1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng hình ảnh đất, phân bón trong giảng dạy môn công nghệ lớp 10

30 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 2,51 MB

Nội dung

Do vậy, hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinhchưa thực sự đáp ứng việc sử dụng hình ảnh theo yêu cầu đổi mới.Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để bổ sung hình ảnh trong dạy học C

Trang 1

MỞ ĐẦU

I Lý do chọn đề tài

Trong dạy học nói chung, trong dạy học Công Nghệ nói riêng, vấn đề đặt ra

là cần phải đổi mới chiến lược đào tạo con người Đặc biệt cần đổi mới phươngpháp dạy học theo hướng phát triển thế hệ mới năng động, sáng tạo nhằm tạo ranguồn lực nội sinh cho mỗi con người đồng thời tạo nên động lực cho sự phát triểnkinh tế - xã hội

Luật giáo dục điều 24.2 đã ghi rõ: “phương pháp dạy học phổ thông phảiphát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với từngđặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹnăng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,hứng thú học tập cho học sinh”

Mục đích, nội dung và phương pháp luôn có mối quan hệ biện chứng vớinhau Song song với việc nâng cao chất lượng nội dung sách giáo khoa thì việc đổimới phương pháp dạy học là điều bức thiết Chương trình và sách giáo khoa CôngNghệ 10 đã được triển khai đại trà trong cả nước từ năm 2006 – 2007 Trong đóyêu cầu làm việc với hình ảnh là một trong những nội dung được nhấn mạnh vàquan tâm

Hình ảnh là hệ thống cung cấp nguồn kiến thức, hình thành và rèn luyện kỹnăng cho học sinh Nó vừa làm nhiệm vụ cung cấp, định hướng tri thức vừa làphương tiện để giáo viên hướng dẫn học sinh cách học, cách khai thác tri thức.Đồng thời, tạo điều kiện cho học sinh trong quá trình học tập vừa tiếp thu đượckiến thức, vừa rèn luyện được các kỹ năng và nắm vững phương pháp học tập, tạohứng thú cho học sinh Tuy nhiên hình ảnh dùng để dạy học trong sách giáo khoaCông Nghệ 10 nói chung và trong phần Đất, Phân bón nói riêng vẫn chưa đủ để cóthể khai thác tốt lượng kiến thức cần truyền đạt Vì vậy việc bổ sung hình ảnh đểdạy học phần Đất và Phân bón – Công Nghệ 10 là điều cần thiết

Trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học bộ môn hiện nay, để thực hiện

có hiệu quả yêu cầu đối với việc hình thành và rèn luyện kỹ năng sử dụng hình ảnhtheo hướng tích cực hoá người học là việc làm không thể thiếu Tuy nhiên thực tế

sử dụng hình ảnh trong giảng dạy còn gặp nhiều khó khăn Đa số giáo viên cònlúng túng trong việc bổ sung và sử dụng hình ảnh trong quá trình dạy học Đặcbiệt là việc sử dụng hình ảnh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng

Trang 2

tạo của học sinh Hình ảnh chứa đựng nhiều nguồn thông tin, trong khi giáo viênlại quen sử dụng sách cũ (hình ảnh chủ yếu tồn tại với chức năng minh hoạ, sốlượng lại ít); với việc quen sử dụng phương pháp cũ (chủ yếu dùng để giải thích,minh họa cho bài học) Do vậy, hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinhchưa thực sự đáp ứng việc sử dụng hình ảnh theo yêu cầu đổi mới.

Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để bổ sung hình ảnh trong dạy học CôngNghệ 10 nói chung và dạy học phần Đất, Phân bón nói riêng một cách có hiệu quả

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Bổ sung hình ảnh trong dạyhọc phần Đất, Phân bón – Công Nghệ 10 – Trung học phổ thông”

II Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu quy trình bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Đất, Phân bón –Công Nghệ 10 theo hướng phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của họcsinh

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc sử dụng hình ảnh trong dạy học CôngNghệ 10, phần Đất, Phân bón

- Bổ sung hình ảnh để tổ chức học sinh lĩnh hội tri thức trong phần Đất,Phân bón – Công Nghệ 10 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh

III Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Các biện pháp bổ sung hình ảnh để tổ chức học sinh lĩnh hội tri thức trongphần Đất, Phân bón – Công nghệ 10 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh

3.2 Khách thể nghiên cứu

Quá trình dạy học Công nghệ 10 ở trường Trung học phổ thông

IV Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Nghiên cứu chủ trương, đường lối, tài liệu và các công trình nghiên cứuđổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá việc học của học sinh

Trang 3

- Nghiên cứu về cấu trúc và nội dung chương trình Công nghệ 10 (PhầnĐất, Phân bón).

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về các phương pháp, biện pháp bổ sung hìnhảnh trong sách giáo khoa Công nghệ nói chung và phần Đất, Phân bón nói riêngtheo hướng phát huy tính tích cực của học sinh

4.2 Phương pháp chuyên gia

Gặp gỡ, trao đổi, tiếp thu ý kiến của các giảng viên và giáo viên chuyênngành Kỹ thuật nông lâm để tham khảo ý kiến làm cơ sở cho việc nghiên cứu đềtài

V Giới hạn đề tài

Bổ sung hình ảnh để tổ chức học sinh lĩnh hội tri thức trong phần Đất, Phânbón – Công Nghệ 10 trong các bài lên lớp nghiên cứu tài liệu mới

Trang 4

NỘI DUNGChương 1: Cơ sở lý luận của việc bổ sung hình ảnh trong dạy học phần Đất, Phân

bón – Công nghệ 10 – Trung học phổ thông

1 Tổng quan tài liệu liên quan đến đề tài

L V Reborova (1975): “tính tích cực học tập là một hiện tượng biểu hiện

sự gắng sức cao về nhiều mặt trong hoạt động học tập”

Tiệp Khắc, T A Comenxki (1592 – 1670) là người đầu tiên coi trực quantrong dạy học là “nguyên tắc vàng” Ông cho rằng: “không có gì hết trong trí nãonếu trước đó không có gì hết trong cảm giác”

Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học đang được rất nhiều nước trên thếgiới quan tâm phát triển Trong đó việc sử dụng phương tiện dạy học có vị trí quantrọng [2], [16], [18]

1.2 Ở Việt Nam

Cùng với xu thế của thế giới, ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứucủa nhiều tác giả về các hình thức tổ chức hoạt động nhằm phát huy tính tích cựccủa học sinh trong việc lĩnh hội tri thức như: Đinh Quang Báo, Nguyễn ĐứcThành, Trần Bá Hoành… và một số luận án tiến sĩ, thạc sĩ, khoá luận tốt nghiệp cóliên quan Trong đó các đề tài về xây dựng và sử dụng nguồn tư liệu phục vụ chodạy và học đang là vấn đề được nhiều tác giả quan tâm, đặc biệt trong một vài nămgần đây

Phan Đức Duy và Phạn Đình Văn với bài viết: “Kỹ năng sưu tầm, khaithác, sử dụng tư liệu phục vụ việc giảng dạy sinh học ở trường phổ thông”

Trang 5

Võ Văn Khánh trong luận văn thạc sĩ: “Xây dựng và sử dụng tư liệu trongdạy học phần biến dị trong chương trình sinh học 12 ở trường trung học phổthông”.

Nguyễn Duân với bài viết: “Bổ sung tư liệu dạy học Công Nghệ 7 (phầnnông nghiệp)” và “hướng dẫn học sinh sưu tầm và sử dụng tư liệu học tập mônCông Nghệ (nông nghiệp) ở trường phổ thông”

Vũ Đình Chiến trong luận văn thạc sĩ: “Rèn luyện kỹ năng sử dụng kênhhình trong sách giáo khoa Địa Lý 7”

Hoàng thị Nguyệt Thắm trong luận văn thạc sỹ: “Phương pháp sử dụngkênh hình trong sách giáo khoa Địa Lý 11 ban khoa học xã hội và nhân văn theohướng dạy học tích cực ở trường trung học phổ thông”

Công nghệ thông tin đã được đưa vào ứng dụng trong giáo dục, hiện naytiêu biểu có “thư viện tư liệu” (www.tulieu.edu.vn) và “thư viện bài giảng”(www.baigiang.edu.vn)

Và nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến việc sử dụng tư liệu trongdạy học như các khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Văn Khanh trong khoá luận tốt nghiệp: “sử dụng tư liệu hình ảnhtrong dạy học chương trồng trọt, lâm nghiệp đại cương môn Công Nghệ 10”

Hoàng Hữu Tình trong khoá luận tốt nghiệp: “sử dụng tư liệu hình ảnhtrong dạy học chương chăn nuôi thuỷ sản đại cương môn Công Nghệ 10”

Phạm Thị Thu Hà trong khoá luận tốt nghiệp: “Sử dụng kênh hình trongsách giáo khoa Công Nghệ 7 để tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực củahọc sinh”

2 Một số khái niệm cơ bản

2.1 Dạy học tích cực

2.1.1 Khái niệm tích cực

Theo từ điển tiếng Việt [7]:

- Tích cực: Tỏ ra chủ động, có những hoạt động nhằm tạo sự biến đổi

- Tích cực: Tỏ ra nhiệt tình, hăng hái với nhiệm vụ, với công việc

- Tích cực là một nét quan trọng của nhân cách, là một đức tính rất quý báucủa con người

Trang 6

2.1.2 Tích cực trong học tập

Trong học tập, tích tích cực có ý nghĩa là hoàn thành một cách chủ động, tựgiác, có nghị lực, có đích hướng rõ rệt, có sáng kiến và đầy hào hứng Những hànhđộng có vận dụng cả trí óc và chân tay nhằm nắm vững kiến thức, kỹ năng, kỹxảo, vận dụng chúng vào học tập và thực tiễn

Tích cực trong học tập thực chất là tích cực nhận thức thể hiện ở sự khátkhao tìm kiếm, hiểu biết tri thức, khát vọng về hiểu biết, nghị lực cao trong quátrình chiếm lĩnh tri thức

Theo I I Samova, tính tích cực nhận thức là mục đích, phương tiện và kếtquả của hoạt động học tập, là phẩm chất của học sinh Nó xuất hiện trong mốiquan hệ của học sinh với nội dung, với quá trình học tập, với sự nổ lực để nắm trithức và phương pháp trong một thời gian ngắn nhất với việc huy động ý chí để đạtđược kết quả học tập

2.1.3 Hoạt động của giáo viên, học sinh trong phương pháp dạy học tích cực.

2.1.3.1 Hoạt động của giáo viên

Hoạt động dạy của giáo viên là hoạt động do thầy làm chủ thể Dạy học tíchcực là một hình thức dạy học mà giáo viên không đưa ra tri thức cho học sinh dướidạng có sẵn mà hướng dẫn, tổ chức cho các em tự tìm ra tri thức bằng các phươngpháp dạy học tích cực

Như vậy dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, ngườigiáo viên chỉ là người hướng dẫn, thiết kế và tổ chức cho học sinh tự tìm tòi, khámphá, hoàn thành nhiệm vụ học tập [7]

2.1.3.2 Hoạt động của học sinh

Hoạt động học do học sinh làm chủ thể Đây là một hoạt động cơ bản, cótính chất chủ động ở lứa tuổi học sinh phổ thông Học sinh phải thực hiện các thaotác tư duy (phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, trừu tượng hoá…) Qua cáchoạt động này mà học sinh giải quyết được nhiệm vu học tập, chiếm lĩnh tri thức,hình thành và phát triển nhân cách

2.2 Hình ảnh

2.2.1 Khái niệm về hình ảnh

Đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến khái niệm hình ảnh Theo từđiển Tiếng Việt hình ảnh có nghĩa là hình người, vật, cảnh tượng thu được bằng

Trang 7

khí tượng quang học (như máy ảnh) hoặc để lại ấn tượng nhất định và tái hiệnđược trong trí (trang 441).

Theo từ điển Tiếng Anh, hình ảnh (image): Là biểu tượng, dấu, vết, ấntượng của ai, của cái gì đó; đó là hiện thân của ai, của cái gì đó; là hồn bức tranh

vẻ của ai, của cái gì đó; là sự sao chép nguyên bản, là bức vẻ (OXFORDCollocation)

Tô Xuân Giáp cho rằng: “Tranh ảnh dùng sự bố cục đường nét để biểu diễnngười, địa điểm, đồ vật và các khái niệm để chỉ ra mối liên quan giữa các phần tửhay giải thích quá trình thực hiện một công việc như thế nào, cấu tạo một vật thể

ra sao” Hình ảnh dạy học dùng để truyền đạt các lượng tin bằng các loại tranh,biểu đồ, sơ đồ, đồ thị…

Những dạng hình ảnh được sử dụng trong dạy học được gọi là tư liệu hìnhảnh Vậy tư liệu hình ảnh có thể được hiểu là những loại vật chất chứa đựng cáchình ảnh sử dụng trong việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn học, bài họchay vấn đề học tập

Với đặc thù của môn Công Nghệ 10 nói chung và phần Đất, Phân bón nóiriêng, tư liệu hình ảnh không chỉ là nguồn cung cấp thông tin mà còn là phươngtiện trực quan thể hiện hình dạng, cấu trúc, đặc tính của sự vật, hiện tượng, đượcgiáo viên và học sinh sử dụng trong quá trình dạy và học, mang lại hứng thú họctập tích cực cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng lĩnh hội tri thức Tư liệu hìnhảnh góp phần rất lớn trong việc đổi mới phương pháp dạy học [7], [11], [18]

2.2.2 Vai trò của hình ảnh trong dạy học

Sách giáo khoa Công nghệ 10 từ khi được chỉnh sửa bổ sung vào năm 2006– 2007, hình ảnh được đưa vào nhiều hơn đã đem lại những chuyển biến nhất địnhtrong kết quả dạy và học Nhất là trong thời đại ngày nay, thông tin bùng nổ vớitốc độ chóng mặt, việc bổ sung, sử dụng hình ảnh phục vụ việc dạy và học là việclàm cần thiết nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học, đưa việc họcđến gần với thực tiễn hơn [7], [11]

2.2.2.1 Cập nhật, bổ sung, mở rộng kiến thức trong sách giáo khoa

Do nguyên tắc “sách giáo khoa phải ngắn gọn, nội dung phải súc tích” nênnội dung các bài học không thể trình bày một cách chi tiết cho người học nghiêncứu Hơn nữa, sách giáo khoa được thiết kế trong một giai đoạn phát triển kinh tế,

xã hội xác định và sử dụng trong một thời gian nhất định, vì vậy không thể cập

Trang 8

nhật hết những nội dung kiến thức, mang tính thời sự, tính thực tiễn sản xuất ở địaphương hay những thông tin kiến thức đặc trưng của các vùng miền Do đó, trong

tổ chức dạy học, giáo viên phải bổ sung hình ảnh để cập nhật, bổ sung, mở rộngkiến thức trong sách giáo khoa

2.2.2.2 Củng cố, hoàn thiện kiến thức

Nội dung sách giáo khoa Công Nghệ 10 nói chung và phần “Đất, Phânbón” nói riêng được thiết kế dựa trên tính nguyên lý của quy trình kỹ thuật, do đó,mang tính chất chung cho mọi vùng miền và cho nhiều đối tượng Trong tổ chứcdạy học, giáo viên phải sử dụng hình ảnh cho học sinh nghiên cứu ở các đối tượng

cụ thể nhằm củng cố thêm kiến thức nguyên lý và vận dụng kiến thức nguyên lýtrong thực tế sản xuất ở các vùng miền khác nhau

2.2.2.3 Góp phần đa dạng hoá phương tiện và đổi mới phương pháp dạy học

Trong dạy học Công Nghệ 10 nói chung và dạy học phần “Đất, Phân bón” nóiriêng, sử dụng các loại hình ảnh ngoài sách giáo khoa và các kênh hình trong sách giáokhoa đã góp phần làm phong phú thêm phương tiện để giáo viên tổ chức quá trình dạyhọc Không những thế việc sử dụng nhiều dạng hình ảnh đã góp phần thay đổi hìnhthức tổ chức của bài lên lớp và thay đổi hoạt động của thầy và trò trong quá trình tổchức dạy học: Giáo viên không mất thời gian cung cấp kiến thức, mà kiến thức đã cósẵn trong hình ảnh, do đó giáo viên có nhiều thời gian hơn để hướng dẫn, tổ chức họcsinh học tập; Học sinh không chép bài dạy của giáo viên mà tăng cường hoạt động tìmtòi, thảo luận…Chính vì vậy, sử dụng hình ảnh trong dạy học Công Nghệ 10 nói chung

và phần “Đất, Phân bón” nói riêng phát huy được tính sáng tạo, tích cực trong học tậpcủa học sinh

2.2.2.4 Góp phần gây hứng thú học tập cho học sinh

Trong dạy học việc gây hứng thú học tập cho học sinh là một trong những biệnpháp tích cực để nâng cao hiệu quả tiếp thu kiến thức Với hệ thống hình ảnh có nhiềuảnh đẹp, sống động chứa nhiều thông tin bổ ích sẽ gây hứng thú học tập cho học sinh,giúp học sinh chủ động trong tư duy, sáng tạo trong học tập và làm không khí lớp họctrở nên sôi nổi, vui vẻ, chất lượng giờ học được nâng cao

2.2.2.5 Kiểm tra kết quả học tập của học sinh

Ngoài những vai trò trên, tư liệu có thể dùng để kiểm tra, đánh giá kỹ năng phântích, tổng hợp, kỹ năng vận dụng kiến thức lý luận vào thực tiễn sản xuất…

Trang 9

2.2.3 Các loại tư liệu hình ảnh trong dạy học

Như trên đã phân tích, hình ảnh dạy học là các dạng vật chất được sử dụng trongdạy học Tuỳ theo tính chất, đặc điểm và cách sử dụng của các vật chất mà hình ảnhtrong dạy học được chia ra các loại khác nhau

- Giáo viên tự thiết kế trên các phần mềm thông dụng

- Thu thập từ máy scan, máy ảnh kỹ thuật số, mạng internet…

- Từ các nguồn phim tư liệu, phim phổ biến kỹ thuật cho nông dân Từ các phimnày, giáo viên có thể biên tập lại bằng các phần mềm cắt phim, chụp ảnh theo những ý

đồ sư phạm, phù hợp với nội dung bài học

3 Mục tiêu, cấu trúc, nội dung phần Đất, Phân bón

3.1 Mục tiêu

Sau khi học xong phần “Đất, Phân bón” học sinh phải [6], [11], [13], [15]:

3.1.1 Về kiến thức

- Nêu và giải thích được một số tính chất cơ bản của đất như: Tính hấp phụ và

cơ sở của tính hấp phụ, tính chua, kiềm và cơ sở của nó, các loại độ chua và đặc điểmcủa mỗi loại

- Trình bày được khái niệm về độ phì nhiêu

- Củng cố, vận dụng kiến thức đã học về phản ứng chua của đất

- Phân biệt cách xác định độ chua hoạt tính và độ chua tiềm tàng

- Giải thích được nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu, đất xói mòn, đấtmặn, đất phèn

- Nêu được đặc điểm của đất xám bạc màu, đất xói mòn, đất mặn, đất phèn

- Đề xuất các biện pháp cải tạo và hướng dẫn sử dụng đất xám bạc màu, đất xóimòn, đất mặn, đất phèn

Trang 10

- Nhận biết, phân biệt được các tầng đất qua mặt phẫu diện, từ các tầng đất màhọc sinh củng cố, hệ thống lại kiến thức về các nhân tố hình thành đất.

- Nêu được đặc điểm của phân hoá học, phân hữu cơ và phân vi sinh

- Từ đặc điểm của mỗi loại mà đề xuất cách sử dụng để có hiệu quả đối với từngloại đất, cây trồng

- Trình bày được nguyên lý chung trong sản xuất phân vi sinh vật

- Giải thích đặc điểm của một số loại phân vi sinh thường dùng hiện nay, biệnpháp sử dụng có hiệu quả

3.1.2 Về kỹ năng

- Phát triển kỹ năng so sánh qua cấu tạo của keo âm và keo dương

- Thực hiện đúng kỹ thuật của từng bước trong quá trình xác định độ chua (pH)hoạt tính, tiềm tàng của một loại đất cụ thể

- Phát triển năng lực tư duy logic qua mối quan hệ từ: Nguyên nhân dẫn đến đặcđiểm và suy ra biện pháp cải tạo một số loại đất xấu

- Phát triển kỹ năng quan sát, so sánh qua quan sát, nhận biết các tầng đất ở bềmặt phẫu diện

- Phát triển kỹ năng phân tích qua đặc điểm của từng loại phân và kỹ năng tổnghợp qua phối hợp các loại phân bón cho từng loại đất, loại cây

- Phát triển khả năng phân tích qua việc tìm ra những nội dung cơ bản khinghiên cứu mỗi loại phân vi sinh vật Qua ứng dụng phân vi sinh vật trong sản xuất một

số loại phân bón mà phát triển tư duy kỹ thuật

3.1.3 Về ý thức, thái độ

- Từ tính chất và độ phì nhiêu làm cơ sở để hình thành ý thức bảo vệ, sử dụnghợp lý

- Có ý thức và thái độ làm việc khoa học, chính xác

- Từ nguyên nhân gây đất xám bạc màu, đất xói mòn, đất mặn, đất phèn mà có ýthức ngăn chặn, phòng tránh để bảo vệ đất trồng và môi trường sống

- Có ý thức góp phần cùng gia đình tăng nguồn phân bón và cách sử dụng hợp

lý để nâng cao hiệu quả trong sản xuất (vùng phi nông nghiệp thì hình thành ý thứcgom rác thải để góp phần tăng nguồn phân bón cho nông nghiệp, vệ sinh môi trường vàtìm hiểu kỹ đặc điểm phân bón co cây cảnh để sử dụng hiệu quả)

Trang 11

- Hình thành ý thức lao động có khoa học trong sản xuất công nghiệp.

Bài: Thực hành: Xác định độ chua của đất bao gồm các phương pháp xác định

độ pH của đất và xác định được pH của đất bằng thiết bị thông thường

Bài: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn – trơ sỏi đá,bao gồm nguyên nhân hình thành, tính chất, biện pháp cải tạo của đất xám bạc màu, đấtxói mòn – trơ sỏi đá

Bài: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn bao gồm nguyên nhân hìnhthành, tính chất, biện pháp cải tạo của đất mặn, đất phèn

Bài: Thực hành: Quan sát phẫu diện đất bao gồm cách quan sát phẩu diện đất vàphân biệt được các tầng đất

Bài: Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thườngbao gồm đặc điểm, tính chất và kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thường dùngtrong nông, lâm nghiệp

Bài: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón bao gồm ứng dụngcông nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón và cách sử dụng một số loại phân vi sinh vậtdùng trong sản xuất nông, lâm nghiệp

4 Hình ảnh trong phần Đất, Phân bón” – sách giáo khoa Công nghệ 10

Cung cấp thông tin về cấu tạo của keo đất

Minh hoạ các bước xác định độ chua của đất

Minh hoạ các loại đất xám bạc màu, đất xói mòn, đất mặn, đất phèn

Trang 12

Minh hoạ các biện pháp canh tác đối với một số loại đất xấu.Minh hoạ, cung cấp thông tin về phẫu diện của một số loại đất.Minh hoạ một số loại phân.

Trang 13

Chương 2: Bổ sung hình ảnh trong dạy học phần “Đất, Phân bón” – Công nghệ 10 –

THPT

1 Nguyên tắc bổ sung hình ảnh

Hình ảnh bổ sung phục vụ cho mục đích nghiên cứu, giảng dạy và học tập, do

đó khi bổ sung hình ảnh cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau [1], [2], [3], [11], [16],[18]:

1.1 Bám sát mục tiêu dạy học

Mục tiêu dạy học được hiểu là cái đích và yêu cầu phải đạt được của quá trìnhdạy học Đó là các phẩm chất của học sinh về kiến thức, kỹ năng, thái độ Các hình ảnhđược bổ sung cho quá trình dạy học phải hướng vào mục tiêu bài học Tiến trình tổchức học sinh khai thác hình ảnh đồng thời là quá trình thực hiện mục tiêu bài học đã

đề ra

1.2 Nguyên tắc khoa học

Trong dạy học, sử dụng hình ảnh là điều cần thiết, tuy nhiên hình ảnh dạy họcphải được xây dựng trên mối quan hệ giữa các thành tố của quá trình dạy học; nội dungthông tin trong hình ảnh phải chính xác, rõ ràng, phản ánh nội dung bài học và phù hợpvới trình độ nhận thức của học sinh

1.3 Nguyên tắc sư phạm

Hình ảnh được bổ sung để phục vụ cho quá trình dạy học, do đó thông tin củahình ảnh phải ngắn gọn, súc tích, hình ảnh phải rõ ràng, phù hợp với ý đồ sư phạm

1.4 Đảm bảo phát huy tính tích cực của học sinh

Ngày nay, việc dạy học không dừng lại ở dạy kiến thức mà quan trọng hơn làdạy cách học cho học sinh để các em tự chiếm lĩnh tri thức, hình thành năng lực tự học,

tự nghiên cứu suốt đời, từ đó trở thành con người tự chủ, năng động

Do đó phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực củahọc sinh Để phát huy tính tích cực thì hình ảnh bổ sung phải súc tích, rõ ràng, phù hợpvới tâm sinh lý

1.5 Đảm bảo tính hệ thống

Nội dung môn học Công nghệ nói chung và phần “Đất, Phân bón” nói riêngluôn được biên soạn một cách có hệ thống, thể hiện qua từng bài, từng chương, từngphần và toàn bộ chương trình Tính hệ thống đó không chỉ được quy định bởi chính nội

Trang 14

dung khoa học, phản ánh đối tượng khách quan có mang tính hệ thống mà còn bởi tínhlogic trong hệ thống tư duy của học sinh Do đó hình ảnh được bổ sung cũng phải sắpxếp theo logic hệ thống chặt chẽ, sao cho lời giải của hình ảnh là cơ sở cho việc tìm tòigiải đáp của hình ảnh Chính yếu tố này đã khuyến khích khả năng tư duy, suy diễn củangười học.

1.6 Đảm bảo tính thực tiễn

Nguyên tắc này xuất phát từ nguyên lý giáo dục: “Học đi đôi với hành”, “lý luậngắn với thực tiễn” và đặc điểm của bộ môn Công nghệ là một môn khoa học thựcnghiệm Do đó, hình ảnh được bổ sung phải có tính thực tiễn cao, giúp học sinh liên hệ,

sử dụng kiến thức đã học vào cuộc sống

2 Cơ sở bổ sung hình ảnh trong dạy học phần “Đất, Phân bón – Công nghệ 10”

Khi bổ sung hình ảnh để dạy học phần “Đất, Phân bón” theo hướng phát huytính tích cực của học sinh, cần dựa trên các cơ sở chủ yếu sau [2], [10], [16]:

- Dựa vào mục tiêu dạy học của phần “Đất, Phân bón – Công nghệ 10”

- Dựa vào nguyên tắc, mục tiêu biên soạn sách giáo khoa mới của bộ giáo dục

và đào tạo là giảm thông báo kiến thức, tăng lượng hình ảnh

- Dựa vào cách trình bày nội dung sách giáo khoa theo hướng gợi mở, nêu vấn

đề, cung cấp thông tin qua hình ảnh Cơ sở này đã tạo thuận lợi cho giáo viên bổ sunghình ảnh để tổ chức học sinh lĩnh hội tri thức

- Dựa vào chức năng của hình ảnh: Hình ảnh có chức năng kép là vừa minh hoạkiến thức, vừa chứa đựng nguồn kiến thức mới

- Dựa vào trình độ nhận thức của học sinh: Nhìn chung trình độ nhận thức củahọc sinh lớp 10 đã hình thành và phát triển Cùng với đặc điểm tâm lý lứa tuổi các emrất hứng thú khi tự mình khám phá kiến thức từ hình ảnh Đây là điều kiện thuận lợi để

bổ sung hình ảnh theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh

3 Quy trình bổ sung hệ thống hình ảnh

Trong dạy học phần “Đất, Phân bón – Công nghệ 10”, hệ thống hình ảnh được

bổ sung theo các bước sau [11]:

3.1 Nghiên cứu bài dạy giáo khoa

Trong các môn học ở trường THPT, sách giáo khoa được xem như là “pháplệnh”, là “kim chỉ nam” là nền tảng nội dung để giáo viên và học sinh đồng thời tácđộng trong quá trình tổ chức dạy học để tổ chức, hướng dẫn hay lĩnh hội tri thức

Trang 15

Nghiên cứu bài dạy trong sách giáo khoa, giáo viên sẽ xác định được những kiến thức

cơ bản; những kiến thức cần bổ sung, mở rộng, cập nhật; những kiến thức cần kháiquát, cụ thể hoá… từ đó định hướng cho việc tìm kiếm, bổ sung hình ảnh cần thiết

Ví dụ: Nghiên cứu bài 9, phần II.2 Tính chất của đất xói mòn mạnh – trơ sỏi

đá Sách giáo khoa chỉ trình bày các tính chất, song lại không có hình ảnh để minh hoạ, vậy cần có bảng biểu thể hiện một số số liệu nói lên đất xám bạc màu có tính chất đó.

3.2 Phân tích nhu cầu

Trên cơ sở nghiên cứu sách giáo khoa và phân tích mối quan hệ giữa các thành

tố của quá trình dạy học (nội dung - mục tiêu – phương pháp – phương tiện – hình thức

tổ chức dạy học - kiểm tra, đánh giá), tuỳ nội dung bài học cụ thể mà xác định nguồn tưliệu cho phù hợp Trong dạy học phần “Đất, Phân bón – Công nghệ 10”, có những bài,những mục số lượng và chất lượng hình ảnh trong sách giáo khoa đủ cho giáo viên vàhọc sinh khai thác để thực hiện mục tiêu dạy học, nhưng cũng có những bài học chỉdựa vào hình ảnh trong sách giáo khoa, giáo viên sẽ gặp khó khăn khi thực hiện hoạtđộng dạy và học sinh cũng gặp khó khăn khi thực hiện hoạt động học, do đó, cần phảitìm kiếm, bổ sung hình ảnh trực quan hoá, khách quan hoá nội dung kiến thức bài học

Như vậy, quá trình phân tích nhu cầu là trả lời cho các câu hỏi: “có hay khôngnên sử dụng hình ảnh dạy học”; “cần bao nhiêu hình ảnh”

Ví dụ: Theo yêu cầu thì cần thêm hình ảnh để minh hoạ cho hướng sử dụng đất phèn để học sinh dễ tiếp cận.

3.3 Lựa chon hình ảnh

Trong dạy học phần “Đất, Phân bón – Công nghệ 10”, hình ảnh có thể tìm kiếm

ở các nguồn khác nhau (sách, báo, tạp chí chuyên ngành; sách phổ biến kỹ thuật; cácchương trình tập huấn kỹ thuật; chương trình khuyến nông, khuyến lâm, bạn của nhànông; các webside tìm kiếm, các cơ quan, tổ chức nghiên cứu…) Trên cơ sở phân tíchnhu cầu về nguồn và loại hình ảnh cho nội dung bài học cụ thể, giáo viên có thể lựachọn tư liệu cho phù hợp

Ví dụ: Nguồn tư liệu hình ảnh phải thể hiện được các yêu cầu của việc bón phân hoá học đúng kỹ thuật Để đáp ứng yêu cầu đó, hình ảnh được lựa chọn từ các kênh hình khác nhau và có thể dễ dàng tìm kiếm từ mạng internet.

3.4 Xử lý sư phạm hình ảnh bổ sung

Ngày đăng: 22/08/2014, 16:38

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh sau khi thu thập, để sử dụng trong dạy học cần phải xử lý để hình ảnh  phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học trong sách giáo khoa và định hướng quá trình - Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng hình ảnh đất, phân bón trong giảng dạy môn công nghệ lớp 10
nh ảnh sau khi thu thập, để sử dụng trong dạy học cần phải xử lý để hình ảnh phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học trong sách giáo khoa và định hướng quá trình (Trang 16)
Sơ đồ cấu tạo keo đất - Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng hình ảnh đất, phân bón trong giảng dạy môn công nghệ lớp 10
Sơ đồ c ấu tạo keo đất (Trang 20)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w