Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 34 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
34
Dung lượng
5,56 MB
Nội dung
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN MỸ ĐỨC TRƯỜNG MẦM NON ĐỒNG TÂM “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ GIÚP TRẺ HỌC TỐT HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VĂN HỌC CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON ĐỒNG TÂM” LĨNH VỰC : GIÁO DỤC MẦM NON TÁC GIẢ : NGUYỄN THỊ NƯƠNG CHỨC VỤ : GIÁO VIÊN NĂM HỌC 2013 - 2014 ĐỒNG TÂM MỸ ĐỨC - HÀ NỘI Sáng kiến kinh nghiệm Tác giả: Nguyễn Thị Nương Trường mầm non Đồng Tâm 2 Sáng kiến kinh nghiệm PHÒNG GD& ĐT MỸ ĐỨC TRƯỜNG MẦM NON ĐỒNG TÂM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học 2013 – 2014 I) SƠ YẾU LÝ LỊCH. - Họ và tên: Nguyễn Thị Nương. - Ngày sinh: 26/03/1987. - Chức vụ: Giáo viên trường mầm non Đồng Tâm. - Trình độ: Đại học. - Trình độ tin học: Tình độ B. - Khen thưởng: Giáo viên giỏi cấp huyện. - Năm vào ngành: tháng 10/2008. II) TÊN ĐỀ TÀI. “ Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ học tôt hoạt động làm quen văn học cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non Đồng Tâm”. Hà Nội 2014 Tác giả: Nguyễn Thị Nương Trường mầm non Đồng Tâm 3 Sáng kiến kinh nghiệm MỤC LỤC. Nội dung Trang PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ. 3 1. Lý do chọn đề tài. 3 1.1: Cơ sở lý luận. 3 1.2: Cơ sở thực tiễn. 4 2. Mục đích chọn đề tài. 4 3. Đối tượng nghiên cứu. 5 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 5 1. Cơ sở lý luận. 5 2. Thực trạng của vấn đề. 6 2.1: Thuận lợi. 6 2.2: Khó khăn. 7 2.3: Khảo sát thực tể. (Số liệu điều tra khi chưa thực hiện). 7 3. Biện pháp thực hiện. 8 3.1: Sưu tầm các tác phẩm hay, mới lạ phù hợp với độ tuổi và chủ đề. 8 3.2: Tạo môi trường học tập rộng rãi, thoải mái cho trẻ. 8 3.3: Làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo đưa vào hoạt động. 9 3.4: Chuẩn bị giáo án, các câu hỏi đàm thoại, xác định giọng, cử chỉ của các nhân vật trong tác phẩm. 11 3.5: Một số hình thức tổ chức cho trẻ hoạt động làm quen văn học. 12 3.6: Hướng dẫn trẻ đóng kịch, sử dụng rối. 14 3.7: Cho trẻ làm quen văn học qua các hoạt động khác. 16 3.8: Cho trẻ làm quen văn học qua hoạt động ngoài trời. 17 3.9: Cho trẻ làm quen văn học qua góc văn học. 17 3.10: Ứng dụng công nghệ thông tin. 19 3.11: Kết hợp với phụ huynh. 20 3.12: Luôn cố gắng tự học, tự rèn. 22 4. Kết quả thực hiện. 22 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. 24 1. Kết luận 24 2. Khuyến nghị. 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO 27 Tác giả: Nguyễn Thị Nương Trường mầm non Đồng Tâm 4 Sáng kiến kinh nghiệm PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ. 1. Lý do chọn đề tài. 1.1: Cơ sở lý luận. Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới; sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức sáng ngời của Người sống mãi trong lòng kính yêu vô hạn của nhân dân Việt Nam. Lúc sinh thời Người đã dành tình cảm và sự quan tâm đặc biệt cho trẻ em, những chủ nhân nhỏ tuổi của đất nước. Sự quan tâm đặc biệt của Người dành cho trẻ em còn bắt nguồn từ tầm nhìn xa trông rộng, “Vì lợi ích trăm năm”, từ chiến lược con người. Trong chiến lược đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công vun trồng thế hệ mầm non của đất nước.Vì “ngày nay các cháu là nhi đồng, ngày sau các cháu là người chủ của nước nhà, của thế giới”. Phải vun trồng cho các em có thói quen đoàn kết và tập thể, giúp cho các em phát triển toàn diện về mọi mặt: đức – trí – thể – mỹ, dần hình thành nhân cách cho trẻ. Và chính văn học là một phương tiện giáo dục hiệu nghiệm. Hình tượng văn học có sức mạnh lôi cuốn trẻ thơ. Nó có tác động mạnh mẽ lên tình cảm của các em. Những bài học giáo dục đến với các em một cách tự nhiên, không gò bó, không mang tính giáo huấn bắt buộc. Trẻ em nhận ra tình yêu thương của ông bà, bố mẹ đối với các em qua sự chăm sóc ân cần chu đáo. Trẻ thơ sẽ học ở các tác phẩm những hành động đẹp trong đối xử với anh, chị, em, với bạn bè. Các em sẽ biết nhường nhịn, giúp đỡ người thân trong gia đình cũng như bạn bè và mọi người xung quanh. Mà văn học là một loại hình nghệ thuật mà trẻ thơ được tiếp xúc rất sớm. Ngay từ tuổi ấu thơ, các em đã được làm quen với các giai điệu nhẹ nhàng, tha thiết của lời hát ru của bà, của mẹ…Lớn hơn một chút, các câu chuyện dân gian, các tác phẩm thơ, truyện hiện đại đã gieo vào lòng các em sự mến yêu với thế giới xung quanh, giúp cho các em hiểu về truyền thống lao động, chiến đấu bền bỉ nhưng vô cùng anh dũng của dân tộc ta. Thơ, truyện cũng dẫn dắt các em đi khắp mọi miền đất nước, giới thiệu cho các em những danh lam thắng cảnh, chỉ Tác giả: Nguyễn Thị Nương Trường mầm non Đồng Tâm 5 Sáng kiến kinh nghiệm cho các em vui vầy với những con vật quen thuộc như: gà, vịt, ngan ngỗng, chích bông, tu hú… Cùng với việc mở rộng nhận thức về thiên nhiên, truyện, thơ còn mở rộng nhận thức cho các em về xã hội. Qua đó trẻ em biết được nỗi vất vả khó nhọc của người nông dân để làm ra thóc gạo, quá trình sản xuất ra đồ dùng, đồ chơi. Những phong tục tập quán cổ truyền tốt đẹp cũng đến với tuổi thơ qua những tác phẩm văn học. Những tình cảm lớn lao như yêu tổ quốc, yêu đồng bào cũng dần được hình thành trong các em qua các tác phẩm. Ngoài ra thơ, truyện còn dạy các em ý thức chăm chỉ lao động, lòng dũng cảm, sự khiêm tốn, thật thà,… Văn học góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ em. Các em cảm nhận những vẻ đẹp trong mối quan hệ giữa người với người, vẻ đẹp trong các hành động cao thượng của nhân vật trong tác phẩm. Những tác phẩm viết về đề tài thiên nhiên tạo cho các em sự rung cảm với vẻ đẹp của tự nhiên như: cỏ, cây, hoa, lá… Tiếp xúc với tác phẩm văn học, các em còn được làm quen với ngôn ngữ giầu đẹp của dân tộc. Đây chính là điều kiện dể các em phát triển vốn từ, rèn luyện cách nói diễn cảm, cách nói giầu hình ảnh quen thuộc của ông cha ta như: cách nói so sánh, cách nói nhân hóa. Không những thế, ngay từ nhỏ các em đã làm quen với các thành ngữ, các kiểu câu miêu tả, câu cảm thán, câu hỏi. Văn học có ý nghĩa rất lớn với việc giáo dục trẻ thơ, nó góp phần mở ra một chân trời nhận thức cho trẻ, là một phương tiện dẫn dắt trẻ trở thành một con người mới được trau chuốt về ngôn ngữ về nhân cách. 1.2: Cơ sở thực tiễn. Ai cũng biết trẻ mầm non nói chung và trẻ 4 – 5 tuổi nói riêng có sự phát triển cực nhanh về ngôn ngữ theo hướng hoàn thiện dần về các mặt ngữ âm, từ vựng và nắm các cấu trúc câu. Thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với văn học góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Dạy trẻ phát âm chính xác các tiếng mẹ đẻ, làm giầu vốn từ, phát triển khả năng diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, sử dụng ngôn ngữ giọng điệu phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp. Tác giả: Nguyễn Thị Nương Trường mầm non Đồng Tâm 6 Sáng kiến kinh nghiệm Là một giáo viên mầm non ai cũng có thể cảm nhận thấy ở lứa tuổi mầm non trẻ giầu xúc cảm, tình cảm, do đó các em dễ hòa nhập với tâm trạng của các nhân vật trong các tác phẩm văn học, trẻ thường biểu hiện những xúc cảm, tình cảm của mình một cách hồn nhiên, vô tư đúng với tâm lý của trẻ mầm non. Mà đối với trẻ lớp tôi trẻ rất thích thể hiện các tính cách, cử chỉ của các nhân vật sau mỗi lần tôi kể xong một câu chuyện nào đó. Nếu giáo viên cho trẻ tiếp xúc nhiều với văn học sẽ giúp trẻ biết rung động và yêu thích văn học, hào hứng và có nhu cầu tham gia vào các hoạt động văn học nghệ thuật (thích nghe đọc thơ, nghe kể chuyện, đọc thuộc thơ, kể lại chuyện, đóng kịch cho người khác xem). Nhưng thực tế giáo viên còn chưa cho trẻ tham gia nhiều vào các hoạt động văn học nghệ thuật, nếu có cũng rất ít hoặc chưa có chất lượng. Hoạt động cho trẻ làm quen với văn học là một chuyên đề lớn, nó giúp trẻ phát triển về mọi mặt và góp phần không nhỏ vào hình thành nhân cách của trẻ mầm non nói chung và trẻ 4 – 5 tuổi nói riêng. Nhưng trong thực tế giáo viên chưa thực sự quan tâm đến chuyên đề này. Còn lơ là trong việc dạy trẻ hoạt động làm quen văn. Giáo viên chưa truyền thụ hết được cái hay cái đẹp trong các tác phẩm văn học, nếu như vậy trẻ sẽ không biết hết những ý nghĩa tốt đẹp trong tác phẩm. Xuất phát từ thực tế đó, qua nhiều năm tích lũy các kiến thức về chuyên môn, cũng như tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp có kinh nghiệm, cùng với niêm say mê tự học hỏi của bản thân, tôi quyết định đi sâu nghiên cứu về đề tài: “ Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ học tôt hoạt động làm quen văn học cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non Đồng Tâm”. 2. Mục đích chọn đề tài. Mục đích tôi chọn đề tài này nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường mầm non, nhằm tìm ra những biện pháp tích cực và hữu hiệu nhất, để mở rộng vốn sống tự nhiên và xã hội, những phong tục tập quán chuẩn mực đạo đức, những quan hệ giữa con người với con người cho trẻ. Không những vậy còn tạo cho mình một đức tính kiên trì, chịu khó đầu tư trong giảng dạy, trong Tác giả: Nguyễn Thị Nương Trường mầm non Đồng Tâm 7 Sáng kiến kinh nghiệm trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ có hiệu quả nhất. 3. Đối tượng nghiên cứu.(Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài). - Đối tượng: Trẻ mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi. - Phạm vi: Trẻ mẫu giáo lớp B3 trường mầm non Đồng Tâm – Huyện Mỹ Đức – Thành Phố Hà Nội. - Thời gian thực hiện đề tài: Trong một năm học (từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 5 năm 2014). PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận. Trẻ ở tuổi mầm non thật đáng yêu, tâm hồn trẻ thơ ngây, hồn nhiên như tờ giấy trắng. Mọi hoạt động học tập và vui chơi trong quá trình trăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non đều đem lại cho trẻ những điều kỳ lạ, thần tiên. Văn học chính là chiếc cầu nối giữa trẻ với thế giới xung quanh thông qua các tác phẩm thơ, truyện, ca dao, tục ngữ… Tác phẩm văn học bao giờ cũng thể hiện ý đồ của người cầm bút, cho nên tác phẩm văn học là một lời tri ân, một tấc lòng của tác giả gửi gắm. Vì vậy có thể nói, văn học là hoạt động sáng tạo tinh thần, ngôn ngữ của con người, là hình thức giải thích cuộc sống dưới góc độ thẩm mỹ. Theo báo nhân dân, số 1804, ra ngày 21 tháng 2 năm 1959 có viết “Đối với trẻ em phải giáo dục thế nào cho các cháu biết đoàn kết, ham học, ham làm, nhưng phải làm sao cho các cháu giữ được tính chất của trẻ con. Phải làm sao cho trẻ em có kỉ luật nhưng vẫn vui vẻ, hoạt bát chứ không khúm núm, đặt đâu ngồi đấy…” đó là điều mà văn học có thể làm được, vì thông qua các tác phẩm văn học trẻ sẽ học những điều đó trong các bài thơ, câu chuyện, những bài ca dao, tục ngữ… mà trẻ được học, được nghe. Hoạt động làm quen văn học còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, giúp trẻ phát triển trí nhớ, củng cố kiến thức trẻ qua học tập vui chơi, cuộc sống. Không những thế văn học còn là nguồn sữa mẹ nuôi dưỡng, phát triển tâm Tác giả: Nguyễn Thị Nương Trường mầm non Đồng Tâm 8 Sáng kiến kinh nghiệm hồn cho trẻ, truyền cho các cháu vẻ đẹp truyền thống của ông cha ta, lòng nhân ái thuỷ chung tính công bằng yêu lẽ phải, đức cần cù chăm chỉ, yêu nước thương nòi tự tin, lạc quan, yêu đời. Như lời căn dặn của Hồ Chí Minh “Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ” chúng ta những giáo viên mầm non hãy coi những trẻ của lớp mình chính là con của mình, dành những tình cảm tốt đẹp nhất dành cho các em, dùng những lời ru ngọt ngào nhất khi cho các cháu ngủ, kể những câu chuyện, đọc những bài ca dao, tục ngữ…có ý nghĩa nhất để giáo dục dạy dỗ các em thành những con người có ích sau này cho xã hội. Sức mạnh của tác phẩm văn học thật vô cùng to lớn. Trong quá trình cho trẻ tiếp xúc với các tác phẩm, bằng tài năng sư phạm cùng với nghệ thuật đọc và kể chuyện văn học, cô giáo ở trường mầm non sẽ hướng trẻ vào những vẽ đẹp nội dung và nghệ thuật tác phẩm, gây ấn tượng đầu tiên cho trẻ về hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng ngôn ngữ dân tộc. Cần phải dạy trẻ biết lắng mình với tác phẩm văn học, hòa vào cõi mộng mơ, trau rồi thói quen đón nhận được các hòa âm tinh tế thoáng qua, bất chợt đến từ các nguồn sống khác, nghĩa là dạy trẻ tập trung rung động, cái rung động của mình chứ không phải của người khác. Làm quen với tác phẩm văn học còn bao hàm công việc cô giáo tổ chức để trẻ hứng thú bước vào hoạt động văn học nghệ thuật một cách tự nhiên như đọc thơ diễn cảm, kể lại truyện một cách sáng tạo, hóa thân vào các vai diễn trong trò chơi đóng kịch… Để trẻ trở thành một cách chủ thể hoạt động văn học nghệ thuật một cách tích cực, sáng tạo. Việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học tuy mới chỉ là như vậy nhưng nó là việc làm cao cả, có ý nghĩa lớn trong việc hình thành ở trẻ những phẩm chất cao quý, đẹp đẽ của con người, đặc biệt là tình yêu đối với ngôn ngữ nghệ thuật. Trí tưởng tượng phát triển sớm ở trẻ mẫu giáo, là một thứ của trời cho, có tính chất tự nhiên, là tiền đề để cô giáo thực hiện tốt hoạt động đọc và kể tác phẩm. 2. Thực trạng của vấn đề. Hiện nay giáo viên mầm non nói chung và trường tôi nói riêng, việc dạy hoạt động cho trẻ làm quen văn học đã thực sự có nhiều đầu tư vào việc nâng Tác giả: Nguyễn Thị Nương Trường mầm non Đồng Tâm 9 Sáng kiến kinh nghiệm cao các phương pháp giảng dạy, đã chú trọng nhiều đến việc đọc, kể diễn cảm và dạy trẻ kể lại chuyện, kể sáng tạo dưới nhiều hình thức đa dạng và phong. Song việc dạy trẻ đóng kịch còn có nhiều hạn chế. Bên cạnh đó phương pháp lồng ghép tích hợp chưa linh hoạt sáng tạo kết quả trên trẻ chưa cao, trẻ chưa thực sự say mê, hào hứng vào hoạt động. Sử dụng đồ dùng dạy học chưa thẩm mỹ và chưa khoa học, dẫn đến giờ học trẻ ít tập trung chú ý, dẫn đến hiệu quả trên hoạt động chưa cao. Chính những điều này làm tôi suy nghĩ và mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ học tốt hoạt động làm quen văn học cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non Đồng Tâm”. Trong khi thực hiện đề tài này tôi có một số thuận lợi và khó khăn sau: 2.1: Thuận lợi. Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Sở – Phòng giáo dục đã có những buổi tập huấn, kiến tập về các hoạt động cho cán bộ, giáo viên, nhân viện được giao lưu học hỏi lẫn nhau. Không những vậy phòng giáo dục còn mở các lớp học chuyên sâu cho cán bộ, giáo viên, nhận viên được bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Cùng với sự chỉ đạo tận tình của ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn. Hàng tháng trường còn tổ chức các chuyên đề thao giảng, dự giờ chéo để giúp các chị em học hỏi và có kế hoạch cụ thể cho từng hoạt động giúp cô dạy tôt, giúp trẻ học tốt và nắm chắc được các yêu cầu của từng bài. Tạo điều kiện cho giáo viên được trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để cùng nhau dạy tốt. Không những vậy ban giám hiệu luôn tạo mọi điều kiện cho tôi được tham gia các lớp học nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của mình. Nhà trường còn trang bị cho lớp tôi các tranh thơ, truyện, đồ dùng, đồ chơi…phục vụ cho hoạt động làm quen văn học. Các đồng nghiệp trong trường luôn giúp đỡ, góp ý cho tôi những ý kiến hay, bổ ích. Đa số phụ huynh đã nhận thấy tầm quan trọng của bậc học mầm non đối với sự phát triển của con em mình. Vì vậy sự phối hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường nói chung và giữa giáo viên và phụ huynh của lớp tôi nói riêng rất Tác giả: Nguyễn Thị Nương Trường mầm non Đồng Tâm 10 [...]... với trẻ 4 – 5 tuổi là không được vì ở lứa tuổi này nhân cách của trẻ đang hình thành rất nhanh, trí tưởng tượng và óc sáng tạo của trẻ đang rất phát triển Là một giáo viên mầm non lại phụ trách lớp 4 – 5 tuổi tôi không muốn trẻ lớp tôi đạt kết quả như vậy Chính điều này khiến tôi đã suy nghĩ, tìm tòi nghiên cứu và tìm ra các biện pháp sao cho trẻ hứng thú giúp trẻ học tốt hoạt động làm quen văn học, ... 5 trẻ, tỉ lệ tăng 16% + Trẻ đạt trung bình các tác phẩm thơ giảm 4 trẻ, tỉ lệ giảm 12% Các tác phẩm truyện cũng giảm 4 trẻ, tỉ lệ giảm 12% Với việc áp dụng các phương pháp trên tôi thấy trẻ rất hứng thú vào các hoạt động làm quen văn học, không những vậy trẻ rất thích học và luôn mong đến giờ hoạt động làm quen văn học vì hoạt động này trẻ học mà chơi, chơi mà học, không gây áp lực cho trẻ Chỉ có hoạt. .. phá Trẻ hoạt động Tác giả: Nguyễn Thị Nương 26 Trường mầm non Đồng Tâm Sáng kiến kinh nghiệm không bị áp đặt để phát huy năng lực bản thân, được trao đổi nhận xét nên trẻ năng động và học tốt hơn Sau khi thực hiện chuyên đề làm quen văn học bản thân tôi không ngường phấn đấu học tập, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp Qua các hoạt động làm quen văn học trẻ rất hứng thú tham gia vào các hoạt động học tập,... quen văn học, trẻ rất thích kể chuyện, đọc thơ cho mọi người nghe, ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt, các câu từ diễn dật mach lạc Nói chung về hoạt động làm quen văn học trẻ học rất tốt Qua quá trình thực hiện các biện pháp trên vào hoạt động làm quen văn học cho trẻ 4 – 5 tuổi một cách khoa học theo đúng quy trình, biết phối hợp nhuần nhuyễn và phát huy những tích cực của từng phương pháp nên đã đạt... văn học, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non nói chung và trẻ 4 – 5 tuổi nói riêng 3 Biện pháp thực hiện Trong quá trình học tập và thực tế đi dạy cùng với học hỏi các đồng nghiệp, tôi đưa ra các biện pháp nhằm giúp trẻ hứng thú và học tốt hoạt động làm quen văn học Các biện pháp cụ thể như sau: 3.1: Sưu tầm các tác phẩm hay, mới lạ phù hợp với độ tuổi và chủ đề Thường giáo viên khi chọn các... đọc cho trẻ nghe bài thơ “Em vẽ” để gợi ý đề tài cho trẻ VD: Đối với hoạt động khám phá khoa học: Khi dạy trẻ “Tìm hiểu một số luật lệ giao thông” – Chủ đề “Giao thông” khi vào bài tôi cho trẻ đọc bài thơ “Đèn giao thông”… Ở lứa tuổi này tâm lý của trẻ thường mau nhớ chóng quên, nên việc cho trẻ làm quen với văn học ở các hoạt động khác nhau, giúp trẻ củng cố lại các tác 21 Tác giả: Nguyễn Thị Nương Trường. .. hoạt động văn học trẻ mới được đóng kịch, sử dụng rối, xem phim hoạt hình …và có như vậy trẻ sẽ tích cực tham gia vào hoạt động giúp trẻ tập chung chú ý khi cô dạy dẫn đến việc trẻ sẽ nhanh tiếp thu được các nội dung cô truyền tải cho trẻ và đương nhiên sẽ giúp trẻ sẽ học tốt hoạt động làm quen văn học Tác giả: Nguyễn Thị Nương 28 Trường mầm non Đồng Tâm Sáng kiến kinh nghiệm Tôi còn nhận thấy trẻ lớp... Trường mầm non Đồng Tâm Sáng kiến kinh nghiệm phẩm trẻ đã được học Không những vậy ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạnh mẽ nhất Đây là hình thức cho trẻ trải nghiệm những gì mình có sẵn và học tập ở cô và bạn, trẻ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn 3.8: Cho trẻ làm quen văn học qua các hoạt động ngoài giờ Với trẻ mầm non, hoạt động chung chiếm một thời gian rất ngắn so với thời gian của các hoạt động. .. nhất nhưng trẻ vẫn quan sát được hết và khi hoạt động trẻ sẽ có không gian rộng để hoạt động một cách thoải mái, tự tin hơn Tác giả: Nguyễn Thị Nương 13 Trường mầm non Đồng Tâm Sáng kiến kinh nghiệm 3.3: Làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo đưa vào hoạt động Hồ Chí Minh có viết “Trong lúc học, cũng cần làm cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần làm cho chúng học Trẻ mầm non học mà chơi, chơi mà học nếu đồ... củng cố hoặc mở rộng những kiến thức về văn học cho trẻ Ở những giờ hoạt động này, các tác phẩm văn học sẽ đến với trẻ qua hình thức giới thiệu bài hoặc củng cố bài hoặc chuyển hoạt động VD: Đối với hoạt động âm nhạc: Sau khi dạy trẻ hát bài “Mầu hoa” – Chủ đề “Thế giới thực vật”, cuối hoạt động tôi cho trẻ đọc hoặc nghe bài thơ “Hoa kết trái” VD: Hay với hoạt động tạo hình: Khi cho trẻ tập vẽ tự do . HUYỆN MỸ ĐỨC TRƯỜNG MẦM NON ĐỒNG TÂM “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ GIÚP TRẺ HỌC TỐT HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VĂN HỌC CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON ĐỒNG TÂM” LĨNH VỰC : GIÁO DỤC MẦM NON TÁC GIẢ. định đi sâu nghiên cứu về đề tài: “ Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ học tôt hoạt động làm quen văn học cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non Đồng Tâm . 2. Mục đích chọn đề tài. Mục đích. thưởng: Giáo viên giỏi cấp huyện. - Năm vào ngành: tháng 10/2008. II) TÊN ĐỀ TÀI. “ Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ học tôt hoạt động làm quen văn học cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non