1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường tiểu học định an

20 744 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 260,5 KB

Nội dung

Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học Định An. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỊNH AN PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong thời đại ngày nay,tri thức đang giữ vị thế ngày càng quan trọng,tri thức giúp con người đi vào vũ trụ,làm thay đổi cuộc sống,đưa cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Làm thế nào để có tri thức? Chỉ có một con đường duy nhất: Đó là con đường phát triển giáo dục. Đúng như vậy,sự nghiệp Giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng con người mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm và chú trọng đến giáo dục,đặc biệt chú trọng đến bậc học Tiểu học bởi bậc tiểu học là bậc học nền tảng, nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng là bước đầu hình thành nhân cách con người nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên các bậc học cao hơn. Nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục Tiểu học nói riêng là nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành được thể hiện rõ trong chủ đề năm học 2013-2014 “ Đổi mới thực chất-Hiệu quả nâng cao- Chất lượng bền vững”. Nhận thức được nhiệm vụ quan trọng của ngành mình,là một cán bộ quản lí, bản thân tôi luôn trăn trở: “Làm thế nào để chất lượng dạy và học ở trường ngày càng được nâng cao? Làm thế nào để tập thể giáo viên toàn trường nắm được nội dung và phương pháp dạy học cơ bản ở toàn bộ các khối lớp ? Làm sao để các anh chị em thấy được ở mỗi khối lớp,mỗi bộ môn đều có cái khó riêng để tránh đi tư tưởng “khối lớp này dễ dạy,khối lớp kia khó dạy hơn” ngay từ khi nhận phân công đầu năm? Phải làm sao để anh chị em thật sự thông cảm với đồng nghiệp của mình nhằm có ý thức đồng tâm hợp lực với nhau để nâng cao chất lượng dạy học của toàn trường? Làm sao để nâng cao chất lượng học của các em học sinh?Chính vì lí do đó,dù mới đảm trách nhiệm vụ quản lí chuyên môn trong thời gian ngắn tôi đã cố gắng tìm tòi,học hỏi từ đồng nghiệp,từ các bậc tiền bối,thông qua mạng internet,tham khảo thêm kinh nghiệm của nhiều nhà giáo có uy tín để tìm ra biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học Định An. Thông qua đề tài : “Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học Định An”,tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm mà tôi tìm hiểu được,mong rằng với những kinh nghiệm của bản thân, tôi có thể góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của ngành giáo dục chúng ta. Người thực hiện:Hoàng Thị Mỹ. 1 Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học Định An. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Như đã nói ở trên,với đích đến cuối cùng là nâng cao chất lượng dạy và học,tạo sự thông cảm,chia sẻ,hợp tác với nhau trong tập thể giáo viên nhà trường trong công tác giảng dạy giáo dục đã khiến tôi bắt tay vào thực hiện đề tài từ đầu năm học 2013-2014. III . PHẠM VI ĐỀ TÀI: - Nghiên cứu các biện pháp nâng cao chất lượng dạy của thầy. - Nghiên cứu biện pháp nâng cao chất lượng học của trò. IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Đọc tài liệu(Sách giáo khoa,sách giáo viên,tài liệu bồi dưỡng giáo viên và một số tài liệu khác). - Quan sát,khảo sát. - Thực hiện phỏng vấn,hỏi đáp. - Phương pháp phân tích,tổng hợp. - Tìm hiểu qua mạng Internet. PHẦN II:GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN Chúng ta đã nhận thấy rằng : giáo dục Việt Nam trong những thập niên đầu thế kỷ XXI đang phải đối mặt với nhiều vấn đề cấp bách cần giải quyết. Một trong những vấn đề đó là yêu cầu ngày càng cao của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và thực trạng giáo dục còn có nhiều bất cập, tồn đọng mà không thể giải quyết trong một sớm một chiều, đặc biệt là trong chất lượng dạy và học. Chất lượng dạy và học ở tiểu học cũng không nằm ngoài quy luật đó. Không còn cách nào khác, muốn đất nước ổn định, phát triển trong thời kỳ hội nhập thì phải tìm ra lời giải cho bài toán về nâng cao chất lượng giáo dục. Để giải bài toán này, cần nhiều biện pháp đồng bộ, quyết liệt, có tính hệ thống. Một trong những biện pháp quan trọng là nâng cao chất lượng dạy của người giáo viên. Đặc điểm loại hình lao động của giáo viên có nhiều nét đặc thù. Nó góp phần hình thành phẩm chất năng lực cần thiết của con người. Đối tượng lao động của người giáo viên không phải là vật vô tri vô giác như tấm vải của người thợ may hay khúc gỗ của người thợ mộc mà là con người. Đối tượng đó vừa là khách thể, vừa là chủ thể của quá trình giáo dục. Lao động sư phạm là một loại hình lao động đặc biệt và phức tạp, đòi hỏi nhiều kỹ năng, tâm huyết của giáo viên. Nét đặc thù trong loại hình lao động của Người thực hiện:Hoàng Thị Mỹ. 2 Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học Định An. người giáo viên càng được thể hiện rõ khi chúng ta đang dần bước vào nền kinh tế tri thức. Nền kinh tế này xuất hiện đã tạo ra những biến đổi to lớn trong mọi mặt hoạt động của con người và xã hội, khác hẳn nền kinh tế chủ yếu dựa vào sức người và tài nguyên. Khi đánh giá việc cung cấp kiến thức cho học sinh của người thầy, học giả Ginôviép đã nói: “Để cung cấp cho người học một hạt nhỏ hào quang kiến thức, người thầy giáo phải uống cạn một biển cả ánh sáng”. Câu nói đầy tính hình tượng trên phần nào cho thấy, muốn đáp ứng được vai trò là người dẫn dắt, gợi mở để học sinh tự tìm tòi và tiếp cận tri thức, người giáo viên phải có năng lực chuyên môn vững vàng. Người giáo viên trong thời kỳ hội nhập phải không ngừng tự bồi dưỡng, tự tích luỹ, trau dồi công tác chuyên môn, đồng thời không ngừng nâng cao trình độ của bản thân. Giáo viên hôm nay cần có kiến thức sâu rộng, vững chắc, phương pháp sư phạm phù hợp, hơn thế, phải biết học suốt đời để luôn theo kịp nhịp sống thời đại. Trong hành trang của người giáo viên dù ở bất cứ thời đại nào vẫn cần một bầu nhiệt huyết, một trái tim yêu nghề. Mỗi nhà giáo phải là một tấm gương sáng về đạo đức, nhân cách để học trò noi theo. Nhân cách đó bao gồm tâm hồn, tư tưởng, phong cách sống của người giáo viên. Người giáo viên luôn phải tu dưỡng nhân cách của mình để lấy nhân cách mà giáo dục nhân cách. Song song với việc dạy của người thầy là việc học của trò. Ngày nay chủ thể của hoạt động học tập chính là người học,người học phải chủ động chiếm lĩnh tri thức cho mình. Xã hội phát triển đem lại cho con người nhiều hệ quả tốt đẹp song cũng khó tránh khỏi những hệ lụy,đó là những ấn phẩm đồi trụy,những trò chơi game online bạo lực đủ thu hút trẻ hơn nhiều so với việc học tập,điều đó lí giải tại sao xã hội ngày càng phát triển mà việc học của trẻ ngày càng sa sút. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 1/ Thuận lợi: Mặc dù cơ sở vật chất của nhà trường còn nhiều hạn chế nhưng tập thể cán bộ giáo viên Trường tiểu học Định An đã không ngừng phấn đấu để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ và đặc biệt là chú trọng nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.Nhiều năm qua,chất lượng dạy và học đang được nâng lên và dần đi vào ổn định. Toàn bộ cán bộ - giáo viên luôn nhiệt tình tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn do ngành tổ chức nên nắm vững cách thực hiện đổi mới phương pháp dạy học,ngoài ra,anh chị em giáo viên còn chịu khó tìm tòi,học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp để tự nâng cao trình độ chuyên môn. Ngoài nắm vững chuyên môn giáo viên còn nghiên cứu, tìm hiểu về đối tượng học sinh, chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung chương trình của từng môn học, mạnh dạn đăng kí chỉ tiêu phấn đấu trên đối tượng học sinh của mình. Cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế nhưng giáo viên đã tận dụng tạo môi trường học tập, môi trường vui chơi an toàn cho học sinh. Người thực hiện:Hoàng Thị Mỹ. 3 Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học Định An. Học sinh có đủ sách giáo khoa và đồ dùng học tập, hăng hái tham gia xây dựng bài học. Ngày nay, công tác xã hội hóa giáo dục có sự chuyển biến mới. Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học của con em mình. 2. Khó khăn: Trong thời buổi bùng nổ công nghệ thông tin ngày nay,đa số giáo viên đã bước đầu có ý thức ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng,thực hiện giáo án điện tử. Nhưng cũng còn không ít giáo viên lúng túng trong ứng dụng công nghệ thông tin,chỉ vận dụng những phương pháp dạy học truyền thống ngại đổi mới phương pháp dạy học. Khi dạy, giáo viên chỉ lo tập trung vào phần việc của mình, cứ lo sợ dạy không hết bài, học sinh không biết … cứ như thế là vào tiết học giáo viên thao thao giảng bài, đọc cho học sinh chép những nội dung cần ghi nhớ, yêu cầu các em về học thuộc lòng chứ giáo viên chưa nhận thức được đổi mới phương pháp dạy học là dạy học lấy học sinh làm trung tâm, dưới sự hướng dẫn, nêu vấn đề của người dạy, người học động não, tìm cách giải quyết vấn đề để chiếm lĩnh kiến thức mới, vận dụng kiến thức mới vào thực tiễn. Và còn một số ít giáo viên chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy nhưng vì e ngại,sợ đồng nghiệp chê cười nên chưa mạnh dạn học hỏi từ đồng nghiệp. Khó khăn tiếp theo phải nói đến là vấn đề trang thiết bị,đồ dùng dạy học: một số đồ dùng dạy học còn thiếu,một số trang bị ít hiệu quả khi sử dụng. Việc giảng dạy bằng giáo án điện tử khó thực hiện đồng bộ vì toàn trường chỉ có 2 bộ đèn chiếu,giáo viên cứ phải nhường nhau khi sử dụng. Về phía học sinh:đa số học sinh còn thụ động, chưa có ý thức tự giác học tập ở lớp cũng như ở nhà,một số em do phụ huynh học sinh quá bận công việc không có thời gian quan tâm đến việc học tập của con em ở nhà;một số em khác lại được phụ huynh đồng thuận mua sắm cho sách giải, sách tham khảo, các em chỉ việc sao chép lại,không cần tìm tòi học hỏi gì cả Do đặc thù địa phương là vùng chuyên trồng cao su,trên 90% phụ huynh học sinh là công nhân cao su,họ phải đi làm từ rất sớm và xong công việc thì đã gần tối nên còn không ít phụ huynh phó mặc việc học của con em mình cho giáo viên, thiếu sự phối hợp để giáo dục học sinh, gây sức ép không nhỏ đối với giáo viên. II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỊNH AN. 1. Biện pháp phân công hợp lí theo sở trường của giáo viên. Chúng ta ai cũng biết rằng con người không ai có thể hoàn thiện hoàn mĩ đến độ việc gì cũng giỏi,cũng hay bởi cổ nhân đã có câu “ Nhân vô thập toàn”. Nhưng cũng không ai tệ đến độ làm việc gì cũng hỏng. Đội ngũ giáo viên cũng không nằm ngoài quy luật đó.Vì vậy,ngay từ đầu năm học,tôi cùng với hiệu trưởng nhà trường đã họp bàn thống nhất việc phân công giáo viên sao cho phù hợp với trình độ và sở Người thực hiện:Hoàng Thị Mỹ. 4 Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học Định An. trường của từng người để đạt được hiệu quả công việc cao nhất. Đi kèm theo công tác phân công chính là công tác kiểm tra đánh giá kết quả lao động của cá nhân, tập thể được phân công, để đánh giá mức độ hoàn thành công việc như thế nào. Từ đó kịp thời chấn chỉnh những biểu hiện sai sót đồng thời phát hiện năng lực của giáo viên để có kế hoạch bồi dưỡng phát huy hoặc khuyến khích giáo viên tiến bộ. Thực hiện tốt công tác dân chủ trong nhà trường. có biện pháp, chế độ tùy theo kết quả, mức độ hoàn thành nhiệm vụ được phân công, khen thưởng kịp thời những cá nhân tiêu biểu nhằm động viên,khích lệ tinh thần của anh chị em. Năm học 2013-2014,toàn trường Tiểu học Định An có 32 cán bộ-giáo viên- công nhân viên được phân công cụ thể như sau: - Ban giám hiệu : 2. - Cán bộ chuyên trách: 4. - Nhân viên: 3. - Giáo viên dạy lớp : 16. - Giáo viên dạy bộ môn: 5. Tất cả các bộ phận phân công đều thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được phân công và mọi người luôn có ý thức hỗ trợ,giúp đỡ nhau trong công tác. 2. Biện pháp tổ chức sinh hoạt chuyên môn nhằm trao đổi rút kinh nghiệm về phương pháp dạy học. a/ Tổ chức thao giảng,dự giờ rút kinh nghiệm: Thường xuyên tổ chức thao giảng Hội đồng,thao giảng khối,tạo điều kiện để anh chị em giáo viên được dự giờ ,học hỏi,rút kinh nghiệm từ đồng nghiệp.Tuy nhiên,việc tổ chức đánh giá tiết dạy là một nghệ thuật làm sao để khích lệ,động viên anh chị em mạnh dạn thao giảng. Chẳng hạn, sau khi dự giờ, những kết luận, nhận xét, đánh giá phải luôn nhẹ nhàng, sâu sắc, làm sao để khích lệ, chứ đừng làm các giáo viên nản lòng, đặc biệt là với giáo viên trẻ mới vào nghề. Trong học kì vừa qua,tôi đã tổ chức được khá nhiều tiết thao giảng có hiệu quả,cụ thể như sau: STT KHỐI TST T.GIẢNG TỐT KHÁ TB CĐ 1 MỘT 9 5 4 0 0 2 HAI 10 7 3 0 0 3 BA 9 2 7 0 0 4 BỐN 11 2 9 0 0 5 NĂM 11 7 4 0 0 6 BỘ MÔN 15 5 10 0 0 TỔNG CỘNG 65 28 37 0 0 Người thực hiện:Hoàng Thị Mỹ. 5 Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học Định An. Bên cạnh đó,dự giờ là công việc đặc thù, cơ bản, là biện pháp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho mỗi cá nhân giáo viên một cách hiệu quả nhất. Căn cứ vào điều lệ Trường tiểu học nhà trường quy định mỗi giáo viên phải dự giờ tối thiểu là 18 tiết/năm học. Để công tác dự giờ có hiệu quả, trước khi dự giờ giáo viên phải nghiên cứu kĩ nội dung bài, xác định mục tiêu, xác định mảng kiến thức trọng tâm, lựa chọn phương pháp, đồ dùng dạy học, dự kiến được hết những tình huống có thể xảy ra trong quá trình giảng dạy. Yêu cầu khi dự giờ: khi dự giờ không trao đổi, làm việc riêng mà tập trung theo dõi hoạt động của thầy và trò, thông qua các hoạt động, hệ thống câu hỏi, câu trả lời và cách đánh giá học sinh của người dạy. Sauk hi dự giờ,người dự phải có những đánh giá khách quan,góp ý chân tình cho đồng nghiệp của mình để cùng nhau rút kinh nghiệmTrong học kì I vừa qua,tập thể giáo viên trường Tiểu học Định An đã dự giờ được:182 tiết (96 tiết xếp loại tốt,82 tiết khá,4 tiết trung bình). Thông qua dự giờ,anh chị em đã thống nhất được quy trình giảng dạy và đúc kết được nhiều kinh nghiệm cho bản thân góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy trong toàn trường. b/ Tổ chức trao đổi về nội dung,kinh nghiệm giảng dạy: Thường xuyên tổ chức các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học, phối hợp mở các buổi trao đổi về phương pháp giảng dạy, biện pháp giáo dục học sinh. Tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học tập, giáo lưu trao đổi kinh nghiệm trong công tác giảng dạy. Không rập khuôn hình thức báo cáo chuyên đề như trước đây,trong năm học này tôi đã hướng anh chị em đi sâu vào các chuyên đề thực tế mà các anh chị em giáo viên đã thực dạy,từ đó cùng nhau đưa ra phương pháp giảng dạy tối ưu giúp học sinh ghi nhớ-thực hành bài một cách tốt nhất. Chẳng hạn,với chuyên đề Toán lớp 5,với sườn bài yêu cầu trước,các anh chị em đã chọn báo cáo,trao đổi về một nội dung trọng tâm,đó là “ Giảng dạy các dạng toán về tỉ lệ phần trăm” đưa ra để cùng trao đổi với đồng nghiệp,cụ thể như sau: Chuyên đề Toán lớp 5 Dạy học các dạng toán về tỉ số phần trăm. NỘI DUNG CẦN BÁO CÁO 1/ NỘI DUNG ĐÃ GIẢNG DẠY. 2/ NHỮNG KHÓ KHĂN GẶP PHẢI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC. 3 / PHẦN TRAO ĐỔI,GÓP Ý CỦA CÁC BẠN ĐỒNG NGHIỆP. 1/ NỘI DUNG ĐÃ GIẢNG DẠY. Dạng 1: Bài toán về tìm tỉ số phần trăm của hai số: Thực hiện giảng dạy theo quy tắc: Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta tìm thương của hai số đó,viết thương dưới dạng số thập phân; nhân thương với 100 rồi viết thêm kí hiệu % vào bên phải tích vừa tìm được. Chẳng hạn: tìm tỉ số phần trăm của 7 và 5.Hướng dẫn HS thực hiện như sau: Người thực hiện:Hoàng Thị Mỹ. 6 Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học Định An. 7: 5 =1,4 = 140 % (bước nhân nhẩm với 100 thực hiện nháp). HS dễ dàng thực hiện đối với các bài toán thông thường nhưng lại gặp khó khăn ở các dạng bài toán ứng dụng:dạng toán có lời văn. Chẳng hạn: Theo kế hoạch lớp 5A phải trồng 40 cây trong vườn trường. Đợt một lớp 5A đã trồng được 30 cây. Hỏi lớp 5A đã trồng được bao nhiêu phần trăm kế hoạch? Hoặc: Theo kế hoạch lớp 5A phải nộp 50 kg giấy vụn. Lớp 5A đã nộp 64 kg. hỏi lớp 5A đã nộp vượt mức bao nhiêu phần trăm so với kế hoạch? Ở dạng toán này,cần hướng dẵn học sinh dựa vào câu hỏi để xác định cách làm: Câu hỏi đặc trưng của dạng bài tập thứ nhất của tỉ số phần trăm là: - Chiếm bao nhiêu phần trăm? - Đạt bao nhiêu phần trăm? - Vượt bao nhiêu phần trăm? Để giúp học sinh xác định đúng đề bài và làm bài đúng hướng thì việc đầu tiên không thể thiếu là đọc kĩ,xác định đúng trọng tâm đề bài. Một khó khăn nữa mà học sinh hay gặp phải là không biết lấy số nào để chia và xu hướng chung của các em là lấy số lớn hơn để chia, điều này thường dẫn đến sai sót ở bài ứng dụng (dạng toán có lời văn). Chẳng hạn ở bài tập:Theo kế hoạch lớp 5A phải trồng 40 cây trong vườn trường. Đợt một lớp 5A đã trồng được 30 cây. Hỏi lớp 5A đã trồng được bao nhiêu phần trăm kế hoạch? Các em thực hiện lấy 40 : 30 = 1,333 = 133,3 % Đây là cách thực hiện sai Kết quả đúng phải là 30 : 40 = 0,75 = 75 % Cách hướng dẫn để cho học sinh khỏi xác định nhầm là : số nào nêu trước trong câu hỏi thì lấy số đó để chia. Chẳng hạn ở ví dụ vừa nêu,câu hỏi là:Hỏi lớp 5A đã trồng được bao nhiêu phần trăm kế hoạch? Thì ta lấy số trồng được chia cho số kế hoạch đề ra. Dạng 2:Bài toán về tìm một số phần trăm của một số Giảng dạy theo công thức: Muốn tìm 42,5% của 800,ta lấy 800 chia cho 100 rồi nhân với 42,5 (hoặc lấy 800 nhân với 42,5 rồi chia cho 100). Các bài toán cùng dạng cho học sinh thay số vào công thức để tính. Muốn tìm …% của …,ta lấy … chia cho 100 rồi nhân với … (hoặc lấy … nhân với … rồi chia cho 100). Ví dụ: tìm 34 % của 300. Ta có số cần tìm là: 300 : 100 x 34 =102 Dạng 3 :Bài toán tìm số khi biết một số phần trăm của số đó : Dạy học theo công thức: Muốn tìm số biết 42,5% của nó là 340,ta lấy 340 chia cho 42,5 rồi nhân với 100 (hoặc lấy 340 nhân với 100 rồi chia cho42,5). Người thực hiện:Hoàng Thị Mỹ. 7 Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học Định An. Các dạng bài tương tự,HS thay số vào công thức để tính: Muốn tìm số biết …% của nó là …,ta lấy … chia cho … rồi nhân với 100 (hoặc lấy … nhân với 100 rồi chia cho …). Ví dụ: tìm số biết 12 % của nó là 24. Số đó là: 24 : 12 x 100 = 200 2/KHÓ KHĂN GẶP PHẢI KHI DẠY CÁC DẠNG BÀI VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM VÀ CÁCH KHẮC PHỤC : Khi gặp cả ba dạng toán trên trong cùng một bài kiểm tra hoặc ôn tập,các em HS dễ lẫn lộn giữa dạng thứ hai và dạng thứ ba. Vậy làm sao để giúp HS làm tốt các dạng bài này? Đưa dạng toán thứ hai và thứ ba về thành một dạng để hướng dẫn HS làm bài bằng cách hướng dẫn các em đi tìm 1 % trước rồi mới tìm số hoặc tìm một số phần trăm của số Chẳng hạn,với hai đề bài sau: 1/ Lớp 5A phải trồng 40 cây trong vườn trường. Lớp 5A đã trồng được 80% số cây. Hỏi lớp 5A đã trồng được bao nhiêu cây? 2/ Lớp 5A đã trồng được 40 cây trong vườn trường,tính ra lớp 5A đã trồng được 80% số cây phải trồng. Hỏi lớp 5A phải trồng tất cả bao nhiêu cây? Hai đề bài này nếu không đọc kĩ sẽ rất dễ nhầm nhưng nếu hướng dẫn HS rút về cùng một dạng tìm 1% số cây phải trồng trước rồi mới tìm số cây theo yêu cầu đề bài. Ở bài tập 1,số cây cần tìm là: 40 : 100 x 80 = 32 (cây) 1% Ở bài tập 2,số cây cần tìm là: 40 : 80 x 100 = 50 (cây) 1% Ở cả hai dạng toán này quan trọng nhất vẫn là đọc kĩ,xác định đúng yêu cầu đề bài để tìm số cho chính xác. Thông qua việc tổ chức báo cáo chuyên đề với nội dung và hình thức như trên tôi đã tạo được cho giáo viên một nếp sinh hoạt chuyên môn:hễ nội dung nào khó giảng dạy,học sinh khó tiếp thu thì thông qua báo cáo chuyên đề để chia sẻ kinh nghiệm cùng anh chị em cùng khối lớp cũng như các anh chị em đang giảng dạy ở các khối lớp khác nhằm tìm ra phương pháp giảng dạy tốt nhất. Cách làm này còn có tác dụng giúp giáo viên thông cảm chia sẻ khó khăn với đồng nghiệp của mình để tránh tư tưởng “khối lớp này dễ dạy hơn khối lớp kia,vào dạy lớp này thì nhàn hơn dạy lớp kia”. Cũng thông qua cách làm này mà Ban giám hiệu chúng tôi một lần nữa nắm được năng lực chuyên môn của giáo viên ở từng khối lớp để kịp thời Người thực hiện:Hoàng Thị Mỹ. 8 Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học Định An. điều chỉnh một số nội dung,phương pháp giảng dạy cũng như phát huy mặt mạnh của giáo viên. Trong hơn một học kì qua tôi đã tổ chức báo cáo được 5 chuyên đề trọng tâm,đó là các chuyên đề: Toán lớp 5;Tiếng Việt lớp 1(phân môn Tập viết); Tiếng Việt lớp 2 (phân môn Luyện từ và câu); Tiếng Việt lớp 3 (phân môn Chính tả);chuyên đề Tự nhiên xã hội lớp 4 (phân môn Khoa học). Báo cáo chuyên đề đang dần trở thành nếp sinh hoạt chuyên môn của các tổ khối,các anh chị em giáo viên đã mạnh dạn hơn trong việc trao đổi với nhau về kinh nghiệm giảng dạy không còn e dè như trước đây nữa. 3. Biện pháp tổ chức kiểm tra hoạt động giảng dạy của giáo viên. a/ Kiểm tra hồ sơ cá nhân: Từ đầu năm học,ban giám hiệu đã thống nhất quy định các loại hồ sơ cá nhân theo quy định chung của ngành,quy định cách trình bày cho từng loại sổ. Định kì hàng tuần,hàng tháng và mỗi kì học (giữa học kì I,cuối học kì I,giữa học kì II và cuối năm học),tổ khối trưởng có nhiệm vụ kiểm tra kí duyệt hồ sơ cho các thành viên trong tổ mình. Hiệu trưởng,phó hiệu trưởng kí duyệt hồ sơ cho tổ khối trưởng cũng theo định kì như trên và duyệt hồ sơ giáo viên theo định kì 4 tuần/1 lần.Riêng kế hoạch bài dạy,giáo viên phải soạn trước và kí duyệt ngay từ thứi hai đầu tuần dạy. Với lịch kiểm tra như vậy,những sai sót về mặt hồ sơ cá nhân của giáo viên được điều chỉnh kịp thời,không có giáo viên đi dạy mà thiếu giáo án. Chất lượng dạy học nhờ đó mà cũng được nâng lên một phần. b/ Kiểm tra hoạt động dạy của giáo viên: Thường xuyên tổ chức kiểm tra đột xuất(không báo trước),hoạt động kiểm tra này bao gồm dự giờ,thăm lớp,khảo sát chất lượng học sinh. Thông qua kiểm tra đột xuất,chúng tôi nắm được thực chất kết quả hoạt động dạy của giáo viên nhằm chấn chỉnh kịp thời những biểu hiện lơ là trong công tác của bộ phận giáo viên chưa chuyên tâm với nghề. Ngoài ra,chúng tôi cũng lên kế hoạch và thực hiện kiểm tra toàn diện (có báo trước) một số lớp của giáo viên mới tập sự,giáo viên còn thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy. Hoạt động kiểm tra này bao gồm dự giờ 2 tiết/lớp,kiểm tra toàn bộ hồ sơ cá nhân,khảo sát chất lượng học sinh. Thông qua kiểm tra toàn diện,chúng tôi nắm được năng lực của giáo viên,trao đổi để giúp anh chị em tiến bộ,chấn chỉnh kịp thời những sai sót về mặt chuyên môn. Một hoạt động kiểm tra nữa đó là kiểm tra tính tổ chức,kỉ luật của giáo viên thông qua việc thực hiện quy định giờ ra vào lớp,thực hiện quy định về xây dựng nề nếp lớp. Hiệu trường nhà trường luôn đến trường trước giờ vào học 30 phút để nắm tình hình trường lớp,tình hình giáo viên và học sinh.Chủ tịch Công đoàn cơ sở xây dựng quy ước thi đua trong đó tất cả giáo viên cam kết không bỏ giờ,bỏ buổi,đến lớp đúng giờ,thực hiện hoàn thành tốt kế hoạch giảng dạy,các tổ công đoàn phân công giám sát nhau. Được kiểm tra chặt chẽ,ít có giáo viên nào vi phạm quy định về thời gian ra vào lớp. Các thầy cô luôn đến lớp đúng giờ,thực hiện nghiêm túc giờ dạy theo phân phối chương trình. Người thực hiện:Hoàng Thị Mỹ. 9 Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học Định An. c/ Khảo sát đột xuất chất lượng học sinh: Vào cùng một thời điểm tôi thực hiện khảo sát kết quả học tập đột xuất các lớp cùng khối với một đề bài giống nhau,đề bài tóm lược nội dung trọng tâm theo yêu cầu của chuẩn kiến thức kĩ năng. Sau khảo sát,tôi lên bảng điểm,thống kê kết quả khảo sát phân loại Giỏi,Khá,Trung bình, Yếu của các lớp được kiểm tra,trao kết quả chung này cho giáo viên chủ nhiệm để anh chị em tự làm phép toán so sánh chất lượng dạy - học của lớp mình so với các lớp khác. Sau khảo sát,thường các anh chị em sẽ tự điều chỉnh phương pháp dạy học của lớp mình để không thua kém các lớp bạn. Đây là điều Ban giám hiệu chúng tôi mong muốn nhất và với cách làm này chúng tôi đã thu được thành công đáng kể: sau mỗi đợt khảo sát đột xuất,việc dạy và học ở các khối lớp có bước chuyển mới theo hướng tích cực. Chẳng hạn,sau khi khảo sát phần đọc ở khối lớp 1,tôi lập bảng thống kê như sau: Lớp Số HS Điểm khảo sát < 5 % 5 - 6 % 7 - 8 % 9-10 % 1/1 35 1 2,8 6 17, 1 7 20 21 60,1 1/2 32 3 9,4 5 15, 6 7 21,9 17 53,1 1/3 30 4 13, 3 8 26,7 8 26,7 10 33,6 1/4 29 1 3,4 4 13,8 6 20,7 18 62,1 Nhìn vào bảng thống kê trên,Ban giám hiệu chúng tôi và giáo viên chủ nhiệm sẽ có ngay một phép so sánh để nhìn nhận chất lượng lớp nào trội hơn,chất lượng lớp nào còn kém để tìm biện pháp khắc phục. Trong học kì vừa qua tôi đã khảo sát chất lượng đột xuất 16/16 lớp của toàn trường và ghi nhận : chất lượng khảo sát lần sau luôn cao hơn lần trước ở từng lớp,từng khối lớp chứng tỏ anh chị em giáo viên và học sinh đã phấn đấu nỗ lực hết mình nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. 4 Biện pháp nâng cao chất lượng học tập của học sinh. a/ Xây dựng nề nếp, kỉ cương trong hoạt động học tập của học sinh: Ngay từ đầu năm học,đầu cấp học ,nhà trường đã xây dựng nội quy học tập,phổ biến đến từng học sinh đồng thời thông qua Hội nghị Phụ huynh học sinh đầu năm,phổ biến đến phụ huynh học sinh để gia đình phối hợp cùng nhà trường giúp con em thực hiện tốt nội quy của nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm giám sát chặt chẽ việc thực hiện nội quy học tập của từng em học sinh,phối kết hợp với tổ chức Đội Thiếu niên tiền phong trong nhà trường kịp thời chấn chỉnh các em có biểu hiện vi phạm nội quy. Tổng phụ trách Đội thành lập Đội tự quản để các em tự giám sát nhau trong việc thực hiện nội quy của nhà trường. Kịp thời tuyên dương những học sinh gương mẫu bằng nhiều hình thức:khen thưởng,tuyên dương dưới cờ,tuyên dương trước lớp…. Người thực hiện:Hoàng Thị Mỹ. 10 [...]... I.CƠ SỞ LÍ LUẬN………trang 2 II.CƠ SỞ THỰC TIỄN………trang 3 III.BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỊNH AN ………trang.4 PHẦN III:KẾT LUẬN I.KẾT QUẢ…… trang 12 II.BÀI HỌC KINH NGHIỆM…….trang 13 III.LỜI KẾT………….trang 14 Người thực hiện:Hoàng Thị Mỹ 16 Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học Định An NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỊNH AN: ... VIẾT VỀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC ( tìm hiểu trên mạng Internet) 5/KẾT QUẢ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐỊNH KÌ 6/BÀI KHẢO SÁT Người thực hiện:Hoàng Thị Mỹ 15 Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học Định An MỤC LỤC PHẦN I:ĐẶT VẤN ĐỀ I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI………trang 1 II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU………trang 2 III.PHẠM VI ĐỀ TÀI…………trang 2 IV.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………trang 2 PHẦN.. .Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học Định An Thực hiện đồng bộ các biện pháp trên,việc vi phạm nội quy của học sinh giảm rõ rệt,từ đó chất lượng học tập cũng được nâng cao b/ Xác định động cơ học tập đúng đắn cho học sinh: Nếu có ai đó đặt câu hỏi với một em học sinh: “Con học để làm gì?” thì có thể nhận được câu trả... 13 Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học Định An cán bộ quản lí trong nhà trường phải thật sự tâm huyết với nghề,phải có tầm nhìn để phân công hợp lí,phải biết đặt mình vào vị trí của từng giáo viên để thông hiểu và chia sẻ,cùng gánh trách nhiệm nặng nề với tập thể anh chị em giáo viên trong sự nghiệp “trồng người”,có như thế mới nâng dần được chất lượng dạy học. .. Giáo dục để tôi có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để có thể đóng góp được nhiều hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục của chúng ta Định An, ngày 18 tháng 02 năm 2014 Người viết: Hoàng Thị Mỹ Người thực hiện:Hoàng Thị Mỹ 14 Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học Định An TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1/SÁCH GIÁO KHOA CHƯƠNG TRÌNH TIỂU HỌC 2/SÁCH GIÁO VIÊN 3/TÀI LIỆU... 191 185 79 17 MỘT 124/58 HAI 83/41 96/41 88/42 BA BỐN NĂM TỔNG CỘNG Các bản thống kê trên cho thấy chất lượng giảng dạy ở trường chúng tôi đang theo chiều hướng đi lên,như vậy chứng tỏ các biện pháp tổ chức mà chúng tôi sử dụng đã phát huy được hiệu quả II.BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Để nâng cao chất lượng dạy và học ở trường các trường nói chung và trường tiểu học nói riêng đòi hỏi rất nhiều ở sự nỗ lực phấn... quyền địa phương và được sự chỉ đạo,hỗ trợ sâu sát từ địa phương nơi nhà trường trú đóng PHẦN III: KẾT LUẬN I KẾT QUẢ Qua quá trình nghiên cứu lí luận và thực tiễn, tìm hiểu về thực trạng của đơn vị và đề ra một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học của trường tiểu Định An đã áp dụng trong học kì I năm học 2013-2014 đã thu được kết quả tương đối khả quan,cụ thể như sau: Trong năm học, có 21 giáo... giữa học kì I: STT 1 2 3 KHỐI MỘT HAI BA TSHS 124/58 82/40 96/40 . Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học Định An. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỊNH AN PHẦN I: ĐẶT. tìm ra biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học Định An. Thông qua đề tài : Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học Định An ,tôi. Mỹ. 1 Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học Định An. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Như đã nói ở trên,với đích đến cuối cùng là nâng cao chất lượng dạy và học, tạo

Ngày đăng: 04/02/2015, 19:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w