1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sang kien kinh nghiem- vận dụng các ca khúc cách mạng trong giảng dạy lịch sử 9

25 2,8K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 307,34 KB

Nội dung

Để hoàn thành nhiệm vụ trên mỗi thầy cô giáo nói chung, giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử nói riêng phải không ngừng học tập, tìm tòi nghiên cứu xây dựng các giải pháp để phát triển chu

Trang 1

Quả thật mục tiêu giáo dục nói chung và nhà trường nói riêng là góp phần đào

tạo ra những con người phát triển toàn diện nhất là trong giai đoạn hiện nay cả nước

đang phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất

nước Trong đời sống xã hội, lịch sử có tác dụng quan trọng không chỉ về trí tuệ mà

cả về tư tưởng tình cảm Chính vì lẽ đó, trong những năm gần đây ngành giáo dục của

chúng ta đã và đang tiến hành đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy Để hoàn

thành nhiệm vụ trên mỗi thầy cô giáo nói chung, giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử

nói riêng phải không ngừng học tập, tìm tòi nghiên cứu xây dựng các giải pháp để

phát triển chuyên môn của mình từ đó tạo nên sự hứng thú học tập cho học sinh Tạo

sự hứng học tập là một trong những biện pháp quan trọng trong việc dạy và học lịch

sử hiện nay Song sự hứng thú trong nhận thức không phải là sự ngẫu hứng, tuỳ thích

mà là sự định hướng có lựa chọn

Một thực tế nhức nhối đã và đang diễn ra, bộ môn lịch sử ít được học sinh chú

trọng đầu tư Chính vì vậy số học sinh hiểu lịch sử, yêu lịch sử nhất là lịch sử dân tộc

rất hạn chế Điều đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó một phần do

giáo viên bộ môn chưa thật sự đầu tư về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, chưa chịu

tìm tòi nghiên cứu để tìm ra các giải pháp tích cực, hiệu quả nhằm giúp học sinh nhận

thức một cách thấu đáo giá trị của lịch sử( không những trong quá khứ mà kể cả hiện

tại và tương lai) Từ đó giúp học sinh trân trọng lịch sử, đến với lịch sử rất chân thật

không gượng ép Có như vậy các em mới say mê tìm tòi nghiên cứu khi tham gia học

tập bộ môn lịch sử

2 Ý nghĩa và tác dụng:

Trang 2

Như chúng ta đã biết âm nhạc là tiếng nói của cuộc sống, là cầu nối giữa quá khứ

và hiện tại qua các cung bậc của âm thanh Không phải ngẫu nhiên khi nhiều người

cho rằng mỗi ca khúc cách mạng là một trang lịch sử bằng âm thanh để cho thế hệ trẻ

hôm nay nhìn lại quá khứ trở về với những năm tháng hào hùng của dân tộc Mỗi ca

khúc cách mạng ra đời gắn liền với những dấu ấn, sự kiện lịch sử cụ thể Chính vì vậy

vận dụng các ca khúc cách mạng trong các bài dạy là một trong nhiều cách để tạo sự

hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử

3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

Xuất phát từ những lí do trên tôi quyết định chọn đề tài “ Vận dụng các ca khúc

cách mạng trong giảng dạy lịch sử lớp 9 ”

II.Phương pháp tiến hành:

1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài:

1.1.Cơ sở lí luận:

Để tạo ra sự hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của mỗi học sinh

trong giờ học thì việc đổi mới phương pháp giảng dạy tìm ra các giải pháp mới là cần

thiết và cấp bách là nhân tố quyết định cho sự thành công trong hoạt động giáo dục

nói chung nhất là giảng dạy bộ môn lịch sử

1.2.Thực tiễn:

- Thật vậy dù chúng ta luôn nhắc nhau lời dạy của Bác Hồ “Dân ta phải biết sử ta,

cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam ”, nhưng gần đây việc học và thi lịch sử của

học trò càng đáng báo động Việc học sinh chưa tích cực học môn lịch sử như đã nói

trên là có, nhưng không phải do bản thân bộ môn lịch sử gây ra mà chính là do quan

niệm của không ít phụ huynh học sinh cũng như phương pháp dạy học của giáo viên

chưa đáp ứng được nhu cầu của người học hay nói khác hơn là người giáo viên chưa

thật sự tạo ra sự hứng thú cho học sinh trong giờ học bộ môn lịch sử

+ Về phía học sinh: Thực tế hiện nay số lượng học sinh không yêu thích học tập bộ

môn lịch sử khá lớn Nhiều em than phiền học sử khó quá thầy ơi ! Một số em bản

thân là học sinh giỏi nhưng cũng không mặn mà gì với bộ môn này, xem môn lịch sử

Trang 3

là môn học bài ( chỉ cần nhớ thuộc lòng những gì thầy giáo cung cấp trên bảng đen là

đủ, mà không cần nghiên cứu tìm hiểu cái hay, cái đẹp của bộ môn lịch sử ) Bên

cạnh đó một bộ phận không nhỏ học sinh cho rằng học lịch sử rất khô khan, toàn là

sự kiện Chính vì vậy sự hứng thú trong học sinh đối với giờ dạy lịch sử là rất hạn

chế

+ Về phía giáo viên: Trong quá trình giảng dạy của bản thân tại trường, tôi nhận

thấy rất ít giáo viên vận dụng âm nhạc vào giờ dạy lịch sử để tạo sự hứng thú Có

chăng thì cũng chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu qua loa, đại khái các ca khúc cách

mạng khi có sự kiện lịch sử liên quan, chưa thấy được tác dụng giáo dục tâm hồn,

hình thành nhân cách sống cho các hệ học sinh mỗi khi nghe qua các ca khúc cách

- Sưu tầm tư liệu

- Điều tra thực nghiệm: phiếu khảo sát lấy từ học sinh, thống kê số liệu

b Thời gian tạo ra giải pháp:

Trang 4

- Thời gian bắt đầu nghiên cứu từ tháng 9.2009, hoàn thành vào 9.2010

- Địa điểm: Giảng dạy bộ môn lịch sử lớp 9 tại Trường THCS Hoài Hương- Hoài

Nhơn – Bình Định

B.NỘI DUNG:

I.Mục tiêu: Vận dụng âm nhạc vào các bài dạy lịch sử nhằm góp phần tạo sự hứng

thú thực sự cho học sinh góp phần xây dựng động cơ học tập tốt cho học sinh, đồng

thời giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu nước lòng tự hào dân tộc, có ý thức phấn đấu học tập

tốt không những bộ môn lịch sử mà cả các bộ môn khác để sau này đóng góp công

sức vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc

II Mô tả giải pháp của đề tài:

1.Thuyết minh tính mới:

- Để khắc phục tình trạng trên cùng với việc chủ động hơn trước khi đến lớp của giáo

viên( chuẩn bị kĩ lưỡng đồ dùng dạy học, phương tiện dạy học) và vận dụng các

phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học tích cực một cách nhuần nhuyễn thì việc vận

dụng âm nhạc vào bài dạy lịch sử là một trong những giải pháp mới mang tính triển

vọng nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh

 Chú ý: Để có thể vận dụng một cách hiệu quả các ca khúc cách mạng trong

quá trình giảng dạy bộ môn lịch sử, giáo viên đứng lớp phải tiến hành theo các

bước cơ bản sau:

+ Bước 1: Sưu tầm các ca khúc cách mạng

+ Bước 2: Phân loại các ca khúc theo từng giai đoạn lịch sử

+ Bước 3: Xây dựng nội dung và phương pháp vận dụng

+ Bước 4: Tiến hành vận dụng vào thực tiễn giảng dạy và kiểm nghiệm, đánh giá

hiệu quả vận dụng qua từng tiết dạy-> có sự điều chỉnh sao cho phù hợp

1.1 Bảng phân loại nhóm ca khúc cách mạng được vận dụng vào các bài học

lịch sử:

- Nhóm ca khúc cách mạng giai đoạn kháng chiến chống Pháp:

Trang 5

Chủ đề kháng chiến chống Pháp STT

Tên ca khúc Tên bài học được vận dụng

1 “Tiến quân ca” của nhạc sĩ

Văn Cao

Bài 23 - tiết 28: Tổng khởi nghĩa tháng Tám

năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

II Giành chính quyền ở Hà Nội

2 “Mười chín tháng tám” của

nhạc sĩ Xuân Oanh

Bài 23 – tiết 28: Tổng khởi nghĩa tháng Tám

năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

III Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám

3 “Đoàn vệ quốc quân” của

nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu

Bài 24- tiết 30: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây

dựng chính quyền dân chủ nhân dân năm 1945-1946

IV.Nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống thực

dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam

4 “Hò kéo pháo” của nhạc sĩ

Hoàng Vân

Bài 27- tiết 36: Cuộc kháng chiến toàn quốc

chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc

II Cuộc tiến công chiến lược Đông –Xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ

5 “Giải phóng Điện Biên”

của nhạc sĩ Đỗ Nhuận

Bài 27- tiết 36: Cuộc kháng chiến toàn quốc

chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc

III Hiệp đinh Giơ- ne- vơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương năm 1954

- Nhóm ca khúc cách mạng giai đoạn kháng chiến chống Mĩ:

Chủ đề kháng chiến chống Mĩ STT

Tên ca khúc Tên bài học được vận dụng

1 “Đảng cho ta cả mùa Bài 28- tiết 40: Xây dựng chủ nghĩa miền Bắc,

Trang 6

2 “Bài ca năm tấn” của nhạc

sĩ Nguyễn Văn Tý

Bài 29- tiết 43: Cả nước trực tiếp chiến đấu

chống Mĩ cứu nước năm 1965- 1973

II Miền Bắc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ, vừa sản xuất

2 Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại vừa sản xuất

3 “Cô gái mở đường” của

nhạc sĩ Xuân Giao

“Bác vẫn cùng chúng cháu

hành quân” của nhạc sĩ

Huy Thục

Bài 29- tiết 43: Cả nước trực tiếp chiến đấu

chống Mĩ cứu nước năm 1965- 1973

II Miền Bắc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ, vừa sản xuất

3 Miền Bắc thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn

4 “Như có Bác trong ngày

vui đại thắng” của Phạm

Tuyên

“Đất nước trọn niềm vui”

của nhạc sĩ Hoàng Hà

Bài 30- tiết 46: Hoàn thành giải phóng miền

Nam, thống nhất đất nước năm 1973- 1975

IV Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước năm 1954- 1975

1.3 Nhóm ca khúc cách mạng giai đoạn xây dựng và bảo vệ tổ quốc sau 1975 và

chương trình lịch sử địa phương:

Ca khúc cách mạng giai đoạn xây dựng và bảo vệ tổ quốc sau 1975 và chương

trình lịch sử địa phương

STT

Tên ca khúc Tên bài học được vận dụng

1 “Âm vang Yaly” của nhạc

sĩ Thế Vinh

Bài 33- tiết 55: Việt Nam trên đường đổi mới

đi lên chủ nghĩa xã hội từ năm 1986 đến năm

Trang 7

2.Cách thức vận dụng các ca khúc cách mạng vào bài dạy cụ thể:

* Giáo viên cần phải chú ý quan sát điều kiện thời tiết, tâm tư tình cảm của học sinh

II Giành chính quyền

ở Hà Nội

Khi giới thiệu về sự kiện mít tinh tại nhà Hát lớn Hà Nội(

19.8.1945) giáo viên

có thể đặt ra các câu hỏi gợi mở về sự kiện lịch sử này:

Bài hát nào liên quan đến sự kiện lịch

sử trên?

Bạn nào có thể hát được một đoạn bài

Giúp học sinh tái hiện bầu không khí quật khởi của dân tộc ta trong những ngày tháng Tám năm 1945

Khắc sâu sự kiện lịch sử

Trang 8

hát “Tiến quân ca” ? Giáo viên cho học sinh nghe một đoạn

ca khúc này và rút ra nhận xét Nhấn mạnh đây là ca khúc sau này được chọn làm quốc ca Việt Nam(1946) và giáo viên có thể giới thiệu học sinh tìm hiểu ca khúc “Diệt phát xít”

Phần củng cố bài học - nghe nhạc đoán sự kiện lịch sử

Khi nhấn mạnh sự kiện quân cách mạng

đã giành chính quyền nhanh chóng

ở Hà Nội(

19.8.1945), giáo viên cho học sinh nghe một đoạn của ca khúc “Mười chín tháng tám” và đặt câu hỏi

Nhạc phẩm này nói

về sự kiện nào ? Sau

đó giáo viên có thể yêu cầu học sinh về

nhà tìm hiểu tác giả

Giúp học sinh củng cố kiến thức lịch sử Rèn luyện kĩ năng học hỏi, cách học liên môn( lịch sử và

âm nhạc)

Trang 9

Bài 24- tiết 30: Cuộc

đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân năm 1945-1946

IV.Nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam

Để khắc họa thêm ý chí tất cả vì độc lập dân tộc, giáo viên có thể cho học sinh nghe một đoạn của

ca khúc “Đoàn Vệ

quốc quân” của Phan

Huỳnh Điểu sáng tác

năm 1945 - “Ra đi ra

đi bảo tồn sông núi

Ra đi ra đi thà chết không lui” đồng thời

giới thiệu hình ảnh “ Đoàn quân Nam tiến vào Nam Bộ chiến đấu” chống thực dân Pháp quay lại xâm lược Việt Nam Sau khi nghe và quan sát kênh hình giáo viên đặt câu hỏi: Em cảm nhận như thế nào tinh thần chiến đấu của dân tộc ta?

Giúp học sinh thấy được quyết tâm cao độ của quân dân ta trước hành động cướp nước của kẻ thù

Giáo dục cho học sinh lòng tôn trọng và biết ơn sâu sắc các chiến

sĩ vệ quốc Ngoài

ra làm cho tiết học sinh động và hấp dẫn hơn

Sau khi cho học sinh quan sát kênh hình

“Bộ đội ta kéo pháo vào Điện Biên Phủ”

Giúp học sinh tái hiện lại sự nổ lực phi thường, bầu không khí hừng

Trang 10

Vân thúc

II Cuộc tiến công chiến lược Đông –Xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ

và đặt câu hỏi

Nhạc phẩm nào liên quan với hình ảnh này?

Bạn nào có thể hát một đoạn của ca khúc đó? Giáo viên

có thể cho học sinh nghe một đoạn của nhạc phẩm “ Hò kéo pháo” của nhạc sĩ Hoàng Vân và đặt câu hỏi:

Em có cảm nghĩ như thế nào về tinh thần chiến đấu của bộ đội

ta ?

hực quyết tâm của pháo binh Việt Nam, hòa mình vào đoàn người kéo pháo

III Hiệp định Giơ- ne-

vơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương năm 1954

Khi nhấn mạnh tầm quan trọng cũng như nỗi vui sướng của nhân dân ta sau chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi Giáo viên

có thể đặt các câu hỏi:

Chiến thắng nào có ý nghĩa quyết định

Khắc sâu kiến thức, trận trọng thành quả cách mạng, hứng thú trong giờ học lịch

sử

Trang 11

buộc Pháp phải kí kết Hiệp định Giơ-ne-vơ chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương?

Ca khúc nào miêu tả lòng vui sướng to lớn của dân tộc ta sau sự kiện đó? Giáo viên có thể cho học sinh nghe một đoạn

đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam

IV Miền Bắc xây dựng bước đầu cơ sở

kĩ thuật của chủ nghĩa

xã hội - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

Sau khi cho học sinh nhận xét chủ trương của Đảng ta hết sức đúng đắn( vị trí vai trò của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam), giáo viên đặt một số câu hỏi như :

Khắc sâu sự kiện lịch sử đồng thời góp phần giáo dục học sinh biết được vị trí vai trò lãnh đạo của Đảng ta là hết sức

to lớn, từ đó tin tưởng tuyệt đối vào con đường

mà Đảng ta đã

Trang 12

III của Đảng năm

1960

Đảng ta có vai trò như thế nào trong cách mạng Việt Nam?

Từ khi có Đảng lãnh đạo đến 1960 dân tộc

ta đã đạt được những thành tựu nào?

Qua đó giáo viên yêu cầu học sinh kể những bài hát ca ngợi Đảng ta và sau

đó cho học sinh nghe một đoạn ca khúc

“Đảng cho ta cả mùa

xuân” của Phạm Tuyên

chọn(trong những năm kháng chiến

và cả trong giai đoạn hiện nay)

1973

II Miền Bắc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ, vừa sản xuất

2 Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh

Khi khai thác nội dung: Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất, giáo viên đặt một số câu hỏi như:

Để chi viện cho miền Nam nhân dân Bắc

bộ đã phấn đấu như thế nào trong lao

Nhằm giúp cho học sinh nhận thức sâu sắc hơn

nổ lực của nông dân Bắc bộ khi đạt thành tựu to lớn trong lao động sản xuất(

1965 miền Bắc

có 7 huyện, 640 hợp tác xã đạt

Trang 13

phá hoại vừa sản xuất động sản xuất?

Em nhận xét như thế nào về thành tựu 5 tấn thóc/ha canh tác của nhân dân Bắc bộ

? Sau đó giáo viên có thể cho học sinh nghe qua một đoạn

ca khúc “Bài ca năm

tấn” của Nguyễn Văn Tý

mục tiêu 5 tấn thóc/ 1 ha)

Học sinh hăng say hơn trong học tập

1973

II Miền Bắc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của

Mĩ, vừa sản xuất

3 Miền Bắc thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn

Giáo viên giới thiệu con đường Trường Sơn – hệ thống cung cấp binh lực, lương thực và vũ khí cho Quân Giải phóng miền Nam và Quân đội Nhân dân Việt Nam trong 16 năm (1959–1975) Giáo viên có thể đặt các câu hỏi gợi mở:

Để đảm bảo tuyến đường thông suốt từ Bắc vào Nam nhân dân ta đã làm như

Từ đó khắc họa hình ảnh những

nữ thanh niên xung phong đã dâng hiến tuổi thanh xuân cho tổ quốc khi làm nhiệm vụ mở đường

Ngày đăng: 25/12/2014, 15:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w