Hãy cho biết một số chỉ tiêu cơ bản của ngành du lịch Việt Nam trong một số năm qua (2000 2013).

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ DU LỊCH (3 TÍN CHỈ) (Trang 45 - 49)

C: Tổng chi phí

7.Hãy cho biết một số chỉ tiêu cơ bản của ngành du lịch Việt Nam trong một số năm qua (2000 2013).

Chương 8

MỐI TƯƠNG TÁC GIỮA DU LỊCH VÀ CÁC LĨNH VỰC KHÁC

Tổng số: 07 tiết (Lý thuyết: 05 tiết; Bài tập, thảo luận: 02 tiết)

A) MỤC TIÊU- Kiến thức: - Kiến thức:

Sau khi học xong Chương 8, sinh viên cần hiểu rõ: + Ảnh hưởng của văn hóa, xã hội đến du lịch.

- Kỹ năng:

Vận dụng vào nghiên cứu mối tương tác giữa du lịch và các lĩnh vực khác trong thực tiễn.

- Thái độ:

+ Sinh viên nghiêm túc trong học tập, có tinh thần cầu thị, tích cực tham gia xây dựng bài và tìm hiểu các thông tin về hiệu quả kinh tế du lịch.

+ Sinh viên tuân thủ luật du lịch và các quy định liên quan đến lĩnh vực kinh doanh du lịch.

B) NỘI DUNG

8.1. Du lịch và văn hóa - xã hội

8.1.1. Ảnh hưởng của văn hóa đến du lịch

Các đối tượng văn hóa được coi là tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn, là cơ sở tạo nên các loại hình du lịch văn hóa phong phú.

Mặt khác, nhận thức văn hóa là yếu tố thúc đẩy động cơ du lịch của du khách. + Tích cực

- Góp phần cho việc phục hồi và phát triển - Truyền thống văn hóa dân tộc.

- Tạo nên sự giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng, các quốc gia, làm cho đời sống văn hóa tinh thần của con người phong phú hơn.

+ Tiêu cực:

- Một số giá trị văn hóa truyền thống bị xâm hại, bị lu mờ do sự lạm dụng vì mục đích kinh tế.

- Một số giới trẻ chối bỏ truyền thống…

8.1.2. Những ảnh hưởng của xã hội đến hoạt động du lịch

Nhận thức của cộng đồng xã hội về hiện tượng du lịch có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động này

+ Tích cực:

- Du lịch có vai trò giữ gìn, phục hồi sức khỏe và tăng cường sức sống cho nhân dân. - Tăng cường thêm tình đoàn kết cộng đồng.

- Giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc - Nâng cao dân trí

+ Tiêu cực:

- Làm gia tăng đáng kể các tệ nạn xã hội: nghiện hút, ma túy, mại dâm, trộm cướp… - Du nhập lối sống Âu hóa

Vai trò của nền kinh tế đối với sự phát triển du lịch: Nền kinh tế tác động trực tiếp và nhiều mặt đến hoạt động du lịch.

- Kinh tế phát triển, người dân có cuộc sống ổn định, mức sống được cải thiện và nâng cao có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định đi du lịch của du khách.

- Kinh tế phát triển tạo môi trường thuận lợi cho việc cung ứng các nhu cầu của khách. Những ảnh hưởng của du lịch đến nền kinh tế :

+ Cải thiện cán cân thương mại quốc gia, tăng nguồn thu ngoại tệ + Thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác phát triển (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Phát triển du lịch sẽ tạo ra nhiều việc làm và tạo điều kiện tăng thu nhập cho dân địa phương

+ Có ý nghĩa quan trọng trong việc mở rộng và củng cố các mối quan hệ kinh tế quốc tế + Tiêu cực: gây ra lạm phát cục bộ hay giá cả hàng hóa tăng cao.

8.3. Du lịch và môi trường

Vai trò của môi trường đối với sự phát triển du lịch.

- Tài nguyên và môi trường là nhân tố cơ bản để tạo ra sản phẩm du lịch. - Môi trường trong lành, đa dạng, độc đáo là nhân tố thu hút khách du lịch. Những ảnh hưởng của du lịch đến môi trường:

+ Tích cực

- Bằng thực tiễn phong phú, du lịch góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục môi trường.

- Sự phát triển du lịch đã kích thích việc tôn tạo, bảo vệ môi trường. + Tiêu cực

- Hoạt động du lịch ồ ạt có nguy cơ làm suy thoái tài nguyên môi trường tự nhiên - Tàn phá môi trường thông qua việc mua, lấy các tiêu bản tự nhiên…

- Gây ô nhiễm môi trường: tình trạng xả rác thải bừa bãi, sự xuống cấp của các cơ sở hạ tầng do vượt quá khả năng chịu tải.

- Du lịch xanh: là một quan điểm phát triển du lịch nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên.

8.4. Các điều kiện để phát triển du lịch

8.4.1.Điều kiện chung để phát triển du lịch

- Thời gian rỗi: là thời gian của con người bao gồm: thời gian làm việc tại công sở và thời gian làm việc có liên quan, thời gian làm việc gia đình, thời gian thoả mãn nhu cầu sinh lý tự nhiên. Ngoài ra còn có thể tham gia các hoạt động xã hội, văn hóa văn nghệ, TDTT hay nghỉ ngơi 1 cách tích cực.

Thời gian rỗi tác động mạnh đến cầu du lịch. Các yếu tố liên quan đến thời gian rỗi có tác động đến độ dài thời vụ du lịch là: độ dài, thời điểm và số lần có thời gian rỗi trong năm. Thời gian rỗi được xem xét trong phạm vi tuần, là yếu tố quan trọng cho các hoạt động du lịch. Thời gian nghỉ ngơi cuối tuần, thời gian nghỉ trong năm tăng thì sẽ là điều kiện để phát triển du lịch.Ví dụ: thời gian nghỉ hè, nghỉ cuối tuần. Dẫn đến lượng khách du lịch vào màu hè, vào cuối tuần tương đối lớn.

- Nền kinh tế của đất nước: có ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành du lịch nước đó hay khả năng phát triển du lịch của một nước phụ thuộc vào nền kinh tế của nước đó. Một nước có du lịch phát triển nếu nước đó có thể tự sản xuất phần lớn của cải vật chất phục vụ du lịch. Chính những ngành công nghiệp, nông nghiệp, thực phẩm…là những ngành cung cấp

đầu vào cho ngành du lịch. Ví dụ: ngành công nghiệp cung cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị (gạch, xi măng…).

Nền kinh tế phát triển, đời sống dân cư được nâng cao sẽ có điều kiện đi du lịch. Hơn nữa trình độ dân trí được nâng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi để phát triển du lịch.

- Giao thông vận tải: góp phần thúc đây phát triển du lịch. Khi các phương tiện giao thông phát triển, mới thì các dòng khách xuất hiện theo. Nói đến giao thông phát triển là phát triển về số lượng và chất lượng.

+ Phát triển về số lượng: tổng số lượng phương tiện vận chuyển.

+ Phát triển về chất lượng: nhanh hơn, cơ hội đi xa nhiều hơn, thời gian nghỉ thăm quan nhiều hơn, đảm bảo an toàn hơn, thuận lợi trong việc vận chuyển, giá cước vận chuyển rẻ hơn.

- Không khí chính trị, hoà bình, an ninh trật tự và các điều kiện an toàn với khách: là các yếu tố tạo điều kiện để phát triển du lịch. An toàn về các thiên tai, dịch hoạ, bệnh dịch…

8.4.2. Các điều kiện đặc trưng để phát triển du lịch

- Điều kiện về tài nguyên du lịch: là nhân tố quyết định đến điều kiện phát triển du lịch, tác động đến cung và cầu du lịch. Sự đa dạng của tài nguyên du lịch cho phép phát triển đồng thời nhiều loại hình du lịch, dẫn đến hạn chế tính thời vụ của vùng du lịch.

Tài nguyên du lịch bao gồm:

+ Tài nguyên thiên nhiên: địa hình, khí hậu, mặt nước…

+ Tài nguyên nhân văn: gồm tài nguyên vật thể (chùa, đền, miếu, bảo tang) và tài nguyên phi vật thể (lễ hội, ca trù, nhã nhạc).

Trong đó khí hậu là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến điều kiện phát triển du lịch. Nó tác động mạnh đến loại hình du lịch nghỉ biển, nghỉ núi, thể thao mùa đông.

Với du lịch nghỉ biển, các yếu tố thuộc khí hậu như: thời gian có ánh nắng mặt trời trong ngày, nhiệt độ, độ ẩm không khí, cường độ và hướng gió…có ảnh hưởng quyết định đến việc tắm biển và phơi nắng của du khách.

- Điều kiện về sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch: là sự cung cấp các dịch vụ, thể hiện qua (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Sẵn sàng về tổ chức: đảm bảo có các doanh nghiệp chăm lo cho khách như cơ quan nước ngoài chuyên về du lịch.

+ Đảm bảo về visa, hộ chiếu cho khách, đảm bảo tổ chức các hoạt động cho khách, quy hoạch vùng du lịch trong một đất nước để phục vụ khách, quản lý tài nguyên, đóng vai trò tổ chức, tuyên truyền, quảng bá phục vụ khách du lịch.

+ Sẵn sàng về kĩ thuật: đảm bảo các trang thiết bị, tiện nghi ở nơi du lịch, xác định duy trì cơ sở vật chất cần thiết, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Tại điểm du lịch phải có các công trình như nhà hàng, khách sạn, cơ sở vui chơi giải trí.

+ Sẵn sàng về kinh tế: cung cấp các vật tư, hàng hoá cho khách để tăng nguồn thu, tăng ngoại tệ từ đó vừa đảm bảo đáp ứng nhu cầu khách, vừa phải đảm bảo tính cạnh tranh (giữa các vùng trong một quốc gia và giữa các quốc gia với nhau).

8.4.3. Một số tình hình và sự kiện đặc biệt

Có một số tình hình và sự kiện đặc biệt có thể thu hút khách du lịch và là điều kiện đặc trưng để phát triển du lịch. Đó là các hội nghị, đại hội, các cuộc hội đàm dân tộc và quốc tế, các cuộc thi Olympic, các cuộc kỷ niệm tín ngưỡng hoặc chính trị, các dạ hội liên hoan…Tất cả các hình thức đó đều ngắn ngủi nhưng đóng vai trò có ích trong phát triển du lịch.

Vai trò và ý nghĩa của sự kiện đó thể hiện theo 2 hướng :

+ Tuyên truyền, quảng cáo cho những giá trị văn hóa và lịch sử của đất nước đón khách. + Khắc phục tính không đồng đều trong việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

8.5. Vai trò, nhiệm vụ của người làm du lịch

+ Thỏa mãn tối đa nhu cầu chính đáng của du khách. + Mang lại hiệu quả kinh tế một cách tối ưu.

+ Góp phần bảo vệ được môi trường tự nhiên cũng như xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

C) TÀI LIỆU HỌC TẬP

[1] – Nguyễn Văn Đính (2008), Giáo trình Kinh tế du lịch, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

D) CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CỦA CHƯƠNG

1. Phân tích tác động của các nhân tố khách quan và chủ quan đến hiệu quả kinh tế du lịch?

2. Hãy nêu và cho ví dụ về phương pháp tính toán các chỉ tiêu chung về hiệu quả kinh tế du lịch. Phân tích ý nghĩa? tích ý nghĩa?

3. Hãy nêu và cho ví dụ về phương pháp tính toán các chỉ tiêu đặc thù về hiệu quả kinh tế của một số ngành kinh doanh trong du lịch? ngành kinh doanh trong du lịch?

4. Phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu chung và chỉ tiêu đặc thù về hiệu quả kinh tế du lịch?

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ DU LỊCH (3 TÍN CHỈ) (Trang 45 - 49)