1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

môi trường quan hệ lao động và liên hệ thực tế ở việt nam

33 1,5K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 51,44 KB

Nội dung

Lời mở đầu Quan hệ lao động là hệ thống tương tác giữa người sử dụng lao động vàngười lao động hoặc tổ chức đại diện cho họ trong doanh nghiệp xảy ra trongquá trình 2 bên hợp tác làm việ

Trang 1

Giáo viên hướng dẫn: Cô Vũ Thị Minh Xuân

Bộ môn: Quản trị nhân lực Nhóm thực hiện: 5

Đề tài: Môi trường quan hệ lao động và liên hệ thực tế ở Việt Nam

1 Lời mở đầu

Quan hệ lao động là hệ thống tương tác giữa người sử dụng lao động vàngười lao động (hoặc tổ chức đại diện cho họ) trong doanh nghiệp xảy ra trongquá trình 2 bên hợp tác làm việc để đạt được lợi ích cá nhân người sử dụng laođộng, người lao động và mục tiêu chung của doanh nghiệp Quan hệ đó chịu sựđiều chỉnh về mặt pháp lý của Nhà nước Quan hệ lao động trong doanh nghiệp

có ảnh hưởng trực tiếp không chỉ đến bản thân người lao động, đến người sửdụng lao động (đến doanh nghiệp) mà còn ảnh hưởng đến xã hội Một trongnhững mục tiêu của Tổng LĐLĐ Việt Nam nhằm "Xây dựng giai cấp công nhânViệt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH" chính là xây dựng quan hệ lao độnghài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp (DN) thuộc mọi thành phần kinh tế

Môi trường quan hệ lao động có ảnh hưởng không nhỏ đến doanhnghiệp Môi trường vĩ mô chứa đựng các yếu tố có tác động dẫn dắt quan hệ laođộng, trong đó phải kể đến một số yếu tố là chính sách, pháp luật của Nhà nước

về quan hệ lao động doanh nghiệp; hệ thống các tổ chức tham gia triển khai cácquy trình giải quyết vấn đề phát sinh trong QHLĐ tại doanh nghiệp, thị trườnglao động Môi trường vi mô (môi trường trong doanh nghiệp) có rất nhiều yếu tốảnh hưởng đến chất lượng quan hệ lao động trong doanh nghiệp, song bài tiểuluận của chúng tôi chỉ đề cập đến một số yếu tố chính như: chính sách nhân sự

Trang 2

của doanh nghiệp, năng lực của các bên tham gia quan hệ lao động, văn hóadoanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh.

2 Môi trường vĩ mô của quan hệ lao động

2.1 Pháp luật

2.1.1 Khái niệm

Xây dựng và ban hành những chính sách pháp luật về quan hệ lao động

là nhiệm vụ quan trọng ở cấp quốc gia, có nhiệm vụ quan trọng ảnh hưởng quyếtđịnh tới quan hệ lao động ở các cấp Luật pháp, chính sách của nhà nước càngđảm bảo tính đồng bộ, nhất quán và minh bạch thì càng tạo ra động lực để thúcđẩy quan hệ lao động giữa các bên trong doanh nghiệp lành mạnh

Pháp luật (Luật pháp) dưới góc độ luật học được hiểu như là tổng thể cácquy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thểhiện ý chí của giai cấp cầm quyền, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng cácbiện pháp giáo dục, thuyết phục, và cưỡng chế

2.1.2 Chức năng và tác động

Chức năng: gồm 3 chức năng chính là hỗ trợ, điều chỉnh và hạn chế

 Hỗ trợ: hỗ trợ các bên ký kết thỏa ước, triển khai và tuân thủ thỏaước

 Điều chỉnh qua việc đưa ra các quy định về phạm vi và điều kiệnlao động để bổ sung vào thỏa thuận mà các bên đã xây dựng Phần lớn các vấn

đề của điều kiện lao động do thỏa ước quy định, luật chỉ điều chỉnh phần nhỏ

 Hạn chế thông qua việc quy định các hoạt động được phép thựchiện, các hoạt động bị cấm trong quá trình xảy ra xung đột để bảo vệ các bênkhỏi sự xâm hại của nhau hoặc để bảo vệ lợi ích xã hội của các bên Ví dụ:không đập phá máy móc…

Trang 3

Tác động: Nếu pháp luật về quan hệ lao động mang tính đồng bộ sẽ tạo

ra hành lang pháp lý để quan hệ lao động tồn tại và phát triển Còn nếu pháp luậtthiếu đồng bộ thì quan hệ lao động rất dễ xảy ra mâu thuẫn, các bên tham gia lợidụng kẽ hở để làm lợi ích cho riêng mình

Với hệ thống pháp luật không đồng bộ hay nói cách khác là không phủkín các lĩnh vực quan hệ lao động thì tranh chấp lao động, tranh chấp lao động

có thể phát sinh qua đó làm giảm tính đồng thuận của quan hệ lao động Ở mộtnước phát triển việc phản ánh nội dung các thỏa thuận hai bên trong chính sáchquốc gia thường rõ hơn các nước đang phát triển

2.1.3 Thực trạng ở Việt Nam

Thực tế: Pháp luật lao động có hiệu lực và mang tính cưỡng chế songhiện tượng lách luật và tranh chấp lao động vẫn xảy ra khá phổ biến Theo Ông

Lê Trọng Sang, Phó Giám đốc Thường trực Sở LĐ-TB-XH TPHCM cho biết,

74 vụ tranh chấp tập thể có 38.714 người lao động (NLĐ) tham gia, trong đó 44

vụ xảy ra trong các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (chủ yếu làHàn Quốc và Đài Loan) Tranh chấp lao động tăng và có yếu tố lây lan cao do

DN chưa thực hiện đúng thỏa thuận với NLĐ, vi phạm pháp luật lao động; nợlương, nợ BHXH kéo dài Ngoài ra, một số chủ DN người nước ngoài bỏ trốn,nhiều lao động bị mất việc dẫn đến bức xúc tụ tập đông người đòi giải quyếtquyền lợi Hầu hết các vụ tranh chấp đều yêu cầu tăng lương và phụ cấp

 Tại các KCX-KCN TP, nhiều DN chậm công bố thang bảnglương, xây dựng thang bảng lương nhưng không áp dụng, không nâng lươngđịnh kỳ cũng dẫn đến tranh chấp Ông Nguyễn Tấn Định, Phó Ban Quản lý cácKCX-KCN TP, cho biết điều này dẫn đến sự thiếu công bằng giữa NLĐ mớituyển và NLĐ có thâm niên do DN áp dụng cùng mức lương

Trang 4

 Một vấn đề khác đã được ông Nguyễn Văn Khải, Phó Chủ tịchLĐLĐ TPHCM, chỉ ra: Nhiều DN không cải thiện bữa ăn giữa ca, tổ chức tăng

ca quá nhiều, tính lương không đúng quy định; chậm trả lương, điều chỉnh lươngkhông kịp thời, khấu trừ thuế thu nhập cá nhân không đúng quy định cũngkhiến NLĐ bức xúc, ngừng việc

 Khoảng cách giữa lương thực tế và lương trên giấy tồn tại nhằmlách luật để tránh bảo hiểm xã hội và thuế thu nhập cũng xảy ra khá phổ biến ởhầu hết các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

 Nợ bảo hiểm xã hội Nhiều doanh nghiệp chây ỳ, nợ đọng tiềnBHXH khiến người lao động không được hưởng bất kỳ chính sách bảo hiểm nàonhư BHYT, ốm đau, hưu trí, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tửtuất, lương hưu như luật quy định” 12/12 đơn vị thanh tra đợt này đều chậmnộp BHXH với số tiền gần 16,4 tỷ đồng Có những quy định căn bản nhưngdoanh nghiệp cố tình lơ là như ký hợp đồng lao động, tham gia BHXH, BHTN,chế độ đối với người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại… Công tyTNHH ILJO Việt Nam chưa ký hợp đồng lao động với 5 người Công ty TNHHthời trang Việt Thường, Công ty cổ phần may Hồ Gươm và Công ty cổ phầnmay Trường Sơn chưa ký hợp đồng lao động với 156 người Công ty cổ phầnhợp tác lao động với nước ngoài INLACO Hải Phòng, Công ty TNHH thời trangViệt Thường, Công ty TNHH ILJO Việt Nam và Công ty cổ phần may TrườngSơn chưa cộng 5% vào tiền lương để tham gia BHXH đối với lao động làm cáccông việc nặng nhọc, độc hại Đoàn thanh tra lập biên bản xử phạt vi phạm hànhchính đối với 10/12 doanh nghiệp, điều đó cho thấy mức độ vi phạm pháp luậtlao động, BHXH tại các doanh nghiệp được thanh tra khá phổ biến

2.2 Văn hóa, xã hội

2.2.1 Khái niệm:

Trang 5

- Văn hóa là mô hình sống của một cộng đồng người, nó được biểuhiện thông qua các yếu thố như: phong tục,lễ hội, truyền thống, tín ngưỡng,ngôn ngữ, chuẩn mực đạo đức,

- Xã hội là các vấn đề về dân số, việc làm, sự phát triển giáo dục, y

Ý thức đó đã tạo cho họ thói quen không tập trung nâng cao năng suất trong laođộng, dễ dãi với chính bản thân mình và không cố gắng

Trang 6

Không tôn trọng thương hiệu lao động bản thân:

Khi đi làm, các lao động Việt nam mang nặng suy nghĩ làm việc cho ôngchủ Họ không chu toàn và chăm sóc cho bản thân công việc Một ví du điểnhình khi anh công nhân chỉ làm việc không chăm lo vệ sinh cho khu làm việccủa mình Một người chuyên viên marketing chỉ làm việc tới mức chủ yêu cầu

vì suy nghĩ mình làm hơn thì ông chủ hưởng Tâm lý làm việc hơn để cho chủhưởng là rào cản khá trầm trọng trong suy nghĩ của các lao động Việt nam Họkhông thấu hiểu một chân lý quan trọng “ một cầu thủ đá bóng cần đá nỗ lựctrên sân vì chính bản thân họ – thương hiệu bản thân” Điều thứ hai, khi công tythành công hơn thì mới có điều kiện gia tăng các đãi ngộ vật chất cho nhân viên‐Nước nổi thì thuyền nổi

Không nghiên cứu sâu chuyên môn:

Do hai lý do 1 và 2, các lao động Việt nam không tự nghiên cứu và nắmbắt sâu chuyên môn, kỹ năng và kiến thức của nghề đang làm Lưỡi dao khôngsắc không thể nào tăng năng suất chặt cây Tác giả khi thực hiện các chươngtrình đào tạo luôn luôn nghe các lao động Việt Nam nói “ Bận trong công việcquá vì vậy không thể nào có thời gian đi học để nâng cao chuyên môn” Mức độnghiêm trọng của lý do này trong thực tế còn cao hơn nữa khi ngay cả các cấpquản lý và ông chủ doanh nghiệp cũng nhận thức nông cạn như vậy khi khôngdành bất kỳ thời gian và đầu tư nào cho việc đào tạo nâng cao năng suất

Phí phạm thời gian:

Lao động Việt Nam rất phí phạm thời gian do hai nguyên nhân chính.Nguyên nhân đầu tiên đó là họ tập trung vào các hoạt động vui chơi giải trí vàkhông sử dụng cho làm việc Các nhân viên văn phòng tham gia Facebook vàcác công nhân lơ đãng không tập trung trong giờ làm việc Nguyên nhân thứ hai,

Trang 7

họ không nắm các kỹ năng và kiến thức quản lý thời gian – một kỹ năng rất cầnthiết cần phải được đào tạo tại những năm đầu đại học.

Không lắng nghe và áp dụng các biện pháp cải tiến:

Trong công việc, lao động Việt Nam áp dụng lối mòn không cải tiến vàthay đổi Nguyên nhân đầu tiên đó là họ lười suy nghĩ và không quan tâm tớicông việc Lý do này quay trở lại mục 02, tôi làm cho ông chủ vì vậy tại sao tôiphải suy nghĩ thay đổi cho mệt đầu Nguyên nhân thứ hai nằm ở cái tôi quá lớncủa người Việt Nam Tại sao tôi phải áp dụng các sáng kiến hay ý tưởng của cậuNam Cậu Nam học ít hơn tôi, làm việc tại công ty ít hơn tôi, nhỏ tuổi hơn tôi.Tôi hơn cậu Nam mọi mặt tại sao tôi phải học từ cậu đấy

Làm việc nhóm kém:

Trong các tổ chức kỹ năng làm việc nhóm rất quan trọng vì hầu hết cáccông việc đều yêu cầu Kém làm việc nhóm dẫn tới xung đột, mâu thuẫn, raquyết định kém trong nhóm Công ty sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi năngsuất lao động trong nhóm bị sụt giảm Điều đó giải thích tại sao các công tynước ngoài rất quan tâm về các chương trình đào tạo phát triển nhóm

Thiếu và yếu các kỹ năng làm việc chuyên nghiệp:

Đây chính là điểm yếu nhất của hệ thống giáo dục tại Việt Nam Các bạnsinh viên không được đào tạo các kỹ năng căn bản và quan trọng của làm việcchuyên nghiệp Họ không biết làm cách nào để gia tăng năng suất lao động cánhân Nội dung chương trình bao gồm các kỹ năng làm việc hiệu quả như 7 thóiquen của người thành đạt, lập kế hoạch làm việc cá nhân, xác lập mục tiêu Chương trình “ Personal Productivity Improvement – Cải Tiến Năng Suất CáNhân “ của VIM trong thực tế đã giúp rất nhiều bạn trẻ gia tăng kỹ năng làmviệc chuyên nghiệp

Trang 8

2.3 Điều kiện kinh tế vĩ mô

Điều kiện kinh tế vĩ mô với những biểu hiện như: tốc độ phát triển kinh

tế (GDP, GNP); tỷ lệ lạm phát; tỷ giá hối đoái; các chính sách kinh tế…tác độngtrực tiếp đến việc tạo môi trường kinh tế, tạo động lực hay lực cản cho các thànhphần kinh tế phát triển trên nền tảng ứng phó với các giải pháp sử dụng nguồnlực phù hợp trong đó có nguồn nhân lực

Điều kiện kinh tế vĩ mô tạo môi trường kinh tế thu hút đầu tư, tạo điềukiện cho quan hệ lao động hình thành Hơn thế nữa, nó còn tạo động lực hoặclực cản cho các thành phần kinh tế phát triển, thể hiện ở: Khi nền kinh tế pháttriển thì nhu cầu sử dụng lao động tăng, NLĐ sẽ đưa ra những yêu cầu về quyềnlợi cao hơn như tăng lương, thưởng hay những chính sách đãi ngộ về tinh thần;đối với NSDLĐ trong hoàn cảnh này dường như trở thành lực lượng yếu thếhơn, họ buộc phải sẵn sàng chấp nhận những đòi hỏi yêu cầu của người lao độngtrong khả năng chấp nhận được thông qua những chính sách nhân lực hợp lýnhằm giữ chân NLĐ, đặc biệt là đội ngũ tay nghề cao và đội ngũ các nhà quảntrị cấp cao Và khi nền kinh tế suy thoái thì mâu thuẫn gia tăng, đình công giatăng, NLĐ ít đưa ra những đòi hỏi, yêu cầu hơn

Thực tế ở FPT cho thấy: năm 2008 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế,Tập đoàn FPT đã rà soát lại bộ máy hoạt động, cơ cấu lại một số công ty con, cắtgiảm 10% nhân sự và 20% chi tiêu công trong năm Đó là sự tinh giảm nhân sự,chủ yếu ở khối tài chính, phân phối nhằm cơ cấu lại bộ máy hoạt động Nhưngđến cuối tháng 7 năm 2012, các đơn vị thành viên gồm FPT Telecom, FPTSoftware, Khối Giáo dục, FPT IS, FPT Trading, FPT Retail và FPT Online đãbáo cáo hoạt động nửa đầu năm 2012 Theo đó, các lĩnh vực kinh doanh vẫn đạtkết quả ổn định Từ nay đến cuối năm, công ty sẽ đẩy mạnh đầu tư nhân sự vàtăng năng suất lao động; xây dựng chính sách thưởng quý; bồi dưỡng, đào tạo

Trang 9

cho các bậc quản lý cấp trung và nhanh chóng mở rộng vùng phủ FPT Telecom

dự kiến tăng 20% nhân sự và chủ yếu tập trung cho kinh doanh tại các chi nhánhmới Trong tháng 2, FPT Software đã cơ cấu lại tổ chức bằng cách lập ra cácđơn vị phần mềm chiến lược “Trong Top 200 công ty outsourcing lớn, chỉ 15công ty có mức tăng trưởng hơn 30%, trong khi đó, tốc độ tăng trung bình là 11-20% Nếu tiếp tục tăng trưởng 30% mỗi năm thì hai năm tới, FPT Software sẽ

có thể nằm trong Top 200 công ty IT Outsourcing”, anh Hoàn nói Dự kiến đếncuối năm, công ty sẽ tăng thêm 300-500 người Bên cạnh đó, tập trung vào chiếnlược phát triển thị trường, bao gồm: Phát triển khách hàng lớn; Phát triển kháchhàng theo lĩnh vực và dịch vụ; Đẩy mạnh thị trường Đức bằng việc đầu tư ngắn

bị chi phối bởi các thỏa thuận giữa hai bên trong quan hệ lao động như thời gianlàm việc, điều kiện làm việc, lương, thưởng, cơ hội thăng tiến, an toàn laođộng… vì vậy mà thị trường lao động có tác động không nhỏ đến quan hệ laođộng

Trang 10

Trong thị trường lao động, khi cung lao động lớn hơn cầu về sức laođộng thì giá cả hàng hóa sức lao động sẽ rẻ hơn giá trị thực của nó, tức là lươngcủa người lao động thường thấp, đồng nghĩa với đó là sức mạnh trong quan hệlao động nghiêng về phía người sử dụng lao động hoặc những tổ chức đại diệncho họ, khi đó người sử dụng lao động sẽ có thể áp mức lương thấp và nhữngđiều kiện làm việc thấp(không đóng bảo hiểm và đảm bảo quần áo và dụng cụbảo vệ cho người lao động) thì người lao động vẫn phải chấp nhận Nhưng khicung lao động nhỏ hơn cầu lao động trên thị trường lao động thì quan hệ laođộng lúc này lại hoàn toàn thay đổi so với trường hợp cung lao động lớn hơn cầusức lao động Lúc này vị thế trong quan hệ lao động nghiêng về phía bên ngườilao động, lúc này người lao động sẽ có quyền có nhiều yêu cầu hơn về mứclương, điều kiện làm việc cũng như các đãi ngộ khác, đồng thời, người sử dụnglao động nếu muốn giữ chân người lao động ở lại làm việc lâu dài với doanhnghiệp thì người sử dụng lao động cũng phải có những đãi ngộ hợp lý kịp thời.

2.4.3 Thực tiễn thị trường lao động ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam

Nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam là nguồn nhân lực làm việctrong các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp công nghiệp công nghệ thôngtin; nhân lực cho ứng dụngcông nghệ thông tin; nhân lực cho đào tạo công nghệthông tin, điện tử, viễn thông và người dân sử dụng các ứng dụng công nghệthông tin Nguồn nhân lực này là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối vớiviệc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tại Việt Nam

Theo quyết định số 05/2007/QĐ-BTTTT ngày 26/10/2007 của Bộtrưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc phê duyệt Quy hoạch phát triểnnguồn nhân lực công nghệ thông tinViệt Nam đến năm 2020 có đề ra các mụctiêu chung và mục tiêu riêng như sau:

Trang 11

Mục tiêu chung:

 Phát triển mạnh nguồn nhân lực công nghệ thông tin, đảm bảo có

đủ nhân lực phục vụ nhu cầu ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, xâydựng kinh tế tri thức và xã hội thông tin, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và cung cấp nhân lực công nghệ thông tin chothị trường lao động quốc tế

 Hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của hệthống đào tạo nhân lực công nghệ thông tin, nâng trình độ đào tạo nhân lực côngnghệ thông tin của nước ta tiếp cận trình độ quốc tế và tham gia thị trường đàotạo nhân lực quốc tế

 Từng bước trở thành một trong những nước cung cấp nhânlực công nghệ thông tin chất lượng cao cho các nước trong khu vực và trên thếgiới

 Đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ứng dụng và phát triển công nghệthông tin phục vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc

Mục tiêu riêng:

 Tăng cường xây dựng đội ngũ giảng viên, nâng cao chất lượng và

số lượng giảng viên công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông ở các trường đạihọc, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở dạy nghề Đến năm 2015, ởbậc đại học, cao đẳng đảm bảo tỷ lệ 15 sinh viên có 1 giảng viên công nghệthông tin; 70% giảng viên đại học và trên 50% giảng viên cao đẳng có trình

độ thạc sĩ trở lên, trên 50% giảng viên đại học và ít nhất 10% giảng viên caođẳng có trình độ tiến sĩ Đến năm 2020, trên 90% giảng viên đại học và trên70% giảng viên cao đẳng có trình độ thạc sĩ trở lên, trên 75% giảng viên đại học

và ít nhất 20% giảng viên cao đẳng có trình độ tiến sĩ

Trang 12

 Tạo được chuyển biến đột phá về chất lượng đào tạo Phấn đấuđến năm 2015 đào tạo công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông ở bậc đại học đạttrình độ tiên tiến trong khu vực ASEAN; 80% sinh viên công nghệ thông tin,điện tử, viễn thông tốt nghiệp ở các trường đại học trong nước có đủ khả năngchuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động quốc tế Đến năm

2020 đào tạo công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông tại nhiều trường đại họcđạt trình độ quốc tế; 90% sinh viên công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông tốtnghiệp ở các trường đại học có đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để thamgia thị trường lao động quốc tế

 Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ giáo viêndạy tin học cho các cơ sở giáo dục phổ thông Đến năm 2015, toàn bộ học sinhcác trường trung học phổ thông,trung học cơ sở và 80% học sinh các trường tiểuhọc được học tin học Đảm bảo dạy tin học cho 100% học sinh trong các cơ sởgiáo dục phổ thông vào năm 2020 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tintrong giáo dục và đào tạo Đến năm 2015, 100% giáo viên các cấp có thể sửdụng các ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho giảng dạy

 Đẩy mạnh đào tạo nhân lực phục vụ nhu cầu phát triển của cácdoanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông Từ nay đếnnăm 2015, cung cấp cho các doanh nghiệp này 250.000 người có chuyên môn vềcông nghệ thông tin, điện tử, viễn thông Trong số đó, 50% có trình độ cao đẳng,đại học và 5% có trình độ Thạc sỹ trở lên

 Tăng cường đào tạo nhân lực cho ứng dụng công nghệ thông tin

Từ nay đến năm 2015, cung cấp cho các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhànước, tổ chức chính trị – xã hội, cơ sở nghiên cứu, bệnh viện, … 530.000 cán bộchuyên trách về công nghệ thông tin có trình độ cao đẳng hoặc tương đương trởlên

Trang 13

 Không ngừng nâng cao kiến thức và kỹ năng sử dụng các ứngdụng công nghệ thông tin cho toàn xã hội Đến năm 2015, tất cả cán bộ, côngchức, viên chức các cấp, 100% cán bộ y tế, 80% lao động trong các doanhnghiệp và trên 50% dân cư có thể sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin.Các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có giám đốc công nghệthông tin, được đào tạo theo quy định của Nhà nước Đến năm 2020, 90% laođộng trong các doanh nghiệp và trên 70% dân cư có thể sử dụng các ứng dụngcông nghệ thông tin.

Về thị trường lao động ngành công nghệ thông tin của FPT nói riêng:Ông Phan Phương Đạt, Phó Tổng Giám đốc Công ty Phần mềm FPT chobiết, mỗi năm nhu cầu về nguồn nhân lực CNTT của đơn vị này tăng từ 30-40%

Cụ thể, năm 2011 dự định tuyển mới hơn 1.500 nhân viên, trong đó có 1.000sinh viên mới tốt nghiệp thì đến năm 2020, con số này vào khoảng hơn 18.700người Tuy vậy, số tuyển dụng thành công thường ở khoảng dưới 50% nhu cầu

"Ngay cả khi tuyển dụng xong, DN xác định đối tượng sinh viên mới ra trườngphải qua đào tạo lại ba tháng Ngoài việc làm quen với văn hóa DN, các quytrình làm việc, họ bắt buộc phải ôn luyện thêm về ngoại ngữ, công nghệ vànhững kỹ năng mềm cần thiết khác như cách thức làm việc nhóm hiệu quả,phương pháp tư duy sáng tạo" Từ thực tế trên cho thấy nhu cầu về lao độngcông nghệ thông tin chất lượng cao của FPT là rất lớn, tuy nhiên cung về nguồnnhân lực chất lượng cao thực sự ngành này chưa đáp ứng được nhu cầu pháttriển của FPT

Trước thực tế thị trường nhân lực như vậy, FPT cúng đã có những bước

đi, những đãi ngộ có thể nói là tốt vào bậc nhất đối với những kĩ sư ngành côngnghệ thông tin với mức lương cao và những đãi ngộ hợp lý về thưởng, điều kiệnlàm việc, nghỉ hàng năm…FPT cũng tổ chức những đợt tập huấn chô nhân viên

Trang 14

và trợ cấp phần lớn chi phí đào tạo Tất cả những động thái này có được đều dựatrên thực tế thị trường lao động ngành công nghệ thông tin hiện nay đang thiếucung lao động chất lượng cao, chính điều này đã nâng vị thế của người lao độngcủa ngành này lên, giúp người lao động có vị thế hơn trong quan hệ lao động vớingười sử dụng lao động

2.5 Tổ chức hòa giải, thanh tra, trọng tài, tòa án lao động

2.5.1 Thanh tra

Thanh tra Nhà nước về lao động bao gồm Thanh tra lao động, Thanh tra

an toàn lao động và Thanh tra vệ sinh lao động Bộ Lao động - Thương binh và

Xã hội và các cơ quan lao động địa phương thực hiện thanh tra lao động vàthanh tra an toàn lao động Bộ Y tế và các cơ quan y tế địa phương thực hiệnthanh tra vệ sinh lao động

Thanh tra lao động nghiêm chỉnh sẽ góp phần ngăn ngừa và phát hiệncác vi phạm pháp luật lao động,qua đó thúc đẩy sự lành mạnh của quan hệ laođộng Có thể nói, thực hiện đầy đủ pháp luật lao động quốc gia là doanh nghiệp

đã cơ bản đi đúng tôn chỉ mục đích của đường lối phát triển của quốc gia đó.Vai trò của thanh tra lao động là giúp doanh nghiệp hiểu đúng và sâu sắc hơn.Bên cạnh đó, thanh tra lao động có thẩm quyền dùng biện pháp cưỡng chế xửphạt hành chính và yêu cầu cơ sở sản xuất phải thực hiện các biện pháp khắcphục hậu quả do vi phạm gây ra Từ hình thức hoạt động thanh tra theo đoàn,hiện nay thanh tra lao động đã đổi mới phương thức sang thanh tra viên phụtrách vùng và sử dụng phiếu tự kiểm tra pháp luật lao động tại doanh nghiệp.Điều đó có nghĩa là trước đây việc tiếp cận doanh nghiệp để thanh tra, giám sáthoặc hướng dẫn, tư vấn pháp luật lao động rất ít, Thanh tra Bộ trung bình tiếpcận khoảng 50 doanh nghiệp/năm, thì hiện nay việc phát phiếu tự kiểm tra đãgiúp thanh tra lao động có mối liên hệ tới hàng ngàn doanh nghiệp, có cơ hội tư

Trang 15

vấn, hướng dẫn và phát hiện xử lý vi phạm pháp luật lao động nhiều hơn.

Ngoài ưu điểm là kiểm soát việc thực hiện pháp luật lao động đối với số lớndoanh nghiệp mà không cần trực tiếp thanh tra tại cơ sở, phương thức này còn

có tác dụng tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động sâu rộng đến mỗi ngườilao động và người sử dụng lao động, phát hiện và xử lý kịp thời những trườnghợp vi phạm, hơn nữa còn nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của mỗi doanhnghiệp đối với cán bộ công nhân viên trong quá trình lao động sản xuất

Thanh tra viên phụ trách vùng, phối hợp với thanh tra viên lao động của các Sởtiến hành phát phiếu, phân tích kết quả và gửi phiếu kiến nghị đến từng doanhnghiệp, kịp thời chấn chỉnh các vi phạm pháp luật, tư vấn và hướng dẫn phápluật lao động cho doanh nghiệp Căn cứ vào kết quả phân tích phiếu, các thanhtra viên phụ trách vùng tập trung kiểm tra một số doanh nghiệp không chấp hànhviệc tự kiểm tra hoặc các cơ sở có nhiều sai phạm để xử lý theo pháp luật Ngoài

ra, thanh tra lao động còn tổ chức đào tạo, huấn luyện cho chủ sử dụng lao động

về quản lý rủi ro trong sản xuất và tổ chức triển khai công tác bảo hộ lao động,

an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp Trong những năm gần đây,hoạt động thanh tra, kiểm tra đã nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật laođộng của chủ sử dụng lao động và có tác động không nhỏ vào sự phát triển củadoanh nghiệp nói riêng và kinh tế xã hội nói chung

2.5.2 Tổ chức hòa giải

Hòa giải là việc giải quyết tranh chấp giữa hai bên thông qua sự canthiệp của bên thứ ba, hoạt động một cách trung lập và khuyến khích các bên xóa

Trang 16

bớt sự khác biệt Chính vì thế tổ chức hòa giải có vai trò quan trọng trong quan

hệ lao động:

Hòa giải tốt sẽ thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa 2 bên: bên sử dụnglao động và bên lao động, qua đó giải quyết được mâu thuẫn phát sinh, hạn chếđược tranh chấp lao động

“Hòa giải thương mại ở nước ta hiện chưa thực sự trở thành phương thứcgiải quyết tranh chấp độc lập và đang được thực hiện một cách mò mẫm Phápluật cũng chưa quy định rõ, chưa có cơ chế pháp lý cho hoạt động hòa giải.Đồng thời Việt Nam cũng chưa có các tổ chức hòa giải thương mại đúng nghĩa

Đó là nhận định của tiến sỹ Nguyễn Thị Minh, Vụ phó Vụ Bổ trợ Tư pháp, Bộ

Tư pháp tại hội thảo “Mô mình tổ chức và hoạt động hòa giải thương mại tạiViệt Nam” do Bộ Tư pháp và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổchức ngày 24/8 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Cũng theo tiến sỹ Nguyễn Thị Minh, hiện nay giải quyết tranh chấp thương mại

và dân sự ở Việt Nam vẫn tập trung vào tòa án trong khi số vụ tranh chấp tại tòangày càng quá tải, số vụ đưa ra tòa năm sau cao gấp đôi năm trước

Tính trung bình mỗi thẩm phán ở tòa án kinh tế Hà Nội xử trên 30 vụ/năm còn ởThành phố Hồ Chí Minh là 50 vụ/năm, trong khi mỗi trọng tài viên của Trungtâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam chỉ xử 0,25 vụ/năm

Theo ông Patrick J King, thẩm phán cao cấp, trọng tài viên, hòa giải Hoa Kỳ,hòa giải có những điểm mạnh ở chỗ, các bên kiểm soát được kết quả, lựa chọnhòa giải viên, chi phí thấp hơn so với trọng tài hay tố tụng tòa án, giảm gánh

Ngày đăng: 25/12/2014, 13:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w