Tầm quan trọng của quy hoạch phát triển du lịch

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ DU LỊCH (3 TÍN CHỈ) (Trang 51 - 53)

C: Tổng chi phí

9.1.3.Tầm quan trọng của quy hoạch phát triển du lịch

7. Cho ví dụ và nê uý nghĩa của các tình hình và sự kiện đặc biệt đối với sự phát triển du lịch của điểm đến.

9.1.3.Tầm quan trọng của quy hoạch phát triển du lịch

9.1.3.1. Các lợi ích của việc phát triển du lịch có quy hoạch.

Quy hoạch phát triển du lịch ở cấp quốc gia và vùng mang lại những lợi ích đặc trưng quan trọng sau.

Thiết lập được các mục tiêu và những chính sách nhằm tìm ra những giải pháp để đạt được mục tiêu.

Phát triển du lịch đồng thời với việc khai thác sử dựng và bảo vệ hợp lý các tài nguyên tự nhiên và nhân văn cho hiện tại cũng như trong tương lai.

Tạo sự thống nhất trong phát triển du lịch tổng thể của một quốc gia, một vùng và thiết lập các mối liên kết giữa du lịch và các ngành kinh tế khác.

Tạo cơ sở cho việc ra các quyết định về phát triển du lịch.

Tạo ra sự phối kết hợp đồng bộ giữa các hoạt động du lịch trên địa bàn: sự tác động hỗ trợ giữa các điểm du lịch, các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch v.v...

Tối ưu và cân bằng các lợi ích kinh tế, môi trường tự nhiên, văn hoá, xã hội mà ngành du lịch đóng góp cho xã hội, đồng thời giảm thiểu các tác hại mà hoạt động du lịch có thể gây ra.

Đưa ra những hướng dãn cơ bản về việc bố trí, kiểu loại, quy mô phát triển các điểm du lịch, tiện nghi, dịch vụ và cơ sở hạ tầng du lịch. Đề ra các tiêu chuẩn và hưởng dẫn soạn thảo quy hoạch chi tiết cho các khu, các điểm du lịch đã được xác định.

Tạo khuôn khổ cho việc thực hiện có hiệu quả các kế hoạch và chính sách phát triển du lịch, cũng như đặt nền tảng cho việc quản lý thường xuyên hoạt động du lịch thông qua việc cung cấp các khung pháp lý và hệ thống tổ chức cần thiết.

Tạo khuôn khổ cho việc phối kết họp có hiệu quả các nỗ lực của lĩnh vực nhà nước và tư nhân trong việc đầu tư phát triển du lịch.

Tạo cơ sở để kiểm soát thường xuyên và duy trì định hưởng phát triển du lịch.

9.1.3.2. Những hậu quả của sự phát triển du lịch thiếu quy hoạch.

+ Những tác động về vật chất:

Gây thiệt hại đến môi trường vật chất; Gây thiệt hại đến các giá trị văn hoá, lịch sử; Gây tình trạng quá đông và tắc nghẽn giao thông;

Làm ô nhiễm môi trường. + Những tác động về con người:

Dân cư địa phương có ít khả năng tiếp cận được các dịch vụ và các điểm hấp dẫn du lịch dẫn đến sự khó chịu, bất bình; Sự không ưa thích của khách du lịch đối với dân cư địa phương; Đánh mất các nét đặc trưng văn hoá;

Sự thiếu giáo dục và đào tạo cho nguồn nhân lực du lịch; Thiếu sự nhận thức về các lợi ích của du lịch đối với điểm đến.

+ Những tác động về marketing:

Thất bại trong việc khai thác các cơ hội marketing mới; Đánh mất thị phần bởi các điểm đến cạnh tranh khác;

Thiếu sự nhận thức của điểm đến về các thị trường quan trọng; Thiếu sự phối hợp trong hoạt động quảng cáo giữa các doanh nghiệp.

+ Những tác động về tổ chức

Cách tiếp cận đối với marketing và phát triển du lịch bị chắp vá; Không đại diện đầy đủ sự quan tâm của ngành du lịch;

Thiếu sự hỗ trợ của các cơ quan thẩm quyền địa phương. + Những tác động khác.

Các chương trình phát triển có dấu hiệu không phù hợp; Thiếu các điểm hấp dẫn và sự kiện thích hợp;

Tính thời vụ cao và thời gian lưu lại củá khách ngắn; Chất lượng kém của các tiện nghi và dịch vụ du lịch; Các dịch vụ thông tin du lịch không thích hợp.

9.1.3.3. Các cách tiếp cận để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch

+ Quy hoạch để đảm bảo phát triển du lịch như một hệ thống thống nhất:

+ Quy hoạch du lịch nhằm mục đích phát triển hài hòa tất cả những thành phần cung và cầu của hệ thống. Hệ thống sẽ hoạt động có hiệu quả khi công tác quy hoạch phối kết hợp được sự phát triển của tất cả các bộ phận cấu thành của hệ thống.

+ Quy hoạch để đảm bảo phát triển du lịch bền vững.

Những nội dung cơ bản trong việc lập quy hoạch du lịch theo quan điểm phát triển bền vững bao gồm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực hiện quy hoạch môi trường.

Xây dựng các luận chứng về phát triển du lịch dựa trên cơ sở cộng đồng. Quy hoạch dài hạn và quy hoạch chiến lược:

Quy hoạch dài hạn tập trung vào việc xác định các mục tiêu, mục đích và các mô hình phát triển, chuẩn bị cho một thời kỳ dài trong tương lai. Các quy hoạch và chính sách phát triển du lịch thường được xây dựng cho giai đoạn 10, 15 hoặc 20 năm phụ thuộc vào khả năng dự báo những sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai.

Quy hoạch chiến lược tập trung vào việc xác định những tình huống thay đổi trong tương lai và chỉ ra phương hướng giải quyết có hệ thống những thay đổi đó.

9.1.3.4. Các thể loại quy hoạch phát triển

Việc phân loại quy hoạch phát triển có thể dựa trên các tiêu thức sau: Căn cứ vào phạm vỉ quy hoạch phát triển về một lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội hay về toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển được chia thành:

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng lãnh thổ.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng bao gồm nhiều tỉnh (gọi tắt là quy hoạch vùng lớn) và các vùng kinh tế trọng điểm quốc gia.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là quy hoạch cấp tỉnh).

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi tắt là quy hoạch cấp huyện).

Quy hoạch phát triển vùng trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ DU LỊCH (3 TÍN CHỈ) (Trang 51 - 53)