1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Rèn chữ viết đúng, đẹp cho học sinh lớp 2 qua phân môn tập viết

33 3,3K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 51,79 KB

Nội dung

Vì vậy tôi chọn đề tài nghiên cứu:“Rèn chữ viết đúng, đẹp cho học sinh lớp 2A qua phân môn Tập viết” * Kết hợp giáo dục, dạy kỹ thuật viết chữ với rèn chính tả, mở rộng vốn từ,phát triển

Trang 1

Hầu hết các chữ viết thường, viết hoa bảng chữ mẫu có chiều cao là một đơn

vị và 2 đơn vị chữ viết có nét thanh, nét đậm

Trong cải cách giáo dục, từ năm 1981 đến nay, mẫu chữ viết ở trường cấp I cónhiều thay đổi so với mẫu chữ thường dùng, dư luận xã hội có nhiều ý kiến phêphán là chữ viết thường đã bỏ đi những nét bụng Chữ viết hoa gần giống chữ inhoa ở dạng đơn giản nhất

Thực hiện nghị quyết 40 của Quốc hội khoá 10 và chỉ thị của thủ tướng chínhphủ triển khai chương trình Tiểu học mới bắt đầu lớp 1 từ năm 2002 đến năm 2003

về kế hoạch mẫu chữ viết trong nhà trường Tiểu học mới

Ngày 16/2/2002 mẫu chữ viết trong trường Tiểu học đã được ban hành và đápứng được các nguyên tắc cơ bản sau:

- Đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống

- Có tính thẩm mĩ

- Đảm bảo tính sư phạm

- Có tính kế thừa phát triển phù hợp với thực tiễn

Trong lịch sử loài người, có nhiều tấm gương không ngại khó, ngại khổ, dàycông luyện tập họ đã trở thành người văn hay, chữ đẹp như Cao Bá Quát, NguyễnVăn Siêu Tấm gương đó lưu truyền mãi mãi cho đời sau noi theo

Trang 2

* Tính cấp thiết: Chữ viết là một công cụ dùng để giao tiếp và trao đổi thông

tin, là phương tiện để ghi chép và tiếp nhận những tri thức văn hoá, khoa học, đờisống Do vậy, ở trong trường Tiểu học việc dạy học sinh biết chữ và từng bước làmchủ được công cụ chữ viết để phục vụ cho học tập và giao tiếp là yêu cầu quantrọng hàng đầu của môn Tiếng Việt

Dạy chữ viết gắn liền với kĩ năng đọc, phục vụ thiết thuẹc cho HS viết chính

tả, viết đoạn văn, bài văn ngắn

Phân môn Tập viết là tiền đề cho các môn học khác và giữ gìn sự trong sángcủa Tiếng Việt

Sự yếu kém của phân môn Tập viết đã hạn chế đến các môn học khác Đâychính là lí do khiến tôi phải đổi mới phương pháp dạy phân môn Tập viết để nâng

Trang 3

cao hiệu quả về chữ viết và học tập của HS Vì vậy tôi chọn đề tài nghiên cứu:

“Rèn chữ viết đúng, đẹp cho học sinh lớp 2A qua phân môn Tập viết”

* Kết hợp giáo dục, dạy kỹ thuật viết chữ với rèn chính tả, mở rộng vốn từ,phát triển tư duy Góp phần rèn luyện cho các em một số đức tính tốt: cẩn thận, tỉ

mỉ, óc thẩm mỹ, ý thức tự trọng và tôn trọng người khác đây cũng là cơ sở tốt nhất

để giáo dục lòng yêu quý của các em đối với Tiếng Việt, đó chính là thứ ngôn ngữriêng của dân tộc ta Qua đó các em có thái độ đúng đắn , biết bảo vệ và tôn trọngngôn ngữ Tiếng Việt, ngôn ngữ rất riêng của quê hương Việt Nam

Mặt khác, việc nghiên cứu đề tài này giúp tôi trau dồi thêm kinh nghiệmgiảng dạy thực tế, qua sách vở góp phần nâng cao tay nghề cho bản thân, tập dượtnghiên cứu về một vấn đề khoa học, đáp ứng yêu cầu của nhà trường, đáp ứng nhucầu giáo dục trong thời đại mới

Việc nghiên cứu đề tài này là mong muốn tới mức cao nhât của bản thân tôikhi dạy môn tập viết lớp 2 do tôi đảm nhiệm Giúp HS có những hiểu biết nhấtđịnh về mẫu chữ do Bộ GD ban hành, nhằm tạo diều kiện cho các em rèn kĩ năngviết chữ hoa cụ thể:

Nhớ được hình dáng, các chữ cái viết hoa theo mẫu quy định (29 chữ cái M 1+ mẫu 2)

Trang 4

Nắm được kích cỡ của của từng chữ viết hoa (thể hiện trong khung chữ trongmối quan hệ với chữ viết thường: VD : trong cùng một cỡ chữ các chữ cái viết hoa

A, Ă, Â, B, C có độ cao bằng các chữ cái viết thường b, g, h,l , y – 2,5 đơn vị Riêng hai chữ cái Y, G được viết với chiều cao 4 đơn vị )

Nắm được thao tác viết từng nét chữ tạo nên các chữ cái viết hoa ( đưa bút,lia bút theo đúng qui trình viết)

Dạy cho HS biết nối ( ghép ) chữ cái viết hoa với chữ thường trong một chữghi tiếng, để đảm bảo tính thẩm mĩ, phục vụ cho yêu cầu viết chính tả và trình bàybài

Mặt khác, một vấn đề quan trọng nữa là: phải làm thế nào để HS luôn hiểu vàhướng dẫn thế nào để HS viết đúng, viết đẹp

Đây là cả một quá trình lâu dài mà bắt buộc mỗi người thầy chúng ta phảiquan tâm và chú ýngay từ đầu đối với HS Tiểu học

1.3 Thời gian nghiên cứu:

Từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 5 năm 2010 Lớp 2A - Trường Tiểu học AnSinh A

II Phần nội dung

II.1 Chương I: TổNG QUAN

I Nghiên cứu lí luận :

* Tầm quan trọng của phân môn Tập viết:

Trong bộ môn Tiếng Việt gồm có các phân môn: Tập đọc, Chính tả, Luyện từ

và câu, Tập làm văn, Kể chuyện, Tập viết.Tất cả các phân môn của bộ môn TiếngViệt giúp cho người học chiếm lĩnh nền văn hoá Việt, đó là công cụ để giao tiếp ,

tư duy và học tập, là ngôn ngữ nói, ngôn ngữ việt Do vậy phân môn Tập viết trongtrường Tiểu học là quan trọng hàng đầu của môn Tiếng Việt, giúp HS hình thànhnăng lực và thói quen viết đúng mẫu, đúng chính tả, rèn tính cẩn thận cho HS

Trang 5

Năm học 2009 - 2010 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 2A, đồngthời trực tiếp 2 phân môn: Chính tả và Tập Viết tại trường Tiểu học An Sinh A.Trong quá trình tìm hiểu chữ viết của HS và trực tiếp giảng dạy ở môn Tập viết ởcác lớp 2,3 tôi thấy tỉ lệ HS viết chữ xấu, sai mẫu còn khá cao ở các lớp.

Tôi thấy rằng tầm quan trọng của phân môn Tập viết trong giai đoạn hiện nay

là rất cấp bách

II Cơ sở lí luận:

1 Cơ sở tâm lí học:

Mục đích của phân môn Tập viết là:

+ Rèn kĩ năng viết chữ cho HS theo đúng mẫu quy định,

+ Kết hợp kĩ thuật dạy viết chữ với rèn kĩ năng viết đúng chính tả, mở rộngvốn từ ngữ phục vụ cho học tập và phát triển tư duy Góp phần rèn luyện nhữngphẩm chất như: tính cẩn thận, lòng yêu thích cái đẹp, tinh thần trách nhiệm, ý thức

tự trọng thể hiện qua chữ viết

2 Cơ sở ngôn ngữ học:

Trong quá trình hình thàn biểu tượng về chữ viết và hướng dẫn HS viết chữ, giáoviên thường sử dụng tên gọi các nét cơ bản để mô tả hình dáng, cấu tạo và quy trìnhviết một chữ cái theo các nét viết và quy định ở bảng mẫu chữ

+ Nét viết

+ Nét cơ bản

Dùng tên gọi các nét cơ bản , mẫu chữ cái viết hoa có nhiều nét cong, nétlượng tạo dáng Để hướng dẫn học sinh nhận diện hình chữ cái viết hoa phục vụyêu cầu thực hành luyện viết chữ là chính, không sa vào phần phân tích lí thuyếtcấu tạo nét chữ

Tên gọi các kiểu chữ chỉ dùng khi giáo viên mô tả cấu tạo, hình dáng chữviết hoa cho cụ thể, rõ ràng Không bắt HS học thuộc nhưng phải nắm chắc quytrình viết mẫu chữ

III Chương trình SGK

Trang 6

- SGK phân môn Tập viết được lồng ghép trong SGK Tiếng Việt lớp 2 tập 2.

1 Vở thực hành tập 1 1 2 của HS

- Mỗi tuần có 1 tiết, cả năm học có 35 tiết, mỗi tiết học có 35 phút

- Cấu tạo một bài tập viểt trong SGK gồm 2 phần:

+ Viết chữ hoa

+ Viết ứng dụng (Tên riêng dịa danh, câu ca dao, câu tục ngữ)

-Bài viết quy định HS phải viết những phần sau:

+ Tập viết ở lớp

+ Tập viết chữ nghiêng tự chọn

+ Luyện viết thêm

+ Có 2 hình thức luyện viết : luyện viết chữ viết hoa trong PP chương trình vởtập viết 2 và luyện viết trong vở luyện viết chữ đẹp

Mỗi bài tập viết được in trong 2 trang vở liền kề

Thời gian một tiết học rất là ngắn, mà phần viết HS phải thực hành rất lànhiều

Qua tìm hiểu cấu tạo một bài viết trong vở thực hành của HS tôi có vài nhậnxét sau:

Cấu trúc của một bài viết còn dài Mẫu chữ cái viết hoa có nhiều nết phứctạp Do vậy trong quá trình hướng dẫn giáo viên cần phải sử dụng nhiều đồ dùngtrực quan mô tả bằng lời ngắn gọn cho HS dễ hiểu

Cho HS luyện viết bảng con, GV uốn nắn, sửa sai chỉ ra từng chỗ sa để HS có

ý thức tự sửa chữa và rèn luyện mình

II.2 Chương 2: Nội dung vấn đề Nghiên cứu

II.2.1 Đặc điểm HS Trường Tiểu học An Sinh A

Trang 7

- 100% các em sống ở vùng niền núi, cha mẹ các em đa số làm nghề nông.Điều kiện kinh tế ở một số gia đình còn hạn chế, còn có những gia đình khôngquan tâm đến việc học tập của con em mình, còn coi nhẹ việc học tập và phó mặccho nhà trường Bản thân các em chưa có ý thức tự giác trong học tập, học mangtính chất học cho xong Do các nguyên nhân trên dẫn đến kết quả học tập của các

em chưa cao Phong trào giữ vở sạch, viết chữ đẹp còn hạn chế

II.2.2 Quan điểm của giáo viên về giờ tập viết:

- Nhiều GV còn xem nhẹ về phân môn Tập viết Chưa nghiên cứu hết tầmquan trọng và chưa hiểu hết tầm quan trọng của nó Nhiều giờ dạy mang tính chất

là cho HS quan sát qua mẫu chữ qua loa GV phân tích cấu tạo chữ còn lúng túng,chưa cụ thể hoặc chưa chính xác Dẫn đén HS còn lơ mơ, chưa nắm chắc quy trìnhviết

- Luyện viết trên bảng con: GV chưa chu đáo, tỉ mỉ chỉ ra cái mà HS còn sai,

HS chưa có ý thức tự sửa chữa

- Khi hướng dẫn HS tự viết bài GV còn coi thường việc HS quan sát mẫu chữ,

HS chưa nắm được điểm đặt bút và điển dừng bút, dẫn đến HS viết sai, từ tồn tạitrên dẫn đến kết quả giờ tập viết đạt chưa cao

II.2 3 Thực tế môn tập viết của lớp, của khối, của trường:

* Thực tế của lớp:

- Lớp có 1/3 hs viết xấu, viết chưa đúng mẫu chữ quy định Chữ viết sai lỗichính tả, viết mất dấu thanh, bỏ nét chữ

Một số em viết chậm, bài viết còn bỏ giở, chư có ý thức tự rèn luyện

Về thực trạng của khối, của toàn trường đều rơi vào tình trạng nêu trên

Để khắc phục được tình trạng trên, theo tôi bản thân mỗi giáo viên phải cótrách nhiệm, đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, để giờ học đạt kết quảcao

Trang 8

Về phía HS: Bản thân mỗi HS phải có ý thức tự rèn luyện mình tron tất cả cácmôn học và có thói quen giữ vở sạch, viết chữ đẹp.

Qua thực tế giảng dạy và quá trình tìm hiểu đối tượng HS lớp 2A TrườngTiểu học An Sinh A Tôi thấy trong khi viết bài còn mắc phải lỗi sai cụ thể là: Bài chữ hoa B: Lỗi HS sai là 2 nét cong phải đều viết bằng nhau

Bài chữ hoa E: Lỗi sai là nét xoắn nhỏ viết không cân đối

Bài chữ hoa H: Lỗi sai là nét khuyết ngược và nét khuyết xuôi viết khôngcân đối, HS thường víêt đầu to, đầu nhỏ

Bài chữ hoa P: Lỗi sai là nết cong trái nhỏ hơn nét cong phải

Bài chữ hoa R: Lỗi sai là nét cong phải trên to hơn nét móc ngược phải Bài chữ hoa T: Nét conh trái lượn nhiều về bên trái

Bài chữ hoa X: Nét xiên trên và nét xiên dưới không đều nhau

Bài chữ hoa V: Không có độ lượn của nết móc xuôi phải

Ngoài những lỗi HS hay viết saỉ mẫu chữ cái hoa, HS hay viết sai ở cụm từứng dụng, sai về chính tả, sai dấu thanh và khoảng cách, độ cao các chữ

Ví dụ :

Cụm từ ứng dụng:

- Bạn bè xum họp viết thành Bạn bè sum họp

- Chia ngọt sẻ bùi – Chia ngọt xẻ bùi

- Dân giầu nước mạnh – Dân ràu nước mạnh

- Góp sức chung tay – Góp xức trung tay

Qua xem xét các bài tập viết, thu vở chấm bài viết tại chỗ của HS tôi thấy cókết quả như sau:

Sĩ số HS: 20 em

+ Sai mẫu chữ : 7 em = 35%

Trang 9

+ Sai cỡ chữ : 5 em = 25%

+ Sai quy trình : 6 em = 30%

+ Sai khoảng cách : 5 em = 25%

Ngoài các lỗi trên, các em còn mắc phải một số lỗi khác: Khi viết những tiếng

có chữ viết hoa, các em lia bút còn ngắt quãng, không liền mạch, chưa kể bài viếtcủa một số em còn bẩn, trình bày chưa khoa học theo yêu cầu

Để khảo sát thêm một số yêu cầu luyện viết, tôi cho các em viết thêm trong vởluyện viết vào buổi 2, các em viết sai về mẫu chữ khá phổ biến Phần chữ đứng,một số em viết thành chữ nghiêng

II.2.4 Thực tế giảng dạy:

Thực tế giảng dạy ở Trường Tiểu học An Sinh A: để nắm được tình hình thực

tế của học sinh và tồn tại của phân môn Tập viết lớp 2 nói riêng và phân môn Tậpviết của cả trường nói chung, tôi đã dự một số giờ iập viết sau:

3/ Dự giờ tiết 1:

Tập viết ( Đồng chí Dạo lớp 2D)Bài 4: Chữ hoa C

I ổ n định:

II Kiểm tra bài cũ:

+ GV hỏi : “ Giờ trước chúng ta học bài gì?

+ GV gọi 2 HS lên bảng viết chữ hoa B, từ ứng dụng Bạn, cả lớp viết bảngcon

+ Lớp và GV nhận xét, sửa sai, ghi điểm

III Bài mới :

Trang 10

1 Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay cô hướng dẫn các con tập viết chữ

hoa C

2 Hướng dẫn viết chữ hoa:

- GV hướng dẫn mẫu:

+ GV đính mẫu chữ hoa C lên bảng

- Yêu cầu HS quan sát và trả lời:

Chữ hoa C cao mấy dòng li?

Chữ hoa C gồm mấy nét? Đó là

những nét nào?

*) GV hướng dẫn quy trình viết:

Đặt bút trên đường kẻ 6, viết nét

cong dưới rồi chuyển hướng viết

tiếp nét cong trái, tạo thành vòng

xoắn to ở đầu chữ, phần cuối nét

cong trái lượn vào trong, dừng bút

Trang 11

GV giải nghĩa cụm từ: Phải thương

yêu, đùm bọc lẫn nhau

Yêu cầu HS quan sát tiếp cụm từ

ứng dụng

Những chữ nào cao 2,5 li? Chữ nào

cao 1,5 li?1,2 li? 1 li?

*) GV hướng dẫn HS viết chữ “

Chia” vaò bảng con,

+ GV uốn nắn, sửa sai

4/ Hướng dẫn HS viết vào vở tập

viết

+ GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết,

cách để vở, cách cầm bút và quan

sát kỹ mẫu trước khi viết bài

+ GV theo dõi, uốn nắn

HS viết bài vào vở tập viết

Nhận xét giờ dạy

* Ưu điểm: Thời gian phân bố hợp lí

+ Bài dạy đi đủ và đúng các bước

+ Dạy đúng đặc trưng của một giờ Tập viết

+ Giáo viên hướng dẫn HS tỉ mỉ, nhẹ nhàng, tình cảm

Trang 12

+ HS nắm được bài và áp dụng viết bài tốt.

Dự giờ Tiết 2 : Tập viết ( Đ/C Nguyễn Thị Ngoan Lớp 2B)

Bài 6: Bài Chữ hoa Đ

I ổ n định

II Kiểm tra bài cũ:

+ GV kiểm tra bài viết ở nhà, nhận xét

+ 2 HS nhắc lai bài viết trước

+ 2 em lên bảng viết chữ hoa D và lớp viết cụm từ ứng dụng : Dân giàu nướcmạnh

+ GV nhận xét, ghi điểm

III Dạy bài mới:

1 Giới thiệu bài: Bài hôm nay cô hướng dẫn các con tập viết tiếp chữ hoa Đ.

- GV gắn mẫu chữ hoa lên bảng

2 Hướng dẫn HS viết chữ hoa:

a Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:

Chữ hoa Đ cao mấy dòng li?

Chữ hoa Đ được viết bằng mắy nét?

Đó là những nét nào?

Chữ hoa Đ cao 5 dòng li

Chữ hoa Đ gồm 2 nét.Nét1 như chữhoa D, nét 2 là nét thẳng ngang(ngắn)

Trang 13

- GV nêu quy trình viết: Nét 1 : viết

liền 1 nét để tạo thành chữ hoa D

- Nét 2: từ điểm dừng bút của nét 1

lia bút xuống đường kẻ 3 ( gần giữa

thân chữ), viết nét thẳng ngang ngắn

( nết viết trùng đường kẻ), để thành

chữ hoa Đ

- GV viết mẫu, vừa viết , vừa nêu

quy trìh viết cho HS nắm được

- Yêu cầu HS viết bảng con chữ hoa

Đ - Đẹp

- GV uốn nắn, sửa sai

b, Hướng dẫn cụm từ ứng dụng:

“ Đẹp trường, đẹp lớp”

+ Yêu cầu HS đọc cụm từ trên

Con hiểu cụm từ trên như thế nào?

3 Hướng dẫn HS viết bài vào vở

+ HS thực hành trên bảng con theoyêu cầu của GV

2 học sinh đọc – cả lớp đọc đồngthanh

+ Đưa ra lờ khuyên luôn giữ gìntrường lớp sạch đẹp

+ d, g, l cao 2m 5 li, p cao 2 li, t cao1,5 li,các chữ còn lại cao 1 dòng li

Trang 14

Tập viết.

- GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết,

cách cầm bút, để vở

-Yêu cầ HS quan sat kĩ mẫu chữ

trước khi viết

- Giáo viên đi đúng đặc trưng của phân môn Tập viết

- Thời gian phân bố hợp lí

- GV hướng dẫn mẫu chữ tỉ mỉ, đầy đủ

- Đồ dùng và thiết bị dạy học hợp lí, khoa học

- Giáo viên nhẹ nhàng, tình cảm, tự tin

* Tồn tại:

- GV viết mẫu chữ hoa chưa chính xác, chưa quan tâm đến các đối tượng HS

- 50% HS trong lớp viết chưa đẹp, sai mẫu, sai khoảng cách, cach đánh dấuthanh

- 1 số em trình bày chưa sạch sẽ

Trang 15

* Từ 2 tiết dạy trên tôi thấy rằng: để HS nắm được quy trình viết chữ hoa và

áp dụng viết từ ứng dụng tốt thì mỗi giáo viên phải có nhiều sự đầu tư và nghiêncứu kỹ cho tiết dạy, về phía HS phải có sự cố gắng rèn luyện để viết đẹp và đúngmẫu chữ

II 2 5 Nguyên nhân của các lỗi sai và các biện pháp sửa chữa:

1 Nguyên nhân 1: Viết sai mẫu chữ quy định

- Hiện tượng mắc lỗi sai này khá phổ biến trong nhà trường, cái khó là ở chữcái viết hoa, có nhiều nét cong phức tạp Bên cạnh đó khi giáo viên hướng dẫn viếtthì một số HS không chú ý quan sát, còn hời hợt, xem nhẹ phân môn này

*Biện pháp:

- Để khắc phục được tồn tại này, GV phải đưa ra nhiều hình thức rèn luyệnkhác nhau

- GV chú trọng vào bước quan sát và nhận xét của HS

- HS có nắm được đặc điểm, cấu tạo của nét chữ, nắm được quy trình tiếnhành viết, biết được cách đặt bút từ đâu? và điểm dừng bút ở chỗ nào? Làm tiền đềvững chắc từng bước để áp dụng thực hành luyện viết tốt

2 Nguyên nhân 2:

- Tính cẩu thả khi thực hành luyện viết:

+ Nhiều em HS chưa trú trọng vào bài viết, chưa có tính cẩn thận và chínhxác Các em chỉ viết thật nhanh để cho hết lượng bài được giao, chưa hiểu hết đượctầm quan trọng của chữ viết Các em còn coi thường bước quan sát mẫu trước khiviết

Trang 16

- Viết bài theo hiệu lệnh của GV là: viết từng dòng, hết một dòng dừng lại đểtìm xem mẫu chữ nào viết chưa đúng, chưa chuẩn Sau mới chuyển sang dòngkhác.

- Để thực hiện được điều này GV phải đi quan sát từng HS, đặc biệt là phảiquan tâm tới những HS yếu, viết chữ xấu

- GV phải chấm, chữa bài thường xuyên, để phát hiện ra cái cẩu thả của HS đểkịp thời uốn nắn các em để các em luyện viết đúng và đẹp hơn

3 Nguyên nhân 3:

- Tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách để vở, xê dịch vở khi viết:

Với HS lớp 2, các em mới làm quen với cách cầm bút, cách để vở, cách xêdịch vở và tư thế ngồi viết, vì vậy GV phải chú trọng công việc này trong mỗi giờtập viết để uốn nắn kịp thời cụ thể là:

* Tư thế ngồi viết:

Ngồi lưng phải thẳng, không tì ngực vào bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở từ 25

-30 cm, hai chân song song thoải mái

* Cách cầm bút:

Cầm bút bằng tay phải, tay trái tì nhẹ lên mép vở,cầm bút bằng 3 ngón tay,(ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa) với độ chắc vừa phải, (không cầm bút chắc quá haylỏng quá Khi viết dùng 3 ngón tay di chuyển bút nhẹ nhàng từ trái sang phải Cầmbút nghiêng về bên phải, cổ tay, khuỷu tay, cánh tay cử động nhẹ nhàng

Ngoài ra chữ mẫu của GV phải thật chuẩn so với mẫu chữ hiện hành, khi GVhướng dẫn HS luyện viết chữ hoa, GV phải nói và viết cùng một lúc cho HS quansát và theo dõi, vừa viết vừa nhắc HS lưu ý độ cao, nét giống và khác nhau với cácchữ đã học.Đối với phần HS luyện viết tên riêng, câu ứng dụng , GV cần hướngdẫn HS luyện viết từng tên riêng trên bảng con, GV uốn nắn, rút kinh nghiệm GV

Ngày đăng: 25/12/2014, 22:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w