Thực tế ở trường phổ thông hiện nay việc đưa nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm vào chương trình môn học còn ít, vì vậy việc hiểu biết của các em về vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều h
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH …………***…………
Trang 2MỤC LỤC
Trang PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 2
I.1 Lý do chọn đề tài 3
I.2 Mục đích nghiên cứu 3
I.3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
I.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
I 5 Phương pháp nghiên cứu 3
I.6 Đóng góp của đề tài 4
PHẦN II : NỘI DUNG 5
II.1 Cơ sở lý luận 5
II.2 Cơ sở thực tiễn 5
II.3 Thiết kế các bài tập về giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm 6
II.3.1 Nguyên tắc 6
III.3.2.Xây dựng các bài tập có nội dung GD vệ sinh an toàn thực phẩm 7
II.3.2.1.Bài tập có kiến thức về các chất gây ngộ độc thực phẩm 7
II.3.2.2.Bài tập có kiến thức về quá trình biến đổi các chất gây ngộ độc thực phẩm 11
II.3.2.3 Bài tập có kiến thức chất bảo quản thực phẩm 15
II.3.2.4 Bài tập về cách xử lí chất gây ngộ độc thực phẩm 16
PHẦN III: KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 19
III.1 Những việc đã hoàn thành của đề tài 19
III 2 Các kết luận 19
III 3 Hướng phát triển của đề tài 20
III 4 Một số kiến nghị và đề xuất 20
Trang 3Phần I ĐẶT VẤN ĐỀ
I.1 Lí do chọn đề tài
Từ lâu an toàn vệ sinh thực phẩm( ATVSTP) luôn và vấn đề nóng mà dư luận
và người tiêu dùng đặc biệt quan tâm, bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sự an toàn tính mạng của mỗi người VSATTP không chỉ tác động trực tiếp và thường xuyên đến sức khỏe của con người, mà nó còn ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của kinh tế xã hội Không những thế về lâu dài nó còn ảnh hưởng đến nòi giống dân tộc Mặc dầu vậy ở nước ta vấn đề này hình như vẫn đang còn buông lõng hay chưa được các ban nghành quan tâm đúng mức Tuy nhiên vài năm gần đây , trước sự bức xúc của người tiêu dùng và dư luận xã hội về vấn đề này các cơ quan chức năng đã quan tâm chú ý nhiều hơn Thực tế cho thấy các vụ ngộ độc thực phẩm và những vi phạm về VSATTP vẫn đang xảy ra và có chiều hướng gia tăng
Theo thống kê của bộ y tế , gần đây ở nước ta hàng năm có đến 200 đến
600 vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra , khoảng 4 đến 6 ngàn người bị ngộ độc và trong số đó có vài chục người bị tử vong Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra cùng lúc với nhiều người và tác hại rất lớn , làm hao phí sức lao động ,suy kiệt sức khỏe Ngoài ra ngộ độc thực phẩm củng chính là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh hiểm ngèo
Thực phẩm không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho con người phát triển, duy trì sự sống và lao động, thực phẩm còn là nguồn tạo ra các độc tố cho con người nếu không tuân thủ các biện pháp vệ sinh thực phẩm hữu hiệu
Thực tế ở trường phổ thông hiện nay việc đưa nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm vào chương trình môn học còn ít, vì vậy việc hiểu biết của các em
về vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều hạn chế nên thực sự chưa mang lại hiệu quả trong cuộc sống
Với đặc thù hóa học là một môn khoa học thực nghiệm có liên quan đến thực tiễn cuộc sống nên hóa học cũng thuận lợi cho việc giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh Có nhiều cách đưa kiến thức giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm vào môn hóa học như : tích hợp , lồng ghép , bài tập Trong các cách đó ,thì việc thiết kế những bài tập hóa học có tích hợp nội dung về
Trang 4giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những cách gắn liền hóa học với giáo dục ý thức tìm hiểu an toàn thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe con người Trong giảng dạy hoá học ở trường phổ thông nếu chúng ta khai thác được kiến thức lồng ghép những bài tập về giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong chính bài học sẽ làm cho giờ học trở nên sinh động, học sinh trở nên yêu và hứng thú với môn học, từ đó có được kiến thức, thái độ tình cảm, ý thức về an toàn thực phẩm sẽ sâu sắc hơn
Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “ giáo dục vệ sinh an
toàn thực phẩm thông qua các bài tập trắc nghiệm hóa học trong chương
trình hóa học phổ thông ” để nghiên cứu
I 2 Mục đích nghiên cứu
Đề tài này nhằm nghiên cứu các nội dung hóa học ,các bài tập hóa học có liên quan đến an toàn thực phẩm trong chương trình hóa học THPT, từ đó giáo dục cho học sinh có ý thức về vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe cho bản thân , gia đình và cộng đồng , củng như tạo được sự hứng thú trong học môn hóa học nhằm nâng cao chất lượng dạy học hóa học
I 3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm hóa học theo hướng tích hợp về
giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong chương trình hóa học THPT
I 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Hệ thống bài tập trắc nghiệm về giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm này có thể áp dụng cho các đối tượng học sinh khác nhau , mỗi đối tượng đều có các loại bài phù hợp để học sinh có thể hiểu ,từ đó có ý thức hơn trong vệ sinh an toàn thực phẩm
I 5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết để nghiên cứu SGK, tài liệu liên quan đến
đề tài
- Nghiên cứu cơ sở , kỹ thuật xây dựng bài tập để từ đó xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập cho đề tài
I 6 Đóng góp của đề tài
Trang 5- Về mặt lí luận: Góp phần làm sáng tỏ tác dụng của bài tập trong việc
phát triển khả năng sáng tạo và hứng thú học tập cho học sinh
- Về mặt thực tiễn: Xây dựng một hệ thống bài tập hoá học có nội dung
liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao nhận thức hành động và đạo đức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh THPT
Trang 6
Phần II NỘI DUNG
II 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
Hiện nay hiện tượng ngộ độc thực phẩm xảy ra ngày càng nhiều ở nhiều địa phương trong cả nước Ngộ độc thực phẩm xảy ra không chỉ ở các nhà ăn tập thể ( xí nghiệp, trường học , nhà hàng, nhà máy, ) mà còn xảy ra ở rất nhiều ở các gia đình, kể cả ở thành thị và nông thôn Vấn đề này đã được các
cơ quan chức năng củng như các phương tiện thông tin tuyên truyền và cảnh báo nguy cơ ngộ độc thực phẩm và mất an toàn vệ sinh thực phẩm , nhưng vẫn không giảm mà còn có xu hướng gia tăng trong cộng đồng
Thực phẩm không những là nguồn cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho con người phát triển, duy trì sự sống và lao động, thực phẩm còn là nguồn tạo ra ngộ độc cho con người nếu như ta không tuân thủ đúng những biện pháp vệ sinh thực phẩm hữu hiệu
Có nhiều nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm (do vi sinh vật , các chất hóa học, các yếu tố vật lý ) Khả năng bị ngộ độc chủ yếu là do thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm , ngoài ra do ý thức của người tiêu dùng đang còn thói quen sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc củng như kém chất lượng đang còn phổ biến
Đối với học sinh phổ thông thì kiến thức và sự hiểu biết của các em về vệ sinh an toàn thực phẩm đang còn rất hạn chế , đặc biệt là những ngộ độc thực phẩm có liên quan đến các chất hóa học Vì thế việc lồng ghép , tích hợp hay ngoại khóa cho các em về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm là rất cấp thiết
và quan trọng , đặc biệt là các môn khoa học thực nghiệm có liên quan đến thực tiễn cuộc sống như môn hóa học
II.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
Giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm là rất cần thiết để làm cơ sở cho nhận thức và hành vi cá nhân và để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và cho cộng đồng Giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp con người nhận thức đúng trong việc tìm những nguồn thực phẩm sạch đảm bảo cho sức khỏe con người
Trang 7Thế hệ trẻ đặc biệt là các em học sinh những tương lai của đất nước Vì vậy việc giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm ngay trong trường phổ thông có
vị trí đặc biệt, nhà trường là nơi đào tạo những người chủ tương lai của đất nước, nên giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm cho thế hệ trẻ là một việc làm
có tác dụng lớn lâu bền
Thực tế ở trường phổ thông hiện nay việc đưa nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm vào chương trình môn học còn sơ sài ,thiếu tính hệ thống Vì vậy việc hiểu biết của các em về vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều hạn chế và thực sự chưa mang lại hiệu quả
Với đặc thù môn hóa học là môn khoa học thực nghiệm , có liên quan nhiều đến thực tiễn cuộc sống Vì vậy trong quá trình dạy học ,việc giáo viên thiết kế củng như sưu tầm các bài tập hóa học có nội dung giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm để cung cấp thông tin và giáo dục sự hiểu biết thêm về kiến thức an toàn thực phẩm cho học sinh là điều rất quan trọng, nó không những mang lại cho học sinh sự hứng thú cho môn học mà còn giúp học sinh tuyên truyền và điều chỉnh hành vi cá nhân trong vệ sinh an toàn thực phẩm
II.3 THIẾT KẾ CÁC BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VỀ GIÁO DỤC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
II.3.1 Nguyên tắc
Dựa vào mục đích, nội dung và phương pháp dạy học hoá học, cơ sở tâm lí học sinh, nội dung chương trình hoá học phổ thông và đặc điểm của bộ môn hoá học có thể thiết kế các bài tập hoá học có nội dung liên quan với thực
tế về giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm dựa vào các nguyên tắc sau :
- Cơ sở lí thuyết: Trên cơ sở các định luật, khái niệm, học thuyết, các
nguyên lí, mệnh đề, các kiến thức cần truyền thụ, rèn luyện, kiểm tra đánh giá mà ta phải thiết kế các bài tập phù hợp
- Cơ sở thực tiễn: Dựa vào các ứng dụng, các quá trình sản xuất, đời
sống lao động sản xuất, các hiện tượng về thiên nhiên, thực tế hàng ngày, các quy trình sản xuất, chế biến thực phẩm, bảo quản thực phẩm
- Như các bài tập hoá học khác, nếu nắm vững được sự phân loại các kiểu điển hình và các quy luật biến hoá của bài toán, giáo viên có thể biên soạn những bài tập mới bằng cách vận dụng các quy luật biến hoá Xuất phát
Trang 8từ những bài tập mẫu sơ đẳng điển hình, nội dung bài tập có thể biến đổi thành những dạng khác nhau Có thể theo sáu cách sau:
1 Nghịch đảo giữa điều kiện (cho) và yêu cầu (tìm)
2 Phức tạp hoá điều kiện
3 Phức tạp hoá yêu cầu
4 Ghép nội dung nhiều bài toán lại với nhau
5 Phức tạp hoá cả điều kiện lẫn yêu cầu
6 Biến đổi bài tập tự luận sang bài tập trắc nghiệm khách quan và ngược lại
Nguyên tắc trên giúp ta nắm được cơ chế biến hoá nội dung bài tập theo những hướng có mức độ phức tạp, khó khăn khác nhau phù hợp với từng mục đích dạy học
- Thiết kế những bài tập hoá học có nội dung liên quan đến thực tế về giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng không quá xa rời nội dung chương trình hoá học
- Bài tập hoá học có tính chất tổng hợp kiến thức, phát triển tư duy sáng tạo và gây hứng thú ham hiểu biết, tìm tòi sáng tạo của học sinh
Thông qua các bài tập này học sinh có thể tìm hiểu nguồn gốc các chất gây ngộ độc thực phẩm, thành phần hoá học của chúng, cũng như các chất bảo quản thực phẩm có thể gây ngộ độc thực phẩm Từ đó học sinh có nhận thức đầy đủ hơn về hiện tượng ngộ độc thực phẩm cách phòng chống ngộ độc thực phẩm cũng như xử lí các trường hợp ngộ độc thực phẩm, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của bản thân với sức khỏe cộng đồng
II.3.2 Xây dựng bài tập có nội dung giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm
II.3.2.1 Bài tập có kiến thức về các chất gây ngộ độc thực phẩm
Bài tập 1: 3- MCPD là chất gây ung thư có trong một số loại nước tương, tên
hoá học 3- monocloro propan- 1, 2- điol CTCT của 3-MCPD là:
A CH2OH-CHCl-CH2OH B CH2OH-CHOH-CH2Cl
C CH2Cl-CHOH-CH2Cl D CH2OH-CHCl-CH2Cl
Hướng dẫn: Từ tên gọi, học sinh sẽ chọn đáp án đúng là B
Trang 9Thông qua bài tập này học sinh có thể biết được công thức hoá học của MCPD và trong một số loại nước tương có chất 3-MCPD gây ung thư ( trên các phương tiện truyền thông đã cảnh báo) từ đó biết cách lựa chọn những loại nước tương an toàn cho sức khỏe
3-Bài tập 2: Lá của cây thuốc lá có chứa một loại amin rất độc với cơ thể
chất đó là:
A Côcain B Hêroin C Nicôtin D Anilin
Hướng dẫn: Qua bài amin, học sinh sẽ trả lời được đó là Nicôtin
Thông qua bài tập này học sinh biết được trong thuốc lá có chứa một amin rất độc hại với cơ thể Giáo dục ý thức cho học sinh không hút thuốc lá
Bài tập 3: Thuốc diệt chuột là hoá chất độc hại, gây tử vong nếu rơi vào thực
phẩm Thành phần thuốc diệt chuột có chứa:
A Ba3P2 B.ZnSO4 C PH3 D Zn3P2
Hướng dẫn: Qua bài phốt pho học sinh trả lời được đó là Zn3P2
Thông qua bài tập này học sinh thấy được thuốc chuột là hoá chất rất độc hại với sức khỏe con người từ đó có ý thức sử dụng thuốc bẫy chuột một cách hợp
lí tránh rơi vãi vào thực phẩm gây ngộ độc
Bài tập 4 : Phân bón , thuốc trừ sâu , thuốc kích thích sinh trưởng, có tác
dụng giúp cho cây phát triển tốt , tăng năng suất cây trồng nhưng lại có tác dụng phụ gây ra những bệnh hiểm nghèo cho con người Sau khi bón phân đạm hoặc phun thuốc trừ sâu ,thuốc kích thích sinh trưởng cho một số loại rau ,quả ,thời hạn tối thiểu cho thu hoạch để sử dụng đảm bảo an toàn thường là :
Bài tập 5 : Photpho đỏ được lựa chọn để sản xuất diêm an toàn thay cho
photpho trắng vì lý do nào sau đây?
Trang 10
A Photpho đỏ không độc hại đối với con người
B Photpho đỏ không dễ gây hỏa hoạn như photpho trắng
C Photpho trắng là hóa chất độc hại
A Dùng fomon , nước đá B Dùng phân đạm,nước đá
C Dùng nước đá và nước đá khô D Dùng nước đá khô ,fomon
Hướng dẫn: Phương án C
Cách bảo quản thực phẩm ( thịt ,cá, ) bằng cách dùng fomon , phân đạm rất độc hại với cơ thể , từ đó biết cách lựa chọn cách bảo quản thực phẩm an toàn cho sức khỏe
Bài tập 7: Nồng độ tối đa cho phép của PO43- theo tiêu chuẩn nước ăn uống của tổ chức sức khỏe thế giới là 0, 4 mg/l Để đánh giá sự nhiễm bẩn của nước máy sinh hoạt ở một thành phố người ta lấy 2 lít nước đó cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thấy tạo 2, 646.10-3 (g) kết tủa Xác định nồng độ
PO43- trong nước máy và xem xét có vượt quá giới hạn cho phép không?
A 0, 6 mg/l, vượt quá giới hạn cho phép
B 0, 3 mg/l, nằm trong giới hạn cho phép
C 0, 2 mg/l, nằm trong giới hạn cho phép
Trang 11 mPO34 = 0, 6.10-3 (g) = 0, 6 (mg) CPO34 = 0, 6
2 = 0, 3 (mg/l) Đáp án: Phương án B
Bài tập 8 : Amoni được coi là độc tố đối với cá ở nồng độ rất nhỏ 0,01 mg/l,
từ 0,2 - 0,5 mg/l đã gây độc cấp tính Amoni là một hợp phần thường thấy của các loại thuốc tẩy rửa kính, nồng độ của nó thường khá cao Đối với các mẫu amoni loãng, có thể xác định hàm lượng amoniac trong thuốc tẩy kính bằng cách chuẩn độ amoniac - một bazơ yếu bằng axit mạnh
Lấy một mẫu nước (100ml) chuẩn độ bằng dung dịch HCl 0,02M với chỉ thị bromcresol lục, mỗi lần 20 ml, kết quả trung bình cho ta V (HCl)= 42,11 ml
Tính hàm lượng của amoniac trong thuốc tẩy kính Xác định xem nước
đó có thể dùng trong sinh hoạt được không? Biết tiêu chuẩn cho phép của NH3trong nước là 0,5mg/l
Bài tập 9 Trong khói thuốc lá có 0,5 đến 1%CO, chất gây ô nhiễm môi
trường, gây tác hại cho sức khỏe Phương pháp nào sau đây dùng chứng minh điều đó? A Cho khói thuốc qua CuO, t0
B Cho khói thuốc qua dung dịch PdCl2
C Cho khói thuốc qua MnO2, rồi cho sản phẩm qua nước vôi trong
D Cho khói thuốc lá qua I2O5
Hướng dẫn: Phương án B
Cho CO qua dung dịch PdCl2 làm đổi màu dung dịch sang đỏ thẫm do những hạt rất nhỏ của Pd tách ra trong dung dịch
Phương trình phản ứng: CO + PdCl2 + H2O Pd + 2HCl + CO2