2003 37,4 46,2 35,23 106,16 2004 44,59 53,2 44,56 100,06 2005 47,12 60,3 48,93 92,3 2006 52,2 68,8 52,15 100,09
(Nguồn: Phòng Kế hoạch Đầu tư XDCB - Bưu điện tỉnh Hà Giang)
Nhìn vào bảng tổng hợp doanh thu chi phí có thể thấy Bưu điện tỉnh luôn hoàn thành xuất sắc kế hoạch doanh thu mà Tập đoàn giao. Riêng năm 2005 không hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch, đặc biệt là 2 chỉ tiêu cơ bản về doanh thu và phát triển máy điện thoại, mức tăng trưởng về sản lượng các dịch vụ chủ yếu đều rất thấp, trong đó một số dịch vụ có giá trị doanh thu cao như điện thoại cố định nội hạt, điện thoại cố định liên tỉnh và bán thẻ trả trước giảm sút nhiều so với năm 2004. Nguyên nhân cơ bản là do những khó khăn về phát triển mạng lưới và sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ BCVT khác trên địa bàn. 29,2 37,4 44,59 47,12 52,2 43,5 46,2 53,2 60,3 68,8 0 10 20 30 40 50 60 70 80 2002 2003 2004 2005 2006 Tỷ đ ồn g
Tổng doanh thu phát sinh Tổng chi phí
Chương 2: Thực trạng công tác quản trị nhân lực tại Bưu điện tỉnh Hà Giang
Mặc dù doanh thu luôn tăng trưởng qua các năm nhưng Bưu điện tỉnh Hà Giang có đặc trưng là chi phí luôn cao hơn doanh thu. Điều này là do Hà Giang là một tỉnh miền núi các điều kiện về kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu so với các tỉnh khác; mức độ tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ BCVT thấp; vốn kinh doanh chủ yếu tập trung vào đầu tư xây dựng cơ bản, mà việc đầu tư này lại rất tốn kém và gặp nhiều khó khăn. Có thể kể ra một số nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của Bưu điện tỉnh Hà Giang như sau:
Về kinh tế xã hội: Hà Giang là một tỉnh được xếp vào loại đặc biệt khó khăn, nền kinh tế nội lực còn rất kém, chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách hỗ trợ của Trung ương, GDP tính trên đầu người: năm 2005 là 3,2 triệu đồng/người/năm; năm 2006 là 3,8 triệu đồng/người/năm. Trong mấy năm qua do đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng quá năng lực, không có khả năng thanh toán vốn đầu tư, đến năm 2006 nhiều doanh nghiệp (theo số liệu điều tra có đến 90% doanh nghiệp trong tỉnh) đang mất cân đối về tài chính, hoạt động cầm chừng làm hạn chế rất lớn tới nhu cầu sử dụng các dịch vụ Bưu chính Viễn thông.
Về phát triển mạng lưới: mặc dù với tinh thần nỗ lực tập trung cao độ triển khai các dự án trọng điểm để mở rộng tăng cường năng lực mạng lưới, xong do vướng mắc nhiều ở khâu thủ tục thẩm định phê duyệt và kỹ thuật xây lắp nên tiến độ nhiều công trình hoàn thành rất chậm không đáp ứng kịp theo yêu cầu phát triển dịch vụ và sản xuất kinh doanh. Sự vướng mắc chậm chễ đó gây khó khăn rất lớn cho việc phát triển thuê bao cố định ở một số khu vực do không có cáp và không có số tổng đài; dung lượng đường truyền cho mạng di động và internet ở một số huyện chưa đáp ứng được.
Chất lượng của một số trạm BTS hoạt động không ổn định thường hay mất liên lạc kéo dài. Tình trạng nghẽn mạch, rớt sóng di động trong năm còn khá phổ biến gây thất thoát về doanh thu cước. Mạng di động của Công ty Dịch vụ viễn thông Vinaphone triển khai rất chậm so với các mạng khác trên địa bàn tỉnh như mạng của Vietel, EVN. Tại các trung tâm huyện và các xã Vietel đã có trạm phát sóng di động thu hút nhiều khách hàng vì ở những vùng này mạng Vinaphone chưa có trạm phát hoặc đã có nhưng chất lượng không tốt dẫn tới không bắt được sóng.
Về thị trường: Môi trường kinh doanh đã có sự cạnh tranh mạnh của công ty Vietel về điện thoại di động với lợi thế về giá cước hòa mạng và giá cước liên
Luận văn tốt nghiệp - Hoàng Bích Thảo - D2003QTKD 32