1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Một số hình thức giúp trẻ 4-5 tuổi hiểu về giá trị dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua các hoạt động

24 2,2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 333,04 KB

Nội dung

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ HÌNH THỨC GIÚP TRẺ 4-5 TUỔI HIỂU VỀ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG VÀ VSATTP THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG A - ĐẶT VẤN VỀ Có câu nói : “ Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai” Trẻ là tương lai của đất bước, là mối quan tâm chung của toàn xã hội và cũng là nơi gửi gắm niềm tin, hy vọng, hạnh phúc của mọi gia đình. Thật vậy, có được một đứa trẻ thông minh, khỏe mạnh là niềm mong ước của tất cả mọi người. Để đạt được mong ước ấy thì những người làm cộng tác Giáo Dục Mầm Non phải thực hiện một quá trình chăm sóc – giáo dục hết sức công phu. Trong quá trình đó, có rất nhiều điều khiến chúng ta băn khoăn, trăn trở. Làm thế nào để có được một đứa trẻ thông minh – khỏe mạnh? Chăm sóc – giáo dục trẻ thế nào cho tốt? Phải làm gì để trẻ phát triển toàn diện vệ thể chất – nhận thức - ngôn ngữ - thẩm mĩ – quan hệ tình cảm xã hội? Là một giáo viên mầm non tôi nhận thấy muốn có được một đứa trẻ phát triển toàn diện thì điều đầu tiên cần nói đến đó là “sức khỏe”. Có sức khỏe là tất cả - không sức khỏe là không có gì. Vì vậy trẻ em cần phải được cung cấp đấy đủ dinh dưỡng để phát triển toàn diện về thể lực và trí tuệ. Trẻ em lứa tuổi mầm non còn nhỏ, cơ thể còn non nớt nên trẻ phụ thuộc nhiều vào người lớn và đặc biệt cần sự giúp đỡ của họ. Nhà giáo dục giữ vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ trẻ, tạo cơ hội và cơ may cho trẻ cho cuộc sống hiện đại và tương lai. Giáo dục mầm non phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ mầm non, xây dựng một nền móng vững chắc ban đầu cho sự phát triển cả về thể chất, tinh thần và trí tuệ cho trẻ mầm non. Đặt cơ sở nền tảng hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Ở các trường mầm non đã thực hiện rất nhiều chuyên đề , chuyên đề giáo dục dinh dưỡng – vệ sinh an toàn thực phẩm đã triển khai và góp phần to lớn trong việc nâng cao kiến thức dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm tới trẻ, tới giáo viên, tới phụ huynh học sinh. Là giáo viên mầm non khi đã nhận thức được tầm quan trọng của giá trị dinh dưỡng – vệ sinh an toàn thực phẩm. Tôi thấy mình cần phải có nhiệm vụ tuyên truyền rộng rãi giáo dục dinh dưỡng tới mọi người, đặc biệt đối với trẻ ngay ở độ tuổi mầm non. Việc đưa giáo dục dinh dưỡng – vệ sinh an toàn thực phẩm vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non là một việc làm rất cần thiết, tạo ra sự liên thông về giáo dục dinh dưỡng – vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ từ tuổi mầm non đến tuổi học đường. Vậy mỗi chúng ta hiểu như thế nào về giáo dục dinh dưỡng ? Giáo dục dinh dưỡng là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến tình cảm, lý trí con người nhằm làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành động để đi đến tự giác, chăm lo vấn đề ăn uống và sức khoẻ cá nhân, tập thể cộng đồng. Nhưng để đưa giáo dục dinh dưỡng – vệ sinh an toàn thực phẩm vào dạy trẻ ở lứa tuổi mầm non thì người giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc truyền tải kiến thức tới trẻ nên sự hiểu biết về giá trị dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm của trẻ còn nhiều hạn chế. Vì giáo dục dinh dư và vệ sinh an toàn thực phẩm lại không phải là một môn học riêng lẻ mà phải lồng ghép tích hợp trong các môn học khác và các hoạt động khác nhau. Bên cạnh đó, đặc thù trẻ ở lứa tuổi mầm non là học mà chơi, chơi mà học, học phải có đồ dùng trực quan quan sát thì trẻ mới có thể khắc sâu. Vậy việc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ quả thật là rất khó và trừu tượng. Nên không thể truyền tải trực tiếp được mà phải thông qua các hoạt động để giúp trẻ lĩnh hội được những kiến thức về giá trị dinh dưỡng . Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “ Một số hình thức giúp trẻ 4-5 tuổi hiểu về giá trị dinh dưỡng và VSATTP thông qua các hoạt động”. B – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận: Con người có sức khỏe có muôn vàn ước mơ, người không có sức khỏe chỉ có một ước mơ duy nhất là “Sức khỏe”. Thật vậy, sức khỏe là vốn quý nhất của còn người, có sức khỏe là có tất cả, là điều kiện quyết định đến sự nghiệp tiền đề tương lai. Ở lứa tuổi mầm non quá trình tăng trưởng của trẻ diễn ra rất nhanh chóng nhưng cơ thể của trẻ lại quá non nớt, trẻ dễ chịu ảnh hưởng của những tác động bên ngoài, sức đề kháng của trẻ kém cho nên trẻ dễ mắc các loại bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Do vậy trẻ chỉ có thể phát triển thể lực tốt nếu như người lớn chú ý đến việc chăm sóc giữ gìn sức khỏe, bảo vệ hệ thần kinh khỏe mạnh cho trẻ. Khi đứa trẻ khỏe mạnh, hồn nhiên sẽ có ảnh tốt đến phát triển chung của trẻ. Giáo dục sức khỏe càng có ý nghĩa hơn, là khâu then chốt trong công tác chăm sóc – giáo dục trẻ vì chính những năm tháng đầu tiên của sống, sức khỏe tốt sẽ là một điều kiện tốt cho cuộc sống sau này của trẻ. Trong văn kiện Đại hội lần thứ IV Ban chấp hành TW Đảng cộng sản Việt Nam khoá 7 tháng 12/1993 khẳng định: “ Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế xã hội” Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và toàn dân. Các cơ sở giáo dục mầm non có nhiệm vụ tạo điều kiện tốt nhất để trẻ phát triển hài hoà thể chất và tinh thần, phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường, gia đình - xã hội để chăm sóc giáo dục trẻ từ 0-6 tuổi phát triển một cách toàn diện, đặt nền tảng đầu tiên cho sự hình thành những phẩm chất con người mới : - Khoẻ mạnh, nhanh nhẹn cơ thể phát triển hoàn hảo cân đối. - Thông minh, năng động, trước hoàn cảnh thực tế của đất nước. - Biết yêu Tổ Quốc, giàu lòng yêu thương, biết quan tâm, giúp đỡ mọi người. - Có cá tính mạnh mẽ, có kỉ luật, có văn hóa. Vậy để có được những con người như vậy thì cần phải cung cấp một lượng dinh dưỡng theo phương châm 6 chữ : Toàn diện – cân đối – đủ lượng. Toàn diện chính là đầy đủ, bằng mọi cách để cung cấp cho con người đầy đủ các chất dinh dưỡng; phối hợp các loại thức ăn, hỗ trợ nhau về dinh dưỡng. Cân bằng tức là cân đối để các chất dinh dưỡng để các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể luôn trong trạng thái cân bằng dựa theo chất và lượng nhất định, dựa theo tỉ lệ nhất định, không thể thiếu cà cũng không thể thừa. Nếu không dễ dẫn đến thiếu dinh dưỡng hoặc thừa dinh dưỡng. Đủ lượng là chỉ số lượng thích hợp, vừa có thể thỏa mãn nhu cầu sống lại vừa có thể đảm bảo yêu cầu sinh trưởng phát triển. Dinh dưỡng là nền tảng vật chất cho sự sinh trưởng và phát triển của con người. Nếu trẻ thiếu dinh dưỡng sẽ khiến trẻ sinh trưởng phát triển chậm hoặc trì trệ. Thừa dinh dưỡng sẽ dẫn tới hiện tượng béo phì hoặc gây ra bệnh tật khi trưởng thành. Dinh dưỡng có ảnh hưởng vô cùng quan trọng đối với sự sinh trưởng phát triển ở trẻ nhỏ. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưỡng trực tiếp tới sự phát triển cơ thể và trí tuệ ở trẻ nhỏ mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển sau này. Trong cuộc sống con người, dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại và duy trì sự sống. Mỗi con người cần có dinh dưỡng để tạo ra nguồn năng lượng cho cơ thể hoạt động sinh trưởng và phát triển.Các dinh dưỡng đó lấy từ đâu? Đều lấy từ các loại thức ăn cung cấp qua khẩu phần ăn hàng ngày. Trong giai đoạn phát triển, trẻ ở độ tuổi khác nhau thì giai đoạn sinh trưởng phát triển của chúng cũng khác nhau nên tâm lí và sinh lí cũng không giống nhau và có sự khác biệt về nhu cầu dinh dưỡng. Do vậy, những người chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non cần tính tới đặc điểm dinh dưỡng ở mỗi giai đoạn của trẻ, phải có phương pháp, sự quan tâm chăm sóc đặc biệt và cả sự lựa chọn đúng đắn. Vì vậy mỗi đứa trẻ phải được cung cấp đầy đủ năng lượng một cách phù hợp. Cơ thể trẻ sẽ dùng số năng lượng này cho các hoạt động hô hấp, tiêu hóa, bài tiết, thần kinh để duy trì phát triển sự sống. Vì vậy trẻ phải có chế độ ăn khoa học, hợp lí và đầy đủ các chất dinh dưỡng. Chương trình lồng ghép giáo dục dinh dưỡng vào giảng dạy cho trẻ mầm non giúp trẻ hiểu và nhận biết về lợi ích của giá trị dinh dưỡng đối với cơ thể con người. Nên việc tiến hành giáo dục dinh dưỡng – vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ mầm non sẽ góp phần quan trọng trong chiến lược đào tạo và phát triển con người, tạo ra một lớp người mới có sự hiểu biết đầy đủ về vấn đề dinh dưỡng – vệ sinh an toàn thực phẩm, biết lựa chọn ăn uống đúng cách để đảm bảo sức khỏe của mình. Qua đó, giáo dục dinh dưỡng giúp trẻ hiểu được giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn đồng thời hướng dẫn trẻ cách sử dụng các chất đạm, đường, béo, vitamin, nước, muối khoáng để giúp tăng thêm dinh dưỡng, năng lượng cho cơ thể. Giáo dục dinh dưỡng còn cung cấp cho trẻ biết những chất đó có trong các thực phẩm khác nhau: Gạo, thịt, trứng, sữa, rau,… Giáo dục dinh dưỡng giúp trẻ biết ăn uống đúng cách, hợp vệ sinh và văn minh. Là một giáo viên mầm non tôi thấy việc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ em là rất cần thiết. Sức khỏe của trẻ phải được xã hội quan tâm một cách khoa học và đầy đủ. Việc chăm sóc giáo dục trẻ không những là trách nhiệm của giáo viên mầm non mà còn là trách nhiệm của cha mẹ và gia đình trẻ. Do vậy giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ phải có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường. Nhằm giúp trẻ hiểu giá trị dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ thể con người II. Cơ sở thực tiễn Họa Mi là một trường thuộc quận Ba Đình. Trường nằm trong khu Thành Công, trình độ dân trí đa dạng, một số phụ huynh trí thức, một số phụ huynh bán hàng ở chợ chưa có sự quan tâm con em mình trong học tập. Năm học 2012 – 2013, tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo nhỡ. Tổng số trẻ 68 cháu và có 4 giáo viên/lớp (trình độ chuyên môn đều đã đạt chuẩn). Trường lớp khang trang có đầy đủ đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị để phục vụ cho công tác trông trẻ. 1. Thuận lợi * Đối với giáo viên: - Lớp luôn được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu, bổ sung cơ sở vật chất để phục vụ cho việc giáo dục dinh dưỡng. - Giáo viên có kiến thức về giáo dục dinh dưỡng, được tập huấn, bồi dưỡng và tham gia kiến tập trường bạn về các hoạt động giáo dục có lồng ghép giáo dục dinh dưỡng. - Là một giáo viên đầy nhiệt huyết với nghề, ham học hỏi, luôn có ý thức trong học tập, tự phấn đấu rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn. - Nhiều phụ huynh có ý thức kết hợp với giáo viên để chăm sóc sức khỏe cho trẻ. * Đối với trẻ: - Trẻ ngoan ngoãn, có nề nếp, nhiều cháu rất ham học hỏi, khám phá. - Trẻ hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động. 2. Khó khăn - Số lượng trẻ quá đông nên ảnh hưởng đến việc chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và giáo dục dinh dưỡng – vệ sinh an toàn thực phẩm nói riêng. - Khả năng tiếp thu của trẻ không đồng đều vì lớp còn một số cháu thuộc lứa tuổi mẫu giáo bé, một số cháu chậm - Qua khảo sát đầu năm lớp có 3 cháu suy dinh dưỡng, các cháu suy dinh dưỡng thường ăn chậm, không ăn đa dạng thức ăn, chưa biết cách nhai nên giáo viên gặp khó khăn trong việc chăm sóc trẻ. - Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm không phải là môn học độc lập như các hoạt động khác như: Làm quen văn học, làm quen âm nhạc…mà phải lồng ghép tích hợp trong các môn học và các hoạt động khác. III. Các hình thức thực hiện : Để giúp trẻ 4 – 5 tuổi hiểu và khắc sâu được các kiến thức về giá trị dinh dưỡng – VSATTP tôi đã tìm tòi ra một số hình thức thông qua các hoạt động giáo dục trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Trong quá trình giáo dục, giáo viên sử dụng chủ yếu hai hình thức sau: hình thức trong tiết học và hình thức ngoài tiết học. 1. Hình thức trong tiết học : - Với hình thức này, giáo viên đã cung cấp cho trẻ biết tên gọi, đặc điểm, cấu tạo và giá trị dinh dưỡng của các thực phẩm với cơ thể con người. - Giúp trẻ biết được thành phần, tác dụng của các chất prôtit, lipít, gluxít, các loại vitamin và muối khoáng với cơ thể con người - Thông qua hình thức này giáo viên sẽ củng cố, hệ thống hóa, chính xác hóa những kiến thức về dinh dưỡng mà trẻ đã làm quen ở mọi lúc mọi nơi. - Giáo dục dinh dưỡng sẽ được tích hợp nhẹ nhàng, hợp lí, không làm mất đi đặc trưng của hoạt động chính. Khi sử dụng hình thức này cần đạt các yêu cầu sau : + Phát huy tính tự giác, chủ động, tìm tòi, khám phá của trẻ. + Giờ học đảm bảo không khí vui tươi, thoải mái nhẹ nhàng, không gò bó áp đặt. + Giờ học phải có trọng tâm, tránh dàn trải, lan man, cần biết phối hợp các phương pháp một cách linh hoạt, hợp lý. * VD: Với đề tài: “ Làm quen một số loại rau”- Chủ điểm thực vật Tôi tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng – VSATTP như sau: + Thông qua giờ khám phá khoa học, tôi cho trẻ quan sát vật thật bằng các giác quan kết hợp với hệ thống câu hỏi để gây được tính tò mò, hứng thú ở trẻ: - Ai có thể kể tên một số loại rau ? - Rau bắp cải cung cấp cho cơ thể chất gì? - Kể tên các món ăn chế biến từ loại rau đó? - Cách chế biến các món ăn đó như thế nào ? - Vì sao phải ăn các món ăn được chế biến từ các loại rau đó? - Trước khi ăn con phải làm gì? Và ăn các món đó như thế nào? - Cho trẻ xem một số hình ảnh món ăn chế biến từ các rau đó trên máy tính Hoạt động khám phá khoa học (về một số loại rau) Hoạt động khám phá khoa học (về một số món ăn) [...]... nào? + Trước khi ăn các con phải làm gì ? + Cách ăn các món đó như thế nào ? 2 Các hình thức ngoài tiết học: - Hình thức này tạo điều kiện cho trẻ được vận động - Giúp trẻ hiểu sâu và nhớ lâu hơn về giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm VSATTP thông qua các hoạt động trải nghiệm, thực hành - Qua hình thức này trẻ sẽ được tiếp xúc trực tiếp với các loại thức ăn thực phẩm Giúp trẻ hiểu rõ, cụ thể hơn,... dục dinh dưỡng cho trẻ 4- 5 tuổi tại trường mầm non HỌA MI ,các cháu đã hiểu được về giá trị dinh dưỡng ích lợi của thực phẩm Từ đó trẻ có ý thức trong ăn uống và có được mơt sức khỏe tốt Kết quả khảo sát sức khỏe của trẻ Kết quả đạt được Kênh BT Kênh SDD Khi chưa áp dụng một số hình thức giúp trẻ GTDDVSATTP thông qua các hoạt động Số trẻ Tỷ lệ 64 91,1% 3 4,4% Sau khi đã áp dụng một số hình thức giúp trẻ. .. ngon + Cách bảo quản thực phẩm - Thông qua hoạt động góc trẻ được tập làm các công việc như của người lớn và giúp trẻ hiểu rõ hơn giá trị dinh dưỡng của một số loại thực phẩm 2.3 Giờ ăn: Khi tổ chức giờ ăn cho trẻ tôi có thể tích hợp nhiều nhất giáo dục dinh dưỡng và VSATTP: - Trước và sau khi ăn trẻ phải làm gì để đảm bảo vệ sinh? Tôi cho trẻ thực hiện các thao tác vệ sinh + Trẻ rửa tay bằng xà phòng... cấp các sách báo, tài liệu về giáo dục dinh dưỡng và VSATTP cho phụ huynh cùng kết hợp với giáo viên để giáo dục trẻ - Trao đổi với phụ huynh về các kỹ năng vệ sinh trước và sau khi ăn của trẻ để phụ huynh tiếp tục rèn trẻ thực hiện khi ở nhà - Trò chuyện với phụ huynh trong giờ đón trả trẻ về các kiến thức giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm mà giáo viên dạy trẻ ở lớp để phụ huynh giáo... là vấn đề quan trọng và cấp thiết trong quá trình phát triển của trẻ Sau khi áp dụng các hình thức này tại trường, tôi thấy trẻ hiểu và khắc sâu hơn giá trị dinh dưỡng – vệ sinh an toàn thực phẩm của các loại thực phẩm đối với sự phát triển của cơ thể đối với sự phát triển của con người .Trẻ biết được nhiều loại thực phẩm, các loại thực phẩm đó cung cấp dinh dưỡng gì, chất dinh dưỡng đó tốt cho cơ thể... hơn - Hình thức ngoài tiết học gồm nhiều hình thức : Dạo chơi, hoạt động ở góc trải nghiệm, các hoạt động khác: ăn trưa và ăn chiều - Các hình thức khác nhau sẽ hỗ trợ cho nhau giúp cho việc giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao hơn Khi thực hiện các hình thức này phải đảm bảo yêu cầu sau: + Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ + Các đối tượng quan sát và thực hành phải phù hợp, có tính thẩm mĩ 2.1 Thông qua dạo... thông So sánh qua các hoạt động Số trẻ Tỷ lệ 67 98,5% Tăng 4,4% 1 1,5% Giảm 2,9% Béo phì 1 1(đứng cân) 1,5% Kênh 1,5% 1,5 % Nhìn vào bảng so sánh số liệu ta thấy sức khỏe của trẻ đã có sự khác biệt, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đã giảm, trẻ béo phì đứng cân Như vậy các hình thức của tôi đã có tác dụng đáng kể C- KẾT THÚC VẤN ĐỀ 1 Kết luận : Giáo dục dinh dưỡng – vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề quan... Thăm quan nhà bếp 2.2 Hoạt động góc: Tổ chức giáo dục dinh dưỡng ở các trò chơi trong góc phân vai - Tôi kết hợp với nhà bếp cho trẻ cùng làm như: + Cho trẻ nhặt rau muống, rau cải giúp các bác cấp dưỡng qua đó giáo dục trẻ về các chất dinh dưỡng có trong đó - Với chủ đề Thực vật”: Ở góc “Bé tập làm nội trợ” tôi cho trẻ thực hiện các hoạt động sau: + Trẻ tập nhặt rau, nhặt đỗ + Tập pha nước chanh,... cầu dinh dưỡng cho trẻ hợp lí + Biết giá trị dinh dưỡng của các thực phẩm thông thường của các địa phương + Cô giáo biết những điều cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm + Thường xuyên theo dõi sức khoẻ của trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng, hiểu được ý nghĩa mục đích của việc theo dõi sức khoẻ cho trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng + Giáo viên biết vận dụng linh hoạt sáng tạo khi đưa nội dung giáo dục dinh dưỡng. .. - vệ sinh an toàn thực phẩm đối với trẻ thông qua các hoạt động tôi xin có một số kiến nghị sau : * Đối với trường: - Tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học tập ở các đơn vị bạn nhiều hơn nữa để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm - Tăng cường tổ chức các buổi giao lưu với chị em đồng nghiệp trong nhà trường để cùng trau dồi kiến thức về dinh dưỡng làm thế nào để trẻ có hiểu biết nhiều hơn về dinh dưỡng . áp dụng một số hình thức giúp trẻ GTDD- VSATTP thông qua các hoạt động Sau khi đã áp dụng một số hình thức giúp trẻ GTDD -VSATTP thông qua các hoạt động So sánh Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ. các môn học và các hoạt động khác. III. Các hình thức thực hiện : Để giúp trẻ 4 – 5 tuổi hiểu và khắc sâu được các kiến thức về giá trị dinh dưỡng – VSATTP tôi đã tìm tòi ra một số hình. NGHIỆM MỘT SỐ HÌNH THỨC GIÚP TRẺ 4-5 TUỔI HIỂU VỀ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG VÀ VSATTP THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG A - ĐẶT VẤN VỀ Có câu nói : “ Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai” Trẻ là tương

Ngày đăng: 20/04/2015, 19:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w