Hình 2.4: Lao động định biên và lao động thực tế 2004-2006

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Bưu điện tỉnh Hà Giang (Trang 37 - 39)

100 150 200 250 300 ĐH và trên ĐH

Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp Chưa qua đào tạo Ng ườ i Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Hình 2.3: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn 2002-2006

(Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ Lao động - Bưu điện tỉnh Hà Giang)

2.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH HÀ

GIANG

2.3.1 Lập kế hoạch nhân lực

1. Căn cứ và nội dung xây dựng kế hoạch

Vào khoảng tháng 10 hàng năm, trên cơ sở hướng dẫn xây dựng kế hoạch của Tập đoàn, Bưu điện tỉnh tiến hành xây dựng các loại kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của Đơn vị bao gồm cả kế hoạch nhân lực cho năm sau. Căn cứ lập kế hoạch bao gồm:

Thứ nhất là kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tập đoàn giao cho, gồm có: - Kế hoạch phát triển mạng lưới BCVT

- Kế hoạch sản xuất kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ - Kế hoạch đầu tư trang thiết bị kỹ thuật

Thứ hai là hệ thống định mức lao động đang áp dụng tại Bưu điện tỉnh Hà Giang

Kế hoạch nguồn nhân lực được thực hiện sau cùng so với các kế hoạch khác của Đơn vị. Căn cứ vào các chỉ tiêu của những kế hoạch nói trên và hệ thống định mức lao động đang áp dụng, Đơn vị sẽ tính toán xem cần bao nhiêu lao động với trình độ, phẩm chất, kỹ năng như thế nào để có thể hoàn thành khối lượng công việc được giao trong năm kế hoạch.

Chương 2: Thực trạng công tác quản trị nhân lực tại Bưu điện tỉnh Hà Giang

giới tính, độ tuổi, chức năng, theo hình thức hợp đồng lao động; số lượng tuyển dụng trong năm, số lượng thuyên chuyển, sa thải, nghỉ hưu. Từ đó, Đơn vị xác định mức độ đáp ứng của số lượng lao động hiện có đối với kế hoạch sản xuất kinh doanh: mỗi loại lao động thừa hay thiếu bao nhiêu? cần phải có thêm những phẩm chất, kỹ năng nào?

Nội dung kế hoạch nhân lực được xây dựng cụ thể như sau:

* Tính toán định biên lao động

Đơn vị căn cứ vào chiến lược kinh doanh, kế hoạch phát triển mạng lưới, kế hoạch doanh thu, sản lượng, kế hoạch phát triển dịch vụ mới, hệ thống định mức lao động và hệ thống tiêu chuẩn chức danh đang áp dụng tại Đơn vị để tính toán định biên lao động cho năm kế hoạch. Trên cơ sở thống kê, phân tích số lao động hiện có, các Đơn vị sẽ tính toán được số lượng lao động giảm trong năm và cân đối giữa cung và cầu nhân lực để lập kế hoạch nhân lực.

Định biên lao động của Đơn vị được xác định bằng công thức:

Lđb = Lcn + Lpv + Lql + Lbs

Trong đó: Lcn: Định biên lao động công nghệ

Lpv : Định biên lao động phục vụ

Lql : Định biên lao động quản lý

Lbs : Định biên lao động bổ sung

* Xác định lao động tăng thêm trong năm kế hoạch

Trên cơ sở những căn cứ xây dựng kế hoạch nhân lực như đã trình bày ở trên, Đơn vị tiến hành xác định số lao động tăng thêm trong năm kế hoạch với những yêu cầu về trình độ, ngành nghề.

* Xác định lao động giảm năm kế hoạch

Trên cơ sở phân tích thực trạng lao động, thực tế sử dụng lao động tại các Đơn vị năm thực hiện và một số năm trước, Đơn vị xác định số lao động giảm năm kế hoạch. Lao động giảm năm kế hoạch là số lao động đến tuổi nghỉ hưu, số lao động xin nghỉ việc, thuyên chuyển công tác, chấm dứt hợp đồng lao động, các trường hợp kỷ luật buộc thôi việc đã xác định trước.

* Xác định lao động bình quân năm kế hoạch:

Lao động bình quân năm kế hoạch = Lao động có đến 31/12 năm trước + Lao động tăng thêm năm kế hoạch - Lao động giảm năm kế hoạch

Luận văn tốt nghiệp - Hoàng Bích Thảo - D2003QTKD 36

2. Tình hình thực hiện kế hoạch nhân lực

Bảng 2.4: Lao động định biên và lao động thực tế 2004-2006

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

LĐ Định biên 500 510 524

LĐ thực tế 493 499 507

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Bưu điện tỉnh Hà Giang (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w