1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi người dân tộc thiếu số học tốt môn Khám phá khoa học Tại trường MN Bình Minh Buôn Tuôr A Đray Sáp Krông Ana Đăk Lăk

25 609 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 156 KB

Nội dung

I. PHẦN MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài. Khám phá khoa học là một trong những nội dung đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức, kỹ năng sống cho trẻ và nó có tầm quan trọng đặc biết đối với con người, nhất là đối với trẻ mầm non. Thế giới xung quanh luôn là điều mới lạ, lúc nào trẻ cũng muốn được tìm tòi, được quan sát, tiếp xúc, sờ vào vật, trẻ luôn muốn được hiểu biết nhiều hơn về mối quan hệ đơn giản giữa các sự vật, hiện tượng xung quanh. Từ đó phát triển ngôn ngữ, vốn từ của trẻ ngày càng phong phú, đa dạng về câu từ và phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, tư duy của trẻ. Đối với trẻ đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, thời điểm này tất cả mọi việc đều bắt đầu và trở thành những thói quen, trong đó có thói quen tốt và cả những thói quen xấu. Chính vì vậy chúng ta đang ở thế kỷ nền văn minh trí tuệ, nền khoa học tiên tiến hiện đại, do vậy con người cần phải năng động sáng tạo để phù hợp với sự phát triển của thời đại. Muốn được như vậy ngay từ tuổi ấu thơ trẻ Mầm non, đặc biệt là trẻ 5 6 tuổi đang ở những bước phát triển mạnh về nhận thức, tư duy, ngôn ngữ, tình cảm ..... Thế giới khách quan xung quanh thật bao la rộng lớn, có biết bao điều mới lạ hấp dẫn và còn bao lạ lẫm khó hiểu, trẻ tò mò muốn biết, muốn được khám phá. Từ những vấn đề trên tôi đã có suy nghĩ cần tổ chức cho trẻ khám phá khoa học như thế nào và khám phá những gì để tạo hứng thú kích thích trẻ chú ý góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.Tại các trường mầm non hiện nay, hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 56 tuổi mặc dù đã được chú trọng nhưng chưa đạt được kết quả cao. Thực tiễn hiện nay ở trường Mầm non Bình Minh tôi đang công tác, hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 56 tuổi người dân tộc thiểu số, một số hoạt động khám phá còn rất tẻ nhạt, giáo viên còn lúng túng trong việc cho trẻ khám phá về thế giới xung quanh, một số hoạt động trẻ chưa có hứng thú học tập. Từ những suy nghĩ trên tôi thấy cần phải có một số biện pháp để giúp trẻ học tốt môn khám phá khoa học, nhằm nâng cao chất lượng môn học, vận dụng linh hoạt trong hình thức đổi mới một cách khoa học. Chính vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi người dân tộc thiểu số học tốt môn Khám phá khoa học tại trường MN Bình Minh buôn Tuôr A Dray Sáp Krông Ana Đăk Lăk”2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.a.Mục tiêu của đề tàiGiúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt: thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, thẩm mĩ, hình thành tình yêu đối với thiên nhiên cuộc sống xung quanh trẻ.b. Nhiệm vụ của đề tài:Nghiên cứu nhằm tìm ra một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn khám phá khoa học và giúp giáo viên có những định hướng phù hợp trong công tác chăm sóc cho trẻ Mầm non ở độ tuổi 5 6 tuổi, sau khi vận dụng đề tài sẽ góp phần giúp trẻ học tốt môn Khám phá khoa học.3. Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi người dân tộc thiểu số học tốt môn Khám phá khoa học.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Trẻ 5 – 6 tuổi người dân tộc thiểu số tại trường Mầm non Bình Minh Xã Dray sap Huyện Krông AnaTỉnh Dăk Lăk. 5. Phương pháp nghiên cứua. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu tài liệu tâm lý học và gáo dục học để hiểu đặc điểm tâm lý trẻ. b. Phương pháp thực nghiệmPhương pháp quan sátPhương pháp đàm thoại (trao đổi với gia đình trẻ)c. Phương pháp thống kê giáo dụcII. PHẦN NỘI DUNG1. Cơ sở lý luậnMục tiêu của giáo dục mầm non mới trong thời kì hiện nay là giúp trẻ phát triển toàn diện (thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm quan hệ xã hội). “Học mà chơi” “chơi mà học”. Trẻ mầm non vốn ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi các sự vật, hiện tượng xung quanh. Hoạt động khám phá khoa học thỏa mãn nhu cầu phát triển đó của trẻ. Qua hoạt động khám phá, trẻ có khả năng quan sát, so sánh, phân loại…Từ đó, trẻ phát hiện và giải quyết vấn đề đơn giản theo nhiều cách khác nhau. Trẻ có một số hiểu biết ban đầu về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh. Việc giúp trẻ học tốt hoạt động khám phá khoa học là hết sức cần thiết và quan trọng, quyết định đến cả quá trình trẻ tiếp thu bài tốt hay không. Thực tế hiện nay, việc giúp trẻ học tốt hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non còn rất hạn chế về hình thức, phương pháp và nội dung vào bài. Vì vậy khi vào bài trẻ chưa hứng thú tham gia vào hoạt động do vậy hoạt động chưa đạt kết quả cao. Khám phá khoa học là một trong những nội dung đóng vai trò hết sức quan trọng trong cung cấp những kiến thức, kỹ năng sống cho trẻ trước khi vào lớp 1.2. Thực trạng.Tình hình của lớp: Tổng số trẻ trong lớp: 30 , Dân tộc: 30 , Nữ dân tộc: 14Trong quá trình giảng dạy tôi thấy tỉ lệ trẻ có khả năng, quan sát, so sánh, phân loại, giải quyết vấn đề, những hiểu biết ban đầu về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh còn thấp, hạn chế.. Vì vậy, tôi thường xuyên chú trọng tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động khám phá khoa học theo các chủ đề, chủ điểm. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:2.1. Thuận lợi, khó khăn. Thuận lợi.Được sự quan tâm tạo điều kiện của Phòng GDĐT huyện cùng Ban giám hiệu nhà trường, lãnh đạo xã và sự quan tâm nhiệt tình của Ban tự quản thôn, buôn nơi tôi đang công tác mua sắm trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động tương đối đầy đủ, sạch sẽ bảo đảm an toàn cho trẻ.Ban giám hiệu nhà trường đã thường xuyên sắp xếp tạo điều kiện cho tôi được tham dự các buổi tập huấn bồi dưỡng chuyên môn và đi dự giờ các đợt chuyên đề hoạt động khám phá khoa học cũng như chuyên đề của các môn học khác do cấp trên tổ chức.Bản thân có trình độ chuẩn về chuyên môn, nhiệt tình yêu nghề mến trẻ. Có khả năng dạy trẻ tham gia vào các hoạt động khám phá khoa học và biết định hướng cho trẻ tham gia vào các hoạt động có hiệu quả, tạo môi trường hoạt động ở lớp tương đối phong phú. Có trình độ sử dụng vi tính, tạo các bài giảng điện tử thu hút trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động ở trường, lớp tích cực. Giáo viên trong trường đoàn kết, giúp đỡ nhau nhiệt tình trong các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.Phụ huynh học sinh tín nhiệm và tin cậy nhà trường, giáo viên khi gửi con em mình đến lớp.

Trang 1

I PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Khám phá khoa học là một trong những nội dung đóng vai trò hết sức quantrọng trong việc cung cấp những kiến thức, kỹ năng sống cho trẻ và nó có tầm quantrọng đặc biết đối với con người, nhất là đối với trẻ mầm non Thế giới xung quanhluôn là điều mới lạ, lúc nào trẻ cũng muốn được tìm tòi, được quan sát, tiếp xúc, sờvào vật, trẻ luôn muốn được hiểu biết nhiều hơn về mối quan hệ đơn giản giữa các

sự vật, hiện tượng xung quanh Từ đó phát triển ngôn ngữ, vốn từ của trẻ ngày càngphong phú, đa dạng về câu từ và phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, tư duy của trẻ

Đối với trẻ đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, thời điểm này tất cảmọi việc đều bắt đầu và trở thành những thói quen, trong đó có thói quen tốt và cảnhững thói quen xấu Chính vì vậy chúng ta đang ở thế kỷ nền văn minh trí tuệ, nềnkhoa học tiên tiến hiện đại, do vậy con người cần phải năng động sáng tạo để phùhợp với sự phát triển của thời đại Muốn được như vậy ngay từ tuổi ấu thơ trẻ Mầmnon, đặc biệt là trẻ 5- 6 tuổi đang ở những bước phát triển mạnh về nhận thức, tưduy, ngôn ngữ, tình cảm Thế giới khách quan xung quanh thật bao la rộng lớn,

có biết bao điều mới lạ hấp dẫn và còn bao lạ lẫm khó hiểu, trẻ tò mò muốn biết,muốn được khám phá Từ những vấn đề trên tôi đã có suy nghĩ cần tổ chức cho trẻkhám phá khoa học như thế nào và khám phá những gì để tạo hứng thú kích thích trẻchú ý góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Tại các trường mầm non hiện nay, hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5-6tuổi mặc dù đã được chú trọng nhưng chưa đạt được kết quả cao Thực tiễn hiện nay

ở trường Mầm non Bình Minh tôi đang công tác, hoạt động khám phá khoa học chotrẻ 5-6 tuổi người dân tộc thiểu số, một số hoạt động khám phá còn rất tẻ nhạt, giáoviên còn lúng túng trong việc cho trẻ khám phá về thế giới xung quanh,

một số hoạt động trẻ chưa có hứng thú học tập Từ những suy nghĩ trên tôi thấy cần

Trang 2

cao chất lượng môn học, vận dụng linh hoạt trong hình thức đổi mới một cách khoa

học Chính vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi người dân tộc thiểu số học tốt môn Khám phá khoa học tại trường MN Bình Minh- buôn Tuôr A- Dray Sáp- Krông Ana- Đăk Lăk”

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.

a.Mục tiêu của đề tài

Giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt: thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ, tình cảm

xã hội, thẩm mĩ, hình thành tình yêu đối với thiên nhiên cuộc sống xung quanh trẻ

b Nhiệm vụ của đề tài:

Nghiên cứu nhằm tìm ra một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn khám phákhoa học và giúp giáo viên có những định hướng phù hợp trong công tác chăm sóccho trẻ Mầm non ở độ tuổi 5- 6 tuổi, sau khi vận dụng đề tài sẽ góp phần giúp trẻhọc tốt môn Khám phá khoa học

3 Đối tượng nghiên cứu

Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi người dân tộc thiểu số học tốt môn Khámphá khoa học

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Trẻ 5 – 6 tuổi người dân tộc thiểu số tại trường Mầm non Bình Minh - XãDray sap- Huyện Krông Ana-Tỉnh Dăk Lăk

5 Phương pháp nghiên cứu

a Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

Nghiên cứu tài liệu tâm lý học và gáo dục học để hiểu đặc điểm tâm lý trẻ

b Phương pháp thực nghiệm

Phương pháp quan sát

Trang 3

Phương pháp đàm thoại (trao đổi với gia đình trẻ)

c Phương pháp thống kê giáo dục

II PHẦN NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận

Mục tiêu của giáo dục mầm non mới trong thời kì hiện nay là giúp trẻ pháttriển toàn diện (thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - quan hệ xã hội) “Học màchơi” “chơi mà học” Trẻ mầm non vốn ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi các

sự vật, hiện tượng xung quanh Hoạt động khám phá khoa học thỏa mãn nhu cầuphát triển đó của trẻ Qua hoạt động khám phá, trẻ có khả năng quan sát, so sánh,phân loại…Từ đó, trẻ phát hiện và giải quyết vấn đề đơn giản theo nhiều cách khácnhau Trẻ có một số hiểu biết ban đầu về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh.Việc giúp trẻ học tốt hoạt động khám phá khoa học là hết sức cần thiết và quantrọng, quyết định đến cả quá trình trẻ tiếp thu bài tốt hay không Thực tế hiện nay,việc giúp trẻ học tốt hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non còn rất hạnchế về hình thức, phương pháp và nội dung vào bài Vì vậy khi vào bài trẻ chưahứng thú tham gia vào hoạt động do vậy hoạt động chưa đạt kết quả cao Khám phákhoa học là một trong những nội dung đóng vai trò hết sức quan trọng trong cungcấp những kiến thức, kỹ năng sống cho trẻ trước khi vào lớp 1

2 Thực trạng.

Tình hình của lớp: Tổng số trẻ trong lớp: 30 , Dân tộc: 30 , Nữ dân tộc: 14Trong quá trình giảng dạy tôi thấy tỉ lệ trẻ có khả năng, quan sát, so sánh,phân loại, giải quyết vấn đề, những hiểu biết ban đầu về con người, sự vật, hiệntượng xung quanh còn thấp, hạn chế Vì vậy, tôi thường xuyên chú trọng tổ chứccho trẻ tham gia vào các hoạt động khám phá khoa học theo các chủ đề, chủ điểm.Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:

Trang 4

2.1 Thuận lợi, khó khăn.

* Thuận lợi.

Được sự quan tâm tạo điều kiện của Phòng GD&ĐT huyện cùng Ban giámhiệu nhà trường, lãnh đạo xã và sự quan tâm nhiệt tình của Ban tự quản thôn, buônnơi tôi đang công tác mua sắm trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạtđộng tương đối đầy đủ, sạch sẽ bảo đảm an toàn cho trẻ

Ban giám hiệu nhà trường đã thường xuyên sắp xếp tạo điều kiện cho tôi đượctham dự các buổi tập huấn bồi dưỡng chuyên môn và đi dự giờ các đợt chuyên đềhoạt động khám phá khoa học cũng như chuyên đề của các môn học khác do cấptrên tổ chức

Bản thân có trình độ chuẩn về chuyên môn, nhiệt tình yêu nghề mến trẻ Cókhả năng dạy trẻ tham gia vào các hoạt động khám phá khoa học và biết định hướngcho trẻ tham gia vào các hoạt động có hiệu quả, tạo môi trường hoạt động ở lớptương đối phong phú Có trình độ sử dụng vi tính, tạo các bài giảng điện tử thu húttrẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động ở trường, lớp tích cực

Giáo viên trong trường đoàn kết, giúp đỡ nhau nhiệt tình trong các hoạt độngchăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ

Phụ huynh học sinh tín nhiệm và tin cậy nhà trường, giáo viên khi gửi con emmình đến lớp

Trẻ đi học chuyên cần, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, ngoan, lễ phép Có tính tìmtòi khám phá và rất hiếu động

* Khó khăn:

100% số trẻ trong lớp là người dân tộc thiểu số, nề nếp học tập cũng như kiếnthức của trẻ còn hạn chế, sử dụng tiếng mẹ đẻ là chủ yếu, vốn từ tiếng Việt cònnghèo nàn nên gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ Một số

Trang 5

trẻ chưa đi học bao giờ nên còn nhút nhát, chưa tự tin khi giáo tiếp với cô và cácbạn.

Phụ huynh học sinh phần lớn là lao động nghèo, chưa có ý thức cao trong việcđưa con em mình đến trường lớp học là một việc làm thiết thực và cần thiết

Khi dạy trẻ tham gia vào các hoạt động ở lớp một số giáo viên chưa linh hoạttrong giảng dạy, chưa biết cách gây hứng thú vào bài, chưa sáng tạo trong việc làm

đồ dùng, đồ chơi Chưa vận dụng triệt để các môn học khác và chưa đầu tư sưu tầmcác trò chơi, câu đố ngoài chương trình

Giáo viên tạo môi trường cho trẻ hoạt động ở bên ngoài lớp học chưa đa dạng,phong phú

Trẻ nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động Sự chú ý hào hứngcủa trẻ còn hạn chế

Từ những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã làm khảo sát thực trạng về khámphá khoa học của trẻ qua các vấn đề: Trẻ nhận biết và phát âm đúng; trẻ nhận ra sựthay đổi trong quá trình phát triển của cây, con vật và một số hiện tượng tự nhiênkhám phá các sự vật hiện tượng xung quanh; trẻ hay đặt câu hỏi; thích khám phá các

sự vật, hiện tượng xung quanh; giải thích được mối quan hệ giữa nguyên nhân và kếtquả đơn giản trong cuộc sống hằng ngày Thu được kết quả như sau:

Tổng số khảo sát 30 trẻ trong lớp

- Trẻ nhận biết và phát âm đúng tên gọi 20/30 trẻ = 70 %

- Khả năng quan sát, so sánh, phân loại,

phán đoán, chú ý

15/30 trẻ = 50%

- Những hiểu biết ban đầu về con người,

sự vật, hiện tượng xung

18/30 trẻ = 60%

Trang 6

- Trẻ thích khám phá các sự vật, hiện

tượng xung quanh

16/30 trẻ = 53,3%

- Giải thích được mối quan hệ giữa

nguyên nhân và kết quả đơn giản trong

Thái độ học tập tích cực, không có biểu hiện mệt mỏi

Giáo viên có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, biết lựa chọn hoạt độngcho trẻ tham gia phù hợp với lứa tuổi, chủ đề, chủ điểm và tâm sinh lý của trẻ

Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động, giáo viên và trẻ có thể tự tạo

* Hạn chế

Khoảng 30% trẻ nhút nhát chưa mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt động.Một số phụ huynh học sinh thờ ơ với việc đưa con em mình đến lớp Cho trẻ ởnhà đi lên nương, lên rẫy theo bố mẹ

Một số đồ dùng phục vụ cho các hoạt động khám phá còn chưa có như: kínhlúp,… và môi trường hoạt động chưa phong phú

2.3 Mặt mạnh, mặt yếu.

Trang 7

* Mặt mạnh.

Đa số trẻ thích tham gia vào các hoạt động ở trường lớp

Trường học khang trang, thoáng mát phù hợp cho trẻ tham gia vào các hoạtđộng

Giáo viên có khả năng dạy trẻ tham gia vào các hoạt động, biết cách chăm sóc

và bảo vệ trẻ Có khả năng tạo các bài giảng điện tử dạy cho trẻ Vì vậy trẻ rất tíchcực và thích tham gia vào hoạt động

* Mặt yếu.

Học sinh trong lớp 100% là người đồng bào dân tộc thiểu số Sự hiểu biết củatrẻ về thế giới xung quanh còn hạn chế, khả năng diễn đạt của trẻ chưa lưu loát.Chưa mạnh dạn trình bày ý kiến của mình

Giáo viên còn lúng túng trong một số hoạt động cho trẻ làm quen, chưa sưutầm một số bài thơ, câu đố tích hợp vào bài dạy

2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động đến thực trạng.

Trang thiết bị công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động khám phá của cô vàtrẻ còn thiếu như một số dụng cụ phục vụ cho thí nghiệm

Giáo viên chưa thực sự sáng tạo, linh hoạt trong giảng dạy, chưa biết cách thuhút trẻ vào hoạt động, chưa sáng tạo trong việc làm đồ dùng, đồ chơi Giáo viênđang còn lúng túng trong cách lựa chọn các hình thức cho tiết học, bên cạnh đó làcách sử dụng đồ dùng trực quan chưa phát huy đượ hết công dụng của đồ dùng sẵn

có trong thực tế

Tiết học tổ chức nhưng dụng cụ học tập chưa sinh động, giờ học trở nên khôkhan, cứng nhắc, do đó kiến thức, kỹ năng mà trẻ thu được trên tiết học còn chưađáp ứng được với yêu cầu kiến thức của đề tài đặt ra cho trẻ đây cũng là yếu tố ảnhđến đề tài

Trang 8

100% trẻ có bố, mẹ là nông dân ở vùng khó khăn, người dân tộc thiểu số, ít cóthời gian quan tâm đến con cái Đa số trẻ còn nhút nhát, rụt rè chưa mạnh dạn thamgia vào một số hoạt động ở trường, lớp Trẻ hạn chế về tiếng Việt, nói năng diễn đạtcòn hạn chế.

Trẻ cùng một độ tuổi nhưng nhận thức của trẻ chưa được đồng đều Trẻ phát

âm chưa chuẩn chiếm 30 %, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi vẫn còn cao so vớinhững khu vực khác nên tình trạng sức khỏe trẻ không ổn định cũng là yếu tố ảnhhưởng ít nhiều đến thực trạng của đề tài

2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra.

Như chúng ta đã biết thực trạng về việc “Giúp trẻ 5-6 tuổi người dân tộc thiểu

số học tốt môn khám phá khoa học” đã đặt ra rất nhiều vấn đề đòi hỏi người thựchiện đề tài cần phải phân tích, đánh giá để người đọc hiểu được thực trạng cần thiếtcủa vấn đề

Từ thực trạng thuận lợi, thành công, mặt mạnh của đề tài đã tạo được môitrường hoạt động khám phá khoa học ở lớp cho trẻ tương đối phong phú Tạo được

sự tín nhiệm và tin cậy của phụ huynh học sinh khi gửi con em mình đến trường,lớp Tỉ lệ trẻ 5 tuổi ra lớp 100%, tăng so với các năm trước Giáo viên chọn hoạtđộng cho trẻ khám phá khoa học phù hợp theo đặc điểm của trẻ vùng dân tộc thiểusố… Luyện cho trẻ quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, chú ý Dạy trẻ tích lũyvốn từ về các sự vật, hiện tượng, con người xung quanh trẻ chính xác phù hợp vớitừng hoạt động Luôn quan tâm đến việc sử dụng câu từ, cách phát âm của trẻ, sửasai kịp thời

Ví dụ: Khi tham gia hoạt động khám phá khoa học, một số trẻ phát âm chưađúng từ như: “Con khỉ” trẻ phát âm thành “con khi”, chữ “hôm qua” trẻ phát âmthành “hôm toa” cô sửa sai và cho trẻ phát âm lại nhiều lần theo cô

Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp đặc biệt là những đồngnghiệp giảng dạy lâu năm trong trường nhằm phát triển toàn diện cho trẻ Tuy nhiên

Trang 9

khó khăn, hạn chế và mặt yếu cũng là những thực trạng quan trọng đã làm cho việc

“Khám phá khoa học của trẻ 5-6 tuổi người dân tộc thiểu số tại trường MN BìnhMinh ” gặp không ít những trở ngại như: Vốn từ của trẻ còn nghèo nàn, phụ huynhhọc sinh phần lớn là lao động nghèo, chưa có ý thức cao trong việc đưa con em mìnhđến trường học Trẻ còn theo bố mẹ lên nương, rẫy để chăn trâu, chăn bò, hái điều.Trẻ còn nhút nhát, hạn chế hiểu biết ban đầu về con người, sự vật, hiện tượng xungquanh chiếm tỉ lệ cao: 50% (qua kết quả khảo sát trước khi thực hiện)

Đánh giá được tầm quan trọng của thực trạng, từ đó có phương pháp, biệnpháp phù hợp để giải quyết vấn đề và mang lại hiệu quả cao cho đề tài khi nghiêncứu Đó chính là “Giúp trẻ 5-6 tuổi người tộc thiểu số học tốt môn khám phá khoahọc tại trường MN Bình Minh” Vốn từ của trẻ tăng, ngôn ngữ, hiểu biết ban đầu vềcon người, sự vật, hiện tượng xung quanh, khả năng quan sát, so sánh, phân loại, trẻthích khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh, giải thích được mối quan hệ giữanguyên nhân và kết quả đơn giản trong cuộc sống hằng ngày của trẻ phát triển dầntheo chiều tiến bộ qua từng giai đoạn, qua từng lứa tuổi Trẻ tự tin tham gia vào cáchoạt động bằng vốn từ, kiến thức, nhận thức trẻ tích lũy được

3 Giải pháp, biện pháp.

3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.

Thông qua mọi hoạt động ở trường mầm non sẽ góp phần giúp trẻ phát triểnvốn từ, giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc theo nguyên tắc đi từ dễ đến khó,

từ đơn giản đến phức tạp, chính xác mang tính khoa học nhưng phải theo nguyên tácvừa sức, không mang tính trừu tượng khó hiểu và khô khan

Phát triển toàn diện 5 mặt phát triển cho trẻ nhằm hoàn thiện nhân cách và kỹnăng sống cho trẻ

Giúp trẻ tham gia vào các hoạt động với tâm thế phấn khởi, vui tươi, thích thú,phát triển các khả năng của trẻ như: quan sát, so sánh, ghi nhớ, chú ý…

Trang 10

Thúc đẩy quá trình học tập của trẻ ở trường lớp ngày càng đạt kết quả tốt hơn.Bởi vì khi trẻ tham gia vào tất cả các hoạt động thì bắt buộc trẻ phải tư duy, nhậnbiết, ghi nhớ và đó cũng là tiền đề để trẻ tiếp tục phát triển ở phổ thông sau này.Giáo dục trẻ sống gần gũi với thế giới xung quanh trẻ.

3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.

Biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi người dân tộc thiểu số trường MN Bình Minh họctốt môn Khám phá khoa học là luyện cho trẻ tư duy, ghi nhớ về thế giới xung quanhtrẻ Muốn cho trẻ đạt được kết quả cao nhất chúng ta cần phối hợp sử dụng các giảipháp, biện pháp sau:

*Biện pháp 1: Làm giàu vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh.

Biểu tượng về thế giới xung quanh đa dạng đến với trẻ qua nhiều hình thức:Câu đố, bài hát, ca dao, tục ngữ, đồng dao, tranh ảnh, đồ vật, vật thật … Giúp trẻkhông bị nhàm chán, lại dễ tiếp thu để trẻ ghi nhớ và chính xác hoá thành biểu tượngcủa mình

Ví dụ: Cho trẻ làm quen với con cua, ta đặt câu đố:

“ Con gì tám cẳng hai càng

Đầu thì không có bò ngang cả đời”

Trẻ đoán ngay được đó là con cua vì trong đầu trẻ, biểu tượng về con cuađược hiểu chính xác là con cua có hai càng to, có tám chân, lại bò ngang nữa

Cho trẻ làm quen với con cá, tôi dùng câu đố:

“Con gì có vẩy có vây

Không đi trên cạn mà đi dưới hồ ”

Trẻ trả lời đó là con cá Nhưng trẻ lại biết thêm con cá có đặc điểm cụ thể, cóvây có đuôi, vẩy, môi trường sống của chúng…Từ đó trẻ có thể so sánh xem con cá

Trang 11

và con cua có đặc điểm gì giống nhau, khác nhau ? Sau đó trẻ tiến hành phân nhóm

Thông qua hoạt động vui chơi ngoài trời giáo viên cho trẻ khám phá về một sốloại cây như: cây ăn quả; cây lấy gỗ và cho bóng mát, cây ăn rau, cây làm thuốc đểchữa bệnh Giáo viên cung cấp thêm kiến thức cho trẻ ăn rau nhiều sẽ cung cấpVitamin cho cơ thể và giúp cho da dẻ hồng hào Tuy công dụng khác nhau nhưngquá trình sinh trưởng và phát triển của chúng tương đối giống nhau

Giáo viên tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động như: Vẽ, tô màu, cắt, dántranh ảnh về cây xanh, hoa Xây mô hình vườn cây ăn quả, xây mô hình vườn rau…

Chơi trò chơi: “Cây nào quả ấy”, “Gắn quả cho cây”… Sau khi cung cấp kiếnthức cơ bản về cây, hoa, cô và trẻ cùng dành một khoảng thời gian để thảo luận cùngnhau, cô đặt ra tình huống để trẻ giải quyết vấn đề như:

Cây cần gì để lớn lên? Để có những loại quả ngon cho chúng ta ăn, chúng tacần phải làm gì? Nếu không có cây xanh thì môi trường sẽ như thế nào?

Rừng cung cấp gì cho chúng ta? Nếu rừng bị tàn phá thì ảnh hưởng gì đến conngười, động vật… Để trẻ dễ dàng tiếp nhận vấn đề, trong quá trình sinh hoạt hằngngày, cô giới thiệu đối tượng cho trẻ tiếp cận Qua đó giáo dục trẻ về vấn đề chămsóc, bảo vệ cây xanh Nếu khai thác, chặt phá cây xanh bừa bãi sẽ gây lũ lụt, ônhiễm môi trường Tuyên truyền việc trồng cây gây rừng

Trang 12

* Biện pháp 2: Cho trẻ tiếp xúc nhiều lần với đối tượng cần khám phá.

Cho trẻ tiếp xúc nhiều lần với với đối tượng cần khám phá bằng cách nhìn, sờ,nếm, ngửi….các vật thật nhằm kích thích trẻ ghi nhớ, tích lũy kiến thức

Ví dụ: Cho trẻ quan sát hai bình nuôi cá, một bình có nước và một bình không

có nước Sau một thời gian quan sát xem điều gì xảy ra (bình cá không có nước thì

cá sẽ chết) Từ thí nghiệm trên, trẻ sẽ biết được sự cần thiết của nước đối với đờisống động vật, thực vật Qua đó, giáo dục trẻ nếu ở nhà có nuôi cá thì không đượcbắt cá lên để chơi và thường xuyên phải thay nước để tạo môi trường sống sạch sẽcho cá

Ngoài ra, cô có thể cho trẻ biết lợi ích của việc nuôi cá cảnh (nuôi cá cảnhkhông chỉ để làm cảnh mà còn để tiêu diệt bọ gậy, hạn chế sự sinh trưởng của muỗivằn góp phần giảm bệnh sốt xuất huyết)

Đối với các loại quả, giáo viên cho trẻ quan sát vật thật như sờ, ngửi, nếm rồicho trẻ đưa ra nhận xét các loại quả có đặc điểm, mùi vị, màu sắc, hình dáng như thếnào, dạy trẻ cách ăn quả cho hợp vệ sinh, kỹ năng ăn uống có văn hóa

Qua các buổi dạo chơi, thăm quan, hoạt động ngoài trời, dã nngoại … khi trẻquan sát tôi hướng trẻ sử dụng mọi giác quan để trẻ có thể chỉ ra trọn vẹn đối tượngđó

Ví dụ: Cô và trẻ quan sát cây hoa hồng, hướng trẻ nhận biết màu sắc cánh hoa.Cho trẻ sờ cánh hoa thấy mịn và nhẵn, các mép của lá có răng cưa Ngửi hoa có mùithơm

Trẻ được quan sát kỹ, có được đầy đủ các đặc điểm của đối tượng nên trẻ sosánh rất tốt và phân loại rất nhanh

* Biện pháp 3: Tạo điều kiện cho trẻ trải nghiệm, suy luận, phán đoán và đưa ra kết luận.

Cho trẻ xem một số thí nghiệm thông qua các chủ đề như sau:

Ngày đăng: 21/04/2016, 12:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w