- Cơ sở vật chất kỹ thuật thuộc các doanh nghiệp du lịch quản lý Bộ phận cơ sở vật chất kỹ thuật này là yếu tố quan trọng trực tiếp tạo nên dịch vụ, hàng hoá du lịch ở các doanh nghiệp lữ hành,
7. Hãy liên hệ với thực tiễn Việt Nam về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch hiện nay Cho ví dụ cụ thể.
6.3. Quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch
Khách du lịch ngày càng thoả mãn hơn về chất lượng dịch vụ
Bằng việc tiến hành điều tra sự thoả mãn khách hàng một cách thường xuyên, qua các số lượng thu thập được tiến hành phân tích so sánh với các số liệu trước đó nếu thấy điểm số chất lượng dịch vụ ngày càng tăng thì chứng tỏ chất lượng dịch vụ đã được nâng cao. Nâng cao được khá năng thu hút khách hàng.
Khi tiến hành các biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mà khách hàng đến tiêu dùng đến với dịch vụ ngày càng tăng, điều đó phản ánh chất lượng dịch vụ đã được cải tiến.
Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.
Chất lượng đội ngũ lao động được đánh giá thông qua chương trình nhân sự của doanh nghiệp, xem xét đội ngũ lao động có đủ tiêu chuẩn về hình thức, độ tuổi, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ hiểu biết, trình độ ngoại ngữ không? Doanh nghiệp có thường xuyên dành quỹ thời gian và kinh phí tiến hành đào tạo và đào tạo lại hay không? Chất lượng của các chương trình đào tạo có phù hợp không?
Chỉ tiêu này được đánh giá bằng việc phân bổ kinh phí hàng năm của doanh nghiệp dành cho việc đầu tư mới hoặc cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật. Lượng kinh phí được sử dụng tỷ lệ thuận với việc nâng cao chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp.
Bảo hành dịch vụ.
Những doanh nghiệp công bố rõ ràng với khách hàng về việc đền bù cho nhũng dịch vụ có chất lượng kém thì đó cũng chính là một chỉ tiêu đánh giá quan trọng. Khi chi phí bảo hành lớn, các doanh nghiệp sẽ phải tìm mọi cách để nâng cao chất lượng vì nếu phải đền bù thì trước mắt hiệu quả kinh doanh sẽ giảm do chi phí không chất lượng tăng, còn về lâu dài có thể dẫn đến mất khách hàng.
Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Việc công bố cho khách hàng biết doanh nghiệp đã có chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9000 chẳng hạn đã chứng tỏ chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp thường xuyên được duy trì và nâng cao.
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường cạnh tranh và những yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế việc nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch ở phạm vi quốc gia và ở từng doanh nghiệp du lịch là một đòi hỏi khách quan và cấp thiết. Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 9 đã chỉ ra phương hướng phát triển du lịch Việt Nam phải “thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn”, phải “nâng cao chất lượng, quy mô và hiệu quả hoạt động”. Để thực hiện được điều đó trên phạm vi quốc gia cũng như từng doanh nghiệp phải thực hiện các giải pháp:
Tăng cường đầu tư xây dựng, hiện đại hoá, cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của toàn bộ nền kinh tế quốc dân như cơ sở hạ tầng: hệ thống đường sá, giao thông vận tải, sân bay, bến cảng,... cũng như cơ sở vật chất - kỹ thuật của các doanh nghiệp du lịch, các khu, các điểm du lịch, đầu tư phát triển một số khu du lịch tổng hợp và trọng điểm, nổi tiếng trong nước, trong khu vực và thế giới.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong đó có cả nhân lực trong lĩnh vực quản lý nhà nước về du lịch quản trị kinh doanh du lịch cũng như các nhân viên nghiệp vụ như hướng dẫn viên du lịch, lễ tân khách sạn, nhân viên phục vụ buồng, bàn, bar, nấu ăn và nhân viên nghiệp vụ khác.
Phát triển và đa dạng hoá các loại hình và sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, văn hoá, lịch sử của nước ta.
Kết hợp hài hoà giữa phát triển du lịch với giữ gìn môi trường tự nhiên sinh thái và môi trường xã hội. Đảm bảo phát triển du lịch bền vững.
Có thể nói rằng: Giữ vững và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch là vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp du lịch, là vấn đề căn bản, cốt lõi đối với nước ta trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
C) TÀI LIỆU HỌC TẬP
[1] – Nguyễn Văn Đính (2008), Giáo trình Kinh tế du lịch, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
D) CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CỦA CHƯƠNG
1. Các khái niệm về dịch vụ, dịch vụ du lịch? Đặc điểm của dịch vụ du lịch và ý nghĩa của việc nhận thức các đặc điểm này trong hoạt động kinh doanh du lịch?
3. Các khái niệm về chất lượng dịch vụ du lịch? Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch.
4. Những tiêu thức chủ vếu đánh giá nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch là gì. 5. Ở Việt Nam, cần phải thực hiện những giải pháp nào để nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch?.
Chương 7