1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng phương pháp đàm thoại trong dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 2

62 3,1K 10
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 7,06 MB

Nội dung

Trang 1

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Chúng ta đang sống trong thời đại của khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ Do đó ở tất cả các ngành nghề hiện nay đều có sự đối mới để phù hợp với yêu cầu của sự phát triển xã hội Trong đó ngành giáo dục với sản phẩm đặc biệt là con người thì càng phải đổi mới để tạo ra những con người lao động có trình độ học vấn cao, có năng lực, có bản lĩnh, đáp ứng được mọi yêu cầu của cuộc sống hiện đại Đối mới trong giáo dục phải được hiểu là đối mới toàn diện, đổi mới từ mục tiêu, nội dung đến phương pháp dạy học Các phương pháp dạy học quen thuộc đã và đang thực hành trước đây cần được đối mới để trở nên thích hợp với việc đào tạo những con người theo tiêu chuẩn toàn diện Việc kiếm tìm những phương pháp dạy học tích cực có khả năng đảm bảo bôi dưỡng tiềm lực sáng tạo ở con người ngay từ tuổi học sinh đang đặt ra như một yêu cầu bức thiết

Môn Tự nhiên và Xã hội ở trường Tiểu học là môn học tích hợp những kiến thức của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội Học tự nhiên và xã hội

học sinh có những hiểu biết cơ bản về thế giới tự nhiên, xã hội và con người

Đồng thời hình thành và rèn luyện cho học sinh những kỹ năng thực hành cần thiết cho cuộc sống của các em trong mối quan hệ với cộng đồng xã hội Vì vậy việc dạy học môn Tự nhiên và Xã hội cũng quan trọng như việc dạy mơn

Tốn và Tiếng Việt

Đề đáp ứng mục tiêu của hệ thống giáo dục nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng, chương trình môn Tự nhiên và Xã hội đã đề ra mục tiêu môn học phải khơi dậy tính tích cực trong hoạt động học tập của học sinh Trên cơ sở những mục tiêu này đòi hỏi hoạt động tổ chức, hướng dẫn của giáo viên phải hướng tới hoạt động tự chiếm lĩnh kiến thức và hình thành rèn luyện kỹ

Trang 2

và được phát triển một cách tối đa thông qua hoạt động học tập Mục tiêu này đòi hỏi giáo viên khi tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh cần phải sử dụng phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy học có tác dụng phát huy tính tích cực, chủ động nhận thức của học sinh như: phương pháp đàm thoại, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp dạy học nêu vấn đề

Phương pháp đàm thoại là một phương pháp dạy học tích cực Phương pháp này được sử dụng khá phô biến để tổ chức cho học sinh học tập có hiệu

quả ở nhiều môn học của bậc Tiểu học như Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Việc sử dụng phương pháp này giúp giáo viên khơi dậy và phát huy những năng lực vốn có của mỗi học sinh trong từng môn học đặc biệt là môn Tự nhiên và Xã hội Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn dạy học môn Tự nhiên và Xã

hội ở Tiểu học, tôi chọn đề tài: “Vận dụng phương pháp đàm thoại trong

dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2” 2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Vận dụng phương pháp đàm thoại trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 theo hướng phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh

3 Đối tượng nghiên cứu

Quy trình dạy học môn học Tự nhiên và Xã hội lớp 2 bằng phương pháp đàm thoại theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh

4 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động dạy học môn học Tự nhiên và Xã hội lớp 2 5 Phạm vi nghiên cứu

Do thời gian có hạn nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ dừng lại ở việc vận dụng phương pháp đàm thoại trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2

Trang 3

Tìm hiểu thực trạng vận dụng phương pháp đàm thoại trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2

Đề xuất quy trình dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 bằng phương pháp đàm thoại theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh

7 Giả thuyết khoa học

Nếu vận dụng phương pháp đàm thoại trong dạy học Tự nhiên và Xã hội lớp 2 sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 nói riêng, các môn Tự nhiên và Xã hội ở Tiểu học nói chung

8 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu lý luận

- Phương pháp quan sát - Phương pháp trò chuyện

- Phương pháp điều tra

9 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần phụ lục và tài liệu tham khảo,

nội dung chính của khóa luận bao gồm:

Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn

Chương 2: Vận dụng phương pháp đàm thoại trong môn Tự nhiên và Xã

hội lớp 2

Trang 4

NOI DUNG

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THUC TIEN

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Định hướng đối mới phương pháp dạy học ở Tiểu học 1.1.1.1 Khái niệm phương pháp đạy học

Thuật ngữ phương pháp dạy học bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp (Methodos) có nghĩa là con đường đề đạt được mục đích dạy học Theo đó phương pháp dạy học là con đường để đạt được mục đích dạy học

Phương pháp dạy học là những hình thức và cách thức hoạt động của

giáo viên và học sinh trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt được mục đích dạy học

Ta có thể hiểu phương pháp dạy học là những hình thức hình thức và cách thức hoạt động của thầy và hoạt động của trò Hai hoạt động này ton tai và được tiến hành trong mối quan hệ biện chứng: hoạt động của thầy đóng vai trò chỉ đạo và hoạt động của trò đóng vai trò tích cực, chủ động Phương pháp dạy học là tổ hợp những cách thức hoạt động của thầy và trò nhằm đạt được mục đích của việc dạy học

1.1.1.2.Một số định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học

- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy cao độ tính tích cực

- Đối mới phương pháp dạy học theo hướng kết hợp một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo các phương pháp dạy học khác nhau sao cho vừa đạt được mục tiêu dạy học vừa phù hợp với đối tượng và điều kiện thực tiễn của cơ sở

- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển khả năng tự học của học sinh

Trang 5

- Đồi mới phương pháp dạy học theo hướng tạo ra một môi trường học tập thân thiện dé học sinh được tự do và bình đẳng trong học tập

- Đổi mới phương pháp đạy học theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành

- Đối mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào dạy học

- Đổi mới phương pháp đạy học theo hướng đổi mới cách kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh

- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng đổi mới cách thiết kế bài

dạy, lập kế hoạch bải học và xây dựng mục tiêu bài học

1.1.1.3.Một số định hướng để lựa chọn phương pháp dạy học ở Tiểu học a) Phương pháp dạy học ở Tiểu học phụ thuộc vào nội dung dạy học Trong trường Tiểu học, học sinh được lĩnh hội hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo thông qua các môn học Do đó cần phải sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau đề phù hợp với nội dung từng môn học, hay nói cách khác nội dung dạy học mang tính toàn diện Vì vậy việc lựa chọn phương pháp dạy học cũng cần phải chú ý đề triển khai hết nội dung chương trình

b) Phương pháp dạy học Tiểu học phụ thuộc vào đặc điểm tâm sinh lý của người học

Trang 6

hai trình độ này là khác nhau Do đó giáo viên phải nắm vững hai trình độ này ở học sinh để luôn đạt hiệu quả cao dạy học Việc lựa chọn phương pháp đàm thoại vào dạy học tạo điều kiện để giáo viên thực hiện được nguyên tắc này

c) Phương pháp dạy học Tiểu học phụ thuộc vào vị trí, vai trò của nhà sư phạm

Vai trò của thầy cô giáo có vị trí rất quan trọng trong quá trình dạy học Đề thực hiện được mục tiêu các môn học, các định hướng đôi mới trong dạy học trong đó có đổi mới phương pháp dạy học phụ thuộc chặt chẽ vào năng lực của người giáo viên Người giáo viên trước hết phải có trình độ chuyên môn vững chắc, am hiểu sâu sắc bản chất của các phương pháp dạy học để có thể lựa chọn phương pháp đạy học thích hợp và hiệu quả Ngoài ra, người giáo viên, nhất là giáo viên tiểu học thì ngoại hình đẹp, khuôn mặt ưa nhìn,

giọng nói truyền cảm, luôn luôn là thế mạnh, là điều cần thiết để hỗ trợ cho

việc giảng dạy thành công

d) Phương pháp dạy học Tiểu học phụ thuộc vào các yếu tô khác

Phương tiện dạy học hỗ trợ không nhỏ đến hiệu quả sử dụng các phương pháp dạy học Tiểu học Điều này phụ thuộc nhiều vào cơ sở vật chất và các đồ dùng dạy học ở mỗi nhà trường Giáo viên cần sử dụng tối đa các phương tiện, đồ dùng dạy học gắn liền với các phương pháp dạy học để giờ học đạt kết quả cao

Trang 7

nhiên, con người và xã hội, rèn luyện những kỹ năng quan sát, phân tích, tông

hợp, thực hành, phục vụ cho việc học tập và phục vụ cho cuộc sống sau này Bản thân môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 cũng có những nội dung khó dễ khác nhau, có nhiều nội dung liên quan đến kinh nghiệm của cá nhân học sinh Để phát huy tinh thần học tập và khai thác trình độ hiểu biết của các em thì việc vận dụng phương pháp đàm thoại trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 là điều cần thiết, kết hợp cùng các phương pháp dạy học khác đề dat hiệu quả dạy học

1.1.2 Phương pháp dạy học đàm thoại 1.1.2.1.Khái niệm phương pháp đàm thoại

Theo từ điển Tiếng Việt thì “đàm thoại là nói chuyện, trao đổi ý kiến với nhau về một chủ đề nhất định trong một khoảng thời gian”

Đàm thoại là một hình thức giao tiếp trong xã hội đề giải quyết các vấn

đề của thực tiễn kinh tế xã hội và cuộc sống đặt ra Hình thức này rất phổ biến và hiệu quả Ngày nay, hình thức này đã được áp dụng ở hầu hết các lĩnh vực, các vấn đề xã hội có thể là giữa cá nhân - cá nhân, cá nhân - tập thể, tập thể - tập thể, nhằm tìm ra một tiếng nói chung, giải quyết các công việc nhằm thỏa mãn được mọi nhu cầu của các bên tham gia

Trang 8

qua đàm thoại người dạy biết được “mức độ” kiến thức mà người học đã

đạt được

Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức, người ta phân biệt ba hình thức đàm thoại như sau:

- Đàm thoại tái hiện: Giáo viên đưa ra những câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận

Đó là hình thức được dùng khi cần đặt mối liên hệ giữa kiến thức đã học với

kiến thức sắp học hoặc khi cần củng cố kiến thức vừa mới học

- Đàm thoại giải thích - minh họa: Nhằm làm sáng tỏ một đề tài nào đó, giáo viên lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh họa để học sinh hiểu, dễ nhớ Hình thức này rất có hiệu quả khi có sự hỗ trợ của các phương tiện nghe nhìn

- Đàm thoại tìm tòi: Giáo viên dùng hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp

lý để dẫn dắt học sinh từng bước phát hiện ra bán chất của sự vật, tính quy luật của hiện tượng đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết

Từ những quan điểm về đàm thoại, hình thức đàm thoại trên đây có thé đi đến kết luận về phương pháp dạy học đàm thoại như sau: phương pháp đàm

thoại là phương pháp giáo viên khéo léo đặt hệ thống câu hỏi để học sinh trả

lời nhằm gợi mở cho học sinh sáng tỏ những vấn đề mới; tự khai phá những tri thức bằng sự tái hiện hoặc những tài liệu đã học hoặc từ những kinh nghiệm đã tích lũy được trong cuộc sống, nhằm giúp học sinh củng cố, mở rộng, đào sâu, tổng kết, hệ thống hóa tri thức đã tiếp thu được nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá và giúp học sinh tự kiểm tra, tự đánh giá việc lĩnh hội tri thức, kỹ xảo trong quá trình dạy học

1.1.2.2 Bản chất của phương pháp đàm thoại

Trang 9

nhằm mục đích lấy người học làm trung tâm Những câu hỏi giúp các em thêm hiểu biết thêm về bài học và nắm chắc được kiến thức.Qua những câu hỏi, qua những cuộc đàm thoại học sinh có thêm kinh nghiệm sống về cuộc sống xung quanh

Qua các cuộc đàm thoại học sinh được thể hiện sự hiểu biết của mình Sự hiểu biết đó được chứng minh thông qua các câu trả lời, các câu hỏi và khả năng bảo vệ câu trả lời của mình Với phương pháp đàm thoại khả năng tư duy của học sinh được phát huy một cách tối đa Học sinh có cơ hội tự tìm hiểu, khám phá tri thức thông qua các câu hỏi trong bài, các câu hỏi ngoài bài học về thực tế cuộc sống Ngoài khả năng phát triển tư duy, học sinh còn hình thành cho mình niềm tin vào bản thân và khả năng học tập của mình

Trong phương pháp đàm thoại giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn và

khích lệ quá trình đàm thoại, tìm hiểu bài của học sinh Học sinh chủ động

tiếp thu kiến thức bằng khả năng độc lập suy nghĩ và trình bày hiểu biết của mình

1.1.2.3.Uu, nhược điểm của phương pháp đàm thoại a) Ưu điểm của phương pháp đàm thoại

- Kích thích tính tích cực, độc lập sáng tạo trong học tập của học sinh - Bồi dưỡng cho học sinh năng lực diễn đạt những vấn đề học tập bằng

lời

- Giúp giáo viên thu thập thông tin từ phía học sinh để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy học

- Tạo không khí học tập sôi nổi trong giờ học

b) Hạn chế của phương pháp đàm thoại

Nếu người giáo viên chưa có nghệ thuật tổ chức, điều khiển phương pháp đàm thoại sẽ mang một số hạn chế sau:

Trang 10

- Có thể biến đàm thoại thành cuộc tranh luận giữa giáo viên và học sinh, giữa các thành viên trong lớp với nhau

Nhìn chung ưu điểm mà phương pháp đàm thoại mang đến phục vụ hiệu quả cho việc triển khai chương trình dạy học hiện nay, góp phần thiết thực để đạt được mục tiêu các bậc học, lớp học và môn học Tuy còn một số hạn chế, song với trình độ và tâm huyết nghề nghiệp, giáo viên hoàn toàn có thể khắc phục được những hạn chế đó để sử dụng thành công phương pháp đàm thoại vào dạy học

1.1.2.4 Vai trò của giáo viên và học sinh trong việc sử dụng phương pháp đàm thoại

Đối với giáo viên - người “cầm cân nảy mực” trong phương pháp đàm thoại cần phải nắm vững, hiểu sâu bản chất của vấn để cần đàm thoại Ngoài việc yêu cầu học sinh nắm được các đơn vị kiến thức cơ bản trong bài thì giáo viên phải khơi đậy và phát huy những năng lực vốn có của học sinh bằng hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt Các câu hỏi có liên quan chặt chẽ với nhau,

câu hỏi trước là tiêu đề cho câu hỏi sau, câu hỏi sau là sự kế tục và phát triển

kết quả của câu hỏi trước Mỗi câu hỏi là một cái “nút” của từng bộ phận mà học sinh cần lần lượt tháo gỡ thì mới có được kết quả cuối cùng

Để tăng thêm hiệu quả của việc sử dụng phương pháp đàm thoại, giáo viên cần tổ chức đối thoại theo nhiều chiều: giáo viên - học sinh; học sinh - học sinh; học sinh - giáo viên

Giáo viên phải là người biết động viên, khích lệ các em trong mỗi sự cố

gắng để các em không nản chí, để các em có niềm tin vào khả năng của mình Giáo viên phải có chiến lược xây dựng bài học, soạn giáo án phù hợp

theo phương pháp đàm thoại Đồng thời trong quá trình giảng dạy giáo viên

Trang 11

Với học sinh, để đạt được mục đích của phương pháp đàm thoại học sinh phải tham gia một cách tự giác, tích cực các hoạt động học tập do giáo

viên tổ chức Đồng thời phải luôn có tỉnh thần học tập, hăng hái phát biểu,

xây dựng bài Không được tự ti, sợ hãi hay xấu hồ khi trả lời sai Phái luôn học hỏi, cố gắng vươn lên hoàn thiện mình

1.1.3 Một số vẫn đề về môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2

1.1.3.1.Nội dung chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2

Chương trình Tự nhiên và Xã hội lớp 2 dạy học theo ba chủ đề: con người và sức khỏe, xã hội, tự nhiên

- Chủ đề con người và sức khỏe bao gồm các nội dung sau:

+ Cơ quan vận động

+ Bộ xương + Hệ cơ

+ Làm gì để xương và cơ phát triển tốt? + Cơ quan tiêu hóa

+ Tiêu hóa thức ăn

Trang 12

- Chu dé tu nhiên:

+ Thực vật: Một số loài cây sống trên cạn và dưới nước + Động vật: Một số động vật sống trên cạn và dưới nước + Mặt trời và phương hướng

+ Mặt trăng và các vì sao

1.1.3.2 Đặc điểm của môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2

Các kiến thức trong chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 phong

phú, đa dạng và có tính chất phân tầng Sự phong phú và đa dạng thể hiện ở chỗ các kiến thức trong chương trình là kết quả tích hợp kiến thức của nhiều ngành mà ở mỗi lĩnh vực, học sinh sẽ có những thế mạnh và hạn chế khác

nhau Tính chất phân tầng được thê hiện ở chỗ các kiến thức trong chương trình được trình bày đi từ gần đến xa, từ dễ đến khó, tăng dần mức độ phức tạp và khái quát, bên cạnh những kiến thức cơ bản còn có những kiến thức mở rộng và nâng cao Đây chính là điều kiện để giáo viên vận dụng phương pháp đàm thoại vào dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2

Môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 có những bài học liên quan đến cuộc sống xung quanh các em hay những hiểu biết cơ bản về cơ thể con người, những kiến thức về mối quan hệ trong gia đình, xã hội, nhà trường và không thé thiếu là thế giới tự nhiên phong phú và đa đạng như các loài cây, con vật, mặt trăng, mặt trời, Những nội dung này vốn dĩ ở mỗi học sinh đã có những hiểu biết nhất định nhưng còn chưa cụ thé, rõ ràng nên môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 đã giải thích phần nào cho các em và củng cố thêm cho các em kiến thức, kỹ năng và thái độ với tự nhiên và cuộc sống xung quanh

1.1.4 Vai trò của phương pháp đàm thoại trong dạy học môn Tự nhiên

và Xã hội lớp 2

Trang 13

phương pháp đàm thoại là rất cần thiết vì nó phù hợp với nội dung kiến thức của môn học

Phương pháp đàm thoại qua những hệ thống câu hỏi giúp các em thu lượm được những hiểu biết và kiến thức về thế giới tự nhiên và xã hội Từ đó, tạo cho các em nhu cầu nhận thức và tham gia giải quyết những vấn đề do bài học đặt ra

Phương pháp đàm thoại giúp giáo viên dễ dàng nắm năng lực học tập, trình độ nhận thức của học sinh Với môn học Tự nhiên và Xã hội lớp 2 giáo viên có thể biết được các em hiểu tự nhiên đến đâu và đã vốn kinh nghiệm trong cuộc sống như thế nào Qua đó điều chỉnh hoạt động dạy để nâng cao hiệu quả dạy và tạo mối quan hệ gắn bó giữa thầy và trò trong quá trình dạy học

Phương pháp đàm thoại được vận dụng trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 làm cho không khí lớp học sôi động hơn, học sinh hứng thú hơn khi nội dung là những bài học gần gũi, quen thuộc, phong phú Từ đó các em thêm

yêu và bảo vệ môi trường và cảnh vật xung quanh mình

Vai trò của phương pháp đàm thoại rất lớn trong việc hình thành và phát triển tư duy độc lập, tính tích cực nhận thức, năng lực diễn đạt bằng lời của học sinh qua môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2

1.2 Cơ sở thực tiễn

Để tìm hiểu thực trạng sử dụng phương pháp dạy học và thực trạng vận dụng phương pháp đàm thoại trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 tôi đã tiến hành điều tra ở ba trường tiểu học:

- Trường Tiểu học Tiên Dương - Đông Anh - Hà Nội

- Trường Tiểu học Uy Nỗ - Đông Anh - Hà Nội - Trường Tiểu học Cổ Loa - Đông Anh - Hà Nội

Theo các nội dung sau:

Trang 14

1.2.1 Nhận thức của giáo viên về phương pháp đàm thoại

Tuy phương pháp đàm thoại là phương pháp đã được sử dụng trong nhà

trường nhưng chúng tôi muốn điều tra sự hiểu biết một cách đúng đắn về

phương pháp này của các giáo viên Để có kết quả chính xác, khách quan, chúng tôi sử dụng phiếu điều tra kết hợp trao đổi trò chuyện với giáo viên

Nội dung điều tra: Câu hỏi 1( Phụ lục 1)

Biểu đồ thể hiện kết quả thu được: ơ â 88% 9) 02 + Ca: G -!' G wo 12% in

Biểu đồ I: Quan niệm của giáo viên về phương pháp đàm thoại

Khi thu lại phiếu điều tra và quan sát biểu đồ ta được một kết quả rất tốt về quan niệm của giáo viên về phương pháp đàm thoại Hầu hết các thầy cô đều hiểu biết về bản chất của phương pháp đàm thoại một cách đầy đủ và sâu sắc thể hiện ở con số 88%, Số % giáo viên chưa hiểu rõ về phương pháp đàm thoại còn ít và chỉ chiếm số % nhỏ với một số giáo viên hiểu nhằm và hiểu nôm na phương pháp dạy học này

Trang 15

1.2.2 Mức độ và hiệu quả của việc sử dụng các phương pháp và hình thức dạy học trong môn Tự nhiên và Xã hội

Tự nhiên và Xã hội là môn học phong phú và đa dạng, với mục đích kiểm tra, thăm đò thực trạng việc sử dụng các phương pháp dạy học trong dạy học như thế nào? hay đang ưu tiên phương pháp nào, hạn chế phương pháp nào? chúng tôi tiến hành điều tra thông qua nội dung sau:

Nội dung điều tra: Câu hói 2 (Phụ lục 1)

Biểu đồ thể hiện kết quả thu được: 33% FAY 72% a 65% 50% 49% 50 399 40 29% 30 20 19% 10) >

m1 Thường xuyên HB chwa bao gid

[—] Thinh thoang MM Hiém khi

Biểu đồ 2: Mức độ sử dụng các phương dạy học trong môn học Tự nhiên và Xã hội

Quan sát biểu đồ 2, ta thấy được thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học trong môn học Tự nhiên và Xã hội Các phương pháp đưa ra khảo sát là những phương pháp thường được giáo viên sử dụng trong quá trình dạy học ở trường Tiểu học

Trang 16

Qua biểu đồ ta thu được kết quả và rút ra nhận xét thực trạng hiện nay phương pháp dạy học được giáo viên ưu chuộng vẫn là phương pháp dạy học truyền thống, thể hiện là chiếm 83% với phương pháp thuyết trình và 72% với phương pháp trực quan Khi được hỏi, các giáo viên cho rằng đây là các phương pháp dễ truyền đạt và học sinh hiểu hơn nên thường xuyên sử dụng phương pháp này trong môn Tự nhiên và Xã hội ở Tiểu học

Bên cạnh đó thì tỷ lệ % của các phương pháp dạy học mới chưa được sử dụng nhiều như PPDH kiến tạo với 5% sử dụng thường xuyên và 65% chưa bao giờ sử dụng, phương pháp dạy học nêu vấn đề với 21% sử dụng

thường xuyên và 49% hiếm khi sử dụng,

Phương pháp đàm thoại với tỷ lệ sử dụng thường xuyên chiếm 49%,

thỉnh thoảng sử đụng chiếm 38%, hiếm khi sử dụng và chưa bao giờ sử dụng chiếm 0% Điều này nói lên phương pháp đàm thoại được sử dụng với tỷ lệ tương đối trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội Vậy nếu sử dụng phương pháp này một cách hợp lý thì sẽ đem lại hiệu quả cao trong dạy học

1.2.3 Mức độ và hiệu quả của của việc dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 bằng phương pháp đàm thoại

Để có kết quả chính xác khách quan trong phần tìm hiểu này, chúng tôi đã đưa ra một số câu hỏi kết hợp với trao đối trực tiếp với từng giáo viên về việc sử dụng phương pháp đàm thoại vào dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2

Câu hỏi điều tra: Câu 3 ( Phu lục 1)

Trang 17

60 50 40 29% 30 20 10 Biểu đồ 3: Múc độ sử dụng phương pháp dàm thoại trong môn học Tự nhiên và Xã hội lớp2

Qua biểu đồ thể hiện kết quả của phiếu điều tra việc sử dụng phương

pháp đàm thoại ở mức độ như thế nào cho ta thấy phương pháp đàm thoại được chiếm ưu thế sử dụng, tuy với tỷ lệ chưa cao vì hầu hết các giáo viên đều cho rằng sử dụng phương pháp này đem lại hiệu quả song dễ làm mắt trật tự, gay 6n ao trong lớp học và kèm theo là tốn nhiều thời gian của tiết học Giáo viên cũng phải chuân bị công phu khi xây dựng hệ thống câu hỏi phủ hợp với nội dung bài học, phù hợp với trình độ kiến thức và tâm sinh lý của các em nên đôi khi còn hạn chế sử dụng phương pháp này

Khi đưa ra câu hỏi 4 (phụ lục 1) về vấn đề sử dụng phương pháp đàm thoại trong các chủ đề nào của môn Tự nhiên và Xã hội thì hầu như chúng tôi thu được kết quả lựa chọn là tất cá các chủ đề: con người và sức khỏe, xã hội, tự nhiên đều sử dụng phương pháp đàm thoại Điều này chứng tỏ phương pháp đàm thoại có mật độ sử dụng rộng rãi trong các nội dung chương trình Phương pháp này dễ sử dụng và đem lại hiệu quả cao nên đù là phương pháp

Trang 18

dạy học truyền thống những vẫn có vị trí, vai trò và tác dụng trong mỗi môn học đặc biệt là môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 nên khi hỏi câu hỏi câu hỏi 36 5( phụ lục 1) chúng tôi đều nhận được kết quả đúng vì với phương pháp này được sử dụng trong phần nào của tiết học cũng đem lại hiệu quả cao Kiểm tra bài cũ, hình thành kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng hay luyện tập củng có thì đều cần hỏi đáp, trao đổi với nhau về kiến thức cũ và kiến thức mới để có sự liên hệ, logic với nhau, tuy nhiên giáo viên cần để ý thời gian và điều chỉnh thời lượng sao cho hop ly dé dam bao tiến độ bài học

Phương pháp nào cũng có ưu, nhược điểm nhất định song do sự sắp xếp, phân bố của giáo viên và khả năng học tập của học sinh Song phương

pháp đàm thoại vẫn là phương pháp dạy học hiệu quả và có nhiều tác dụng

Điều này được thể hiện thông qua câu trả lời số 6 (phụ lục 1) đều cho rằng phương pháp đàm thoại có tác dụng rất tốt chiếm 65%, tốt chiếm 35% và bình thường chiếm 0% Từ điều tra này cho thấy việc sử dụng phương pháp này vào dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 là cần thiết và hợp lý, đem lại hiệu quả cao

1.2.4 Những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng phương pháp đàm thoại trong dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2

1.2.4.1.Thuận lợi

Phương pháp đàm thoại tuy là phương pháp dạy học truyền thống nhưng những kiến thức mà học sinh thu được thỏa mãn nhu cầu, động cơ học tập của bản thân học sinh Từ đó khơi dậy ở học sinh sự yêu thích, hứng thú

Trang 19

Học sinh Tiểu học thường có tâm lý chung là đễ chán nản và hay mất tập trung trong giờ học Phương pháp đàm thoại mang đến cho các em không khí sôi nổi, khi các em được hỏi, được trá lời, phát biểu theo ý kiến của mình

sẽ khiến các em hào hứng, tích cực hơn Học sinh Tiểu học có trí tưởng tượng phong phú và ham hiểu biết khi được hỏi đáp các vấn đề về tự nhiên, xã hội và con người, các em sẽ thấy say mê và thích thú, hăng hái phát biểu ý kiến, suy nghĩ của mình Từ đó tạo điều kiện thuận lợi khi sử dụng phương pháp đàm thoại vào dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2

Nội dung môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 là môn học tìm hiểu về tự nhiên, xã hội, con người trong cuộc sống xung quanh, gần gũi với các em nên áp dụng phương pháp đàm thoại là hợp lý để các em được trao đối, tranh luận,

bố sung ý kiến cho nhau về các kiến thức, kỹ năng và thái độ trong bài học

nói riêng và môn Tự nhiên và Xã hội nói chung

Các phương pháp và hình thức dạy học khác cũng tạo thuận lợi cho việc sử dụng phương pháp đàm thoại trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội

vì trong quá trình hoạt động nhóm cho học sinh đàm thoại sẽ phát huy được

kỹ năng quan sát, lắng nghe ý kiến, trao đổi thông tin từ đó đưa ra kết luận dung dan dé phát biểu Như vậy sẽ nâng cao hiệu quả của dạy học đàm thoại

1.2.4.2.Khó khăn

- Với phương pháp dạy học này đòi hỏi giáo viên phải thực sự quan tâm

đến từng học sinh và có năng lực chuyên môn đề xây dựng hệ thống câu hỏi

thật khéo léo và đáp ứng được mục tiêu bài học và trình độ nhận thức của các

em

- Giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian trong giờ học nên đôi khi việc áp dụng còn gặp khó khăn trong tiến trình bài dạy

- Giáo viên gặp khó khăn trong việc quản lý lớp học khi học sinh quá mắt trật tự tranh luận về một vấn đề nào đó

Trang 20

- Về phía học sinh do các em còn ngại ngần và rụt rè nên một em còn ngại phát biểu hoặc tâm lý các em thường trả lời theo ý thích nên dé bị xa nội dung bài học Khả năng trình bày và ngôn ngữ diễn đạt còn hận chế nên giáo viên còn phải hướng dẫn và gợi mở nhiều

Trang 21

Chương 2

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÀM THOẠI TRONG MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 2

2.1 Các nguyên tắc khi sử dụng phương pháp đàm thoại trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2

2.1.1 Nguyên tắc đắm bảo mục tiêu bài học

Phương pháp dạy học là cách thức, con đường nhằm đạt được mục tiêu đề ra Như vậy tùy từng nội dung bài học, trình độ nhận thức của học sinh cũng như cơ sở vật chất của nhà trường, cưa giáo viên trong một giờ lên lớp có thể sử dụng phương pháp dạy học khác nhau đề đạt được mục tiêu bài học

Phương pháp đàm thoại là phương pháp dạy học giáo viên sử dụng một hệ thống câu hỏi để giáo viên và học sinh đàm thoại nhằm gợi mở, đẫn dắt học sinh lĩnh hội nội dung bài học và phải lấy mục tiêu và nội dung bài học làm trọng tâm không nên sa đà vào quá nhiều câu hỏi và cũng không nên quá chú trọng soạn giáo án theo kiểu câu hỏi khó đành cho học sinh khá giỏi, câu hỏi dễ dành cho học sinh yếu kém mà những câu hỏi này chưa sát với mục tiêu kiến thức, kĩ năng mà bài học đề ra

Dù lựa chọn PPDH nào hay phương pháp đàm thoại vào dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 thì vẫn luôn phải đảm bảo nguyên tắc thực hiện đúng

mục tiêu bài học đề ra

2.1.2 Nguyên tắc xây dựng hệ thống câu hói

Nghệ thuật đặt câu hỏi là yếu tố quyết định thành công của phương pháp đàm thoại trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 Vì vậy giáo viên phải

xây dựng theo nguyên tắc sau:

- Câu hỏi phải rõ ràng chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu

- Hệ thống câu hỏi phải logic, phù hợp với nội dung bài học - Câu hỏi phải phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh

Trang 22

- Câu hỏi phải kích thích được suy nghĩ, tìm tòi của học sinh

- Tránh đặt những cau hỏi chung chung, quá để hoặc quá khó, hoặc trong đó đã có sẵn câu trả lời, học sinh có thể đoán ra mà không cần động não Cần tránh đặt những câu hỏi yêu cầu học sinh đoán mò hoặc chỉ trả lời

có hoặc không

- Khi học sinh trả lời cần rèn luyện cho học sinh biết cách trả lời thành câu tương đối hoàn chỉnh với vốn từ ngữ của cac em Có thể dạy cho các em biết cách tự đặt ra những câu hỏi trong quá trình học tâp

2.1.3 Nguyên tắc phân phối thời gian hợp lý

Ngoài việc đảm bảo mục tiêu bài học thì thời gian cũng là một yếu tố quan trọng làm nên sự thành công của phương pháp đàm thoại trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2

Phương pháp đàm thoại là PPDH có nhiều ưu diém va tác dụng trong giờ học nhưng đối với học sinh Tiếu học, đặc biệt là học sinh lớp 2 tuy đã được làm quen và củng cô hiểu biết từ lớp 1 song trình độ nhận thức về tự nhiên vã xã hội còn nhiều hạn chế Vì vậy khi được sử dụng phương pháp đàm thoại vào trong các chủ đề này các em thường hứng thú và phần khích hơn Sẽ là rất tốt nếu đi đúng trọng tâm của bài nhưng các em thường hay sa vào tình trạng đi lạc vấn đề hoặc hỏi nhưng câu hỏi không liên quan đến kiến thức trong bài Lúc này giáo viên phải làm chủ được giờ học và dẫn dắt học sinh đi đúng hướng hơn để không ảnh hưởng tới kế hoạch và thời lượng bài học

2.1.4 Nguyên tắc thống nhất giữa vai trò tự giác, tích cực độc lập của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên

Trang 23

dụng phương pháp đàm thoại trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 cũng yêu cầu đảm báo nguyên tắc trên

Trong phương pháp đàm thoại tính tự giác tích cực thể hiện ở chỗ học sinh ý thức được đầy đủ mục đích, nhiệm vụ, yêu cầu mà giáo viên đề ra để lĩnh hội kiến thức, kĩ năng, phát huy năng lực học tập của minh Đồng thời có ý thức và khả năng tự kiểm tra và đánh giá toàn bộ quá trình học tập của mình Học sinh học hỏi cái hay của bạn, hạn chế, rút kinh nghiệm cái không hay của mọi người

Tính tích cực được đánh giá ở việc học sinh thực hiên các yêu cầu học tập một cách nghiêm túc như lắng nghe cô hỏi, suy nghĩ trả lời, trao đổi với bạn bè, bổ sung hoàn thiện câu trả lời cho đúng, có thé dua ra những câu hỏi để trả lời cho những thắc mắc của mình làm phong phú them vốn hiểu biết của bản thân

Ngoài tính tự giác tích cực, tính độc lập nhận thức của học sinh còn được thể hiện qua tác phong làm việc, độc lập suy nghĩ, mạnh dạn trả lời của các em Các em còn có khả năng lập luận bảo vệ ý kiến của minh, biết hợp tác

nhóm, điều khiển hoạt động của mình mang lại kinh nghiệm cho bản thân

Tính tích cực, tự giác và độc lập là ba phẩm chất có liên quan mật thiết với nhau Các phâm chất này được hình thành dưới vai trò chủ đạo của giáo viên Trong quá trình vận dụng phương pháp đàm thoại giáo viên theo dõi,

chinh sửa, uốn nắn những sai sót cần thiết cho học sinh nhưng đồng thời

không quên cổ vũ, động viên kích thích các em để các em hứng thú học tập, tạo điều kiện cho học sinh bộc lộ các phẩm chất, năng lực một cách hiệu quả

2.1.5 Nguyên tắc đảm bảo thong nhất giữa tính vừa sức chung và vừa sức riêng

Dạy học vừa sức có nghĩa là những yêu cầu và nhiệm vụ đề ra cho tất cả học sinh trong lớp đều có thể thực hiện được Đó là yêu cầu khi sử dụng

Trang 24

phương pháp đàm thoại vào dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 thì giáo viên nên lựa chọn những câu hỏi mang tính chất trọng tâm, cốt lõi của bài và phải biết được trình độ nhận thức của học sinh Giáo viên không nên sử dụng những câu hỏi quá xa vời không phù hợp với năng lực của các em Số lượng câu hỏi không nên quà nhiều trong bài, nên lựa chọn câu hỏi dễ hiểu, súc tích để tiết kiệm thời gian mà vẫn hiệu quả Thực hiên được nguyên tắc này sẽ

đảm bảo được sự thống nhất giữa tính vừa sức chung va vừa sức riêng

2.2 Đề xuất quy trình phương pháp đàm thoại trong môn Tự nhiên và

Xã hội lớp 2

Dạy học môn Tự nhiên và Xã hội như thế nào để môn học ngày càng trở lên quan trọng và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em hơn nữa Điều này đòi hỏi giáo viên phải càng quan tâm đến môn học, đến các em học sinh mà trong dạy học PPDH nào cũng có ưu điểm riêng vì vậy khi dạy học môn Tự nhiên và Xã hội tôi xin phối hợp nhiều phương pháp trong đó phương pháp đàm thoại vẫn đóng vai trò chủ đạo giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức và giờ học đạt hiệu quả cao

Tôi xin đưa ra quy trình sử dụng phương pháp đàm thoại áp dụng cho việc dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2

* Bước I: Chuẩn bị

- Xác định mục đích của đàm thoại

- Căn cứ vào nội dung bài học, thời gian tổ chức và trình độ khả năng của học sinh, giáo viên xây dựng vấn đề đàm thoại sao cho phủ hợp

- Xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lý

- Chuẩn bị một số đồ dùng phục vụ cho vấn đề đàm thoại như: tranh ảnh, băng hình, phiếu học tập,

Trang 25

* Bước 2: Tiến hành đàm thoại

- Đặt vấn đề đàm thoại để lôi cuốn học sinh - Đưa ra hệ thống câu hỏi

- Yêu cầu học sinh trả lời Đối với hoạt động nhóm cần cho thời gian thảo luận - Yêu cầu học sinh khác, nhóm khác nhận xét, bổ sung hay có câu trả lời khác - Khuyến khích học sinh nêu thắc mắc, tự đặt câu hỏi cho vấn đề đàm thoại

- Sử dụng các câu hỏi liên hệ thực tế để các em phát huy vốn kinh

nghiệm sống của bản thân * Bước 3: Tổng kết

- Giáo viên nhận xét các câu trả lời

- Giáo viên tổng kết ý kiến và nêu ra kết luận dựa trên những câu trả lời đúng của học sinh 2.3 Một số bài trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 dạy học bằng phương pháp đàm thoại Bài 2: Bộ xương Bài 3: Hệ cơ

Bài 4: Làm gì để xương và cơ phát triển tốt? Bài 5: Cơ quan tiêu hóa

Bài 6: Tiêu hóa thức ăn Bài 7: Ăn uống đầy đủ Bài 8: Ăn uống sạch sẽ Bài 9: Đề phòng bệnh giun Bai 11: Gia dinh

Bai 13: Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở

Trang 26

Bài 14: Bai 16: Bai 17: Bai 18: Bai 19: Bai 20: Bai 21: Bai 23: Bai 25: Bai 26: Bai 28: Bai 29: Bai 31: Bai 33: 2.4 Thiết kế một số bài trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 sứ dụng Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà Các thành viên trong nhà trường Phòng tránh ngã khi ở trường Thực hành: Giữ trường học sạch, đẹp Đường giao thơng

An tồn khi đi các phương tiên giao thơng

Cuộc sống xung quanh

Ơn tập: Xã hội

Một số loài cây sống trên cạn Một số loài cây sống dưới nước Mơt số lồi vật sống trên cạn

Một số loài vât sống dưới nước Mặt trời Mặt trăng và các vì sao phương pháp đàm thoại L Mục tiêu Bài 6: Tiêu hóa thức ăn 1 Kiến thức

- Học sinh nói được sơ lược vê sự biên đôi thức ăn ở khoang miệng, da dày, ruột non, ruột gia

- Học sinh hiểu được ăn chậm, nhai kĩ sẽ giúp cho thức ăn tiêu hóa được dễ dàng

- Học sinh hiểu được rằng chạy nhảy sau khi ăn no sẽ có hại cho sự tiêu hóa

Trang 27

- Có khả năng trả lời câu hỏi khám phá kiến thức

- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm 3 Thái độ

- Học sinh có ý thức ăn chăm, nhai kĩ; không no đùa chạy nhảy sau khi ăn no; không nhịn đi đại tiên

- Học sinh biết bảo vệ cơ thể, chăm sóc cơ quan tiêu hóa HỊ Phương tiện và phương pháp dạy học

1 Phương tiện

- Tranh vẽ quy trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non phóng to - Tranh vẽ quy trình tiêu hóa thức ăn ở ruột già phóng to - Bánh mì cho học sinh thực hành - Giấy vẽ, but vẽ cho học sinh chơi trò chơi 2 Phương pháp - Phương pháp đàm thoại - Phương pháp trò chơi - Phương pháp quan sát III Các hoạt động dạy - học chú yếu Hoạt động dạy Hoạt động học Kiểm tra bài cũ Mục tiêu:

Giúp giáo viên nắm được trình độ và khả năng tiếp thu của học sinh - Học sinh nhắc lại kiến thức cũ để học bài mới tốt hơn

Cách tiễn hành

- GV hỏi 2 câu hỏi: - Lân lượt 2 HS lên bảng, trả lời các + Thức ăn sau khi vào miệng được | câu hỏi mà GV yêu cầu

nhai, nuốt rồi đi đâu?

+ Kể tên các cơ quan tiêu hóa

Trang 28

- GV nhận xét, cho điểm HS

Giới thiệu bài

GV giới thiệu bài: Bài trước chúng ta được làm quen và biết tên của các cơ quan tiêu hóa Hôm nay để biết quá trình tiêu hóa thức ăn như thế nào, biết cach bảo vệ cơ quan nay ra sao? Chúng ta cùng vào bải ngày hôm nay: Tiêu hóa thức ăn Hoạt dong | Thực hành và thảo luận để nhận biết sự tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng và dạ dày Mục tiêu:

-_ HS nói được sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng và dạ dày -_ Rèn luyện khả năng hoạt động nhóm

Cách tiến hành

Phát cho mỗi em một miếng bánh mì - GV yêu câu HS hoạt động nhóm 2 Yêu cầu các em nhai kĩ ở trong miệng; sau đó mô tả sự biến đổi của thức ăn ở trong khoang miệng

+ Yêu cầu các nhóm thực hành, tham

khảo thông tin ở SGK trang 14 Trao đối và trả lời câu hỏi:

1 Nêu vai trò của răng, lưỡi và nước bọt khi ăn 2 Vào đến dạ dày thức ăn được biến đối thành gì? + GV gọi nhóm khác nhận xét, bố sung -HS tiên hành hoạt động nhóm + Thực hành và thảo luận theo yêu câu

+ Đại diên một số nhóm phát biểu ý kiên và trả lời câu hỏi:

1 Răng nghiền nhỏ thức ăn, lưỡi nhào trộn và nước bọt tắm ướt 2 Vào dạ dày thức ăn được biến đổi

thành chất bố dưỡng

Trang 29

- GV nhận xét, đưa ra kết luận: - HS lắng nghe Ở miệng thức ăn được răng nghiền

nhỏ, lưỡi nhào trộn, nước bọt tầm ướt và được nuốt xuống thực quản rồi vào dạ dày Ở dạ dạy, thức ăn tiếp tục được nhào trộn nhờ sự co bóp của dạ dày và một phần thức ăn được biến thành chất bổ dưỡng Hoạt động 2 Tiến hành đàm thoại về sự tiêu hóa thức ăn ở ruột non và ruột già Mục tiêu

HS nói sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở ruột non và ruột già

-_ Phân biệt được ruột non và ruột gia -_ Rèn kĩ năng quan sát, khả năng đàm thoại

Cách tiến hành: s Bước 1: Chuẩn bị

-_ Xác định mục đích đàm thoại: HS biết, hiểu và nói sơ lược về sự tiêu hóa

thức ăn ở ruột non va rudt gia

-_ Xây dựng hệ thống câu hỏi theo trọng tâm của bài

-_ Chuẩn bị tranh mô tả quy trình sự tiêu hóa thức ăn ở ruột non và tranh mô tả quy trình tiêu hóa thức ăn ở ruột già

Dự kiến một số câu trả lời để đưa ra tổng kết +* Bước 2: Tiến hành đàm thoại

- GV: Để biết được quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non và ruột già như

thế nào chúng ta sẽ tiến hành đàm thoại - trả lời một số câu hỏi, cả lớp có

thích không?

-_ GV treo tranh minh họa và giới thiệu cho học sinh GV vừa chỉ vào tranh

Trang 30

vừa nói

+ Đây là tranh mô tả quy trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non, phần lớn thức ăn được biến thành chất bổ dưỡng Chúng thấm qua thành ruột non vào máu, đi nuôi cơ thé

+ Đây là tranh mô tả quy trình tiêu hóa thức ăn ở ruột già, các chất bã được đưa xuống ruột già, biến thành phân, rồi được đưa ra ngoài

- Qua quan sát tranh và nghe cô giới thiệu bây giờ các em hãy tham khảo thông tin trong SGK, trả lời cho cô câu hỏi sau:

GV đọc câu hỏi, yêu cầu HS trả lời

+ Vào đến ruột non, thức ăn được tiếp tục biến đổi thành gi?

-_ HS trả lời: Vào đến ruột non, thức ăn được tiếp tục biến đối thành chất

bố đưỡng

-_ Một số H§ khác trả lời

- GV ghi nhanh câu trả lời lên bảng

+ Phần chất bố dưỡng có trong thức ăn được đưa đi đâu, để làm gì? - HS trả lời: Phần chất bổ dưỡng có trong thức ăn được đưa thấm qua thành ruột non vào máu và đề nuôi cơ thê

-_ HS khác nhận xét

-_ GV nhận xét, ghi câu trả lời lên bảng

+ Phần chất bã có trong thức ăn được đưa đi đâu?

- HS tra loi: Phan chat bã có trong thức ăn được đưa xuống ruột già -_ GV nhận xét, ghi câu tra lời lên bảng

+ Ruột già có vai trò gì trong quá trình tiêu hóa?

- HS trả lời: Ruột già là nơi chứa chất bã, biến thành phân rồi đưa ra ngoài

-_ HS khác nhận xét, bổ sung

-_GV nhận xét, đưa ra câu trả lời đúng rồi viết lên bảng

Trang 31

- GV lién hệ thực tế đề HS vận dụng kiến thức trả lời

+ Tại sao chúng ta phải nên ăn chậm, nhai kĩ?

- _ Một số HS trả lời: Ăn chậm, nhai kĩ giúp thức ăn tiêu hoa dé dàng + Tại sao chúng ta không nên chạy nhảy, nô đùa sau khi ăn no?

- Một số HS trả lời: Vì chạy nhảy, nô đùa khi ăn no sẽ có hại cho sự tiêu hóa

+ Tại sao chúng ta cần phải đi đại tiện hằng ngày?

- _ Một số HS trả lời: Đi đại tiện hằng ngày để đưa chất cặn bã ra ngoài + Cơ quan tiêu hóa có tác dụng như thế nào?

- _ Một số HS trả lời

+ Con phải bảo vệ cơ quan tiêu hóa như thế nào?

ˆ Bước 3: Tổng kết

-_ GV tổng kết lại tất cá các câu trả lời đúng của HS -_ Đưa ra kết luận cho hoạt động 2:

Vào ruột non, phần lớn thức ăn được biến thành chất bổ dưỡng Chúng

thấm qua thành ruột non vào máu đi nuôi cơ thể Chất bã được đưa xuống ruột già, biến thành phân rồi được đưa ra ngoài Chúng ta cần đi đại tiên hàng ngày để tránh bị táo bón

Ăn chậm, nhai kĩ để thức ăn được nghiền nát tốt hơn, làm cho quá trình tiêu hóa được thuận lợi Thức ăn nhanh chóng được tiêu hóa và biến thành các chất bồ dưỡng đi nuôi cơ thẻ

Sau khi ăn no ta cần nghỉ ngơi dé da day làm việc, tiêu hóa thức ăn, nếu chạy nhảy ngay dễ bị cảm giác đau sóc ở bụng, sẽ làm giảm tác dụng của sự tiêu hóa thức ăn ở dạ dầy

Cần biết bảo vệ cơ quan tiêu hóa vì nó là cơ quan cung cấp chất dinh dưỡng đề nuôi cơ thé

Trang 32

Hoạt động 3: Trò chơi: “Họa sĩ nhí” Mục tiêu: -_ Củng cố cho HS kiến thức về quy trình sự tiêu hóa thức ăn ở ruột non và ruột già -_ Rèn cho HS sự khéo léo, nhanh nhẹn Cách tiến hành -_GV hướng dẫn cách chơi:

+ Cần 2 bạn choi: 1 ban nam dai

diện bên con trai, l bạn nữ đại diện cho bên con gái

+ Yêu cầu: Bạn nam vẽ ruột non và quy trình thức ăn của ruột non Bạn nữ vẽ ruột già và quy trình thức ăn của ruột già +Bạn nào vẽ nhanh và đúng sẽ chiến thắng -_GV tổ chức cho HS chơi - Kết thúc trò chơi, GV tuyên bố bạn thắng cuộc

- HS lang nghe va ctr 2 bạn đại diện lên chơi

- HS bắt đầu chơi

Cũng cố - dặn dò

Nhắc nhở một số HS chưa chú ý

GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức bài học

Tuyên dương HS có tinh thần hăng hái phát biểu

- Dặn đò HS áp dụng kiến thức vừa học vào trong cuộc sống và về nhà chuân bị bài sau

Trang 33

Bài 14 Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà I Mục tiêu 1 Kiến thức - Học sinh nhận biết được một số thứ sứ dụng trong gia đình có thể gây ngộ độc

- Học sinh biết được một số lí do khiến chúng ta có thể bị ngộ độc qua

đường ăn, uống 2 Kĩ năng

- Học sinh có kĩ năng tự chăm sóc bản thân và phòng tránh ngộ độc - Biết cách ứng xử khi bản thân và người nhà bị ngộ độc

- Rèn cho học sinh khả năng đàm thoại, quan sát, thảo luận nhóm

3 Thái độ

- Học sinh ý thức được những việc bản thân và người lớn trong gia đình có thể dé phòng tránh ngộ độc cho mình và cho mọi người

Trang 34

HI Các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học Kiểm tra bài cũ Mục tiêu

- GV kiểm tra được ý thức học tập bài cũ của HS - HS nhắc lại kiến thức cũ để học bài mới tốt hơn

Cách tiến hành

- GV hỏi HS: - 2 HS lân lượt lên trả lời câu hỏi của + Phải làm gì để môi trường xung GV quanh nhà mình luôn sạch sẽ? + Giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở có lợi ích gì? - GV nhận xét và cho điểm HS

Giới thiệu bài

Hôm nay chúng ta cùng học bài ”phòng tránh ngộ độc khi ở nhà” để biết

một số thứ sử dụng trong gia đình có thê gây ngộ độc và biết cách xử lý khi chúng ta gặp phải Hoạt động I Đàm thoại về những thứ có thế gây ngộ độc Mục tiêu

- HS biết được một số thứ sử dụng trong gia đình có thể gây ngộ độc

Trang 35

- Chuẩn bị hệ thông câu hỏi theo trọng tâm của hoạt động +* Bước 2: Tiến hành đàm thoại

- GV hỏi:

+ Kế tên những thứ có thể gây ngộ độc qua đường ăn, uống ?

+ Em đã bị ngộ độc thức ăn bao giờ chưa? Lúc đó em thấy như thế nao ? - Một số HS trả lời

- GV treo tranh hình 1 trong SGK, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi: + Nếu bạn trong hình ăn bắp ngô thì điều gì sẽ xảy ra ? + Tại sao? + Nếu là em thì em sẽ làm gì với bắp ngô đó ? - Một số H§ trả lời - GV treo tranh hình 2 trong SGK, hỏi HS: + Trên bàn đang có những thứ gì ? + Em bé đang định làm gì ?

+ Nếu em bé láy nhằm lọ thuốc và ăn phải những viên thuốc vì tưởng đó là kẹo thì điều gì có thể xảy ra ?

- HS trả lời và nhận xét câu trả lời của nhau - GV treo tranh hình 3 trong SGK

+ Ở góc nhà có những thứ gì ? + Để như vậy có khoa học không ?

+ Nếu để lẫn lộn các chai dầu hỏa, thuốc trừ sâu hay hay phân đạm với nước mắm, đầu ăn thì điều gì có thể xảy ra với những người trong gia đình?

- HS trả lời theo ý hiểu của mình s* Bước 3: Tổng kết

- GV viết các câu trả lời đúng lên bảng - Tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận sau:

Một số thứ trong nhà có thé gây ngộ độc là: thuốc trừ sâu, đàu hỏa, thuốc

Trang 36

tây, thức ăn ôi thiu hay thức ăn có ruôi đậu vào

Chúng ta có thể bị ngộ độc do ăn, uống vì những lí do sau đây:

Uống nhằm dầu hỏa, thuốc trừ sâu, do chai không có nhãn mác hoặc do để lẫn với các thức ăn uống thường ngày

Ăn những thức ăn ôi thiu hoặc những thức ăn có ruồi, gián, chuột đụng vào Ăn hoặc uống thuốc tây quá liều vì tưởng là kẹo hay nước ngọt Hoạt động 2 Quan sát hình vẽ và tháo luận nhóm: Cần làm gì để phòng tránh ngộ độc Mục tiêu

- HS ý thức được những việc bản thân và người lớn trong gia đình co thé làm để phòng tránh ngộ độc cho mình và cho mọi người

Cách tiến hành

- GV chia HS thành ba nhóm - Yêu cầu: mỗi nhóm quan sát một - HS chia thành 3 nhóm tranh và thảo luận :

+ Mọi người trong tranh đang làm gì?

+ Nêu tác dụng của việc làm đó?

- GV gọi đại diện nhóm trình bày - Đại diện nhóm I trình bày tranh 4:

+ Bạn nhỏ đồ ngô đi không ăn nữa + Bạn sẽ không đau bụng và ngộ độc vì ngô đã bị ruồi đậu vào

Trang 37

- GV gọi các nhóm nhận xét, bỗ sung câu trả lời - GV tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận: Để phòng tránh ngộ độc trong nhà ta cần: + Sắp xếp các đồ dùng trong nhà ngăn lắp gọn gàng Thuốc men nên đề xa tầm tay trẻ em + Thức ăn không nên đề lẫn với các hóa chất khác

+ Không nên ăn thức ăn ôi thiu, bị chuột, gián đụng vào

+ Các loại phân bón, thuốc trừ sâu,

dầu hỏa cần để đúng nơi quy định

với kẹo

- Đại diện nhóm 3 trình bày tranh 6: + Người thanh niên để nước mắm ở tủ thực phẩm

+ Co tac dung là người trong gia đình sẽ không lấy nhằm với dầu hỏa hay thứ khác - HS lắng nghe Hoạt động 3: Đóng vai Mục tiêu: Biết cách ứng xử khi bản thân hoặc người khác bị ngộ độc Cách tiến hành - GV nêu tình huống: + Em của em tình cờ tình cờ uống phải thứ độc hại để trong nhà Em đang chơi ngoài sân thì thấy em gái

- HS lắng nghe

Trang 38

khóc, kêu đau bụng - HS phân vai đóng tình huỗng + Các em hãy đóng vai tinh huéng trên - Gọi HS nhận xét và có thể đưa ra cách xử lí khác - Khuyến khích HS tự đưa ra tình huống và tìm cách xử lí - GV kết luận: - HS lắng nghe

Khi bị ngộ độc cần báo cho người

lớn biết và gọi cấp cứu Nhớ nói cho cán bộ y tế biết đã bị ngộ độc cái gì để biết cách cứu chữa Củng cố - dặn dò - GV hỏi HS: Khi bị ngộ độc cần phái làm gì? - GV nhận xét tiết học - Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau Bài 29: Một số loài vật sống dưới nước I Mục tiêu 1 Kiến thức

- Học sinh biết nói tên một số loài vật sống dưới nước - Nói tên một số loài vật sống ở nước ngọt, nước mặn - Nêu được lợi ích của chúng

2 Kĩ năng

- Hình thành cho học sinh kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả

Trang 39

3 Thái độ

- Học sinh ham hiểu biết, hứng thú với môn học II Phương tiện và phương pháp dạy học 1 Phương tiện - Hình vẽ trong SGK trang 60,61 - Sưu tầm tranh ảnh các con vật sống ở sông, hồ, biển 2 Phương pháp - Phương pháp quan sát - Phương pháp đàm thoại HI Các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học Kiểm tra bài cũ Mục tiêu:

- Giúp GV nắm được trình độ và khả năng tiếp thu của HS - HS nhắc lại kiến thức cũ đề học bài mới tốt hơn

Cách tiến hành

GV hỏi HS: 2 HS lân lượt lên bảng

+ Kể tên một số loài vật sống trên cạn | + HS kế tên một só loài vật trên cạn

và nêu lợi ích của chúng và nêu lợi ích của chúng

+ Những con nào là vật nuôi, con nào | + HS phân biệt đâu là vật nuôi, đâu là

sống hoang dã? vật hoang dã

+ GV nhận xét, cho điểm HS

Giới thiệu bài

Chúng ta đã biết các loài vật sống trên cạn, vậy những loài vật sống dưới nước có đa đạng phong phú như loài vật sống trên cạn không? Chúng ta cùng

vào bài học hôm nay

Trang 40

Hoạt động I Nhận biết và đàm thoại về các loại vật sống dưới nước Mục tiêu

- Học sinh biết nói tên các loài vật sống ở dưới nước - Biết tên một số loài vật sống ở nước ngọt và nước mặn

- Rèn cho học sinh khả năng mô tả, phân biệt và khả năng trả lời câu hỏi, tự

đặt câu hỏi

Cách tiến hành

s Bước 1: Chuan bi

- Chuan bị tranh, các hình ảnh trong SGK trang 60.61 - Xây dựng hệ thống câu hỏi

- Dự kiến các câu trả lời để đưa ra kết luận +4* Bước 2: Tiến hành đàm thoại

- GV treo các hình ảnh trang 60,61 trong SGK trang 60.61 - Yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi: Với hình 1,2,3,4,5 + Đây là con gì? + Có đặc điểm như thế nào? + Nó có lợi ích gì? - Một số HS trả lời - GV gọi học sinh nhận xét - GV viết nhanh câu trả lời đúng lên báng Với hình 6

+ Em hãy tìm tất cả các loài động vật có trong hình 6 - Học sinh trả lời: Cá mập, cá ngừ, sò, Ốc, cá ngựa

+ San hô có phải là một loài động vật không? - Một số HS trả lời

Ngày đăng: 04/10/2014, 02:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w