PHÒNG GD&ĐT QUẬN SƠN TRÀ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH NGUYỄN VĂN THOẠI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Ý KIẾN NHẬN XÉT, XẾP LOẠI CỦA NHÀ TRƯỜNG Tên đề tài : Một số phương ph
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO QUẬN SƠN TRÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VĂN THOẠI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài:
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH DẠY MÔN
TẬP ĐỌC LỚP 2 – TIẾT 2 – TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VĂN THOẠI
Đề tài thuộc lĩnh vực : Chuyên môn Người thực hiện : Lê Thị Kim Hoa Chức vụ : Giáo viên
Sinh hoạt tại tổ chuyên môn : Tổ 1, 2, 3
Năm học: 2010 – 2011
Trang 2PHÒNG GD&ĐT QUẬN SƠN TRÀ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH NGUYỄN VĂN THOẠI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Ý KIẾN NHẬN XÉT, XẾP LOẠI CỦA NHÀ TRƯỜNG
Tên đề tài : Một số phương pháp và quy trình dạy môn tập đọc lớp 2 – tiết 2 trường tiểu học Nguyễn Văn Thoại
Mã số :
Tác giả : Lê Thị Kim Hoa
Chức vụ : Giáo viên
Bộ phận công tác : Tổ 1, 2, 3
TỔ CHUYÊN MÔN
Nhận xét:
Xếp loại :
Ngày tháng năm 2011 TỔ TRƯỞNG HỘI ĐỒNG KHGD TRƯỜNG Nhận xét:
Xếp loại :
Ngày tháng năm 2011 HIỆU TRƯỞNG
PHÒNG GD&ĐT
Nhận xét:
Trang 3
Xếp loại:
Ngày tháng năm 2011
TRƯỞNG PHÒNG
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH DẠY MÔN TẬP ĐỌC LỚP 2 –
TIẾT 2 – TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VĂN THOẠI
A ĐẶT VẤN ĐỀ
I CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Viện sĩ M.R Lơ Vốp đã định nghĩa : “Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ,
là quá trình chuyển dạng hình thức chữ viết sang lời nói có âm thanh thông hiểu
Nó ứng với hình thức đọc thành tiếng là quá trình chuyển trực tiếp chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh ( ứng với đọc thầm )” Đây là một định nghĩa rất phù hợp với việc giảng dạy bộ môn tập đọc ở bậc tiểu học Do đó muốn dạy tốt môn tập đọc, người giáo viên tiểu học phải xác định được yêu cầu và nhiệm vụ quan trọng của môn tập đọc Nhiệm vụ quan trọng nhất là phải hình thành năng lực đọc của học sinh, đó là:
1/ Đọc đúng
2/ Đọc nhanh ( Đọc lưu loát, trôi chảy )
3/ Đọc có ý thức ( Thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu )
4/ Đọc hay ( Mà ở mức cao hơn là đọc diễn cảm )
Qua việc dạy môn tập đọc còn giáo dục học sinh lòng ham mê đọc sách, hình thành phương pháp và thói quen làm việc với sách, làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học cho học sinh
Môn tập đọc ở tiểu học nói chung và lớp 2 nói riêng đặt ra một nhiệm vụ quan trọng Trong các giờ tập đọc học thuộc lòng, học sinh biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ đã tạo cho các em sự say mê hứng thú và để lại một vốn văn học đáng
kể cho các em Cũng thông qua các bài văn học sinh học được hiểu thêm về các vùng miền của đất nước, hiểu được công sức của các tầng lớp nhân dân đang ra sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hiểu được các truyền thống quý báu của dân tộc
Môn tập đọc có tác dụng mạnh mẽ trong giáo dục mỹ cảm, học sinh yêu cái đẹp, rung cảm trước các đẹp trong thiên nhiên, cái đẹp trong xã hội, cái đẹp trong văn chương Môn này có thể rèn luyện cho học sinh tư duy trừu tượng và cả tư duy logic Giờ tập đọc, ngoài việc dẫn dắt học sinh và cho học sinh tìm đại ý để phát triển óc tổng hợp, tìm bố cục để phát triển óc phân tích Ngoài ra, học sinh còn được rèn luyện óc tưởng tượng, phán đoán, ghi nhớ
Trang 4Muốn thực hiện tốt những điều trên, mỗi giáo viên cần nắm vững phương pháp dạy cũng như quy trình cơ bản để dạy tốt môn tập đọc
II THỰC TRẠNG:
Dạy tập đọc theo chương trình thay sách mới, đó là một điều rất mới với mỗi giáo viên Trong tay mỗi giáo viên có hai quyển sách (Bài soạn, Thiết kế giảng dạy) và nhiều tài liệu khác để tham khảo Làm thế nào để chắt lọc và vận dụng dạy học đạt hiệu quả ? Điều đó đòi hỏi mỗi cá nhân phải trải qua thực tế giảng dạy, có năng lực sáng tạo và vận dụng
Từ nhận thức sâu sắc về vấn đề trên, tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để có một quy trình và phương pháp dạy tốt môn tập đọc Nắm vững phương pháp, nắm vững quy trình mạch lạc, khoa học và hợp lý sẽ tạo nên chất lượng dạy và học
Được sự giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo nhà trường về chuyên môn, qua việc dự giờ thăm lớp, thực tế dạy hàng ngày và học tập nghiên cứu sách báo tài liệu, nhất là qua việc dự giờ và góp ý các tiết tập đọc, tôi xin mạnh dạn trình bày một số biện pháp đã thực hiện
B BIỆN PHÁP
I CHUẨN BỊ:
1 Muốn dạy tốt môn tập đọc, ngay từ những tuần đầu, giáo viên cần nhanh chóng xác định, phân loại âm, vần của học sinh lớp mình hay phát âm sai và hoàn chỉnh nhanh nhóm học sinh cùng phát âm sai một từ nào đó, có thể phát âm sai ở
âm đầu, âm cuối hay vần của mỗi tiếng, nhất là các nguyên âm đôi, dấu thanh
2 Lập bảng thống kê : Giáo viên lập một bảng thống kê như sau:
DANH SÁCH HỌC SINH LỚP
Các âm thường đọc sai Đọc sai
ở dấu thanh
Sai do phát
âm của cá nhân
Ghi chú
Âm đầu
Âm
t/k
Trên cơ sở đó, giáo viên phân loại nhóm để luyện đọc cho học sinh Ví dụ: Học sinh A, B gốc ở Huế hay đọc sai âm cuối:
Trang 5t → c ( ngạt thở → ngạc thở ), n → ng ( cái bàn → cái bàng )
Học sinh C, D gốc ở Bắc hay đọc sai âm đầu:
n → l ( Hà Nội → Hà Lội ), s → x ( ngôi sao → ngôi xao )
Các em xứ Nghệ thường sai dấu thanh:
~ → ( dũng cảm → dụng cảm, có bão → có bạo )
Từ đó, thông qua mỗi giờ tập đọc, giáo viên có kế hoạch sửa sai cho từng
em, từng nhóm em Riêng cột ghi chú sẽ ghi ngắn gọn sự tiến bộ và một số biện pháp đã thực hiện hữu hiệu Công việc này đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, tỉ mỉ thực hiện luyện phát âm đều đặn qua mỗi tiết tập đọc
II NẮM VỮNG QUY TRÌNH DẠY:
Ngoài những việc làm thông thường như kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới, giáo viên cần chủ động nắm vững các quy trình để dạy tốt môn tập đọc bằng cách
cụ thể hóa các bước nhỏ trong mỗi phần cơ bản Ví dụ ở phần luyện đọc, giáo viên đọc mẫu xong, ta có thể chia làm 3 bước như sau:
Hoạt động của giáo viên
* Bước 1: Cho HS đọc, phát hiện từ
khó trong đoạn 1
GV phát hiện từ khó và ghi lên bảng
- Từ này khó đọc ở bộ phận nào của
tiếng? Trong lớp ta có bạn nào thường
đọc sai?
- GV hoặc một học sinh giỏi phát âm
mẫu
- Em hãy tìm câu văn có từ khó đọc vừa
rồi
- Kết hợp cho HS đọc chú giải từ khó
hiểu về nghĩa ( nếu có )
* Bước 2:Luyện đọc ngắt giọng kết
hợp với luyện đọc lại đoạn 1
- GV treo bảng phụ (có ghi câu văn cần
luyện đọc ngắt giọng) và đọc
- Các em đã được luyện đọc đúng và
luyện đọc ngắt giọng, em nào xung
phong đọc tốt lại đoạn này?
Thực hiện tương tự như vậy với các
đoạn còn lại
* Bước 3: Luyện đọc đoạn Ví dụ bài
văn có 3 đoạn (3 phần)
- GV tổ chức các hình thức luyện đọc
Hoạt động của học sinh
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn 1
- HS nêu rõ phần khó của âm đầu, âm cuối, phần vần hoặc đầu thanh của tiếng
- HS yếu đọc → Đọc cá nhân → Đọc đồng thanh
- HS luyện đọc từ khó trong câu
- HS đọc chú giải trong sách giáo khoa
- Một HS đọc đoạn 1
- HS phát hiện chỗ cần luyện đọc ngắt giọng, nhấn giọng
- HS đọc cá nhân → Đọc đồng thanh
- Một vài HS đọc
- HS nối tiếp đọc 3 đoạn của bài
- Luyện đọc trong nhóm (3 em)
- Cử đại diện thi đọc giữa các nhóm, hoặc 3 em ở nhóm này thi đọc với 3 em
Trang 6- GV nhận xét và ghi điểm.
- Một học sinh đọc toàn bài
Ở phần đọc trong nhóm, giáo viên cần lưu ý học sinh nhỏ hay phân tán, nên khi có hiệu lệnh đọc nhóm, giáo viên cho các em để nguyên vị trí trang sách đang
mở, lần lượt chồng các sách tập đọc lên nhau theo nhóm 2 đến 3 em trong một bàn
để các em tiện tập trung theo dõi, chỉnh sửa cho nhau Khi nghe hiệu lệnh trở về vị trí ban đầu, học sinh lấy nhanh quyển sách của mình Giáo viên hỏi: “Em hãy nhận xét các bạn trong nhóm của mình đọc bài như thế nào ?” Học sinh đưa ra nhận xét của mình Qua thực tế giảng dạy, đa số các em đã tìm được tiếng, từ các bạn đọc sai Giáo viên đọc mẫu, sửa sai cho những học sinh đó
Thống kê số lần học sinh được luyện đọc trong tiết tập đọc Ví dụ trong bài
“Gấu trắng là chúa tò mò” (bài tập đọc này được chia làm 3 phần):
Các phần Luyện đọc từ Luyện đọc câu Luyện đọc đoạn Đọc cả bài
Luyện đọc
Nhìn vào bảng thống kê, ta thấy nhiều học sinh được luyện đọc trong một tiết tập đọc Luyện đọc kỹ lưỡng từ đơn vị nhỏ nhất của vỏ ngữ âm:
âm → tiếng → từ câu → đoạn → bài
Nâng dần từ: đọc đúng → đọc hiểu → đọc diễn cảm toàn bài văn
Đó là trình tự khoa học và hợp lý để dạy tốt một tiết tập đọc
III MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐỂ DẠY TỐT MÔN TẬP ĐỌC:
1 Phát hiện từ “chốt”:
Muốn phát hiện ra từ ngữ quan trọng của bài, giáo viên phải đọc kỹ văn bản, tìm ra dấu hiệu của từ “chốt”, đặt từ đó trong văn cảnh và giả sử: Nếu không có từ
đó, câu văn, đoạn, bài có hay nữa không ? Khai thác từ đó nhằm mục đích gì ? Đã
Trang 7phù hợp với mục tiêu bài dạy chưa? Từ đó phải nêu bật được nội dung, mục tiêu của bài dạy
Chẳng hạn bài “Những quả đào” (Sách TV lớp 2, tập 2) muốn nói về lòng tốt, tình thương bạn, sự quan tâm chăm sóc của Việt đối với người bạn bị ốm, người ông nói:
“Cháu là người có tấm lòng nhân hậu” Nhân hậu chính là từ “chốt”, từ cần
giảng
Khi nói về một cây si đang sống tươi tốt, to khỏe, tràn đầy sức sống, tác giả
tả: Thân cây to, cành lá sum suê (Trích bài Cây si già – Sách TV lớp 2, tập 2).
Sum suê là từ “chốt”.
Khi đưa những từ “chốt” ra, giáo viên cần xem xét chúng đã đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu của bài chưa Các từ “chốt” có những từ dùng “đắt” tạo nên giá trị nghệ thuật của bài
Ví dụ: “Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát
vàng” (Trích bài Sông Hương – Sách TV lớp 2, tập 2) Cái vẻ đẹp của thiên nhiên
huyền ảo, thơ mộng dưới ánh trăng vàng chiếu xuống dồng sông Hương, gió thổi
nhẹ, mặt nước lay động tạo nên một vẻ đẹp gói gọn trong hai từ lung linh, thì đây
chính là từ chúng ta cần khai thác
Cần chú ý các từ có dấu hiệu nghệ thuật đó là những từ giàu màu sắc biểu cảm như các từ láy, từ đa nghĩa, từ có kết hợp bất thường, từ bộc lộ cảm xúc, từ mang nghĩa bóng và từ chuyển nghĩa
Ví dụ như:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất tỏ
2 Nắm vững cách giải nghĩa từ:
Giáo viên cần phải nắm vững 7 cách giải nghĩa từ:
- Giải nghĩa từ bằng trực quan
- Giải nghĩa từ bằng ngữ cảnh
- Giải nghĩa từ bằng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, đặt câu
- Giải nghĩa từ bằng cách phân tích các yếu tố tạo từ
- Giải nghĩa từ bằng rút ra nghĩa chung của một nhóm từ
- Giải nghĩa từ bằng miêu tả sự vật
- Giải nghĩa từ bằng định nghĩa
Chú ý nghĩa của từ trong bài khác với nghĩa của từ khi đứng riêng lẻ trong từ điển, nên cần đặt vào văn cảnh để giải nghĩa từ đó Cần sử dụng giải nghĩa từ với nhiều biện pháp khác, biết lựa chọn cách giải nghĩa cho phù hợp với loại từ và vai trò của từ trong văn bản Khi dạy một bài tập đọc, cần tránh cách giảng từ theo một kiểu đơn điệu, ví dụ chỉ chú trọng về đặt câu để giải nghĩa sẽ làm cho tiết dạy khô khan, buồn tẻ Nên nắm vững 7 cách trên để tiết dạy sinh động và phong phú
3 Một số lưu ý khi giáo viên dạy phần tìm hiểu bài:
* Biết chuyển những câu nói phức tạp, khó hiểu thành những câu nói đơn giản dễ hiểu, phù hợp với học sinh tiểu học
Trang 8* Không nên nói với giọng đều đều vô cảm, lời nói cần có ngữ điệu.
* Không đọc thuộc lời nói được viết ra từ giáo án một cách khô khan
* Ngôn ngữ của giáo viên phải có cảm xúc, nhẹ nhàng và cuốn hút sự chú ý của học sinh
* Khi đặt một câu hỏi, nếu học sinh không trả lời được thì phải biết chuyển câu hỏi về dạng khác dễ hiểu hơn để học sinh trả lời được
* Bám sát chủ đề bài học, hướng dẫn từng bước, luôn luôn quan sát để tin chắc mọi học sinh nghe theo mình
* Khi sang nội dung khác, cần chốt nội dung cơ bản, có sự liên kết chuyển tiếp chặt chẽ giữa các phần
C KẾT QUẢ
1 Nắm vững chính xác số học sinh cần luyện đọc từ khó để lên kế hoạch giảng dạy hàng
ngày cho thích hợp Từ đó đã luyện phát âm từ khó đúng đối tượng học sinh cần rèn qua mỗi tiết tập đọc Sơ bộ thống kê kết quả của lớp tôi với 17 học sinh như sau:
Nội dung
2 Luyện đọc từ khó, giáo viên cho học sinh tìm đơn vị nhỏ nhất cấu tạo
tiếng là âm (âm dầu, âm cuối, vần, dấu thanh), nơi xuất phát dẫn tới việc phát âm sai của học sinh để sửa “tận gốc” và theo một trình tự hợp lý đã nêu
3 Giúp cho học sinh được luyện từ đọc đúng, đọc hiểu đến đọc diễn cảm bài
tập đọc Ngoài phần đọc đồng thanh, đọc trong nhóm, đọc thầm mà tất cả học sinh được tham gia thì số lần đọc trước lớp của học sinh được khá nhiều
4 Cụ thể hóa các bước dạy ở quy trình luyện đọc giúp giáo viên chủ động
nắm vững quy trình, không bỏ sót các bước nhỏ Phần luyện đọc ngắt giọng, nhấn giọng được lồng vào mỗi đoạn (phần của bài) nhằm giúp học sinh có nhiều cơ hội được luyện đọc đúng Sự kết hợp tìm từ khó hiểu về nghĩa cũng được lồng trong phần này, vì khi nắm vững về nghĩa sẽ giúp học sinh đọc tốt hơn trong mỗi đoạn
5 Qua phần khai thác từ “chốt”, giáo viên giúp học sinh hiểu được nội dung
bài, cảm nhận được cái hay, cái đẹp qua bài văn thơ miêu tả, hay qua câu chuyện kể
Trang 96 Nhanh chóng xác định được “từ chìa khóa” để hiểu được văn bản, có thể
không cần hiểu nghĩa của tất cả các từ, mà chỉ cần xác định được từ quan trọng, “từ chìa khóa (từ chốt)” để tìm hiểu nội dung của bài
* Hiện nay, việc dạy môn tập đọc theo phương pháp mới vẫn còn rất mới mẻ,
thời gian để tích lũy kinh nghiệm còn ít, tôi xin phép được nêu lên vài kinh nghiệm nhỏ của mình trong quá trình giảng dạy đã bước đầu mang lại những kết quả đáng khích lệ Mong rằng kinh nghiệm này được sự góp ý của Ban Chuyên môn và các bạn đồng nghiệp để tôi có thể giảng dạy tốt hơn nữa trong thời gian tới
D KẾT LUẬN
Thông qua thực tế giảng dạy trên lớp hàng ngày tôi đi đến kết luận rằng: Muốn rèn luyện cho học sinh đọc tốt thì vai trò của người thầy giáo đặc biệt quan trọng, bởi người thầy giáo luôn là tấm gương sáng, mẫu mực trong cách đọc để học sinh bắt chước, Trong mỗi giờ tập đọc, người thầy phải hướng dẫn cách đọc cho học sinh thật tỉ mỉ từng từ ngữ, từng câu văn, từng đoạn văn, phải kiên trì uốn nắn, sửa chữa kịp thời tùy theo từng đối tượng học sinh thật tận tình chu đáo
Vì vậy mỗi giáo viên phải thực sự yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình, gương mẫu trong phương pháp soạn giảng, luôn trau dồi nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp để nâng cao chất lượng dạy và học ở các môn, đặc biệt là môn tập đọc ở tiểu học
Để giúp đỡ các em học tốt thì đòi hỏi người giáo viên phải nhiệt tình, kiên trì, bên cạnh đó phải có sự nhiệt tình ủng hộ của phụ huynh học sinh và ý thức tự giác học tập của học sinh
* Phải thực hiện xây dựng cho học sinh một nề nếp học tập, học ở trường, ở nhà
* Phải thống nhất một quy ước làm việc với học sinh trong từng buổi học
* Phỉa tập cho học sinh một thói quen học tốt là giúp các em trau dối về đọc ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ Đó cũng chính là trách nhiệm của mỗi người giáo viên
Đà Nẵng, ngày tháng 01 năm 2011
Người viết
Lê Thị Kim Hoa