Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 59 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
59
Dung lượng
573 KB
Nội dung
BÀIGIẢNGHỌCPHẦNKINHTẾ
HỌC PHÁT TRIỂN
TS.GVC. VÕ XUÂN TÂM
1
BÀI GIẢNGHỌCPHẦNKINHTẾHỌCPHÁT TRIỂN
TS.GVC. VÕ XUÂN TÂM
ChươngI: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VẾ TĂNG TRƯỞNG
VÀ PHÁTTRIỂNKINH TẾ
I. Phân chia các nước theo trình độ phát triển
1. Sự hình thành thế giới thứ ba
Cho tới 1945, nhiều nước ở Tây Âu, nhất là Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ,…còn
kiểm soát những thuộc địa rộng lớn. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều
nước ở Châu Á châu Phi, Mỹ La tinh giành được độc lập dân tộc, có những
cố gắng trong pháttriểnkinh tế, với đường lối “độc lập tự chủ nhằm giảm bớt
sức ép từ các nước pháttriển vốn đã từng là “chính quốc” của họ.Các nước
này được gọi là “thế giới thứ ba”. Cách gọi này nhằm phân biệt với “thế giới
thứ nhất” là các nước có nền kinhtếphát triển, phần lớn là các nước ở Tây
Âu, “thế giới thứ hai” là các nước có nền kinhtế tương đối phát triển, tập
trung ở Đông Âu đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Để tránh rơi vào vòng ảnh hưởng của khối này hay khối kia, nhiều nước
trong thế giới thứ ba đã liên kết lại với nhau dưới nhiều hình thức. Tháng 4-
1955, tại Indonexia đã diễn ra Hội nghị Bandung, thành lập Phong trào ”
Không liên kết”. Những người tham gia Hội nghị khẳng định quyết tâm xây
dựng quan hệ quốc tế mới, ưu tiên giúp đỡ cho các quốc gia nghèo, xây
dựng trật tự kinhtế bình đẳng.
Việt Nam là một trong số các nước sáng lập Phong trào Không liên kết. Đoàn đại biểu Chính phủ
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu đã tham gia Hội nghị Bandung. Phong
trào này những nắm 1970 hoạt động rất sôi nổi, tạo những áp lực với các nước pháttriển trong việc
xây dựng trật tự mới của kinhtế Thế giới,…
2. Phân chia các nước theo trình độ phát triển
Về mặt kinh tế, các nước thuộc thế giới thứ ba còn được gọi là các nước
“đang phát triển”. Khái niệm này xuất hiện vào những năm 1960, thời kỳ mà
hầu hết các nước này đang đối mặt với đói nghèo, bệnh tật, bất bình đẳng về
kinh tế và xã hội, đang tìm cách bứt phá các ràng buộc để đi lên. Khái niệm
này còn dùng để phân biệt với các quốc gia giàu có ở phía Bắc. Tuy vậy, kể
từ sau chiến tranh thế giới thứ hai nhiều nước đang pháttriển đã tìm kiếm
được con đường đưa đất nước vượt lên, tiến hành công nghiệp hóa, đi vào
hàng ngũ các nước phát triển.
Xuất phát từ trình độ pháttriển và những đặc trưng trong quá trình vận
động, Ngân hàng Thế giới đề nghị sắp xếp các nước trên thế giới thành 4
nhóm: các nước công nghiệp phát triển, các nước mới công nghiệp hóa, các
nước đang phát triển, các nước xuất khẩu dầu mỏ.
Bảng 1: Phân loại các nước theo trình độ phát triển
2
Các chỉ tiêu,
thông số để
phân loại
Các nước công nghiệp
phát triển DCs
Các nước mới công
nghiệp hóa NICs
Các nước đang phát
triển LDCs
1-Giai đoạn kinh
tế
2-Thu nhập bình
quân/người/năm
3-Về cơ cấu kinh
tế kỹ thuật
4-Về mặt thể chế
- Đã công nghiệp hóa, đi
vào giai đoạn trưởng
thành
- Trên 10.000USD
- Định hình và chuyển
dịch nhanh theo các lợi
thế.
- Kỹ thuật hiện đại.
- Cơ cấu ngành chuyển
dịch theo hướng dịch
vụ-công nghiệp-nông
nghiệp.
-Tỷ trọng xuất khẩu
chiếm ưu thế trong GDP
- Các truyền thống, tập
tục lạc hậu suy giảm
nhanh.
- Hệ thống quản lý hoàn
thiện theo sự tiến bộ của
môi trường kinh tế
- Đã thiết lập mạng các
quan hệ kinh tế-thể chế
với bên ngoài, hoạt
động có hiệu quả
- Đã công nghiệp hóa
trongthời kỳ đặc biệt
những nắm1960-1980,
đang ở giai đầu của
trưởng thành về kinh tế.
- Trên 6.000USD
- Định hình và chuyển
dịch nhanh theo các lợi
thế.
- Kỹ thuật hiện đại, có sự
kết hợp thích dụng các
loại hình kỹ thuật.
- Cơ cấu ngành chuyển
dịch theo hướng công
nghiệp- dịch vụ-nông
nghiệp
- Các truyền thống, tập
tục lạc hậu suy giảm
nhanh.
- Đã và đang tìm cách nối
kết các quan hệ kinh tế-
thể chế với các nước
phát triển và đang phát
triển
- Đang hoặc chưa công
nghiệp hòa, đang ở giai
đoạn cất cánh hoặc
trước cất cánh
- Bao gồm ba nhóm:
* Thu nhập bình quân
trong khoảng 2.000-
6.000USD
*Thu nhập bình quân từ
600-2000USD
*Thu nhập bình quân
dưới 600USD
- Đang trong quá trình
điều chỉnh cơ cấu kinh
tế kỹ thuật.
- Độ chuyển dịch nhỏ
- Cơ cấu ngành đang
trong thời kỳ nông
nghiệp- công nghiệp-
dịch vụ.
- Nhiều truyền thống tập
tục lạc hậu đang đè
nặng, thậm chí quyết
định sự phát triển.
- Đang tìm cách nối kết
các quan hệ kinh tế-thể
chế với các nước phát
triển và đang phát triển
-Đang trong quá trình
xây dựng, hoàn thiện hệ
thống các công cụ quản
lý.
* Các nước xuất khẩu dầu mỏ (hầu hết các nước này đều gia nhập Tổ
chức xuất khẩu dầu mỏ OPEC) là những nước có trữ lượng dầu mỏ lớn, khai
thác và xuất khẩu dầu mỏ là ngành chính trong GDP. (Arập Xê út, Iran, Irắc,
Vêne duela,…). Mặc dù có thu nhập bình quân đầu người cao, nhưng lại
thiếu chuyên gia, công nhân lành nghề,… nên nhìn chung các nước này chưa
đi lên nhanh, cơ cấu kinhtế mất cân đối, phân phối thu nhập còn chứa đựng
nhiều bất bình đẳng. Gần đây, các nước này đang cố gắng điều chỉnh cơ cấu
với mức độ khác nhau và kết quả cũng rất khác nhau.
II. Đặc trưng của các nước đang phát triển
1- Những khác biệt giữa các nước đang phát triển
3
Cho dù các nước đang pháttriển có những tương đồng về mặt bằng phát
triển, hoàn cảnh lịch sử-chính trị, nhưng giữa họ cũng có những khác biệt, tạo
nên bức tranh đa sắc trong thống nhất là chậm phát triển. Những khác
biệt này quyết định việc lựa chọn và sử dụng lợi thế của từng nước:
1-Quy mô đất nước (Dân số, diện tích ), 2-Điều kiện lịch sử- tự nhiên, 3-Vai
trò của khu vực Nhà nước và tư nhân, 4-Việc lựa chọn đồng minh và sự giúp
đỡ của các đồng minh,…
2- Những điểm chung của các nước đang phát triển
Bên cạnh những khác biệt, LDCs có những giống nhau cơ bản là:
(1)- Mức sống thấp, (2)- Tỷ lệ tích lũy nhỏ, (3)- Trình độ kỹ thuật lạc
hậu, (4)- Năng suất lao động thấp.
Những đặc điểm này tác động, quy định lẫn nhau, tạo nên ”vòng luẩn
quẩn”của đói nghèo và chậm phát triển.
III. Tổng quan về tăng trưởng và pháttriểnkinh tế
Tăng trưởng và pháttriểnkinhtế là mục tiêu hàng đầu và và là nền tảng để
các các mục tiêu khác bắt rễ và vận động. Điều này lại càng quan trọng với
các nước đang pháttriển (LDCs) trên con đường đuổi kịp và hội nhập với thế
giới về kinh tế, văn hóa và xã hội.
1.Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinhtế là một trong những vấn đề hấp dẫn, có tính tiêu điểm
trong nghiên cứu và quản lý phát triển. Cùng với thời gian khái niệm này
được bổ sung, hoàn thiện hơn.
1.1. Khái niệm
- Tăng trưởng kinhtế là sự gia tăng sản lượng quốc gia trong một thời kỳ
nhất định (thường là một năm).
Gần đây, khái niệm này được định nghĩa theo hướng mở rộng:
- Tăng trưởng là sự gia tăng sản lượng quốc gia trong một thời kỳ nhất định,
đồng thời là sự gia tăng các nhân tố sản xuất được sử dụng trong điều kiện
trạng thái kinhtế vĩ mô tương đối ổn định.
4
Năng suất
thấp
Tỷ lệ tích lũy
nhỏ
Trình độ kỹ thuật
lạc hậu
Thu nhập thấp
Hình 1: Vòng luẩn quẩn của sự nghèo khổ
Khái niệm tăng trưởng này bao hàm các vấn đề: tăng trưởng tạo ra cái gì?,
Tăng trưởng dựa trên điều kiện cơ bản nào? Tăng trưởng ở trong trạng thái
ra sao?
1.1.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế
Để đo lường tăng trưởng người ta sử dụng một hệ thống chỉ tiêu có tính
chất phối hợp và bổ sung cho nhau:
(1) Chỉ tiêu phản ánh quy mô và tốc độ tăng trưởng:
-Quy mô sản lượng quốc gia tăng thêm:∆G, G là sản lượng quốc gia,
người ta thường lấy GDP hoặc GNP đề tính toán.
- Tốc độ tăng của sản lượng
∆I
G
= :∆G/G
Trong đó: I là chỉ số pháttriển (hay còn gọi là tốc độ phát triển) của sản
lượng, ∆I là chỉ số tăng ( hay là tốc độ tăng) của sản lượng
(2) Chỉ tiêu phản ánh quy mô và tốc độ các nhân tố sản xuất được sử dụng:
K, I
K
; L, I
L;
R, I
R
;…
Trong đó: K là vốn sản xuất; L là nhân lực được sử dung; R là tài
nguyên thiên nhiên
(3) Chỉ tiêu thu nhập bình quân /người-năm.
(4) Chỉ tiêu phản ánh tính ổn định kinhtế vĩ mô
- Chỉ số giá cả Ip (phản ánh lạm phát, có thể tính chỉ số chung của các
hàng hóa hoặc chỉ số một số hàng hóa dịch vụ chủ yếu theo danh mục đã
quy định).
- Mức và tỷ lệ thâm hụt ngân sách (so với sản lượng)
- Tổng tích nợ và tỷ lệ tích nợ (so với sản lượng)
- Mức và tỷ lệ thất nghiệp (so với dân số hoạt động)
- Tương quan xuất nhập khẩu (X/M; X/(X+M); M/(X+M)
- Mức sản xuất và tiêu thụ một số hàng hóa, dịch vụ chủ yếu (tính cho
một đơn vị đo)
-Tỷ lệ tích lũy-đầu tư trong sản lượng quốc gia.
Từ thực tế nghiên cứu và quản lý, cần phải trả lời câu hỏi:
Thứ nhất, Các thông số chỉ số trên đây ở trong giới hạn nào thì trạng
thái kinhtế vĩ mô được coi là ổn định?
Thứ hai, Việt nam tăng trưởng ở mức độ nào, trạng thái kinhtế vỹ mô
ra sao trong thời gian gần đây?
Thứ ba, các loại hình giá được sử dụng trong đo lường tăng trưởng?
- Một số trường hợp tăng trưởng cần chú ý:
1-Tăng trưởng không gia tăng việc làm: Là sự tăng trưởng, theo thời
gian, sản lượng có tăng lên nhưng nhân lực được sử dụng không tăng
hoặc tăng không đáng kể.
2- Tăng trưởng thô bạo: là tăng trưởng, theo thời gian tạo nên tăng
trưởng không gia tăng việc làm và bất bình đẳng trong phân phối thu
nhập, mở rộng khoảng cách thu nhập giữa các nghành, các vùng, các
nhóm dân cư.
3 - Tăng trưởng không biết đến ngày mai: Là sự tăng trưởng chỉ nhìn
vào ngắn hạn, trung hạn; khai thác ồ ạt và sử dụng kém hiệu quả các
5
tài nguyên; làm ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái; làmsuy
thoái, cạn kiệt các nguồn lực để pháttriển trong dài hạn.
4 - Tăng trưởng không ổn định: Là sự tăng trưởng, theo thờì gian xuất
hiện tình trạng lạm phát cao, thâm hụt ngân sách lớn nhập siêu quá
cao ,…
5 – Tăng trưởng nóng
6 - Tăng trưởng hiệu quả là sự tăng trưởng, theo thời gian, tốc độ thu
nhập tăng nhanh hơn tốc độ các chi phí về tài nguyên.
Khi nghiên cứu các trường hợp tăng trưởng đặc biệt trên, hãy xác
định nguyên nhân và hậu quả của nó về kinh tế, xã hội nếu duy trì
chúng trong dài hạn?
2. Pháttriểnkinh tế
2.1. Khái niệm: Pháttriểnkinhtế là quá trình lớn lên về mọi mặt của nền
kinh tế, là quá trình biến đổi nhiều mặt về kinh tế, xã hội và cấu trúc theo
hướng tiến bộ. Như vậy, pháttriển bao gồm các nội dung cơ bản:
- Pháttriển là một quá trình, bao gồm sự thay đổi số lượng và chất
lượng kinh tế, xã hội và cấu trúc.
- Pháttriển bao hàm quá trình tăng trưởng tương đối ổn định, dần đi
vào hiệu quả.
- Nội hàm của pháttriển là chuyển dịch mặt bằng kinh tế, xã hội và giai
đoạn kinh tế.
2.2. Đo lường phát triển
Để đo lường pháttriển người ta dùng hệ thống chỉ tiêu:
(1) Các chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế
(2) Các chỉ tiêu về thay đổi cơ cấu kinh tế:
- Tỷ trọng các ngành, lĩnh vực và xu hướng vận động của chúng.
- Tổng chuyển dịch của các ngành và lĩnh vực.
- Chỉ tiêu phản ánh mức độ mở cửa của nền kinh tế
(3) Các chỉ tiêu pháttriển xã hội và phản ánh cơ cấu xã hội
-Tuổi thọ bình quân; tỷ lệ người biết chữ, tỷ lệ người đi học trong dân
số
-Trình độ văn hóa và chuyên môn bình quân
-Tỷ lệ dân cư thành thị, nông thôn
(4) Các chỉ tiêu về nghèo đói và bất bình đẳng
Chú ý: Tìm hiểu nội dung chỉ số pháttriển con người!?
III. Pháttriển bền vững
Từ những năm 1970 -1980, trong khi tăng trưởng kinhtế của nhiều
nước đã đạt được quy mô và tốc độ nhất định thì tình trạng suy kiệt tài
nguyên, ô nhiễm môi trường xuất hiện ngày càng nhanh. Các vấn đề trên
xuất hiện và chỉ có thể được giải quyết ở phạm vi quốc gia, liên quốc gia và
toàn cầu. Vấn đề pháttriển bền vững trở thành chương trình nghị sự của
mỗi nước và cả thế giới.
Năm 1987,Ngân hàng Thế giới lần đầu tiên đưa ra khái niệm pháttriển
bền vững:”là sự pháttriển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm nguy
hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai,…”
6
Quan niệm trên đây của WB chỉ mới chú trọng đến sử dụng có hiệu
quả tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống trong quá trình phát
triển.
Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Pháttriển bền vững ở Johannesbug
(Nam Phi) năm 2002 đã định nghĩa: Pháttriển bền vững là quá trình phát
triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát
triển gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ
môi trường. Tiêu chí để đánh giá sự pháttriển bền vững là tăng
trưởng kinhtế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai
thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng
cao chất lượng môi trường sống…,
IV. Các chiến lược phát triển
Phát triển là một quá trình do nhiều nhân tố quy định. Trong đó xác định
đúng và quản lý có hiệu quả chiến lược pháttriển có vị trí quan trọng, thậm
chí là một trong những nhân tố quyết định sự thành công về kinhtế của
nhiều nước trong một số thời kỳ.
Vào những năm 1980 của thế kỷ trước, các báo và tạp chí lớn trên thế giới đã trưng cầu các
nhà khoa học và quản lý lựa chọn và xếp hạng 10 sự kiện (hay thành quả) khoa học-công nghệ và
quản lý làm biến đổi căn bản nửa sau thế kỷ XX. Đến nay người ta chưa tổng kết chính thức?!. Tuy
vậy những sự kiện sau được đa số thừa nhận:1-Bom nguyên tử, 2- Công nghệ sinh học, 3-Con
người trong ống nghiệm, 4- Máy bay Boing và Concodre, 5- Máy tính và hệ thống mạng toàn cầu,
6-?, 7-?, 8-?, 9-?, 10-Các Chính phủ tìm cách can thiệp vào nền kinhtế để kích thích tăng trưởng
và điều chỉnh cấu trúc phát triển, chiến lược và quản lý chiến lược pháttriển ra đời và được coi
trọng.Như vậy chiến lược và quản lý chiến lược cũng được nhiều người coi như là một
trong những sự kiện làm thay đổi căn bản nửa sau thế kỷ XX,…
4.1.Khái niệm chiến lược
Thuật ngữ chiến lược bắt nguồn từ lĩnh vực quân sự,sau này được vận
dụng vào lĩnh vực quản lý kinhtế với nội hàm thích hợp:
- Chiến lược là phương châm và kế hoạch có tính chất toàn cục, xác
định mục tiêu chủ yếu và sự sắp xếp lực lượng cả một thời kỳ của cuộc đấu
tranh chính trị xã hội (Từ điển tiếng việt)
Mục tiêu kinh tế
Tăng trưởng cao, ổn định
Phát triển bền vững
Mục tiêu xã hội
Mục tiêu
môi trường
Bảo vệ, cải thiện
TNTN,
MT
-Cải thiện các
điều kiện xã hội,…
- Pháttriển nhân
lực
Cải thiện môi
trường, bảo vệ
TNTN
7
- Chiến lược là đường hướng hoặc kế hoạch kết hợp các mục tiêu lớn,
chính sách và các chương trình hành động thành một thể thống nhất.(Quinn
1980).
- Chiến lược là kế hoạch, mưu lược, mẫu hình vị thế và tầm nhìn.
(Mintzberg,1987)
Có thể kết luận: Chiến lược là công cụ quản lý có tính định hướng
căn bản cho một giai đoạn kinh tế, gồm nhiều bộ phận hợp thành,
phản ánh các mục tiêu cho một giai đoạn cũng như từng phân kỳ;
những điều kiện thực hiện mục tiêu, các nguồn lực cơ bản cần tạo ra
và sử dụng; hướng hoàn thiện các công cụ, các giải pháp quản lý;
cùng với các mục tiêu về chính trị- xã hội-dân tộc.
4.2. Phân loại chiến lược
Chiến lược được xây dựng, quản lý theo nhiều hình thức (tiêu thức)
khác nhau. Điều này do tính hệ thống của đối tượng quản lý và tính đa
chiều trong tiếp cận vấn đề nghiên cứu. Trong thực tế ở một giai đoạn
người ta lấy một chiến lược làm căn bản, trong từng trung hạn người ta bổ
sung vào đó những nội dung cần thiết hợp lý của các chiến lược khác. Vì
vậy, xây dựng và quản lý chiến lược ngày nay có tính hỗn hợp.
4.2.1. Xét theo thị trường căn bản:
- Chiến lược pháttriển hướng ngoại
- Chiến lược pháttriển hướng nội
4.2.2. Xét theo mức độ ưu tiên về đầu tư và tạo lợi thế tương
quan:
- Chiến lược pháttriển từ thượng lưu xuống hạ lưu
- Chiến lược pháttriển từ hạ lưu lên thượng lưu
- Chiến lược pháttriển toàn bộ
- Chiến lược pháttriển theo công đoạn
4.2.3. Xét theo mức độ ưu tiên các tài nguyên để đáp ứng các nhu
cầu:
- Chiến lược đáp ứng nhu cầu cơ bản
- Chiến lược pháttriển đa dạng
4.2.4. Xét theo mức độ tác động của chính phủ
- Chiến lược pháttriển áp đặt hành vi
- Chiến lược pháttriển hỗn hợp
V. So sánh chiến lược pháttriển hướng nội và pháttriển hướng ngoại
Đây là hai loại hình chiến lược được nhiều nước lựa chọn làm chiến
lược căn bản sau khi đã nỗ lực thiết lập sự ổn định kinhtế vĩ mô.
Bảng 2: So sánh một số nội dung của hai chiến lược
Các nội dung so sánh
Chiến lược pháttriển
hướng nội
Chiến lược pháttriển
hướng ngoại
1-Xét về thị trường
2-Đặc trưng về cơ cấu và
phương thức vận động
- Lấy thị trường nội địa làm căn
bản để xác định cơ cấu sản
xuất và các ưu tiên trong chính
sách,…
- Sau khi tập trungphát triển
các ngành để đáp ứng nhu cầu
- Lấy thị trường bên ngoài làm
căn bản để xác định cơ cấu
sản xuất và các ưu tiên trong
chính sách,…
-Tập trung vào một số ngành
có sức cầu lớn ở bên ngoài về
8
3-Các ưu tiên trong chính sách
4- Mặt tích cực
5- Mặt hạn chế
cơ bản chuyển sang pháttriển
đa dạng về mặt hàng và cấp độ
kỹ thuật
-Thường pháttriển từ thượng
lưu xuống hạ lưu
- Có hệ thống chính sách giải
pháp bảo hộ bảo trợ, tạo lợi thế
tương đối cho các ngành
hướng nội
- Khuyến khích nhập hàng đầu
tư so với hàng tiêu dùng
- Đầu tư chính phủ có vai trò
dẫn dắt, khơi gợi đầu tư và lấp
lỗ trống thiếu hụt về hàng hóa,
dịch vụ
- Tạo nhiều việc làm
- Cho phép kết hợp tăng
trưởng với công bằng
- Giảm bớt sức ép từ bên ngoài
- Tốc độ tăng trưởng và hiệu
quả giảm dần
- Tính cạnh tranh yếu, có tình
trạng ỷ lại vào bảo hộ và trợ
cấp của Chính phủ
quy mô và tốc độ mà nền kinh
tế có lợi thế
- Phương thức vận động
không rõ nét nếu xét trong
trung hạn
- Phối hợp chính sách tạo lợi
thế tương đối cho các ngành
hướng ngoại và khuyến khích
xuất khẩu
- tăng cường phối hợp về chính
sách với các nước, các tổ hợp
tài chính-kinh tế quốc tế
-Tốc độ tăng trưởng và hiệu
quả cao, cho phép cân bằng có
hiệu quả sản xuất với tiêu dùng
cuối
- Cơ cấu mặt hàng-kỹ thuật linh
hoạt với từng khu vực thị
trường
- Du nhập nhanh và thích dụng
kỹ thuật công nghệ, kiến thức
kinh doanh và quản lý
- Có sự phân hóa nhanh thu
nhập giữa các ngành, vùng,
các tầng lớp dân cư
- Việc làm tăng chậm
- Chịu nhiều tác động của thị
trường thế giới
- Câu hỏi nghiên cứu sâu thêm:
1 -Trong điều kiện một nước gia nhập WTO,…nếu muốn duy trì một
ngành nào đó pháttriển hướng nội là chính, những trở ngại nào sẽ gặp phải
và cần phải có những giải pháp nào để pháttriển ngành đó mà không vi
phạm các cam kết quốc tế ?
2 -Trong thời kỳ 1986 đến nay, Việt Nam đã lấy những chiến lược nào
làm căn bản?Trong từng trung hạn đã bổ sung vào đó những nội dung hợp
lý, cần thiết của những chiến lược nào ?
9
CHƯƠNG II: CÁC LÝ THUYẾT, MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG
VÀ PHÁTTRIỂNKINH TẾ
A. CÁC LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Mô hình kinhtế là cách diễn đạt các quan điểm về tăng trưởng, phát
triển kinhtế thông qua các biến số kinhtế và mối quan hệ giữa chúng.
Mục đích nghiên cứu mô hình là mô tả phương thức vận động của nền
kinh tế thông qua mối quan hệ nhân quả giữa các biến số quan trọng sau
khi đã lược bỏ và đơn giản hóa những phức tạp không cần thiết.Cách diễn
đạt của các mô hình có thể bằng lời văn, sơ đồ, hoặc công thức toán học.
I. MÔ HÌNH CỔ ĐIỂN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1. Điểm xuất phát của mô hình
Adam Smith được coi là người khai sinh của khoa họckinh tế, với tác
phẩm “Của cải của các nước”. Trong tác phẩm này ông giới thiệu những nội
dung cơ bản :
- Học thuyết về “giá trị lao động”: Lao động chứ không phải đất đai, tiền
bạc là nguồn gốc cơ bản tạo ra mọi của cải cho đất nước.
- Học thuyết “Bàn tay vô hình”: Tự người lao động chứ không phải ai
khác biết rõ nhất cái gì lợi cho họ. Nếu không bị chính phủ kiểm soát, họ
được lợi nhuận thúc đẩy, sẽ sản xuất các hàng hóa và dịch vụ cần thiết.
Thông qua thị trường, lợi ích cá nhân sẽ gắn với lợi ích xã hội. Ông cho
rằng mọi cá nhân không có ý định thúc đẩy lợi ích công cộng…Họ được bàn
tay vô hình dẫn dắt để phục vụ một mục đích không nằm trong ý định của
mình.
- Về vai trò của Chính phủ ông viết:”Bạn nghĩ rằng bạn đang giúp cho
hệ thống kinhtế bằng những quản lý đầy ý định tốt đẹp và bằng những
hành động can thiệp của mình. Không phải như vậy đâu. Hãy để mặc tất cả,
hãy để mọi sự việc xẩy ra. Dầu nhờn của lợi ích cá nhân sẽ làm cho các
bánh xe kinhtế hoạt động một cách gần như kỳ diệu. Không ai cần kế
hoạch, không cần quy tắc, thị trường sẽ giải quyết tất cả…”.
- Ông cũng đưa ra lý thuyết về phân phối thu nhập, theo nguyên tắc ”ai
có gì được nấy”. Tư bản có vốn thì có lợi nhuận, địa chủ có đất thì nhận địa
tô, công nhân có sức lao động thì nhận được tiền lương.Theo tác giả đây là
nguyên tắc phân phối công bằng, hợp lý.
2.Các yếu tố tăng trưởng kinhtế và quan hệ giữa chúng
Nếu Adam Smith là người khai sinh, thì David Ricardo là đại diên xuất
sắc của trào lưu kinhtếhọc cổ điển. Ricardo cho rằng:
- Nông nghiệp là ngành quan trọng nhất, theo đó các yếu tố cơ bản của
tăng trưởng kinhtế là đất đai, sức lao động và vốn.
- Trong từng ngành, với một trình độ kỹ thuật nhất định, các yếu
tố này kết hợp với nhau theo một tỷ lệ cố định.
-Trong ba yếu tố của tăng trưởng, đất đai là quan trọng nhất, do đó đất
đai là giới hạn của tăng trưởng. Để duy trì tăng trưởng, liên tục hóa sự vận
động của nền kinh tế, chỉ có thể xuất khẩu hàng công nghiệp để nhập khẩu
10
[...]... quan điểm phát triểnkinhtế theo chiều sâu” trên cơ sở trang bị kỹ thuật tăng nhanh hơn sức lao động và tiến bộ kỹ thuật là yếu tố cơ bản thúc đẩy phát triểnkinhtế -Các nhà kinhtế tân cổ điển còn cho rằng: nền kinhtế có hai đường tổng cung: AS-LR phản ánh sản lượng tiềm năng, còn đường AS-SR phản ánh khả năng thực tế Mặc dù vậy, họ cũng nhất trí với các nhà kinhtế cổ điển là nền kinhtế luôn cân... cơ cấu ngành kinhtế Từ những cơ sở lý thuyết đã nêu ở trên, có thể rút ra các xu hướng có tính quy luật của chuyển dịch cơ cấu ngành kinhtế là: - Xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Muốn chuyển một nền kinhtế nông nghiệp sang nền kinhtế công nghiệp phải chuyển từ nền kinhtế nông nghiệp sang nền kinhtế công-nông nghiệp để từ đó chuyển sang nền kinhtế công nghiệp pháttriển - Trong... Do những hoạt động không sinh lời này mà khả năng pháttriểnkinhtế bị giảm bớt II MÔ HÌNH CỦA K MARX VỀ TĂNG TRƯỞNG KINHTẾ K.Marx (1818-1883) là nhà kinh tế, xã hội, chính trị, lịch sử và triết học xuất sắc Tác phẩm nổi tiếng của ông là bộ “Tư bản” Những quan điểm của ông về phát triểnkinhtế có thể tóm lược như sau: 1 Các yếu tố tăng trưởng kinhtế Theo Marx, các yếu tố tác động đến quá trính tái... xã hội, điểm xuất phát và mức độ, trình độ hợp tác quốc tế 2 Lí thuyết pháttriển theo giai đoạn Đây là lý thuyết pháttriển đề cập đến phương thức, chuyển dịch cơ cấu ngành Trong cuốn ”Các giai đoạn phát triểnkinhtế , nhà lịch sử kinhtế người Mỹ W.W.Rostow đã phân tích theo tiến trình lịch sử pháttriển từ những bước khởi đầu của các nền kinhtế Lý thuyết này còn có các tên gọi là “Mô hình suy diễn... nền kinhtế các nước pháttriển Đại khủng hoảng kinhtế 1929-1933 cho thấy học thuyết “tự do điều tiết “ của thị trường và ”bàn tay vô hình” của trường phái cổ điển và tân cổ điển đã không còn sức thuyết phục Các công cụ này không bảo đảm cho nền kinhtế tự điều chỉnh để pháttriển lành mạnh Thực tiễn đòi hỏi phải có học thuyết mới lý giải được sự vận động và đưa ra các giải pháp hiệu chỉnh nền kinh tế. .. độ tăng trưởng kinhtế vững chắc, chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường - Điều tiết, phân phối lại thu nhập - Thực hiện các chương trình phúc lợi công cộng và phúc lợi xã hội 18 B CÁC LÝ THUYẾT PHÁTTRIỂN Trong ba tiêu thức đánh giá phát triển, cơ cấu kinhtế được coi là tiêu thức phản ánh sự thay đổi về chất, là dấu hiệu cơ bản để đánh giá các giai đoạn phát triểnkinhtế Cơ cấu kinhtế được thể hiện... các biện pháp kinhtế và phi kinh tế, đầu tư và hỗ trợ đầu tư vào các khu vực giữ vai trò “cực pháttriển hoặc góp phần lấp “lỗ trống chậm pháttriển Lý thuyết này tỏ ra phù hợp với các nước đang pháttriển ở thời kỳ ổn định hóa, hoặc thời kỳ điều chỉnh lớn về cơ cấu Cần chú ý rằng, vấn đề thuộc về khoa học, nghệ thuật của quản lý khi vận dụng lý thuyết này là ở chỗ chọn đúng cực pháttriển hoặc lỗ... Điều này cũng có nghĩa là các chính sách kinhtế không có tác động đáng kể vào hoạt động kinhtế 11 Tác giả còn cho rằng, chính sách kinhtế nhiều khi lại hạn chế khả năng pháttriểnkinhtế Ví dụ chính sách thuế, xét cho cùng thuế lấy từ lợi nhuận, tăng thuế sẽ làm giảm tích lũy hoặc làm tăng giá cả hàng hóa dịch vụ Về chi tiêu của Chính phủ, các nhà kinhtếhọc cổ điển cho đó là những chi tiêu “không... phần dư tăng trưởng do tác động của khoa học công nghệ Như vậy, hàm Cobb- Douglas cho biết 4 yếu tố tác động đến tăng trưởng kinhtế và cách thức, mức độ đóng góp của mỗi yếu tố này là khác 14 nhau Trong đó khoa học công nghệ có vai trò quan trọng nhất với tăng trưởng và pháttriểnkinhtế IV MÔ HÌNH KEYNES VỀ TĂNG TRƯỞNG KINHTẾ 1 Nội dung mô hình Vào những năm 30 của thế kỷ XX, khủng hoảng kinh tế. .. gia và cả quốc tế) và sự pháttriển của lực lượng sản xuất, thể hiện rõ nhất ba vấn đề cơ bản của tổ chức kinhtế ( cái gì?, như thế nào?, cho ai? ) Chỗ khác nhau căn bản giữa các lý thuyết, mô hình tăng trưởng với các lý thuyết, mô hình pháttriển là các lý thuyết, mô hình pháttriển đề cập đến nội dung và phương thức chuyển dịch cơ cấu kinhtế I MỘT SỐ KHÁI NIỆM 1.1 Cơ cấu ngành kinh tế: Là tương quan . BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ
HỌC PHÁT TRIỂN
TS.GVC. VÕ XUÂN TÂM
1
BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN
TS.GVC. VÕ XUÂN TÂM
ChươngI:. hạn?
2. Phát triển kinh tế
2.1. Khái niệm: Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên về mọi mặt của nền
kinh tế, là quá trình biến đổi nhiều mặt về kinh tế,