CƠ CHẾ 2 BÊN1.1 Khái niệm Cơ chế hai bên là bất kỳ quá trình nào mà bằng cách đó những sự giàn xếp hợp tác trực tiếp giữa người sử dụng lao động tổ chức đại diên của người sử dụng lao độ
Trang 1ĐỀ TÀI THẢO LUẬN NHÓM:
“Sự phối hợp cơ chế 2 bên và 3 bên trong quan hệ lao động Liên hệ thực tế tại Việt
Nam.”
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
1 CƠ CHẾ 2 BÊN 4
1.1 Khái niệm 4
1.2 Đặc điểm, bản chất 5
1.3 Hoạt động 5
1.4 Điều kiện vận hành và cơ sở pháp lý 5
2 CƠ CHẾ 3 BÊN 6
2.1 Khái niệm 6
2.2 Đặc điểm, bản chất 6
2.3 Hoạt động 7
2.4 Điều kiện vận hành và cơ sở pháp lý 9
3 SỰ PHỐI HỢP GIỮA CƠ CHẾ 2 BÊN VÀ 3 BÊN 9
3.1 Nguyên nhân 9
3.2 Biểu hiện 10
4 LIÊN HỆ THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM VỀ SỰ PHỐI HỢP CƠ CHẾ 2 BÊN VÀ CƠ CHẾ 3 BÊN 12
4.1 Thực trạng 12
4.2 Ví dụ thực tế tại Việt Nam 14
KẾT LUẬN 17
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay đất nước chúng ta đang bước vào thời kì mở cửa, nền kinh tế cũng vì thế
mà tự do năng động hơn bao giờ hết.Thị trường lao động cũng theo đó mà phát triển và
trở nên phong phú đa dạng hơn Quan hệ lao động được hình thành trong nhiều lĩnh vực
kinh tế và thương mại, nói nôm na ta có thể hiểu đơn giản là mối quan hệ giữa kẻ mua
người bán và mặt hàng là sức lao động.Từ xa xưa mối quan hệ này đã hình thành và phát
triển, bằng cách này hay cách khác mà quá trình mua bán đó được thỏa thuận, ngày nay
người ta gọi đó là cơ chế 2 bên Như vậy cơ chế 2 bên đã tồn tại từ rất lâu và vẫn đang
tiếp diễn trong thời đại kinh tế hiện giờ không thể thiếu và thay đổi Nhưng ngày nay
ngoài cơ chế 2 bên thì còn có sự xuất hiện của cơ chế 3 bên là một cơ chế thông dụng ở
nhiều quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển và đang từng bước được ứng dụng và
phát triển tại Việt Nam Vậy sự xuất hiện của cơ chế 3 bên với những mâu thuẫn với cơ
chế 2 bên có làm nảy sinh sự xung đột hay sự phối hợp thống nhất của 2 cơ chế sẽ tạo ra
những hiệu quả vượt trội? Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này nhóm chúng tôi
quyết định tìm hiểu đề tài: “ Sư phối hợp cơ chế 2 bên và 3 bên trong quan hệ lao động
Liên hệ thực tế tại Việt Nam”
Trang 41 CƠ CHẾ 2 BÊN
1.1 Khái niệm
Cơ chế hai bên là bất kỳ quá trình nào mà bằng cách đó những sự giàn xếp
hợp tác trực tiếp giữa người sử dụng lao động (tổ chức đại diên của người sử dụng
lao động) và người lao động ( tổ chức đại diện cho người lao động) được thành
lập, được khuyến khích và được tán thành
- Quá trình nghĩa là phải có nhiều công đoạn, mỗi công đoạn phải có những cách
thức thực hiện khác nhau, chủ thể khác nhau, đối tượng khác nhau, mục đích khác
nhau Các quá trình này được thành lập, trước hết phải được sự nhất trí của 2 bên
và sau đó là tự tán thành, khuyến khích của Chính phủ thể hiện trong khuôn khổ
luật pháp và các chính sách của Nhà Nước
- Dàn xếp hợp tác: các bên cần phải có thái độ tích cực, đấu tranh và nhượng bộ để
đảm bảo sự hài hòa về lợi ích Mỗi bên không quá thiên về lợi ích của mình mà
quên đi lợi ích bên kia cũng như lợi ích chung của xã hội
- Giới từ “trực tiếp” ám chỉ sự tương tác giữa 2 bên không thực hiên thông qua
Chính phủ Trong bối cảnh nhất định, một tổ chức trung gian độc lập có thể giúp
cho mối quan hệ hai bên trở nên tốt đẹp hơn
1.2 Đặc điểm, bản chất
- Chỉ có hai bên tham gia là người lao động (tổ chức đại diện cho người lao động)
và người sử dụng lao động (tổ chức đại diện cho người sử dụng lao động) và sự
tương tác giữa hai bên là tương tác trực tiếp Do vậy kết quả tương tác giữa hai
bên sẽ ảnh hưởng trực tiếp, nhanh chóng đến quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên
thông qua các chính sách của ngành, địa phương, doanh ngiệp và cam kết, thỏa
thuận trực tiếp giữa hai bên
- Cơ chế hai bên không hoạt động độc lập, tách rời hoàn toàn khỏi vai trò của chính
phủ Trái lại, nó luôn vận hành trong khuôn khổ luật pháp, và những chính sách,
quy định do chính phủ ban hành
Trang 5- Cơ chế hai bên thường giải quyết các vấn đề mang tính đặc thù của ngành, địa
phương, các vấn đề cụ thể tại nơi làm việc, nên hoạt động tương đối thường
xuyên, rất dễ dẫn tới nguy cơ xung đột
- Các bên đối tác tương đối bình đẳng, vì vậy cơ chế tương tác chủ yếu là hai bên
cùng quyết định
1.3 Hoạt động
- Sự tương tác diễn ra chủ yếu dưới hình thức thương lượng tập thể, thực hiện thỏa
ước lao động tập thể, giải quyết xung đột về lương, thời giờ làm việc, kỷ luật, sa
thải Nội dung của thỏa ước lao động tập thể thường gồm hầu hết các vấn đề quan
trọng như tiền lương, điều kiện làm việc, môi trường làm việc, việc làm, bảo hiểm,
an toàn vệ sinh lao động lao động,
1.4 Điều kiện vận hành và cơ sở pháp lý
Có khuôn khổ luật pháp rõ ràng, ổn định và có hiệu lực cao Đặc biệt là hệ thống
các luật lệ hay quy định liên quan đến quan hệ lao động
Phải có thị trường lao động nơi những người lao động và người sử dụng lao động
rang buộc với nhau bởi quan hệ làm thuê Thị trường lao động là cơ sở phát sinh
sự tương tác về các vấn đề: tiền lương, điều kiện lao động đòi hỏi các bên phải dàn
xếp
Các đại diện, tổ chức đại diện của các bên phải thực sự đại diện và hoạt động tích
cực để bảo vệ lợi ích cho bên mình, hoạt động của các tổ chức này phải tương đối
độc lập trong khuôn khổ pháp luật quốc gia
Sự tồn tại của các tổ chức trung gian, hòa giải, tòa án lao động đảm bảo giải quyết
các xung đột trong trường hợp hai bên không đạt được thỏa thuận chung
2 CƠ CHẾ 3 BÊN
2.1 Khái niệm
Theo quan điểm cơ chế ba bên ILO, đã đưa ra định nghĩa: “Cơ chế ba bên là sự
tương tác tích cực của chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động (qua
các đại diện của họ) như là các bên bình đẳng và độc lập trong các cố gắng tìm
Trang 6kiếm giải pháp cho các vấn đề cùng quan tâm Một quá trình ba bên có thể bao
gồm việc tham khảo ý kiến, thương thuyết hoặc cùng ra quyết định, phụ thuộc vào
cách thức đã được nhất trí giữa các bên liên quan Những cách thức này có thể là
đặc biệt theo từng vụ việc hoặc được thể chế hóa”
2.2 Đặc điểm, bản chất
Đặc điểm
- Cơ chế ba bên chủ yếu tồn tại và vận hành ở cấp quốc gia, ít vận hành ở cấp ngành
và địa phương Không tồn tại ở cấp doanh nghiệp
- Vấn đề các bên cùng quan tâm và giải quyết trong cơ chế ba bên là các định hướng
chính sách
- Cơ chế ba bên có tính đặc thù về chủ thể Các bên tham gia nhất thiết phải thông
qua các tổ chức đại diện
- Các bên trong cơ chế ba bên không hoàn toàn bình đẳng Chỉ có sự bình đẳng giữa
người lao động và người sử dùng lao động Những quyết định cuối cùng luôn là
chính phủ
Bản chất
- Cơ chế ba bên là sự phản ánh tương quan giữa ba lực lượng Nhà nước, đại diện
người lao động và đại diện người sử dụng lao động trong xã hội có giai cấp
- Nhà nước tham gia vào mối quan hệ ba bên để thực hiện chức năng của mình là
người quản lý xã hội, đảm bảo khối đoàn kết, sự gắn kết trong xã hội
- Trong đó, nguyên tắc bình đẳng vì lợi ích chung luôn là nguyên tắc nền tảng cho
sự can thiệp của Nhà nước với vai trò là người điều tiết các mối quan hệ xã hội
Vai trò của các đối tác xã hội trong vấn đề này không thể thay thế được
- Mối quan hệ giữa Nhà nước và xã hội không phải là mối quan hệ giữa người quản
lý, người bị quản lý, do đó, muốn thực hiện nguyên tắc bình đẳng và vì lợi ích
chung thì phải có vai trò năng động , tích cự của xã hội và các đối tác xã hội Đây
chính là những biểu hiện của một quá trình dân chủ, đề cập đến giá trị xã hội của
dân chủ
- Trong quan hệ lao động, cơ chế ba bên là một cơ chế điều chỉnh có tính đặc thù,
xuất phát từ chính những đặc tính riêng biệt của quan hệ lao động, bởi quan hệ này
vừa có tính kinh tế lại vừa có tính xã hội Chính vì thế khi điều tiết quan hệ lao
động, Nhà nước cần chú ý đến các bên, nhất là người lao động, về tất cả các
phương diện như: lợi ích vật chất, tinh thần, nhu cầu xã hội “Nhà nước phải đặt
Trang 7địa vị của mình ngang bằng với các đối tác xã hội, độc lập và bình đẳng Xét trên
một phương diện khác, cơ chế ba bên không đơn thuần là hoạt động quản lý Nhà
nước, nó còn biểu hiện sự tham gia tích cực của các đối tác xã hội vào việc quyết
định những vấn đề liên quan trực tiếp đến họ”
2.3 Hoạt động
- Hợp tác ba bên đòi hỏi phải có sự điều hoà nhất định về lợi ích, trong đó Chính
phủ, người sử dụng lao động, người lao động tìm ra được tiếng nói chung để đạt
được những lợi ích cho chính họ và cho toàn xã hội Hình thức hoạt động của cơ
chế ba bên thể hiện mức độ tham gia trong việc chia sẻ những lợi ích, cũng như
khó khăn mà các bên thường gặp phải Cơ chế ba bên có nhiều hình thức:
- Hình thức cao nhất mang tính chất lý tưởng là có việc chia sẻ trách nhiệm, trong
đó Chính phủ và các tổ chức đại diện cho người lao động và người sử dụng lao
động cùng bàn bạc, quyết định những vấn đề có liên quan trong phạm vi thẩm
quyền của mình, với tư cách là những đối tác độc lập và bình đẳng thông qua một
cơ quan hoặc tổ chức ba bên Tuy nhiên, xét cho cùng, mọi hoạt động của cơ chế
ba bên đều phải tuân theo những quy định của pháp luật nên sự bình đẳng này
cũng chỉ mang tính chất tương đối Vì là lý tưởng, nên hình thức này của cơ chế ba
bên hầu như khó áp dụng
- Hình thức thấp hơn, cơ chế ba bên hoạt động dưới hình thức trao đổi ý kiến Hình
thức này cao hơn mức đối thoại nhưng chưa đến mức có thể cùng quyết định
Trong hình thức này, Chính phủ tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện cho người
lao động và người sử dụng lao động về vấn đề đang được đưa ra và các vấn đề có
liên quan trong phạm vi quyền hạn của mình, để các bên tham gia vào việc xây
dựng và thực hiện các chính sách quốc gia, có thể phủ nhận hoặc chấp nhận các ý
kiến đó Chính phủ là người quyết định cuối cùng sau khi xem xét ý kiến các bên
Ở hình thức này, hai đối tác xã hội không được công nhận là bình đẳng với Chính
phủ
- Hình thức thấp nhất của cơ chế ba bên là hoạt động dưới dạng các cuộc đối thoại
xã hội Thông qua diễn đàn có tính chất trao đổi thông tin công khai, Chính phủ có
thể tham khảo ý kiến các bên trước khi đi đến những quyết định cần thiết Đương
nhiên, kết quả các cuộc đối thoại ảnh hưởng rất ít tới các quyết định của Chính
phủ trong việc xây dựng chính sách, pháp luật và giải quyết các vấn đề xã hội Ý
kiến của các đại diện trong các cuộc đối thoại cũng không mang màu sắc của một
quan điểm chính thống trong tổ chức nên cũng ít có tính hướng dẫn đối với các
bên tham gia quan hệ lao động cũng như để giải quyết các tranh chấp phát sinh
Do vậy, hiệu quả của hình thức này thấp hơn hai hình thức trên
Trang 8- Các hoạt động của cơ chế ba bên cũng phụ thuộc vào từng cấp độ hình thành Ở
cấp cơ sở (cấp doanh nghiệp) chủ yếu chỉ có hai đối tác xã hội tham gia dưới hình
thức cùng nhau bàn bạc, thảo luận và quyết định các vấn đề liên quan đến việc áp
dụng pháp luật lao động, chẳng hạn việc cụ thể hoá các quy phạm pháp luật lao
động để thực hiện trong thoả ước lao động tập thể, giải quyết các tranh chấp lao
động phát sinh Ở cấp quốc gia, cơ chế ba bên được hình thành chủ yếu dưới hình
thức tư vấn, tham khảo ý kiến các đối tác xã hội trong việc hình thành các chính
sách quốc gia về lao động và về các phương tiện để đạt được các mục tiêu chính
sách xã hội có liên quan đến lao động, chẳng hạn việc xác định tiền lương tối thiểu
hay danh mục bệnh nghề nghiệp
Sự vận hành của cơ chế ba bên có những biểu hiện khác nhau, tuỳ thuộc
vào chức năng, nhiệm vụ đã được xác định Song, dù có khác nhau thế nào, thì cơ
chế ba bên đều vận hành trên cơ sở các quy định thống nhất Với ý nghĩa là công
cụ để giải quyết các vấnđề chung của cả ba bên thông qua hàng loạt các mối tương
tác lẫn nhau mà phương pháp thông dụng nhất được sử dụng trong cơ chế ba bên
là phương pháp đối thoại xã hội Phương pháp này bao gồm các biểu hiện như:
chia sẻ thông tin; thảo luận ba bên; đàm phán ba bên; ra quyết định chung
2.4 Điều kiện vận hành và cơ sở pháp lý
Tồn tại nền kinh tế thị trường có thị trường lao động, nơi NLĐ và NSDLĐ xung
đột với nhau về lợi ích Có sự độc lập tương đối giữa các bên đối tác xã hội: Chính
phủ, NSDLĐ với NLĐ Một môi trường dân chủ luôn được coi là sự phối hợp hiệu
quả giữa các bên Khi đó mỗi bên vừa tôn trong ý kiến của đối tác vừa có đủ điều
kiện đưa ra những yêu cầu và nguyện vọng của mình
Các bên phải có tổ chức thực sự đại diện và hoạt động tích cực bảo vệ cho lợi ích
của bên mình Điều này đòi hỏi sự đoàn kết, nhất trí cao giữa NLĐ, NSDLĐ và tổ
chức đại diện của mình
Chính phủ phải có sự vô tư công bằng đối với cả hai bên, sẵn sàng quan tâm, tham
khảo đến đề xuất của các bên
Trong nhiều trường hợp,chính phủ phải có thái độ quyết đoán Mặc dù có sự nhất
trí từ các bên là nguyên tắc của mọi cuộc đối thoại nhưng ko phải khi nào cũng
đoạt được Chính phủ luôn là người quyết định cuối cùng và chịu trách nhiệm về
điều đó
Trang 9 Cần thiết tồn tại và vận hành hiệu quả cơ chế ba bên ở cấp ngành và cấp doanh
nghiệp Mối quan hệ tốt đẹp giữa NLĐ và NSDLĐ sẽ luôn làm cho cuộc đối thoại
nhanh chóng đạt được sự nhất trí
3 SỰ PHỐI HỢP GIỮA CƠ CHẾ 2 BÊN VÀ 3 BÊN.
3.1 Nguyên nhân
- Quan hệ lao động rất phức tạp cả về nội dung lẫn phạm vi ảnh hưởng Do vậy, bên
cạnh những vấn đề chung (có ảnh hưởng lớn, rộng rãi và lâu dài) phải giải quyết
bằng cơ chế 3 bên, cũng có những vấn đề cụ thể hơn không cần sự tham gia trực
tiếp của Chính phủ
- Các quy luật kinh tế khách quan đòi hỏi sự vận động tương đối độc lập của hai lực
lượng cơ bản trên thị trường lao động (là cung, là cầu về lao động) Để thị trường
lao động vận hành linh hoạt, khai thác hiệu quả các nguồn lực của đất nước, Chính
phủ cần tạo ra các điều kiện rộng rãi để cung và cầu lao động trực tiếp tương tác
với nhau để xác định giá cả (tiền lương), chất lượng hàng hóa sức lao động và điều
kiện lao động
- Trong bối cảnh toàn cầu hóa, môi trường kinh tế xã hội của mỗi quốc gia ngày
càng có nhiều biến động khó lường Điều này làm nảy sinh các vấn đề mới ảnh
hưởng đến quyền lợi của các bên đòi hỏi có nhiều cơ chế sử lý khác nhau
- Những xu hướng thay đổi vai trò của Chính phủ trong phát triển kinh tế xã hội.
Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, Chính phủ can thiệp trực tiếp, triệt để vào
các vấn đề của quan hệ lao động Những nước trước kia áp dụng mô hình này có
xu hướng giảm bớt sự can thiệp hành chính của Chính phủ nhường chỗ cho sự
tương tác tay đôi giữa người lao động và ngưới sử dụng lao động Trong khi ở
nhiều nước có nền kinh tế thị trường phát triển đề cao vai trò của “ bàn tay vô
hình” trong thị trường lao động ngày nay lại có xu hướng tăng cường vai trò của
Chính phủ trong việc kế hoạch hóa thị trường lao động Do vậy, sự tham gia của
Chính phủ vào quan hệ lao dộngđang ngày càng tăng làm cho cơ chế ba bên phát
huy tác dụng
Như vậy, cần có sự phối cơ chế 2 và 3 bên để đáp ứng nhu cầu của thị
trường lao động, để giải quyết các vấn đề trong quan hệ lao động
Trang 103.2 Biểu hiện
3.2.1 Sự thống nhất và mâu thuẫn
Thống nhất
- Cơ chế ba bên và cơ chế hai bên không xung khắc mà thống nhất với nhau.
- Cấp độ cơ chế: Cơ chế ba bên hoạt động chủ yếu ở cấp Chính phủ và địa phương.
- Trong khi cơ chế hai bên chủ yếu hoạt động ở cấp doanh nghiệp và cấp ngành.
- Vấn đề quan tâm: Cơ chế ba bên giải quyết các vấn đề về định hướng chính sách
liên quan đến lao động trong khi cơ chế hai bên giải quyết cụ thể của doanh
nghiệp, của ngành
- Kết quả đạt được: Kết quả của cơ chế ba bên là hành lang pháp lý, là khuôn khổ
cho sự tương tác cơ chế hai bên Trong khi sự tương tác tay đôi ở cấp doanh
nghiệp và cấp ngành là cơ sở nảy sinh các vấn đề mà cơ chế ba bên phải giải
quyết Một cơ chế hai bên lành mạnh cũng góp phần vào thành công của cơ chế ba
bên
- Một cơ chế ba bên tốt, không thể thay cơ chế hai bên mà là điều kiện nâng cao
hiệu quả vận hành của cơ chế hai bên Cơ chế ba bên hoạt động càng hiệu quả, các
cuộc thương lượng ở cấp ngành, cấp doanh nghiệp càng dễ dàng đạt được sự thống
nhất Ngược lại, cơ chế hai bên tốt sẽ nâng cao hiệu quả cơ chế ba bên
- Theo Tiến sĩ Phạm Công Trứ, bằng việc kí kết các hợp đồng lao động cá nhân
giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) hình thành nên
quan hệ lao động cá nhân - hạt nhân của cơ chế hai bên truyền thống
- Sau đó bằng việc thực hiện quyền tự do liên kết các tổ chức của cả phía NLĐ và
NSDLĐ được hình thành ở tầm quốc gia, đại diện của tổ chức này cùng với đại
diện của Chính phủ có mối quan hệ với nhau để cùng bàn bạc và giải quyết những
vấn đề có liên quan trong lĩnh vực lao động và xã hội Trên cơ sở và khuôn khổ
của mối quan hệ này hình thành một cơ chế mang tính pháp lí quốc tế, đó là cơ chế
ba bên
Mâu thuẫn
Những mâu thuẫn có thể xảy ra giữa hai cơ chế :