SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM BẮC NINH ---**---KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP VẬN DỤNG LÍ THUYẾT HỘI THOẠI ĐỂ DẠY MỘT SỐ BÀI TẬP ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2 Tên sinh viên thực hiện: Ng
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM BẮC NINH
-** -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
VẬN DỤNG LÍ THUYẾT HỘI THOẠI ĐỂ DẠY MỘT SỐ BÀI TẬP ĐỌC CHO
HỌC SINH LỚP 2
Tên sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Anh Thu
Chuyên ngành: Giáo dục tiểu học
Bắc Ninh, năm 2016
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trang 2TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM BẮC NINH
-** -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
VẬN DỤNG LÍ THUYẾT HỘI THOẠI ĐỂ DẠY MỘT SỐ BÀI TẬP ĐỌC CHO
HỌC SINH LỚP 2
Người hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thị Nguyệt Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Anh ThuLớp: CĐTH K33E
Bắc Ninh, năm 2016
Trang 3Xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị Nguyệt đã tận tình, chu đáo hướng dẫn em thực hiện khóa luận này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất Song do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận với thực tế giảng dạy cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh được những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được Em rất mong nhận được sự góp ý của các quý thầy, cô để khóa luận được hoàn chỉnh hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Bắc Ninh, ngày tháng năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Thị Anh Thu
MỤC LỤC
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU Trang
1 Lý do chọn đề tài
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4 Phương pháp nghiên cứu
5 Cấu trúc của khóa luận
Chương 1: C¬ së lÝ luËn vµ thùc tiÔn
1.1 Khái quát về hội thoại
1.1.1 Khái niệm hội thoại
1.1.2 Hiệu quả của hội thoại
1.1.3 Cấu trúc hội thoại
1.1.3.1 Cuộc thoại là đơn vị hội thoại lớn nhất của hội thoại
1.1.3.2 Đoạn thoại
1.1.3.3 Cặp thoại (còn gọi là cặp trao - đáp) và tham thoại
1.1.4 Quy tắc hội thoại
1.1.4.1 Quy tắc luân phiên lượt lời
1.1.4.2 Quy tắc liên kết
1.1.4.3 Quy tắc tôn trọng thể diện
1.1.4.4 Quy tắc khiêm tốn và quy tắc cộng tác hội thoại
1.1.5 Hội thoại trong dạy học tiếng Việt ở tiểu học
1.2 Đề xuất quy trình dạy học Tập đọc có sử dụng hội thoại cho học sinh lớp 2
Chương 2: VẬN DỤNG LÝ THUYẾT HỘI THOẠI
ĐỂ DẠY MỘT SỐ BÀI TẬP ĐỌC LỚP 2
2.1 Thống kê các bài tập đọc trong chương trình sách giáo khoa lớp 2
2.2 Vận dụng lý thuyết hội thoại để dạy một số bài tập đọc cho học sinh lớp 2
Trang 5Mục tiêu cơ bản và trước tiên của môn tiếng Việt ở bậc tiểu học là chú trọng:
“phát triển các kĩ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh trên cơ sở những tri thức căn
bản, nhằm từng bước giúp các em làm chủ được công cụ ngôn ngữ để học tập trong nhàtrường và giao tiếp một cách đúng đắn, mạch lạc, tự nhiên, tự tin trong các môi trường
xã hộ thuộc phạm vi lứa tuổi” Trong đó, mục tiêu quan trọng nhất là hình thành và phát triển kỹ năng sử dụng tiếng Việt như một công cụ để học sinh học tập và giao tiếp.
Vấn đề cung cấp tri thức tiếng Việt được xác định là gắn trực tiếp với việc học tiếng
Trang 6Việt và chỉ nhằm ý thức hóa các kĩ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh, biến các kĩnăng đó thành hoạt động giao tiếp Vì vậy việc quan tâm đến những nội dung đổi mới làhết sức cần thiết đối với người giáo viên Tiểu học.
Tập đọc là một trong những phân môn của môn tiếng Việt ở trường tiểu học, bỏivậy nó góp phần thực hiện mục tiêu ấy Với quan điểm dạy học tiếng Việt là dạy mộtcông cụ để giao tiếp và tư duy thì việc dạy Tập đọc với những bài học và việc dẫn dắtcâu thoại của giáo viên có vai rò hết sức quan trọng Vấn đề dạy học đọc một số kiểucâu và việc giáo viên dùng câu thoại để giúp học sinh nắm được bài trong các văn bảnđọc sao cho có hiệu quả, đạt được mục tiêu đề ra đang được nhiều nhà nghiên cứu giáodục quan tâm Việc nắm vững nội dung chương trình, vận dụng lí thuyết về hội thoại đểdạy một số văn bản đọc sao cho đạt hiệu quả cao nhất cũng là một mối quan tâm củanhiều cán bộ giáo dục, giáo viên và phụ huynh Việc áp dụng câu hội thoại vào một sốvăn bản đọc ở nhà trường tiểu học đã được áp dụng ở nhiều trường, nhiều giáo viênnhưng vẫn chưa có hiệu quả Việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực sử dụngcác câu thoại của giáo viên còn thiếu cơ sở khoa học, cũng như việc phối kết hợp cácphương pháp dạy học chưa thành thạo dẫn đến hiệu quả dạy học các văn bản đọc cácvăn bản đọc có vận dụng lí thuyết hội thoại vẫn chưa thật sự hiệu quả
Từ những yêu cầu về khoa học và thực tế đó chúng thôi đã chọn đề tài: “Vận dụng lí thuyết hội thoại để dạy mốt số bài tập đọc cho học sinh lớp 2”.
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
b Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học tiếng Việt trong trường Tiểuhọc
Trang 7- Khảo sát các bài tập đọc trong sách tiếng Việt 2 để làm rõ nội dung kiến thức vàcác kĩ năng càn rèn luyện.
- Tìm hiểu việc vận dụng lí thuyết về hội thoại để dạy Tập đọc cho học sinh lớp 2
- Đề xuất quy trình dạy học Tập đọc có sử dụng hội thoại và thực nghiệm một sốtiết Tập đọc và áp dụng hội thoại ở lớp 2
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn tiếng Việt ở Tiểu học
-Đối tượng nghiên cứu:
+ Thực trạng dạy học phân môn Tập đọc ở lớp 2 của giáo viên và học sinh.+ Vận dụng lí luận dạy học Tập đọc ở Tiểu học và lí thuyết hội thoại để dạymột số bài Tập đọc cho học sinh lớp 2
4 Phương pháp nghiên cứu
- Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết: khảo sát thống kê; so sánh đối chiếu;phan tích tổng hợp
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: thực nghiệm sư phạm; thống kê; phântích,
5 Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận cấu trúc của luận văn gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận thực tiễn
1.2 Khái quát về hội thoại
1.2.1 Khái niệm hội thoại
1.1.2 Hiệu quả của hội thoại
1.1.3 Cấu trúc hội thoại
1.1.3.1 Cuộc thoại là đơn vị hội thoại lớn nhất của hội thoại
1.1.3.2 Đoạn thoại
1.1.3.3 Cặp thoại (còn gọi là cặp trao - đáp) và tham thoại
1.1.4 Quy tắc hội thoại
1.1.4.1 Quy tắc luân phiên lượt lời
1.1.4.2 Quy tắc liên kết
Trang 81.1.4.3 Quy tắc tôn trọng thể diện
1.1.4.4 Quy tắc khiêm tốn và quy tắc cộng tác hội thoại
1.1.5 Hội thoại trong dạy học tiếng Việt ở tiểu học
1.2 Đề xuất quy trình dạy học Tập đọc có sử dụng hội thoại cho học sinh lớp 2
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Khái quát về hội thoại
1.1.1 Khái quát về hội thoại
1.1.1.1 Định nghĩa hội thoại
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người Hoạt động giao tiếpgồm giao tiếp một chiều và giao tiếp hai chiều Giao tiếp một chiều là giao tiếp chỉ cómột bên nói cong bên kia tiếp nhận hay còn gọi là độc thoại Giao tiếp hai chiều là bênnày nói và bên kia phản hồi lại Lúc đó vai trò của hai bên thay đổi: bên nghe trở thành
Trang 9bên nói và bên nói lại trở thành bên nghe, đó là hội thoại Hoạt động giao tiếp phổ biếnnhất, căn bản nhất của con người là hội thoại.
Hội thoại là một dạng hoạt động ngôn ngữ khác với hoạt động vật lí Nó bao gồm
ít nhất là hai nhân vật, có thể hơn hai (đa thoại) Hội thoại có thể dưới hai dạng hoặc làlời ăn tiếng nói trong sinh hoạt hàng ngày của con người nói chung hoặc lời trao đáp giữacác nhân vật trong các văn bản
Khi bàn về hội thoại có rất nhiều định nghĩa Chúng tôi xin đưa ra một quan niệm
về hội thoại như sau: Hội thoại là một trong những hoạt đọng ngôn ngữ thành lời giữa hai hoặc nhiều nhân vật trực tiếp, trong một ngữ cảnh nhất định mà giữa người nói và người nghe có sự tương tácqua lại về hành vi ngôn ngữ hay hành vi nhận thức nhằm đi đến một đích nhất định.
1.1.2 Hiệu quả của hội thoại
a Tác động đến nhận thức
Qua hội thoại, con người truyền cho nhau những kinh nghiệm, hiểu biết về nhữnghiện thực khách quan, trong các lĩnh vực chính trị, khoa học, văn học, nghệ thuật đờisống trên cơ sở đó thúc đẩy xã hội phát triển
b Tác động đến tình cảm
Qua hội thoại, con người thiết lập mức độ quan hệ tình cảm, thường xuyên đốithoại (gặp gỡ, trò chuyện), dẫn tới tình cảm tốt đẹp được thiết lập:
Năng mưa thì giếng năng đầy
Anh năng đi lại mẹ thầy năng thương (Ca dao)
Năng đi lại được hiểu ở đây là năng gặp gỡ, giao tiếp tạo những cuộc hội thoại.
Bên cạnh đó, hội thoại cũng có thể dẫn đến kết quả không thiết lập được quan hệtình cảm tốt đẹp nếu các nhân vật tham gia hội thoại không tôn trọng các quy tắc hộithoại, dẫn đến điều qua tiếng lại, xúc phạm đến thể diện của nhau, làm cho quan hệ tìnhcảm xấu hơn khi chưa hội thoại
c Tác động đến hành động
Qua hội thoại (trao đáp) các nhân vật hội thoại sẽ tác động đến nhau, dẫn đến hànhđộng cần thiết của mỗi bên để đạt được mục đích hội thoại
Trang 10Ví dụ: trong mua bán, qua trao đáp (mặc cả) dẫn đến “ngã giá”, người mua vàngười bán đều đạt được mục đích.
1.1.3 Cấu trúc hội thoại
Hội thoại là một cấu trúc với những đơn vị của nó
Người ta thường nhắc đến các đơn vị sau của hội thoại: Cuộc thoại, đoạn thoại,cặp thoại, tham thoại
Ngoài ra, có người còn kê thêm hành động ngôn ngữ và sự kiện lời nói vào danhsách các đơn vị hội thoại
1.1.3.1 Cuộc thoại là đơn vị hội thoại lớn nhất của hội thoại
Cuộc thoại có thể được xác định theo:
- Sự thống nhất về nhân vật hội thoại - khi những người tham gia hội thoại thayđổi thì cuộc thoại cũng thay đổi;
- Sự thống nhất về môi trường hội thoại, tức sự thống nhất về thời gian và địađiểm;
- Sự thống nhất về chủ đề
Ngoài ra, cuộc thoại còn có thể được xác định dựa vào những dấu hiệu hình thức
để xác định danh giới cuộc hội thoại như tuyên bố khai mạc, bế mạc trong các cuộc họp
1.1.3.3 Cặp thoại (còn gọi là cặp trao - đáp) và tham thoại
Cặp thoại là đơn vị cơ sở của hội thoại Cặp thoại được tạo nên từ các tham thoại
Trang 11Ví dụ:
(1)Sp1: Chào!
(2)Sp2: Chào!
(3)Sp1: - Thế nào?
(4)S2: Bình thường Còn cậu thế nào?
Sắp xếp các diễn ngôn trong các đoạn thoại trên thành các cặp ta có:
Cặp thoại I: (1-Sp1) Chào-(2-Sp2) Chào
Cặp thoại II: (3-Sp1) Thế nào? - (4-Sp2) bình thường
Phần còn lại của (4) trong lượt lời của Sp2 sẽ cùng tham thoại khác tiếp theo củaSp1 để tạo nên cặp thoại 3
Như vậy, khái niệm tham thoại và lượt lời không trùng với nhau Một lượt lời cóthể chỉ gồm một tham thoại (các lượt lời 1,2,3) nhưng cũng có thể gồm nhiều tham thoại(lượt lời 4)
Trong cặp thoại tham thoại mở đầu là tham thoại dẫn nhập, còn tham thoại thứ hai
là tham thoại hồi đáp
1.1.4 Quy tắc hội thoại
1.1.4.1 Quy tắc luân phiên lượt lời
Khi có hai người hội thoại , người kia nói khi người này nhường lượt lời lại choanh ta theo cách người này kế tiếp người kia, không có sự “giẫm đạp” lên lời của nhau(theo thứ tự A-B-A-B), mỗi lượt lời của người nói trong hội thoại gọi là một lượt lời Mộtcuộc giao tiếp bình thường là cuộc giao tiếp không quá ngắn (nói cộc lốc) hoặc quá dài(một người nói dài lê thê)
- Các lượt lời có thể được một người điều khiển phân phối hoặc do các nhân vậthội thoại tự thương lượng một cách không tường minh với nhau
Kết thúc lượt lời của người này thì bắt đầu lượt lời của người kia Dấu hiệu kết
thúc lượt lời trọn vẹn về ý nghĩa, cú pháp, ngữ điệu, các câu hỏi các hư từ: nhé, nghe, à, ạ,
Nếu trong hội thoại có hơn hai thành viên tham gia thì người tiếp theo tham gialượt lời sẽ là người được người vừa nói chọn đáp Ví dụ: người nói dùng ánh mắt nhìn lâu
Trang 12vào người này (B) hoặc trong nội dung lượt lời của người nói đã có ván đề liên quan đến
B Lúc này B sẽ ý thức được nhiệm vụ của mình là tiếp theo lời A
Ví dụ: trao đổi về “Lối sống sinh viên” với nhóm học sinh, sinh viên gồm 5 ngườitrong đó có một người là sinh viên sư phạm
A: sinh viên chúng ta phải có lối sống lành mạnh, phải có ý thức lập nghiệp, vớisinh viên sư phạm thì chúng ta phải làm thế nào nhỉ (nhìn về phía sinh viên Sư phạm)?Tất nhiên, người đáp sẽ là sinh viên sư phạm chứ không phải bốn người kia
- Có khi do phép lịch sự, những người hội thoại nhường lời cho nhau hoặc mờinhau nói Lúc này khoảng thời gian giữa hai lượt lời có thể kéo dài hơn mức bình thường
1.1.4.2 Quy tắc liên kết
Một cuộc hội thoại không phải là sự lắp ghép ngẫu nhiên, tùy tiện các phát ngôn,các hành vi ngôn ngữ mà là các lượt lời kế tiếp nhau cùng hướng về một chủ đề, một đíchgiao tiếp, đáp ứng nhu cầu giao tiếp của nhau, liên kết chặt chẽ với nhau Nếu không cótình trạng liên kết hội thoại thì sẽ dẫn đến tình trạng “ông nói gà, bà nói vịt” của nhữngngười điếc
Tính liên kết hội thoại thể hiện trong lòng một phát ngôn, giữa các phát ngôn, giữacác hành vi ngôn ngữ, giữa các đơn vị hội thoại Nguyên tắc liên kết có thể mềm dẻo linhhoạt mà cũng có thể chặt chẽ tùy theo tính chất của các cuộc thoại
1.1.4.3 Quy tắc tôn trọng thể diện
Những biểu hiện tôn trọng quy tắc thể diện:
Để đạt được mục đích hội thoại, các nhân vật hội thoại cần tôn trọng thể diện củanhau
Ông cha ta có câu: Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Đó chính là nguyên tắc tôn trọng thể diện Biểu hiện:
Nên tránh không đụng chạm đến mặt yếu của người đối thoại Nếu buộc lòng phảinói thì chọn cách nói sao cho người đối thoại ít bị xúc phạm nhất
Ngay khi người đối thoại với mình đưa ra một yêu cầu, một lời đề nghị, một lờixin cực kì vô lý cũng không nên bác bỏ “thẳng thừng” Ví dụ: Không muốn cho ai đóvay tiền nhưng cũng không nên nói: Tôi có tiền nhưng cũng không cho anh vay đâu!
Trang 13Khi hội thoại cả hai phía phải tránh những hành vi ngôn ngữ xúc phạm đến thểdiện của nhau như vạch tội, chửi bới, nhiếc móc, Ví dụ: Đồ ế chồng (nhiếc người quálứa ); đồ cô độc cô quả (nhiếc người không có con).
Nguyên tắc tôn trọng thể diện của người hội thoại đòi hỏi chúng ta phải tôn trọngthể diện của người khác cũng như giữ gìn thể diện của mình Bởi thế để tôn trọng thểdiện của nhau, người Việt đã sử dụng các biện pháp tu từ như: nói giảm, nói vòng, sửdụng các công thức xã giao, nói dối vì lịch sự,
Không xâm phạm lãnh địa hội thoại của người khác, không trả lời thay, nói hớt,cướp lời giành phần nói của người khác
1.1.4.4 Quy tắc khiêm tốn và quy tắc cộng tác hội thoại
Quy tắc khiêm tốn yêu cầu các nhân vật tham gia hội thoại tránh tự khen ngợimình, tránh bộc lộ “cái tôi” nên để đằng sau cái “chúng tôi”
Quy tắc cộng tác hội thoại: Cộng tác hội thoại là vuệc làm cần thiết để duy trì vàđem đến thành công cho cuộc thoại “Hãy làm cho phần đóng góp của anh chị (vào cuộcthoại – đích hội thoại) mà nó xuất hiện phù hợp với đích hay phương hướng của cuộc hộithoại mà anh, chị đã chấp nhận tham gia vào” (Đại cương ngôn ngữ học, tập hai, Đỗ HữuChâu, NXB Giáo dục, H, 1988)
Khi những người tham gia hội thoại tôn trọng phương châm này thì cuộc hội thoạiđạt tính chất năng động hội thoại Có nghĩa là cuộc hội thoại tuần tự diễn đến đích đến,không luẩn quẩn, không giật lùi trở lại hoặc không đi đến đâu
Biểu hiện của sự cộng tác hội thoại:
- Các lượt lời phải cùng một đề tài, một phạm vi hiện thực được nói đến
- Các lượt lời phải chính xác, cụ thể, hướng đích hội thoại , không lan man
- Các lượt lời phải có trật tự, ngắn gọn, cụ thể, dễ hiểu
- Tránh lối nói tối nghĩa, mập mờ
Ví dụ: trong đoạn hội thoại giữa Dế Mèn và Dế Choắt, thì Dế Choắt rất tôn trọngquy tắc cộng tác hội thoại (muốn bàn bạc thỏa thuận với người đối thoại) còn Dế Mèn đã
vi phạm quy tắc đó (chỉ muốn mình nói mà không muốn nghe người đối thoại nói)
1.1.5 Hội thoại trong dạy học tiếng Việt ở tiểu học
Trang 14Thực chất dạy tiếng Việt hội thoại ở tiểu học là dạy học theo quan điểm giao tiếp,
là sự biểu hiện của phương pháp dạy học: phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo củahọc sinh, kích thích học sinh có nhu cầu muốn suy nghĩ, phát biểu, trả lời, giải đáp, muốngiao tiếp mà đích của giao tiếp là hiểu sâu sắc nội dung của bài giảng
Dạy hội thoại ở tiểu học là đáp ứng yêu cầu cơ bản của dạy học Tiếng Việt đó là:dạy học theo quan điểm giao tiếp Một trong những đặc trưng và yêu cầu cơ bản của loàingười là giao tiếp mà hội thoại (giao tiếp bằng lời) là hoạt động giao tiếp căn bản thườngxuyên phổ biến của sự hành chức ngôn ngữ Qua các hội thoại, người nói và người nghetrao đổi các nội dung thông tin, bày tỏ tư tưởng, tình cảm, thái độ theo những đề tài,những đích giao tiếp nhất định Bất kì ở đâu, lĩnh vực nào, nghề nghiệp gì cũng cần đếnhội thoại, đặc biệt trong dạy học, hội thoại càng quan trọng Dạy hội thoại ở tiểu học làcách dạy trao đáp: Giáo viên khuyến khích học sinh trả lời, uốn nắn các em học sinh khitrả lời sai hoặc diễn đạt chưa tốt, kích thích nhu cầu tranh luận giải đáp, có nhu cầu nóinên những băn khoăn, thắc mắc của mình trong quá trình chiếm lĩnh tri thức Dạy hộithoại rất cần thiết với giáo viên và học sinh
-Đối với giáo viên: Hội thoại không chỉ đơn thuần là hoạt động giao tiếp với mọingười mà còn là yêu cầu năng lực của nhà giáo Mỗi tiết giảng trên lớp được coi như mộtcuộc thoại giữa giáo viên và học sinh về một đề tài nhất định, được quy định bởi chươngtrình và sách giáo khoa Bên cạnh đó, giáo viên phải có kĩ năng nghe (nghe học sinh phátbiểu trên lớp, tâm sự ngoài giờ của học sinh về bài giảng) từ đó tìm hiểu phương phápdạy học sát đối tượng, phát huy tích cực của học sinh, lôi cuốn các em hứng thú tham giavào tiết học, có kĩ năng nói sao cho đạt đích của hội thoại
Để đạt được kĩ năng đó, người dạy phải ứng dụng các quy tắc hội thoại trong dạyhọc
Ví dụ: Thực hiện quy tắc tôn trọng người hội thoại, giáo viên sẽ biết kiềm chếtránh xúc phạm học sinh trong quá trình hướng dẫn các em hoạt động học Thực hiện quytắc thương lượng, liên kết hội thọai khi dạy học sẽ có sự cộng tác thầy trò, kích thích họcsinh hăng hái tích cực hoạt động chiếm lĩnh tri thức
Trang 15Đối với học sinh: hội thoại cũng không chỉ đơn thuần là hoạt động giao tiếp vớimọi người mà còn biết nghe lời giảng của cô, nghe ý kiến của bạn, biết trả lời câu hỏi của
cô, biết hỏi những vấn đề cần thiết, biết đưa ra những vấn đề băn khoăn cần giải đáp Bêncạnh đó việc hiểu về đặc điểm hội thoại và thực hiện các quy tắc hội thoại, học sinh có kĩnăng hành động tại lời đó là:
+ Nói có nội dung, nội dung lời nói đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu,không thừa
+ Không nói những điều không đúng sự thật hoặc bằng chứng xác thực
+ Nói đúng vào đề tài giao tiếp
+ Nói ngắn gọn, rõ ràng, rành mạch
+ Tế nhị và tôn trọng người khá trong qua trình traao đáp
+ Nói năng phù hợp với tình huống giao tiếp (biết mình đang nói với ai, nói khinào và nói để làm gì, )
Trong các phân môn tiếng Việt ở tiểu học, để nâng cao chất lượng giờ học, phânmôn nào cũng rất cần thiết đến hội thoại, trong đó thể hiện rõ nhất là các phân môn tậpđọc, luyện từ và câu và phân môn tập làm văn
Hội thoại và việc dạy tập đọc
Tập đọc là môn học mang tính chất thực hành với nhiệm vụ: rèn luyện kĩ năngđọc; trau dồi kiến thức văn học, kiến thức ngôn ngữ, kiến thức đời sống, giáo dục thẩm
mĩ phát triển tình cảm, tư duy
Với tính chất nhiệm vụ trên, đòi hỏi rất cần hội thoại trong giờ tập đọc Đó là cáchthức tạo ra các cặp trao đáp giữa giáo viên và học sinh với nhau thông qua nội dung bàihọc Nhờ đó tiết học sôi nổi không nặng nề, thầy giáo thật sự là ngươi chỉ đạo, dẫn dắthọc sinh, không phải là một “máy móc” hoặc là người thừa trong giờ, biết cách giúp họcsinh không chỉ đọc đúng mà còn đọc hiểu, đọc hay Còn học sinh không phải là nhữngngười thụ động chờ thầy “Rót” kiến thức mà là những người chủ động, vận động trí nãotrong giờ học Trong qua trình trao đáp khai thác nội dung tập đọc, cách thức học, tôntrọng các quy tắc hội thoại sẽ giúp học sinh hăng hái, tích cực tham gia hoạt động học,thầy trò có sự gắn bó, gần gũi, phối hợp nhịp nhàng, lớp học vui, sôi nổi
Trang 16Dạy hội thoại trong giờ tập đọc được thể hiện trong những trường hợp sau:
a) Sử dụng đồ dùng trực quan
Khi dùng tranh, ảnh, vật thật giúp các em hiểu, cảm thụ bài tập đọc, cần đọc nhữngcâu hỏi giúp học sinh quan sát, đối chiếu với những nội dung bài tâp đọc để chuẩn bị tinhthần trao đáp xung quanh nội dung bài học
b) Tìm hiểu nội dung bài
Muốn đọc đúng, đọc hay trước hết phải cảm thụ tốt bài văn , phải rung cảm cùng
sự rung cảm của tác giả, phát hiện được cái hay cái đẹp trong tác phẩm Đối với học sinhtiểu học, những điều trên chỉ có được khi các em được suy nghĩ, được trả lời, được tranhluận trước những câu tìm hiểu bài
Giáo viên cần hướng dẫn các em bằng những câu hỏi đàm thoại dễ hiểu
Trong khi luyện đọc, cần học sinh trao đổi về cách đọc, (ngắt giọng, nhấn giọng,phát âm)
Đối với bài tập đọc có hình thức hội thoại (trao đáp giữa các nhân vật) nên cho họcsinh đọc theo vai thoại, sau đó cả lớp quan sát nhận xét, rút ra cách đọc đúng và hay nhất
1.2 Đề xuất quy trình dạy học văn bản vận dụng lí thuyết hội thoại để dạy Tập đọc cho học sinh lớp 2.
Quy trình chung
A Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra học sinh đọc bài Tập đọc hoặc học
thuộc lòng bài thơ vừa học theo yêu cầu trong tiết trước Giáo viên nhận xét và hỏi thêm
về nội dung đoạn, bài đọc để kiểm tra kĩ năng đọc, hiểu của các em Nếu bài trước đó là bài đọc có lời thoại, có thể mời một nhóm học sinh (mỗi em một vai) đọc thể hiện giọng đọc của từng nhân vật
B Dạy bài mới
1 Giới thiệu bài: Phần giới thiệu bài cũng như những tiết học khác đều có những
tác dụng chính như sau: Giúp học sinh nắm được nội dung hoạt đọng trong tiết học; gợi
Trang 17cho các em hứng thú đọc bài mới; liên hệ bài mới với những bài đã học để thấy được tính
hệ thống của các bài học
Giáo viên có thể giới thiệu bài theo nhiều cách khác nhau (với những bài Tập đọc
mở đầu một chủ điểm, trước khi giới thiệu bài, giáo viên giới thiệu chủ điểm và tranh minh họa chủ điểm) có thể sử dụng tranh, ảnh, băng hình hoặc dùng lời để giới thiệu bài, quan trọng nhất là làm sao cho việc giới thiệu bài bộc lộ được phần nào nội dung và gây được hứng thú với học sinh vào bài đọc
2 Luyện đọc: Nội dung và thứ tự các hoạt động trong khâu này là:
1.1 Giáo viên đọc mẫu toàn bài: Khâu đầu tiên trong quy trình luyện đọc ở lớp
2 là giáo viên đọc mẫu Giáo viên đọc mẫu toàn bài là rất cần thiết vì muốn học sinh đọc đúng, phải giới thiệu cho các em mấu đúng Lời đọc mẫu đúng và hay của giáo viên có tác dụng định hướng cách đọc cho học sinh, đồng thời giúp các em nhận thức đúng hơn bài đọc Vì bài đọc đa số là các văn bản nghệ thuật (có một số bài thuộc thể loại báo chí, tản văn) nên lời đọc của giáo viên còn có ý nghĩa khơi gợi hứng thú và tưởng tượng của trẻ em, làm cho các em dễ đi vào thế giới của tác phẩm và thấy tác phẩm dưới một ánh sáng hấp dẫn hơn Đọc đúng được hiểu là đọc đúng với phong cách của văn bản; thể hiện đúng nội dung văn bản ở từng từ, từng câu, từng đoạn Việc đọc mẫu của các giáo viên còn được gọi là đọc diễn cảm Yên cầu đọc diễn cảm đối với học sinh còn ở mức độ đơn giản nhưng đối với giáo viên thì đây là một yêu cầu cần thực hiện Việc đọc mẫu của giáoviên sẽ không phải áp đặt là học sinh, nếu giáo viên biết khích lệ những cách đọc hợp lí của từng học sinh, không đòi hỏi các em phải nhất nhất lặp lại nguyên xi cách đọc của thầy, cô giáo Tuy nhiên, vì học sinh hay bắt chước thầy, cô giáo nên giáo viên cần chuẩn
bị thật tốt để có cách đọc chuẩn mực, hạn chế những lối trình bày cá biệt và như vậy thì không có gì đáng ngại nếu học sinh bắt chước giáo viên trong cách đọc bài
1.2 Luyện đọc kết hợ giải nghĩa từ: Gồm các hình thức sau
a Học sinh cùng dãy bàn hoặc cùng nhóm tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài đọc Khi học sinh đọc, giáo viên theo dõi để giúp sửa lỗi phát âm của các em Nếu có những từ mà phần lớn học sinh phát âm sai thì các giáo viên ghi các từ ấy lên bảng và luyện cho các em đọc đúng chuẩn Trong trường hợp cả lớp hoặc tuyệt đại đa số học sinh
Trang 18trong lớp đọc bài trụi chảy, khụng mắc lỗi phỏt õm nào, giỏo viờn khụng nờn buộc cỏc emphải luyện phỏt õm những từ mà sỏch giỏo viờn giả định là khú phỏt õm đối với học sinh từng địa phương.
b Học sinh tiếp nối đọc từng đoạn trước lớp, giỏo viờn kết hợp hướng dẫn cỏc
em hiể nghĩa của cỏc từ ngữ mới Cỏc từ ngữ này thường được chỳ giải trong sỏch giỏo khoa (phần cuối mỗi bài đọc) Giỏo viờn cú thể giải nghĩa thờm một số từ ngữ mà học sinh chưa hiểu (nếu cú) Song, cần phải giải nghĩa một cỏch đơn giản, phự hợp với trỡnh
độ học sinh lớp 2 trỏnh bỳ vẽ những biện phỏo cụng kềnh, gõy quỏ tải lmf mất nhiều thời gian
c Cả lớp chia thành cỏc nhúm nhỏ, thảo luận về cỏch đọc lời thoại của cỏc nhõn vật trong bài Nội dung thảo luận giỏo viờn cần chuẩn bị trước cựng với giỏo ỏn Chẳng hạn: cõu thoại đú của nhõn vật nào; tỡnh cảm của nhõn vật lỳc núi cõu này ra sao;
đú là kiểu cõu gỡ; đọc kiểu cõu ấy ra sao? Nhúm trưởng bỏo cỏo, cú thể thực hiện luụn cỏch đọc của nhúm qua lời đọc
d Cỏc nhúm thi đọc (cõu, đoạn, bài)
d Các nhóm thi đọc (câu, đoạn, bài)
e Cả lớp đọc đồng thanh (nếu giáo viên thấy cần thiết) Song, việc đọc đồng thanhkhông áp dụng đối với một số bài đọc có nội dung buồn, cần đọc với giọng nội tâm sâu lắngnhư: Bàn tay dịu dàng, quyển sổ liên lạc
3 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc (chủ yếu là đọc thầm) và tìm hiểu bài theo cáccâu hỏi và bài tập mà giáo viên đã thiết kế sẵn dựa theo nội dung câu hỏi trong sách giáokhoa Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh trao đổi, tìm hiểu theo nhóm Tránh cách tổchức hoạt động chỉ một chiều từ thầy đến trò, thầy làm thay, nói thay trò hoặc thầy hỏi -trò đáp, không có các hình thức khác như trò hỏi thầy, trò hỏi trò
4 Luyện đọc toàn bài kết hợp đọc diễn cảm.
Việc luyện đọc toàn bài và đọc diễn cảm được thực hiện sau khi học sinh đã nắm
được nội dung bài đọc Hình thức tổ chức tổ chức là thi đọc theo nhóm (các học sinh
Trang 19trong nhóm phân vai để đọc) Yêu cầu chính là luyện cho học sinh đọc trôi chảy, ngắtnghỉ hơi đúng chỗ, đúng mức, đọc đúng kiểu câu, đọc thể hiện được trạng thái tâm lí, tìnhcảm của nhân vật Đối với học sinh lớp 2 yêu cầu đọc diễn cảm chỉ cần thể hiện được mộtvài câu thoại, một vài đoạn trong bài.
5 Củng cố, dặn dò
Giáo viên luư ý về nội dung bài, cách đọc; nhận xét về giờ học và dặn học sinhviệc cần làm ở nhà
Trang 20CHƯƠNG 2:
Vận dụng lý thuyết về hội thoại để dạy MỘT SỐ BÀI Tập đọc
cho học sinh lớp 2
2.2 Thống kờ cỏc bài tập đọc trong chương trỡnh sỏch giỏo khoa lớp 2
1 Cú cụng mài sắt cú ngày nờn kim Truyện ngụ ngụn 4 1
khoa thư
Trang 21dân gian Việt Nam
gian Việt Nam
nước ngoài
58 Một trí khôn hơn trăm trí khôn Theo Truyện đọc 1,
1994
Trang 2263 Sư Tử xuất quân La-phông-ten 46 2
1994
65 Gấu trắng là chúa tò mò Lê Quang Long,
Nguyễn Thị ThanhHuyền
truyền hình Việt Nam
Nguyễn Thị ThanhHuyền
79 Ai ngoan sẽ được thưởng Túy Phương và
Thanh Tú
yêu
84 Bảo vệ như thế là rất tốt Theo Bác Hồ kính