Mặtkhác, kết quả môn Anh không ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học văn hóa, khônglấy bộ môn này làm tiêu chí đánh giá xếp loại học lực, vì vậy các em cảm thấy khôngcần thiết và dẫn đến
Trang 1I ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Tiếng Anh là công cụ giao tiếp quan trọng trong việc hoà nhập với cộng đồngquốc tế và khu vực Đất nước ta đang trên đường đổi mới, chúng ta đang quyết tâmcông nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, mở rộng quan hệ với nhiều nước khác Do vậyviệc dạy và học ngoại ngữ nói chung và môn Tiếng Anh nói riêng ngày càng được coi
là công cụ đắc lực cho quá trình hội nhập Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã, đangkhông ngừng nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ thông qua việc đổi mới toàndiện những năm tiếp theo Đề án dạy và học ngoại ngữ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo(Bộ GD-ĐT) đề ra sẽ đổi mới toàn bộ hệ thống giảng dạy ngoại ngữ từ trước tới nay,
từ chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá đến việcbảo đảm đủ đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học ngoại ngữ… Mấynăm học qua, Sở GD và ĐT đã tạo điều kiện cho các giáo viên Tiếng Anh các cấp tiểuhọc, THCS và THPT đi học tập, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, đồng thờiđầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học cho các trường thí điểm Việc dạyngoại ngữ sẽ bắt đầu từ lớp 3 với thời lượng 4 tiết trên tuần Để đáp ứng cho việc đổimới này và thực hiện đúng ý nghĩa mà đề án đổi mới dạy học ngoại ngữ của Bộ GD-
ĐT đề ra đòi hỏi mỗi giáo viên cần có sự đổi mới trong cách dạy của chính mình
Về phía học sinh, các em còn bỡ ngỡ với môn học này Có những em chưa đọcviết thông thạo tiếng mẹ đẻ, nên đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vớingôn ngữ nước ngoài Ngoài ra Anh văn là bộ môn đòi hỏi các em phải có chút năngkhiếu học ngoại ngữ, mà năng khiếu phần lớn rơi vào các em học khá, giỏi, còn các
em với mức trung bình, yếu thì nay quả là một công việc nặng nề với các em Mặtkhác, kết quả môn Anh không ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học văn hóa, khônglấy bộ môn này làm tiêu chí đánh giá xếp loại học lực, vì vậy các em cảm thấy khôngcần thiết và dẫn đến sao nhãng việc học tập, với suy nghĩ “Vui thì học, không thìthôi”, dần dần tạo ra sự chán học của phần lớn học sinh
Trên thực tế việc dạy và học môn Tiếng Anh tuy không còn mới mẻ nhưng khóđối với tất cả giáo viên và học sinh Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽphần nào giúp giáo viên dần khắc phục những khó khăn trên để tiến hành dạy mônTiếng Anh có hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực, chủ động trong việc tiếp thu, lĩnh
Trang 2Tiếng Anh cấp TH có trách nhiệm trang bị cho các em học sinh vốn kiến thức cơ bản,vững vàng để các em có thể học tốt môn Tiếng Anh Vì thế năm học này tôi chọn đề
tài : “Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh ở trường tiểu học”.
2 Đối tượng, thời gian và phạm vi nghiên cứu:
a Đối tượng nghiên cứu :
- Đối tượng nghiên cứu là hai lớp 3A và lớp 4A
- Sách giáo khoa Tiếng Anh 3,4,5 Sách bài tập tiếng Anh 3,4,5
b Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 1 năm 2013.
c Phạm vi nghiên cứu: Có thể áp dụng cho các học sinh ở trường tiểu học”
3 Mục đích nghiên cứu :
- Tìm hiểu về các giải pháp nâng cao việc dạy và học Tiếng Anh cho giáo viên
và học sinh
- Tìm hiểu về thực trạng học tập của học sinh nói chung và nói riêng
- Nghiên cứu các phương pháp tối ưu để giáo viên có thể áp dụng khi cho họcsinh thực hành tại lớp có hiệu quả
- Các bước tiến hành một tiết dạy có hiệu quả qua việc thay đổi một số phươngpháp dạy cho học sinh dễ dàng tiếp thu bài học Đồng thời hướng dẫn học sinh tựluyện tập, rèn luyện để có kỹ năng , kỷ xảo khi học Tiếng Anh
Vì vậy việc thực hiện phương pháp này nhằm phát huy tính tích cực, chủ độngsáng tạo của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh
4 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện tốt đề tài nghiên cứu, người thực hiện đề tài này cần phải thựchiện các nhiệm vụ sau:
1- Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn Tiếng Anh, các kỹ thuật dạy Tiếng Anh2- Thao giảng, dạy thử nghiệm
3- Dự giờ đồng nghiệp , trao đổi, rút kinh nghiệm
4- Kiểm tra, đánh giá kết quả việc nắm bài của học sinh để từ đó có sự điềuchỉnh, bổ sung hợp lý
5 Giả thiết khoa học của đề tài:
Từ thực trạng việc học của học sinh ở trường, tôi nhận thấy các em còn lúngtúng, chưa chủ động tích cực tham gia bài học, chưa linh hoạt trong các hoạt động trên
Trang 3lớp Vậy liệu các em có thể tham gia bài học một cách tích cực hay không là nhờ vào
việc đổi mới nâng cao việc dạy của giáo viên Nếu dùng các giải pháp để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học cho các em thì chất lượng học tập của học sinh sẽ có
hiệu quả cao hơn
6 Phương pháp nghiên cứu:
- Áp dụng đúc rút kinh nghiệm thực tế giảng dạy
- Tham khảo tài liệu phương pháp thực hành có liên quan đến đề tài
- Tham khảo kinh nghiệm của các đồng nghiệp, dự giờ, trao đổi ý kiến
- Tổ chức và tiến hành dạy thực nghiệm Soạn giáo án giảng dạy để kiểm tra tínhkhả thi của đề tài
- Sau đó giáo viên đặt câu hỏi để kiểm tra việc nắm nội dung bài học của họcsinh
7 Đề tài đưa ra giải pháp mới :
- Trước khi đi vào những vấn đề cụ thể, chúng ta thống nhất với nhau rằng,phương pháp chủ đạo trong dạy học ngoại ngữ của chúng ta là lồng ghép Việc lồngghép các thủ thuật trong việc giảng dạy, cũng như việc phân chia cặp nhóm đều cần
có sự kết hợp hài hoà, xen kẽ lẫn nhau sao cho phù hợp và hiệu quả là điều rất khókhăn
- Khắc sâu bài học trong trí nhớ của học sinh thông qua các mẫu câu và quanhững bài tập thực hành
8 Hiệu quả áp dụng :
- Các tiết học trở nên sôi nổi và sinh động hơn
- Học sinh đã tiếp thu bài nhanh và thuộc bài ngay tại lớp học
- Vốn từ vựng của các em tăng lên rõ rệt
- Các em học sinh yếu kém có thể tự tin hơn, năng động hơn
II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Cơ sở lý luận
Hiện nay việc dạy và học ngoại ngữ trong các trường TH có nhiều chuyển biến
rõ rệt Học sinh cấp I, kể cả các vùng sâu vùng xa các em đều được học ngoại ngữ.Giáo viên được huấn luyện hàng năm do sở GD-ĐT và phòng GD-ĐT tổ chức vào giữa
Trang 4học để nâng cao chất lượng bộ môn Trong tất cả các trường học ở vùng sâu vùng xatài liệu và thiết bị dạy học được đưa vào ngày càng hoàn thiện hơn, giúp cho giờ họcđạt hiệu quả hơn và học sinh có hứng thú học tập hơn.
Tuy nhiên do trình độ học sinh không đồng đều Môi trường học ngoại ngữ các
em có ít dịp tiếp xúc nói chuyện với người nước ngoài hoặc người nói Tiếng Anh ởnhà Nên việc phát triển kỹ năng nói thành thạo ở các em còn nhiều khó khăn
Hơn nữa, hiện nay tình trạng xao lãng việc học, học sinh học đối phó học vẹt
mà không biết tự học, học sinh yếu kém khá nhiều Làm thế nào để khắc phục tìnhtrạng này? Làm thế nào để thu hút học sinh chú tâm vào việc học là vấn đề đòi hỏingười làm giáo dục, các thầy cô tâm huyết với nghề, luôn nỗ lực đề ra kế hoạch,chương trình, cải tiến phương pháp để dạy và học tốt hơn, nâng cao chất lượng và hiệuquả giáo dục
Để dạy tiết dạy Tiếng Anh đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị và đầu tư trênlớp, thậm chí phải có quá trình tích lũy kinh nghiệm qua thời gian mới có thể đạt hiệuquả và thuyết phục học sinh, làm cho các em thực sự hứng thú và tin tưởng Vì vậy,với đề tài này tôi đưa ra những suy nghĩ của mình với mong muốn góp phần trao đổikinh nghiệm, chia sẻ học tập lẫn nhau để cùng tiến bộ Đó cũng là nội dung, mục đíchhướng tới của sáng kiến kinh nghiệm
2 Cơ sở thực tiễn:
Phần lớn các em học sinh chưa chú tâm và đầu tư cho môn Tiếng Anh, chuẩn
bị bài một cách sơ sài, đối phó trong khi các em học rất yếu môn này Trong các giờhọc, đa số các em thường thụ động, thiếu sự linh hoạt, ngại việc đọc - nói Tiếng Anh
và ít tham gia phát biểu để tìm hiểu bài học
- Học sinh tiểu học là những trẻ em, mức độ nhận thức của các em còn thấp,chất lượng học tập bộ môn không đồng bộ Thêm nữa, học sinh ở vùng nông thôn chỉquen cách học cũ ít đọc thêm sách báo phù hợp lứa tuổi để mở rộng bổ sung, nâng caokiến thức Đồng thời đây là những năm đầu làm quen với một ngoại ngữ, trong khi vẫn
có một số lượng không nhỏ học sinh còn chưa học tốt tiếng mẹ đẻ của mình
- Hơn nữa Tiếng Anh ở bậc tiểu học chỉ là môn học phụ tự chọn, thế nên bảnthân học sinh và ngay cả phụ huynh cũng không quan tâm đến bộ môn này, họ chỉ đầu
tư cho con mình học nâng cao môn Toán, Tiếng việt, …
Trang 5Tuy Tiếng Anh ở bậc tiểu học là môn học tự chọn Song, nó có tính chất khởiđầu quan trọng trong các năm học tiếp theo ở cấp II Vì thế nó giữ một vai trò khôngnhỏ trong quá trình học tập của các em Nó trang bị cho các em vốn từ vựng, ngữ pháp
và những mẫu câu tối thiểu Vì thế việc nâng cao chất lượng học tập cho các em làđiều quan trọng Bởi lẽ không có động cơ trẻ sẽ không học - và để chất lượng môn họccủa các em đạt kết quả tốt nhất thì không phải là một chuyện dễ dàng Vậy làm thế nào
để các em hình thành và phát triển kỹ năng học tập toàn diện nhất? Là một giáo viêntrực tiếp giảng dạy môn Tiếng Anh ở trường TH trong nhiều năm, tôi đã tìm tòi, họchỏi, đọc các tài liệu tham khảo và qua các phương tiện thông tin đại chúng, tôi đã rút
ra cho mình một số kinh nghiệm trong phương pháp nâng cao chất lượng giảng dạy đểlàm cho giờ dạy của mình đạt kết quả cao hơn
3 Thực trạng chất lượng dạy và học Tiếng Anh ở trường:
3.1 Thuận lợi:
- Môn Tiếng Anh là môn mới được áp dụng đối với học sinh tiểu học trongnhững năm gần đây Vì vậy một số học sinh cảm thấy có hứng thú, hoặc yêu thích vớimôn học còn mới mẻ này, nên mỗi khi lên lớp đa số học sinh rất tích cực
- Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban Giám Hiệu nhà trường, cùng các anh chịđồng nghiệp đi trước đó tạo mọi điều kiện để việc dạy và học môn Tiếng Anh tốt hơn.Trường tôi đã có cơ sở vật chất và xây dựng phòng học, đóng bàn ghế theo chuẩnmới Có đầy đủ các thiết bị như: băng đài, đĩa, loa, máy chiếu phục vụ cho việc dạy vàhọc
3.2 Khó khăn:
- Theo phân phối chương trình hiện nay, môn Tiếng Anh tiểu học mỗi tuần 4tiết, mà chỉ có một giáo viên Tiếng Anh thì thật sự rất khó khăn cho việc dạy và họccủa giáo viên và học sinh Nhưng muốn để tiết học của học sinh sinh động hơn, giáoviên phải làm tranh ảnh, đồ dùng để minh hoạ, tạo điều kiện cho các em nhớ từ dễdàng và hướng sự chú ý của các em vào chủ đề hay trọng tâm bài học Bên cạnh đó,các em học sinh ở đây do điều kiện và hoàn cảnh, phụ huynh chưa hiểu rừ được tầmquan trọng của môn Tiếng Anh, nên chưa quan tâm, đốc thúc các em học môn họcnày, dẫn đến nhiều em không có điều kiện mua sách vở đầy đủ Thêm vào đó, do điềukiện phát triển về mọi mặt còn hạn chế, điều kiện để các em học sinh tiểu học được
Trang 6ít Dẫn đến khả năng giao tiếp của các em còn hạn chế, huống hồ là giao tiếp bằngTiếng Anh.
Bên cạnh một số em học hành nghiêm túc, có không ít học sinh chỉ học qualoa, không khắc sâu được từ vựng vào trong trí nhớ, không tập đọc, tập viết thườngxuyên, không thuộc nghĩa hai chiều Đến khi giáo viên yêu cầu các em sẽ không thànhcông
- Hơn nữa các em cũng rất khó khăn trong việc kiểm tra hoặc hướng dẫn để tựhọc ở nhà Bởi vì là môn ngoại ngữ, không phải phụ huynh nào cũng biết Ngoài ra,cách học từ vựng của học sinh cũng là điều đáng được quan tâm, học sinh thường học
từ vựng bằng cách đọc từ bằng Tiếng Anh và cố nhớ nghĩa bằng tiếng Việt, có viếttrong tập viết cũng là để đối phó với giáo viên, chứ chưa có ý thức tự kiểm tra lạimình, để khắc sâu từ mới và vốn từ sẵn có Vì thế các em rất mau quên và dễ dàng lẫnlộn giữa từ này với từ khác dẫn đến nhiều học sinh đâm ra chán học và bỏ quên
3.3 Tình hình thực tế của học sinh
Bước vào năm học các em đã bộc lộ rõ khả năng của mình trong từng môn học
và định hướng môn học yêu thích của mình Tôi tìm hiểu, quan sát để nắm được khảnăng của các em Sau cuộc khảo sát đầu năm để phân loại đối tượng học sinh để từ đó
có biện pháp cụ thể Nhìn chung, các em trong trường đều ngoan, có ý thức học tập.Nhiều em yêu thích môn Tiếng Anh Như vậy rất thuận lợi cho tôi tiến hành đề tài này Tuy nhiên vẫn còn một số em lười học, không có năng khiếu học, tiếp thuchậm, phát âm khó, hiệu quả của các em chưa cao
3.4 Kết quả học tập năm học 2012 – 2013
Từ cơ sở lí luận và thực tiễn, cùng với kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy
của mình tôi chọn đề tài nghiên cứu: "Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy
và học Tiếng Anh ở các trường tiểu học”.
4 Các giải pháp:
Là một giáo viên tâm huyết đã nhiều năm giảng dạy riêng bản thân tôi thấy, đểgóp phần nâng cao chất lượng học môn Tiếng Anh tiểu học thiết nghĩ cần có một sự
Trang 7đổi mới trong phương pháp dạy học, cả về tư duy lẫn phương pháp và không ngừngtrao đổi kinh nghiệm giữa các thầy cô giáo Bản thân các thầy cô không ngừng tìmhiểu và học tập những phương pháp giảng dạy nhằm trau dồi kỹ năng dạy môn TiếngAnh của mình Các giải pháp tôi đưa ra dưới đây cần có sự kết hợp giữa nhà trường vàphụ huynh - học sinh và thầy cô giáo.
4.1 Lấy học sinh làm trung tâm của tiết học:
Phương pháp dạy "lấy học sinh làm trung tâm " là phương pháp dựa trênnguyên tắc kích thích sự ham hiểu biết của trò, từ đó, giáo viên sẽ đáp ứng xoay quanhcác câu hỏi và vấn đề mà trò gặp phải Còn học trò đóng vai trò chủ động trong việctiếp cận tri thức Với phương pháp này, người học sẽ là người tự khai phá tri thức,thầy cô giáo chỉ là người hướng dẫn và cung cấp thông tin
Đó là cách dạy mà giáo viên chỉ đưa ra chủ đề nào đó (mà không giải thích gìthêm), sau đó chia lớp làm nhiều nhóm, cho từng nhóm thảo luận với nhau rồi cùngđưa ra kết luận cho bài học Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, huấn luyện, nhận xétphần làm việc của học sinh và nếu có thể thể trợ giúp, bổ sung những kiến thức ngoài
mà học sinh chưa biết
Dưới sự hướng dẫn của cô giáo học sinh sẽ phải tích cực hơn, tự giác hơn trongviệc tham gia vào việc học, vận dụng cũng như học hỏi kiến thức mới Mỗi học sinh
sẽ phải tự tìm ra phương pháp học tối ưu cho mình, phải độc lập sử dụng các tài liệuđược thầy cô giáo gợi ý, chuẩn bị bài vở, từ đó tính độc lập và sáng tạo ngày một pháthuy
Nhiệm vụ của giáo viên là phải tôn trọng những khác biệt của từng cá nhân họcsinh và giúp đỡ các em tìm ra những quá trình và những sở thích học tập được ưachuộng riêng của các em Điều này yêu cầu giáo viên phải tổ chức lại lớp học, đặt họcsinh vào vị trí trung tâm của quá trình dạy học, tôn trọng các nhu cầu, phong cách họccủa từng cá nhân học sinh Giáo viên không nên lặp lại việc học theo phương pháp
“Đọc – chép” truyền thống, ngược lại phương pháp lấy học sinh làm trung tâm đòi hỏigiáo viên phải thực sự tâm huyết với nghề và đầu tư nhiều thời gian, công sức đểchuẩn bị cho buổi học
Trang 8Trong môi trường này học sinh được giao làm việc theo cặp hay theo các nhómnhỏ và được hướng dẫn cách đàm phán để hiểu ý nghĩa trong một ngôn cảnh rộng lớn.Lớp học bị giáo viên chi phối được đặc trưng bởi việc giáo viên nói hầu hết thời giantrên lớp, dẫn dắt các hoạt động, và thường xuyên nhận xét đánh giá học sinh, trong khitrong một lớp học theo đường hướng lấy người học làm trung tâm, học sinh sẽ đượcquan sát làm việc theo cá nhân hay theo các cặp và các nhóm nhỏ, mỗi người, mỗinhóm có những nhiệm vụ hay công việc cụ thể
Ví dụ điển hình là khi làm bài tập ngữ pháp và đọc với các bài tập kiểm tra sựhiểu biết, hay thảo luận các bài học sinh đó đọc ở bài học trước Với một lớp họcngoại ngữ trung bình khoảng từ 25 - 30, tôi chia ra thành khoảng 5 đến 6 nhóm cộngtác Sau khi giới thiệu chủ đề bài học, tôi đặt ra một số câu hỏi gợi ý để học sinh thảoluận theo nhóm rồi đoán câu trả lời Tiếp sau nữa tôi giới thiệu từ mới Tôi yêu cầucác nhóm đoán nghĩa của từ mới dựa vào ngữ cảnh Sau đó xác định những nội dung
và cấu trúc của bài (đoạn) văn
Một ví dụ khác trong giờ dạy viết là giáo viên viết tên của tất cả học sinh tronglớp theo cặp có thể do giáo viên tự sắp xếp hoặc dựa vào sơ đồ lớp vào những mảnhgiấy nhỏ, sau đó bỏ vào một chiếc hộp Có 2 học sinh sẽ đại diện bốc thăm và đọc lêntên của 2 cặp may mắn Hai cặp may mắn sẽ được viết bài của mình lên bảng phụ sẽđược cả lớp và giáo viên chữa bài của mình ở hoạt động post- writing Đồng thời sẽđược điểm nếu bài viết tốt Những học sinh còn lại sẽ làm theo cặp viết bài của mìnhvào vở hoặc giấy làm bài, giáo viên có thể thu một số bài để chấm ở nhà
Giáo viên cung cấp một số điểm cho học sinh chú ý khi chữa lỗi như: nội dung
đó đủ ý hay chưa, ngữ pháp, từ, cụm từ… Sau đó giáo viên yêu cầu 2 nhóm treo bảngphụ lên bảng để cùng chữa lỗi với học sinh cả lớp Cuối cùng giáo viên nhận xét ưukhuyết điểm để học sinh khắc phục trong những bài viết sau và cho học sinh về nhàviết lại bài của mình
Một cách khác để áp dụng cho môi trường lớp học lấy người học làm trung tâm
là thông qua việc học sinh biên tập lại (sửa chữa) các bài viết của bạn mình Sử dụngphương pháp dạy viết theo quá trình cho phép học sinh tương tác với nhau và với cácsản phẩm viết của các em Sau khi các em kết thúc quy trình trước khi viết với bảnviết nháp trong tay, các em có thể bắt đầu biên tập lại cho nhau bằng cách trao đổi bài
Trang 9viết và sửa chữa sản phẩm bài viết của bạn mình Cuối cùng giáo viên cho các emchuyển sang bước đánh giá chất lượng bài viết
Với kinh nghiệm nhiều năm làm GV, tôi không thấy có khó khăn gì khi thựchiện phương pháp này, GV có thể tận dụng các tố chất mình có sẵn như ngôn ngữ cơthể, cách nói, giọng nói… chứ không nhất thiết phải có thiết bị công nghệ thông tin,các trang thiết bị hiện đại chỉ là hỗ trợ Chỉ khó khăn ở chỗ GV có muốn đưa nó vàohay không vì phương pháp này đòi hỏi họ phải rất tâm huyết và dành nhiều thời gianchuẩn bị giáo án và đồ dùng cho buổi học, khó khăn khi dạy Tiếng Anh tiểu học làphải hiểu tâm lý của trẻ em
Để thực hiện được ý tưởng của buổi dạy, thay vì HS ngồi nghe cô giảng, bâygiờ HS cần không gian để cho các em tham gia các hoạt động và vui chơi Để thựchiện phương pháp mới, giáo viên cần linh hoạt để thay đổi một số yếu tố để có buổihọc thành công Ví dụ nếu không có các thiết bị như đầu quay, đĩa DVD, TV, picturebook, thì có thể tự chế các poster bức tranh, sưu tầm các câu chuyện trên mạng, hay
tự vẽ để dạy HS
Trang 10Học sinh lớp 4A trong giờ học tiếng Anh.
4.2 Sử dụng các loại hình cặp nhóm:
Thảo luận nhóm (Group discussion) là kỹ năng vừa giúp bạn phát huy đượcsức mạnh trí tuệ tập thể vừa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của từng thànhviên Các em được phân nhóm nhỏ từ 3 đến 5 em cùng thảo luận một vấn đề nhỏ trongviệc học môn Tiếng Anh hoặc trẻ có thể bắt cặp đôi, trẻ tự do trao đổi chủ đề mà giáoviên vừa đưa ra Kết thúc thảo luận trẻ trình bày lại bằng Tiếng Anh
Ví dụ: Cô giáo đưa ra chủ đề: các nhóm thi nhau viết về các từ Tiếng Anh chỉcác loại hoa quả, các loại thức ăn đồ uống, các đồ dùng trong nhà, các con vật em yêuthích bằng Tiếng Anh Các nhóm thi nhau xem ai viết được nhiều hơn và dán kết quảtrên bảng, cho các nhóm đọc to kết quả của mình Sau đó các nhóm lắng nghe và nhậnxét cách đọc của nhóm vừa trình bày Giáo viên chỉ là người khuyến khích sự thamgia của trẻ và chỉnh những thiếu sót của các em không nên nhận xét đúng sai rõ ràng.Trong quá trình thảo luận nhóm giáo viên tránh việc chê trẻ trước nhóm bạn, làm trẻxấu hổ và lần sau ngại tham gia
4.2.1 Thời điểm làm việc theo cặp hoặc nhóm.
Hình thức làm việc theo cặp thích hợp với hoạt động hội thoại giữa hai người vớinhau, do vậy sẽ phù hợp với các loại bài tập:
1) Luyện mẫu câu sau phần giới thiệu ngữ liệu mới và sau một vài phút luyệntập với cả lớp (Giáo viên - học sinh; nửa lớp - nửa lớp, cặp mở, cặp đóng)
2) Luyện các bài hội thoại ngắn: đóng lại bài hội thoại, làm các bài hội thoạitương tự với gợi ý cho sẵn
3) Các bài tập luyện giao tiếp
4) Đọc bài khoá, sau đó hỏi và trả lời các câu hỏi về nội dung bài khoá, phươngpháp này có mấy cách thực hiện như sau :
+ Học sinh thảo luận các câu hỏi trong cặp hoặc nhóm, sau đó đọc bài khoá đểtìm câu trả lời
+ Học sinh tự đọc thầm bài khoá sau đó hỏi và trả lời về nội dung trong cặphoặc nhóm
5) Các bài tập viết ngắn : học sinh làm nhóm, chọn thư ký viết những gì mànhóm thảo luận, hoạt động này có thể khó tổ chức ở những lớp đông nhưng có thuận
Trang 11lợi là học sinh chữa được lỗi cho nhau và giáo viên chỉ việc cho điểm các bài viết củanhóm sau khi kết thúc hoạt động.
6) Thảo luận: Giáo viên nêu nhiệm vụ thảo luận một cách rõ ràng, sau khi thảoluận giáo viên gọi các nhóm báo cáo
4.2.2 Phương pháp chia cặp nhóm.
Hình thức làm việc theo cặp nhóm có nhiều ưu điểm, đặc biệt trong việc luyệntập các chức năng lời nói song trong thực tế, khi học sinh làm việc theo cặp hoặcnhóm, giáo viên không thể kiểm soát hết được lời nói của học sinh và cũng khôngnhất thiết phải kiểm soát hết
Có nhiều cách tổ chức làm việc theo cặp, nhóm
* Cặp :
a- Giữa giáo viên và học sinh
b- Cặp mở : Giữa hai học sinh không ngồi gần nhau
c- Cặp đóng : Giữa hai học sinh ngồi kề nhau
Với hình thức này giáo viên phải đánh số học sinh theo hàng dọc hoặc theohàng ngang, quy định nhiệm vụ của từng học sinh trong cặp – hỏi trả lời và ngược lạihoặc vai A - vai B và ngược lại đổi vai
* Nhóm:
Trong trường hợp tổ chức làm việc theo nhóm nếu lớp chật, thì có thể tổ chứccho hai học sinh ngồi ở hai hàng ghế sát nhau ngồi quay đầu lại với nhau tạo thànhnhóm 4 người mà không cần học sinh di chuyển nhiều trong lớp, không làm lãng phíthời gian
- Khi chia nhóm phải đảm bảo phù hợp về số lượng
- Cần phân đều số lượng học sinh cho mỗi nhóm (giỏi, khá, trung bình)
- Một nhóm có bao nhiêu học sinh là tuỳ ở sĩ số của lớp
- Yếu tố ảnh hưởng đến chia nhóm là vị trỗ ngồi của học sinh trong nhóm
- Có thể đặt tên cho các nhóm bằng Tiếng Anh như theo chữ số, màu sắc, loàihoa, con vật hay những tính từ mà các em thích
Ví dụ cụ thể: Học sinh A là học sinh khá, học sinh D là học sinh khá Học sinh
B là học sinh trung bình, học sinh E là học sinh trung bình Học sinh C là học sinh yếu,học sinh F là học sinh yếu
Trang 12Ta có thể kết hợp các cặp như sau: Mỗi học sinh có thể có ít nhất từ 2 - 3 cặpcho mình để hoạt động Giáo viên nên quy định những học sinh A, D mang tên Rabbit;học sinh B, E mang tên Parrot; học sinh C, F mang tên Cat.
4.2.3.Tiến hành tổ chức cặp nhóm.
a Giới thiệu mẫu câu mới: Giáo viên gợi mở và làm mẫu rõ ràng Cho học sinhnhắc lại đồng thanh, cá nhân Chú ý sửa lỗi phát âm cho học sinh
Example 1:Unit 11 My Daily Activities Lesson 3 Page 10
Teacher: Work in pairs to practise asking and answering about the time in 2minutes:
S1: What time do you….?
S2: I…… at ….o’clock
b Thay thế câu theo gợi ý Gợi ý có thể viết lên bảng.
c Yêu cầu cả lớp thực hành với giáo viên và ngược lại để học sinh biết chắc
chắn phải làm gì Chọn hai học sinh không ngồi gần nhau nói to cho cả lớp cùng nghe
d Giáo viên đánh số học sinh theo hàng dọc hoặc hàng ngang và yêu cầu họcsinh luyện tập đồng loạt Yêu cầu học sinh đổi vai khi kết thúc Giáo viên đi quanhlớp điều khiển hoạt động, lưu ý không chữa lỗi khi học sinh đang thực hành mà giáoviên nên ghi lại những lỗi này để chữa sau khi đó thực hành xong
e Ngừng hoạt động sau khi hầu hết cả lớp đã hoàn thành Chọn 2-3 cặp khôngbáo trước nói trước lớp
f Giáo viên chữa những lỗi phổ biến trong quá trình thực hành, tập trung chữalỗi phát âm và ngữ pháp
* Khi tiến hành các hoạt động cặp hoặc nhóm, cần lưu ý :
+ Giáo viên phải có sự chuẩn bị tốt Có mẫu hoặc ví dụ cho trước, cung cấp đủngữ liệu cần thiết cho bài tập
+ Quy định thời gian luyện tập
+ Cần phân cặp hay nhóm hợp lý, có thể chọn học sinh có cùng trình độ, hoặckhác trình độ nhận thức để làm việc với nhau tuỳ theo từng ý đồ và tính chất của bàitập Đề ra quy ước bắt đầu và kết thúc hoạt động (gõ thước, vỗ tay)
+ Có sự theo dõi, bao quát chung của giáo viên Có sự hỗ trợ kịp thời của giáoviên khi học sinh trong nhóm gặp khó khăn (giáo viên đi quanh lớp lắng nghe và giúp
đỡ những học sinh yếu và giải đáp thắc mắc của học sinh)