch có thể đảm trách công việc khác như : Xúc thiến, quảng bá dulịch; hợp tác quốc tế về du lịch; tổ chức cán bộ, đào tạo trong du lịch; quản lý lữ hành, kháchsạn; thanh tra du lịch; kế hoạch đầu tư du lịch,…

Bộ phận lao động này chiếm tỷ trọng không lớn trong toàn bộ nhân lực du lịch, songđây là bộ phận nhân lực có trình độ cao, có hiểu biết tương đối toàn diện và có trình độchuyên môn về du lịch Những kiến thức, hiểu biết của họ là ở tầm vĩ mô thuộc lĩnh vực quản

lý Nhà nước

4.1.2 Vai trò và đặc trưng của nhóm lao động chức năng sự nghiệp ngành du lịch

Nhóm lao động này bao gồm những người làm việc ở các cơ sở giáo dục, đào tạo nhưcán bộ giảng dạy, nghiên cứu ở các trường đại học, cao đẳng, trung học và cán bộ nghiên cứu

ở các viện khoa học về du lịch

Trang 21

Đây là bộ phận nhân lực có trình độ học vấn cao và có trình độ chuyên môn sâu trongtoàn bộ nhân lực du lịch, đặc biệt là ở các trường đại học và viện nghiên cứu, bao gồm độingũ các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ… Họ có kiến thức và am hiểu khá toàn diện vàsâu sắc lĩnh vực du lịch Họ có chức năng là đào tạo và nghiên cứu khoa học về du lịch và cóvai trò to lớn trong việc phát triển nguồn nhân lực du lịch Hay nói cách khác là họ có nhiệm

vụ hết sức cao cả là nhiệm vụ "trồng người" Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực du lịchhiện tại và tương lai có đáp ứng được yêu cầu của ngành du lịch hay không có sự tác động lớncủa những người làm công tác đào tạo Có thể nói họ như những "cỗ máy cái" trong quá trìnhsản xuất Do vậy, bộ phận lao động càng phải được đào tạo cơ bản, lâu dài hướng tới đạt trình

độ khu vực và thế giới Mặt khác, họ phải có năng khiếu và đạo đức sư phạm cũng như khảnăng độc lập nghiên cứu khoa học cao

4.1.3 Vai trò và đặc trưng của nhóm lao động chức năng kinh doanh du lịch

Như phần trên đã nói, nhóm lao động này có thể phân thành 4 nhóm nhỏ, (bộ phận),mỗi bộ phận có vai trò và đặc trưng riêng Do đó cần phải hiểu rõ vai trò và đặc trưng của nó

4.1.4 Vai trò, đặc trưng của bộ phận lao động chức năng quản lý chung của doanh nghiệp

du lịch

Nhóm lao động quản lý chung trong lĩnh vực kinh doanh du lịch được hiểu đó lànhững người đứng đầu (người lãnh đạo) thuộc các đơn vị kinh tế cơ sở: doanh nghiệp kinhdoanh khách sạn, hăng lữ hành du lịch, vận tải… (đó là Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giámđốc…) Lao động của người lãnh đạo trong lĩnh vực kinh doanh du lịch có những điểm riêngbiệt, bởi đối tượng, công cụ và sản phẩm lao động của họ có tính đặc thù

Một là, lao động của người lãnh đạo trong các hoạt động kinh doanh du lịch là loại lao

động trí óc đặc biệt là lao động trí óc, bởi lao động của người lãnh đạo không chủ yếu sử dụngsức mạnh cơ bắp với các thao tác công nghệ của thiết bị máy móc và những công cụ lao độngkhác quy định Công cụ chủ yếu của lao động lãnh đạo là tư duy Người lãnh đạo trong lĩnhvực kinh doanh du lịch bằng kiến thức và kinh nghiệm của mình luôn luôn tìm tòi, nghiên cứucác tình huống, đề ra các quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định cho quá trình kinhdoanh du lịch

Hai là, lao động của người lãnh đạo trong kinh doanh du lịch là loại lao động tổng

hợp Bởi vì, quan hệ của doanh nghiệp du lịch vô cùng đa dạng và phức tạp Đó là một xã hộithu nhỏ, chồng chéo, vô số các mối quan hệ Có quan hệ bên trong, có quan hệ bên ngoài; cóquan hệ trực thuộc, có quan hệ phối thuộc; có quan hệ quản lý, có quan hệ thân thuộc bạn bè,huyết tộc, đồng hương, đồng môn, đồng liêu, đồng tuế, đồng chí; có quan hệ giữa người trongnước với nhau, có quan hệ làm ăn lâu dài… với tư cách là người đứng đầu đơn vị kinh doanh,người lãnh đạo không thể đứng ngoài hoặc quay lưng với những hoạt động đó, ngược lại đểđơn vị hoạt động ổn định, bền vững, để kinh doanh có hiệu quả, họ phải tham gia vào các mốiquan hệ một cách tích cực Từ đặc điểm quy định đó của tổ chức hệ thống, lao động lãnh đạo

là lao động tổng hợp Tính tổng hợp của lao động lão đạo biểu hiện ở chỗ nó vừa là lao đôngquản lý, vừa là lao động giáo dục, lao động chuyên môn, vừa là lao động của các hoạt động xãhội khác

4.1.5 Vai trò, đặc trưng của bộ phận lao động chức năng quản lý theo các nghiệp vụ kinh

tế trong doanh nghiệp du lịch

Trang 22

Lao động thuộc các bộ phận quản lý chức năng bao gồm: Lao động thuộc phòng kếhoạch đầu tư và phát triển; lao động thuộc phòng tài chính - kế toán (hoặc phòng kinh tế); laođộng thuộc phòng vật tư thiết bị, phòng tổng hợp; lao động thuộc phòng quản lý nhân sự,…

Nhiệm vụ chính của lao động thuộc các bộ phận này là tổ chức hạch toán kinh doanh,

tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp, tổ chức lao động, tổ chức các hoạt động kinh doanh, hoạch định quy mô và tốc độ phát triển doanh nghiệp

4.1.6 Vai trò, đặc trưng của bộ phận lao động chức năng đảm bảo điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp du lịch

Lao động thuộc khối bảo đảm điều kiện kinh doanh du lịch được hiểu đó là nhữngngười không trực tiếp cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho du khách Nhiệm vụ chính của họ làcung cấp những nhu yếu phẩm, phương tiện làm việc cho những lao động thuộc các bộ phậnkhác của doanh nghiệp Lao động thuộc nhóm này có: nhân viên thường trực bảo vệ; nhânviên làm vệ sinh môi trường; nhân viên phụ trách công tác sửa chữa điện nước; nhân viêncung ứng hàng hoá; nhân viên tạp vụ,… trong các công ty, khách sạn hoặc các doanh nghiệpkinh doanh du lịch

Mặc dù không trực tiếp phục vụ và cung cấp sản phẩm du lịch cho khách du lịch,nhưng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đòi hỏi bộ phận lao động này cónhững điểm nổi bật sau đây:

Một là: Luôn trong tình trạng sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ

Hai là: Có những quyết định kịp thời, giải quyết tốt mọi công việc hàng ngày cũng

như những việc đột xuất

Ba là: Năng động và linh hoạt trong quá trình thực hiện nhiệm vụ

4.1.7 Vai trò, đặc trưng của bộ phận lao động trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách trong doanh nghiệp du lịch

Lao động trực tiếp kinh doanh du lịch được hiểu đó là những lao động trực tiếp cungcấp dịch vụ và phục vụ cho du khách Nhóm lao động này rất đông đảo, thuộc nhiều ngànhnghề khác nhau và đòi hỏi phải tinh thông nghề nghiệp Trong khách sạn có: lao động thuộcnghề lễ tân; nghề buồng, nghề nấu ăn (chế biến món ăn); nghề bàn và pha chế đô uống…trong kinh doanh lữ hành có: lao động làm công tác điều hành chương trinh du lịch, marketing

du lịch và đặc biệt có lao động thuộc nghề hướng dẫn du lịch…; Trong ngành vận chuyểnkhách du lịch có lao động thuộc nghề điều khiển phương tiện chuyển… Các nghề trên lạiđược chi tiết hoá thành từng việc cụ thể phân công cho từng chức danh nghề nghiệp khácnhau và tuỳ theo quy mô lớn, nhỏ của các công ty và doanh nghiệp kinh doanh du lịch mà cóthể thêm bớt lao động ở vị trí này hoặc vị trí khác, hoặc bố trí một người kiêm nhiều việc

4.2 Nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực du lịch

Về bản chất, quản lý bao giờ cũng được thể hiện thông qua mối quan hệ, sự tác độngbiện chứng giữa chủ thể quản lý với đối tượng bị quản lý nhằm đạt mục tiêu đã định Mụctiêu mà các hoạt động quản lý lao động trong các hoạt động kinh doanh hướng tới bao gồm:mục tiêu kinh tế là việc sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, nguồn gốc sáng tạo ra của cải vậtchất cho doanh nghiệp và cho xã hội; mục tiêu chính trị là việc góp phần thực hiện đường lốichính sách và chiến lược phát triển con người; mục tiêu xã hội đó là việc thông qua việc quản

lý có hiệu quả sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo việc làm, giữ được an ninh, trật tự an toàn

xã hội, đảm bảo xã hội ổn định và phát triển

Trang 23

Để đạt được mục tiêu đó, tất cả các hoạt động quản lý phải tập trung điều tiết các quan

hệ lao động tổng thể và tạo ra các khuôn khổ, thế chế cho các quan hệ lao động trong cácdoanh nghiệp Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp phải hoạt động theo luật, chịu sựkiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về lao động của cơ quan quản lý lao động Nhànước

Vì vậy, để quản lý các quan hệ lao động tổng thể trong các hoạt động kinh doanh củamỗi doanh nghiệp có hiệu quả, Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô của mình, thôngqua việc hoạch định, triển khai thực hiện và đánh giá tình hình thực hiện các chính sách nhằmhướng vào các yếu tố cấu thành hiệu quả của doanh nghiệp Hướng vào việc tạo điều kiện chodoanh nghiệp bố trí vị trí, sử dụng lao động, đó là việc ban hành, tổ chức thực hiện và đánhgiá các chính sách về tuyển dụng (tuyển chọn và sử dụng) lao động; Hướng về việc doanhnghiệp sử dụng và khai thác được năng lực của người lao động, là việc ban hành và tổ chứcthực hiện, kiểm tra các chính sách về đào tạo bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho doanhnghiệp; Hướng về việc doanh nghiệp tạo ra các động cơ cho người lao động khi làm việc, đó

là chính sách có liên quan tới việc bảo đảm lợi ích vật chất và động viên tinh thần đối với laođộng

Tuy nhiên, cũng nhận thấy rằng, trong quá trình hoạch định, triển khai thực hiện, đánhgiá chính sách quản lý về lao động, phải tuân thủ các bước của quá trình hoạch định chínhsách

Như vậy, xuất phát từ cách tiếp cận trên, quản lý Nhà nước đối với lao động trongkinh doanh du lịch được xác định bởi một số nội dung cơ bản sau: Xây dựng và ban hành cácchính sách về tuyển dụng lao động trong kinh doanh du lịch; Nghiên cứu xây dựng, chỉ đạo

và tổ chức kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, quản lý phát triển nguồn nhân lực du lịch;Ban hành, hướng dẫn các chính sách đảm bảo lợi ích vật chất và động viên tinh thần đổi vớilao động ngành du lịch

4.3 Nội dung cơ bản của quản lý phát triển nguồn nhân lực ở doanh nghiệp du lịch

Để các chính sách quản lý Nhà nước về lao động trong du lịch thực sự phát huy hiệuquả, đòi hỏi các doanh nghiệp du lịch phải vận dụng tốt luật pháp, chính sách, chế độ về laođộng của Nhà nước và áp dụng một cách sáng tạo phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp

Việc quản lý phát triển nguồn nhân lực ở doanh nghiệp du lịch có vai trò hết sức quan trọng và bao gồm những nội dung cơ bản sau: Tuyển chọn và bô trí lao động trong doanh nghiệp.

Thực chất tuyển chọn là những cuộc thi, khảo sát để đánh giá tính chất, khả năng, kỹnăng, kỹ xảo, tính nết, cách cư xử của từng con người theo một hệ thống các chỉ tiêu, tiêuchuẩn sao cho kết quả đánh giá đạt được yêu cầu của công việc và phải thể hiện được yêu cầucủa tuyển chọn

Việc tuyển chọn lao động vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính khoa học, càng đầu

tư nhiều thời gian suy nghĩ, xem xét thì càng có khả năng đưa ra những quyết định sáng suốt

để tuyển dụng nhân viên vào làm việc Sau khi tuyển dụng phải sắp xếp công việc cho ngườilao động Việc bố trí lao động tức là đật người lao động và các công việc khác nhau theo cácnơi làm việc tương ứng với hệ thống phân công, hiệp tác lao động trong doanh nghiệp Bố trílao động phải đảm bảo yêu cầu trao cho những người đã được tuyển chọn theo công việcnhiệm vụ lao động phù hợp với chuyên môn và trình độ thành thạo của họ, đảm bảo sử dụngđầy đủ, tối đa thời gian của thiết bị, thời gian làm việc của người lao động; đảm bảo chất

Trang 24

lượng công việc cũng như đảm bảo sự thay thế' lẫn nhau của người lao động Đồng thời, xácđịnh rõ nội dung từng công việc của từng người cần làm, vị trí của họ trong tập thể lao động,hướng dẫn và theo dõi chật chẽ việc tuân thủ kỷ luật lao động và quy trình công nghệ; đảmbảo tính liên tục trong công việc cho người lao động.

Tổ chức hiệp tác và phân công lao động trong doanh nghiệp.

Phân công lao động hợp lý là điều kiện để nâng cao năng suất lao động và hiệu quảsản xuất, kinh doanh Phân công lao động là quá trình gắn từng người lao động với nhữngnhiệm vụ phù hợp với khả năng của họ Xác định những yêu cầu kỹ thuật của công việc màcon người phải đáp ứng có căn cứ khoa học Đảm bảo sự phù hợp giữa công việc được phâncông với đặc điểm và khả năng của con người

Phân công sẽ chuyên môn hoá được công cụ lao động, Nhờ chuyên môn hoá sẽ giớihạn được phạm vị hoạt động, nhân viên nhanh chóng quen với công việc, có được những kỹnăng, kỹ xảo, giảm được thời gian và chi phí đào tạo, đồng thời sử dụng và khai thác triệt đểkhả năng riêng của mỗi người Phân công phải chú ý đến các vấn đề như tính đơn điệu củacông việc, cường độ lao động,

Hiệp tác lao động tức là sự kết hợp của nhiều người trong một, hoặc nhiều quá trìnhkinh doanh Cần kết hợp tốt sự hiệp tác về không gian và thòi gian Việc tổ chức ca, kíp phảiđảm bảo những yêu cầu của kinh doanh nhưng đồng thời cũng đảm bảo sức khoẻ cho ngườilao động Đảm bảo tính đồng bộ của các công việc trong quá trình kinh doanh và thiết lập hệthống kỷ luật

Hoàn thiện phân công hiệp tác lao động trong mỗi hoạt động kinh doanh trên 3 mặt:Kinh tế - kỹ thuật, tâm - sinh lý và xã hội

Giải quyết vấn đề “lao động thời vụ” trong kinh doanh.

Để giải quyết vấn đề này về mặt lao động doanh nghiệp có thể sử dụng các phươngthức khác nhau:

Lập quỹ dự phòng để chi trả tiền lương cho nhân viên vào thời gian ngoài vụ du lịch.Cho một số nhân viên đi đào tạo, đào tạo lại, đi thực tế để nâng cao tay nghề

Tạo một số ngành nghề khác như sản xuất hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ, đểcung cấp cho khách du lịch hoặc xuất khẩu,

Tạo sản phẩm du lịch có tính hấp dẫn cao để kéo dài thời vụ, tạo ra doanh thu tươngxứng với hoạt động kinh doanh lúc thời vụ Điều này có nghĩa là việc tạo sản phẩm du lịchphải mang tính đặc trưng Việt Nam, có khả năng cạnh tranh với sần phẩm du lịch trong khuvực và trên thế giới

Cải thiện điều kiện lao động và chế độ làm việc nghỉ ngơi cho người lao động.

Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý liên quan trực tiếp đến khả năng làm việc củangười lao động Xây dựng chế độ nghỉ ngơi và làm việc hợp lý phải đạt được mục đích kéodài khả năng làm việc trong trạng thái ổn định và năng suất, chống một mỏi, tăng năng suấtlao động, bảo vệ sức khoẻ cho người lao động, tính liên tục của hoạt động kinh doanh Xâydựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý đảm bảo các vấn đề sau:

Thứ nhất, xác định thời gian bắt đầu và kết thúc ca làm việc một cách hợp lý vì nó ảnhhưởng đến khả năng làm việc, liên quan đến quy luật sinh hoạt của con người

Thứ hai, xác định thời điểm và độ dài của thời gian nghỉ ăn cơm giữa ca ảnh hưởngđến sức khoẻ và khả năng hồi phục sau một thời gian làm việc

Thứ ba, xác định độ dài và số lần nghỉ ngắn trong ca làm việc

Trang 25

Điều kiện lao động là một trong yếu tố luồn được doanh nghiệp du lịch quan tâm đến.Điều kiện lao động tác động mạnh đến người lao động, do đó doanh nghiệp phải thườngxuyên tăng cường biện pháp an toàn lao động, cải thiện điều kiện lao động nơi làm việc như

tư thế phục vụ, tiếng ồn, chiếu sáng, vệ sinh nơi làm việc, để nâng cao hiệu quả kinh doanh,cũng như hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp đó

Thiết lập kỷ luật lao động trong doanh nghiệp.

Trong kinh doanh du lịch kỷ luật lao động thực chất là nội quy, nguyên tắc mà tổ chứckinh doanh du lịch đề ra nhằm hướng dẫn và giải thích cho nhân viên trong quá trình làm việc

và người lao động phải thực hiện nghiêm túc những nội quy, nguyên tắc đó Những nội quy,nguyên tắc này phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Người lao động phải làm việc hết sức mình, nêu cao tinh thần chủ động, phát huy sángkiến, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn, bảo đảm đúng quy định về giờ giấc, trangphục, thao tác làm việc, kỹ thuật phục vụ

Người lao động phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình, làm sai phải làm lại, làmhỏng phải bồi thường Trong quá trình làm việc, phục vụ mỗi lao động phải nêu cao tinh thầntương trợ, giúp đỡ dìu dắt nhau bảo đảm cho bản thân và cho cả đồng nghiệp hoàn thànhnhiệm vụ đạt năng suất và chất lượng phục vụ cao

Người lao động phải bảo quản giữ gìn và sử dụng hợp lý tài sản, trang thiết bị của tổchức của cơ sở mình, tránh lãng phí, lợi dụng và lấy cắp

Người lao động phải luôn cố gắng vươn lên để đạt chất lượng phục vụ tốt, chống lốilàm việc tự do tuỳ tiện, vô tổ chức, khắc phục dần những tập quán lao động lạc hậu, chống tưtưởng lười biếng, gian dối, làm ẩu

Muốn vậy, nội quy lao động phải là những quy định cụ thể, ngắn gọn, thiết thựckhông được trái với quy định chung của ngành, Nhà nước về chính sách và chế độ lao động.Nội quy phải tạo cho người lao động một thái độ, phong cách làm việc nhiệt tình, một trình

độ phục vụ khách du lịch ở mức hoàn chỉnh nhất, tránh cho khách phải chịu những điều phiền

hà rắc rối Mặt khác, cũng để cho khách thấy cách làm việc nghiêm túc, thái 40 chân thànhniềm nở của người lao động khi thực hiện công việc

Đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn cho lao động trong doanh nghiệp.

Vấn đề này liên quan đến sự phát triển của con người và sự phát triển của khoa học kỹthuật - công nghệ Vì vậy, doanh nghiệp cần phải đánh giá, phân tích nhu cầu của từng côngviệc đòi hỏi cần có những con người như thế nào Phân tích được khả năng của những conngười đang làm các công việc đó Phân tích được nhu cầu muốn đào tạo lại và nâng cao trình

độ chuyên môn Từ đó xây dựng phương hướng kế hoạch đào tạo và nâng cao trình độchuyên môn cho người lao động Kỹ thuật đào tạo và huấn luyện cần được đưa vào công việc

cụ thể và yêu cầu khả năng chuyên môn của công việc Công tác huấn luyện đào tạo cụ thểngoài giờ làm việc, trong những lớp học bằng những chỉ dẫn đã được soạn trước, hay ngay tạinơi làm việc, nhân viên có thể vừa học vừa làm để học thực tiễn, hay bằng phương pháp tổnghợp giữa các phương pháp trên Đối với các cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp cần có kếhoạch đào tạo ngắn hạn, dài hạn theo chiến lược phát triển của công ty, doanh nghiệp Chú ýđến những cán bộ, nhân viên lao động xuất sắc, có trình độ, có khả năng phát triển, hàng năm

có kế hoạch gửi đi học tại các trường đại học, nghiệp vụ, tạo nguồn cán bộ quản lý Không đểtình trạng học tập tự phát, không đúng nghề, không đúng hướng phát triển của doanh nghiệp

Trang 26

Đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn phải được tiến hành thường xuyên và liêntục để có thể đáp ứng với nhu cầu đòi hỏi của doanh nghiệp đối với người lao động và khảnăng cạnh tranh công nghệ trên thị trường.

Năng cao đạo đức nghê nghiệp cho người lao động trong doanh nghiệp.

Đặc điểm nổi bật trong kinh doanh du lịch là sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời,người sản xuất và người tiêu dùng trực tiếp gặp nhau trong quá trình sản xuất và tiêu dùng

Do đó, quá trình hoạt động của lao động trong kinh doanh luôn có mối quan hệ mang tính haichiều với khách (nhân viên - khách; khách - nhân viên) Việc giáo dục và nâng cao đạo đứcnghề nghiệp cho người lao động là nội dung không thể thiếu trong công tác quản trị nhân lựccủa doanh nghiệp du lịch Đạo đức nghề nghiệp là lòng yêu nghề sự hăng say công việc, tậntuỵ với nghề, là trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phong cách thái độ phục vụ khách, là sự cư

xử với đồng nghiệp, là sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích cá nhân, tập thể, cộng đồng và quốcgia Yêu cầu đạo đức nghề nghiệp của người lao động trong ngành du lịch là sự thống nhất

và đan quyện giữa cái thiện và cái đẹp Chỉ có cái thiện đích thực bên trong mới là cơ sở nềntảng cho cái đẹp đích thực bên ngoài Chỉ khi có sự thống nhất và đan quyện nhau giữa cáiđẹp và cái thiện thì cách thức ứng xử của ngươi phục vụ du lịch mới được hoàn thiện Đạođức nghề nghiệp là một trong những yếu tố giúp người lao động thực thi nhiệm vụ của mìnhtheo tinh thần tự nguyện thông qua các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp nhằm hình thành vàphát triển “văn hoá hành vi” trong khi phục vụ khách Mặt khác nó còn hỗ trợ tương tác lẫnnhau giữa các thành viên trong doanh nghiệp Theo đánh giá của các chuyên gia du lịch thìnâng cao đạo đức nghề nghiệp của lao động trong kinh doanh du lịch, có nghĩa là đảm bảocho người lao động phải không ngừng nâng cao năng lực (tài) và phẩm chất (đức)

Đánh giá kết quả lao động và trả công cho người lao động trong doanh nghiệp.

Để đánh giá quá trình làm việc của người lao động các doanh nghiệp du lịch là phảibiết được hiệu quả từng công việc của họ để trả công, khen thưởng xứng đáng, đồng thờicũng kịp thời uốn nắn phòng ngừa những hiện tượng tiêu cực phát sinh

Việc đánh giá phụ thuộc vào thông tin chính xác về những gì đã hoàn thành Trongdoanh nghiệp du lịch một số công việc hay một vài công đoạn của công việc có thể đánh giá

cụ thể Điều quan trọng trong việc trả công (trả lương) cho người lao động làm đảm bảo chínhxác công bằng, kích thích người lao động cống hiến nhiều hơn cho doanh nghiệp, mang laihiệu quả cao

Cùng với việc trả công (trả lương) lao động hàng tháng trong doanh nghiệp thì mộtnội dung rất quan trọng của quản trị nhân lực là việc nâng bậc lương cho người lao động Căn

cứ để nâng bậc lương, thang lương là: qui định về chức danh và thang, bậc lương từng nghề,thời gian được nâng lương, kết quả công việc và trình độ tay nghề và phẩm chất tư cách củangười lao động Việc nâng bậc lương này có thể được thực hiện bằng các cuộc kiểm tra, sáthạch thi tay nghề

Bên cạnh những nội dung công việc trên, lãnh đạo doanh nghiệp cũng phải khenthưởng động viên kịp thời những người lao động có thành tích đột xuất hay thành tích xuấtsắc trong lao động Việc trả công lao động hợp lý xứng đáng, động viên khen thưởng kịp thời

là những đòn bẩy vật chất và tinh thần kích thích người lao động cống hiến nhiều hơn, gắn bóvới doanh nghiệp hơn, nâng cao năng suất và chất lượng lao động mang lại hiệu quả kinh tếcao hơn

Trang 27

C) TÀI LIỆU HỌC TẬP

[1] – Nguyễn Văn Đính (2008), Giáo trình Kinh tế du lịch, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân,

Hà Nội

D) CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CỦA CHƯƠNG

1 Hãy phân tích những đặc trưng của ngành du lịch và các lĩnh vực kinh doanh du lịch

2 Phân tích nội dung quản lý nhà nước về nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch? Hiệnnay ở nước ta còn những vấn đề gì bất cập?

3 Phân tích những nội dung quản trị nhân lực trong doanh nghiệp du lịch Ví dụ cụ thểtrong khách sạn hay trong công ty lữ hành

4 Hãy phân tích những yêu cầu đối với một nhà quản trị kinh doanh trong lĩnh vực dulịch

Trang 28

Sau khi học xong Chương 5, sinh viên cần hiểu rõ:

+ Khái niệm và vai trò, đặc điểm của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

+ Yêu cầu đối với cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

+ Các nội dung đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và xu hướng phát triển của cơ

sở vật chất kỹ thuật du lịch

- Kỹ năng:

+ Phân biệt được cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp

+ Vận dụng các nội dung đánh giá và yêu cầu đối với cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

để đánh giá sự đáp ứng của điều kiện cơ sở vật chất du lịch đối với khách du lịch

5.1 Khái niệm và vai trò

5.1.1 Khái niệm về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Theo nghĩa rộng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được hiểu là toàn bộ các phương tiệnvật chất kỹ thuật được huy động tham gia vào việc khai thác các tài nguyên du lịch nhằm tạo

ra vằ thực hiện các dịch vụ và hàng hoá thoả mãn nhu cầu của du khách trong các chuyếnhành trình của họ Theo cách hiểu này, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm cả cơ sở vậtchất kỹ thuật thuộc bản thân ngành du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật của các ngành khác của

cả nền kinh tế quốc dân tham gia vào việc khai thác tiềm năng du lịch như: hệ thống đường

xá, cầu cống, bưu chính viễn thông, điện nước, Những yếu tố này được gọi chung là các yếu

tố thuộc cơ sở hạ tầng xã hội Trong đó những yếu tố cơ sở hạ tầng xã hội còn được xem lànhững yếu tố đảm bảo điều kiện chung cho việc phát triển du lịch Điều này cũng khẳng địnhmối liên hộ mật thiết giữa du lịch với các ngành khác trong mối liên hệ liên ngành

Theo nghĩa hẹp, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được hiểu là toàn bộ các phương tiệnvật chất kỹ thuật do các tổ chức du lịch tạo ra để khai thác các tiềm năng du lịch, tạo ra cácsản phẩm dịch vụ và hàng hoá cung cấp và làm thoả mãn nhu cầu của du khách Chúng baogồm hệ thống các khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển vàđặc biệt nó bao gồm cả các công trình kiến trúc bổ trợ Đây chính là các yếu tố đặc trưngtrong hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch Nếu thiếu những yếu tố này thì nhucầu du lịch của du khách không được thoả mãn Do vậy đây chính là yếu tố trực tiếp đối vớiviệc đảm bảo điều kiện cho các dịch vụ du lịch được tạo ra và cung ứng cho du khách

Việc phân chia khái niệm về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch theo nghĩa rộng và theonghĩa hẹp và có ý nghĩa quan trọng Tuy nhiên cũng cần phải xác định việc phân chia này chỉ

Trang 29

có tính chất tương đối, bởi lẽ sẽ khó tách bạch rạch ròi các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng khi màngay trong các khu du lịch cũng cần phải có những yếu tố này và nó có thể do chính cácdoanh nghiệp du lịch tạo ra Ví dụ đường đi, các khuôn viên hay các công trình kiến trúc bổtrợ trong các khu du lịch và thậm chí ngay trong một khách sạn.

5.1.2 Vai trò của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong những nhân tố quan trọng đối với quá trinh sảnxuất kinh doanh Nó là yếu tố đảm bảo về điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh đượcthực hiện Mỗi ngành, mỗi lĩnh vực sản xuất kinh doanh để có thể hoạt động đòi hỏi phải cómột hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng Điều này cũng nhấn mạnh sự phù hợp giữa

cơ sở vật chất kỹ thuật với đặc trưng của từng ngành nghề, từng lĩnh vực Ngành du lịch cũngkhông nằm ngoài quy luật chung đó Nói cách khác, để có thể tiến hành khai thác được các tàinguyên du lịch phải tạo ra được hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng Hệ thống này vừaphải đảm bảo phù hợp với đặc trưng của dịch vụ du lịch, đồng thời phải phù hợp với đặc thùcủa tài nguyên du lịch tại đó

Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được tạo ra lại là yếu tố quan trọng tác độngđến mức độ thoả mãn nhu cầu của du khách bởi năng lực và tính tiện ích của nó Có ba yếu tốcấu thành để tạo nên sản phẩm và dịch vụ du lịch thoả mãn nhu cầu của du khách Đó là: tàinguyên du lịch, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, lao động trong du lịch Như vậy, cơ sở vậtchất kỹ thuật là yếu tố quan trọng, không thể thiếu Con người bằng sức lao động của mình sửdụng cơ sở vật chất kỹ thuật để khai thác các giá trị của tài nguyên du lịch tạo ra dịch vụ,hàng hoá cung ứng cho du khách Ngoài yếu tố tài nguyên thì tính đa dạng, phong phú, hiệnđại, hấp dẫn của cơ sở vật chất - kỹ thuật cũng tạo nên tính đa dạng, phong phú và hấp dẫncủa dịch vụ du lịch Một quốc gia, một doanh nghiệp muốn phát triển du lịch tốt phải có 1 hệthống cơ sở vật chất - kỹ thuật tốt Cho nên, có thể nói rằng trình độ phát triển của cơ sở vậtchất - kỹ thuật du lịch là điều kiện, đồng thời cũng là sự thể hiện trình độ phát triển du lịchcủa một đất nước

5.2 Cơ cấu của cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch

5.2.1 Phân loại theo chức năng tham gia vào quá trình lao động

Theo tiêu thức này, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch được chia thành hai loại là: Tưliệu lao động và đối tượng lao động

Trong tư liệu lao động thì công cụ lao động chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ và nhỏ hơncác ngành khác Các yếu tố thuộc công cụ lao động chỉ được sử dụng chủ yếu ở các khu vựcchế biến, bảo quản duy tu, còn các bộ phận phục vụ trực tiếp hầu như không có hoặc rất hạnchế Sỡ dĩ như vậy là vì trong du lịch khả năng cơ giới hoá thấp, lao động thủ công là chủ yếu

và tỷ lệ lao động sống là cao

Ngược lại điều kiện vật chất đảm bảo cho quá trình lao động như nhà cửa, đường sá,

hệ thống cấp thoát nước, phương tiện liên lạc, thông tin, là thành phần chính tạo ra môitrường thực hiện mục đích chuyên đi du lịch lại chiếm một tỷ trọng lớn trong tư liệu lao động

và trong giá thành dịch vụ, hàng hoá

Yếu tố thuộc về đối tượng lao động trong cấu thành cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch cóthể là nguyên liệu, bán thành phẩm tham gia vào quá trình sản xuất các sản phẩm ăn uống haycác hàng hoá khác Chúng cũng có thể là các vật tư phục vụ cho quá trình lao động nhằm tạo

ra và thực hiện các dịch vụ chính và dịch vụ bổ sung

5.2.2 Phân loại theo quá trình tạo ra dịch vụ và hàng hoá du lịch:

Trang 30

Theo tiêu thức này, cơ sở vật chất - kỹ thuật có thể được chia thành các nhóm sau:

Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ các hoạt động trung gian; các cơ sở lưu trú; nhàhàng; các khu vực dịch vụ bổ sung và vui chơi giải trí, phục vụ giao thông vận tải

- Các cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ các hoạt động trung gian: Đây chính là hệthống cơ sở vật chất kỹ thuật của các đại lý, văn phòng và công ty lữ hành du lịch Đảm nhậnchức năng chủ yếu là tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch; làm cầunối giữa khách du lịch với các nhà cung cấp sản phẩm du lịch khác hay với các điểm du lịch.Với chức năng đó, hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật của bộ phận này chủ yếu các văn phòng

và các trang thiết bị văn phòng, các phương tiện thông tin liên lạc Ở góc độ kế toán tài chính,

cơ sở vật chất - kỹ thuật của bộ phận này còn bao gồm cả các yếu tố tài sản như các phầnmềm hệ thống liên quan đến việc hỗ trợ thực hiện các tác nghiệp kinh doanh và quản lý

- Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ vận chuyển du lịch Đây chính là hệ thống cơ sởvật chất - kỹ thuật của các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển khách du lịch Chức năng chínhcủa nó là đảm nhận công tác vận chuyển khách du lịch Thành phần chính trong hệ thống cơ

sở vật chất - kỹ thuật này là các phương tiện vận chuyển, các cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụquản lý, điều hành, bán vé và các hoạt động tác nghiệp khác,

- Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ lưu trú: Đây chính là thành phần đặc trưng nhấttrong hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch Hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật của bộphận này tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: Khách sạn, Motell, nhà trọ, biệt thự,Bungalow Thành phần chính của bộ phận này là hệ thống các toà nhà với các phòng nghỉ vàcác trang thiết bị tiện nghi đảm bảo điều kiện cho sinh hoạt hàng ngày của du khách Ngoài ra

nỗ cũng bao gồm cả các công trình đặc biệt bổ trợ tham gia vào việc tạo khung cảnh môitrường như hệ thống giao thông nội bộ, các khuôn viên Trong số các loại hình trên, kháchsạn là loại phổ biến hơn cả và cũng có nhiều mức độ quy mô khác nhau và hình thức cũng hếtsức đa dạng

Nhìn một cách tổng thể không phân biệt các loại hình lưu trú thì bộ phận này được xácđịnh thành hai khu vực rõ rệt là khu vực đón tiếp và khu vực phòng ốc (buồng ngủ) Chúngđều được tạo ra trên cơ sở những quy định nghiêm ngặt của các chuẩn mực dịch vụ và đượcxây dựng thành những tiêu thức hết sức cụ thể Trong đó, khu vực buồng ngủ lại có vai tròquy định đến cắc khu vực còn lại

- Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ ăn uống: Cùng với hệ thống cơ sở vật chất - kỹthuật lưu trú, cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ ăn uống là một bộ phận quan trọng trong toàn

bộ hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ ăn uống (nhàhàng) có thể tồn tại độc lập hoặc đi kèm với bộ phận lưu trú trong tổng thể của hệ thống cơ sởvật chất - kỹ thuật khách sạn Cơ sở vật chất - kỹ thuật của bộ phận này bao gồm các yếu tốđảm bảo điều kiện tiện nghi cho hoạt động ăn uống của du khách Với chức năng của mình cơ

sở vật chất - kỹ thuật của bộ phận này có hai thành phần nổi bật đó là cơ sở vật chất - kỹ thuậtcủa khu chế biến và bảo quản thức ăn (bếp) và cơ sở vật chất kỹ thuật của khu vực phục vụ

ăn (phòng tiệc, quầy Bar)

- Cơ sở vật chất kỹ thuật của dịch vụ bổ sung: cơ sở vật chất - kỹ thuật của dịch vụ bổsung chủ yếu là các công trình, thiết bị nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách trong việc tiêudùng các dịch vụ và sử dụng triệt để các yếu tố tài nguyên Hệ thống này bao gồm các khuvực giặt là, cắt tóc, vật lý trị liệu, bể bơi, sân tenis Cơ sở vật chất - kỹ thuật của bộ phận này

Trang 31

thường gắn liền với các cơ sở lưu trú Quy mô của hệ thống này phụ thuộc vào quy mô của bộphận lưu trú.

- Cơ sớ vật chất kỹ thuật phục vụ vui chơi, giải trí: Bộ phận này chủ yếu là các côngtrình nhằm tạo điều kiện cho khách du lịch trong vui chơi, rèn luyện sức khoẻ nhằm mang lại

sự thích thú hon về kỳ nghỉ hoặc thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng Cơ sở vật chất

kỹ thuật của bộ phận này bao gồm các trung tâm thể thao, phòng tập, bể bơi, sân tenis, cáccông viên, khu vui chơi giải trí Cũng như bộ phận dịch vụ bổ sung bộ phận này, một sốthường gắn liền với các cơ sở lưu trú, số khác tồn tại độc lập với các cơ sở này nhưng thườngvẫn nằm trong các trung tâm du lịch

5.2.3 Phân loại theo chức năng quản lý và kinh doanh

Theo tiêu thức này, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch được chia thành 2 loại là:

- Cơ sở vật chất - kỹ thuật thuộc các cơ quan quản lý du lịch quản lý Bộ phận cơ sởvật chất - kỹ thuật này mặc dù không trực tiếp tạo ra sản phẩm du lịch song nó lại rất quantrọng vì nó có nhiệm vụ giúp cho các cơ quan quản lý du lịch có thể làm việc, đề ra các chínhsách các giải pháp phát triển du lịch quốc gia

Bộ phận cơ sở vật chất - kỹ thuật này bao gồm nhà cửa, các phòng làm việc và trangthiết bị trong đó và các phương tiện khác

- Cơ sở vật chất - kỹ thuật thuộc các doanh nghiệp du lịch quản lý Bộ phận cơ sở vậtchất - kỹ thuật này là yếu tố quan trọng trực tiếp tạo nên dịch vụ, hàng hoá du lịch ở cácdoanh nghiệp lữ hành, khách sạn, nhà hàng, vui chơi, giải trí,

5.3 Đặc điểm của cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch

Cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch được quy định bởi nội dung của hoạt động du lịch vàcủa nhu cầu du lịch Nó được biểu hiện tập trung ở các đặc điểm quan trọng sau đây:

Cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch có môi quan hệ mật thiết với tài nguyên du lịch.

Cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch có tính đồng bộ trong xây dựng và sử dụng cao.

Cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch có giá trị một đơn vị công suất sử dụng cao.

Thời gian hao mòn thành phần chính của hệ thông cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch tương đối lâu

Một số thành phần của hệ thông cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch được sử dụng không cân đối

5.4 Yêu cầu đối với cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch

5.4.1 Mức độ tiện nghi

Do mục đích của các chuyên hành trình thường là để tìm kiếm những ấn tượng, cảmgiác mà khách mong muốn, nó khác với điều kiện cuộc sống thường ngày Do vậy khách dulịch luôn muốn được sinh hoạt trong điều kiện tiện nghi, hiện đại và thuận tiện Do vậy mức

độ tiện nghi trước hết phải được hiểu đó là mức độ trang bị các trang thiết bị tiện nghi có khảnăng mang lại sự tiện lợi và cảm giác thoải mái của du khách có được từ việc sử dụng cáctrang thiết bị, tiện nghi đó Để đáp ứng được yêu cầu đó, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch phảiđược trang bị trước hết đầy đủ về mặt lượng, đồng thời đảm bảo về mặt chất Theo đó, quátrình hiện đại hoá cũng phải liên tục được thực hiện Có như vậy mới tạo ra được sự tiện lợitrong sử dụng của khách Mặt khác, cảm nhận của du khách còn phụ thuộc rất lớn vào yếu tốphục vụ của con người Do vậy việc tổ chức các khu vực và các trang thiết bị tiện nghi cũngphải đảm bảo hợp lý và thuận lợi cho quá trình thực hiện dịch vụ của người lao động

Ngày đăng: 27/12/2014, 16:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Văn Đính (2008), Giáo trình Kinh tế du lịch, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế du lịch
Tác giả: Nguyễn Văn Đính
Nhà XB: Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân
Năm: 2008
3. Nguyễn Văn Lưu (2009), Thị trường du lịch, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường du lịch
Tác giả: Nguyễn Văn Lưu
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2009
4. Trần Thị Mai (2009), Giáo trình Tổng quan du lịch, Nxb Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tổng quan du lịch
Tác giả: Trần Thị Mai
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2009
5. N.Gregory Mankiw (2003): Nguyên lý kinh tế học, Nxb Thống kê (sách dịch bởi Khoa kinh tế học), Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên lý kinh tế học
Tác giả: N.Gregory Mankiw
Nhà XB: Nxb Thống kê (sách dịch bởi Khoa kinh tế học)
Năm: 2003
6. Vũ Triệu Quân (2007), Giáo trình Địa lý du lịch, Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Địa lý du lịch
Tác giả: Vũ Triệu Quân
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 2007
7. Trần Đức Thanh (2004), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn khoa học du lịch
Tác giả: Trần Đức Thanh
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
8. Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ đivền tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại từ đivền tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Như Ý
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 1999
2. Luật Du lịch Việt Nam (2006), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w