sáng kiến kinh nghiệm áp dụng phương pháp mới đan mạch vào giảng dạy môn mĩ thuật lớp 1

37 487 0
sáng kiến kinh nghiệm   áp dụng phương pháp mới đan mạch vào giảng dạy môn mĩ thuật lớp 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I. LỜI GIỚI THIỆU Môn học Mĩ thuật trong nhà trường không nhằm đào tạo các em trở thành hoạ sĩ mà thông qua các hoạt động tạo hình để khơi gợi và phát huy khiếu thẩm mĩ vốn có ở trẻ, gây hứng thú cho các em trước cái đẹp tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mĩ của riêng mình trong cuộc sống hằng ngày. Hoạt động giáo dục mĩ thuật còn góp phần đem lại những nhận thức mới, những niềm vui, hứng thú và sáng tạo học tập, tạo tiền đề cho sự phát triển của thế hệ trẻ, những công dân tương lai của đất nước. Trong những năm qua, Bộ Giáo dục và đào tạo thực hiện đường lối và chủ trương của Đảng và Nhà nước với phương châm giáo dục toàn diện cho học sinh, học sinh được học đủ các môn ở cấp Tiểu học. Từ năm 20022003 các địa phương trên toàn quốc nổ lực tổ chức dạy học với chương trình và sách giáo khoa mới, môn Mĩ thuật được giảng dạy chính thức trong cả nước với quy định là môn học bắt buộc. Được sự quan tâm quản lý, chỉ đạo của các cấp, công tác giảng dạy ở trường Tiểu học đang từng bước ổn định và phát triển, chất lượng giáo viên cũng dần được nâng cao. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều người quan tâm hơn đến vấn đề giáo dục Mĩ thuật cho học sinh. Năm học 20142015, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo triển khai phương pháp dạy học Mĩ thuật mới sử dụng những quy trình Mĩ thuật của SAEPS ở tất cả các trường Tiểu học trên toàn quốc, là sự đúc kết những kinh nghiệm quý báu từ Vương quốc Đan Mạch và nền giáo dục nghệ thuật tiên tiến trên thế giới. Những quy trình mĩ thuật theo phương pháp mới của SAEPS đều hướng tới mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm; kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức. Để từ đó, các em có thể hình thành và phát triển ba năng lực cốt lõi là: + Sáng tạo Mĩ thuật và qua đó biểu đạt bản thân ( suy nghĩ, tình cảm, mong muốn,…). + Hiểu cảm nhận và phản ánh được hình ảnh của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật (phân tích, đánh giá được sản phẩm, tác phẩm). + Giao tiếp trao đổi, tiếp nhận ý tưởng và ý nghĩa thông qua sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. Ngoài những năng lực nói trên, học sinh cũng có thể phát triển các giác quan, các kĩ năng sống, kinh nghiệm và khả năng giải quyết vấn đề, các năng lực hợp tác, năng lực tự học và tự đánh giá. Người giáo viên dạy môn Mĩ thuật ở Tiểu học hiện nay là cần phải đề ra nhiệm vụ: Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện những quy trình dạy học hiệu quả và tích cực tại trường và tạo cảm hứng học tập môn Mĩ thuật , bao gồm cả trong và ngoài lớp học. Biết cách tổ chức và dạy Mĩ thuật một cách linh hoạt và sáng tạo, phù hợp với thực tế văn hóa, cơ sở vật chất của nhà trường. Biết cách tổ chức và đánh giá liên tục quá trình học Mĩ thuật để phát triển các năng lực học tập, khả năng sáng tạo và kĩ năng sống cho mỗi học sinh. Theo dõi kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Qua đó có biện pháp điều chỉnh và sửa chữa kịp thời những thiếu sót, sai lầm của học sinh cũng như cải tiến phương pháp dạy học môn mĩ thuật hiện nay. Chia sẻ và giúp cho phụ huynh học sinh và cộng đồng xã hội thấy được tầm quan trọng của Mĩ thuật và hoạt động giáo dục Mĩ thuật trong cuộc sống.

... lý mà chọn sáng kiến: “ Áp dụng phương pháp Đan Mạch vào giảng dạy môn mĩ thuật lớp ” II TÊN SÁNG KIẾN “ Áp dụng phương pháp Đan Mạch vào giảng dạy môn mĩ thuật lớp ” III TÁC GIẢ - Họ tên: Phan... dùng dạy học phân môn lớp sách dạy Mĩ thuật lớp 1và Giáo viên: Phan Thị Hương Trường TH Chiến Thắng “ Áp dụng phương pháp Đan Mạch vào giảng dạy môn mĩ thuật lớp ” sách học mĩ thuật lớp 1; sách... Áp dụng phương pháp Đan Mạch vào giảng dạy môn mĩ thuật lớp ” tượng, khối lớp nên áp dụng số phương pháp để nâng cao hiệu cho học sinh khối dễ dàng làm quen học tốt môn mĩ thuật theo phương pháp

Ngày đăng: 19/07/2018, 09:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan