Căn cứ vào những lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu: " Cải tiến biện pháp chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học Yên Sơn".. Nhiệm vụ ng
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài nghiên cứu
Trong mỗi con người, đạo đức được xem là một phần rất quan trọng, gópphần quyết định sự nghiệp, tương lai của mỗi người Bác Hồ kính yêu của chúng ta
đã có cái nhìn, đánh giá về đạo đức con người trong xã hội hiện tại và tương lai là
vô cùng quan trọng: “Có tài mà không có đức là người vô dụng” Đạo đức gắn liềnvới văn hoá, chủ nghĩa nhân văn, triết học và luật pháp của một xã hội Hay nói mộtcách dễ hiểu, đạo đức là những khuynh hướng tốt trong tâm hồn con người, mànhững khuynh hướng đó tạo nên những lời nói hành vi bên ngoài phù hợp vớinhững quy tắc ứng xử của cộng đồng, xã hội khiến cho mọi người xung quanh đượcyên vui, lợi ích và chuyển hoá Hơn hai thế kỉ trước, đại thi hào Nguyễn Du đãkhẳng định:
Thiện căn là ở lòng ta Chữ tâm còn trọng bằng ba chữ tài
Chữ tâm chính là đạo đức của con người Đạo đức là cốt lõi, là thước đo nhâncách, phẩm giá của mỗi con người Tức là con người phải có nhận thức đúng về sựvật hiện tượng và từ đó có cử chỉ, lời nói, hành vi tốt đẹp, đúng đắn với sự vật hiệntượng Để có được những nhận thức đúng đắn đó thì giáo dục là điều không thểthiếu Đạo đức của con người không phải có sẵn mà phải được giáo dục Giáo dục(GD) nói chung và giáo dục đạo đức (GDĐĐ) nói riêng phải được thực hiện ngay
từ tuổi ấu thơ, từ lứa tuổi bậc Tiểu học Vì vậy, GDĐĐ là một mặt GD cần phải đặcbiệt coi trọng Sự phát triển của kinh tế xã hội đang đặt ra những yêu cầu ngày càngcao đối với hệ thống GD, đòi hỏi nền GD phải đào tạo ra những con người : “Pháttriển về trí tuệ, cường tráng về thể lực, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạođức” Trong đó, GDĐĐ là một bộ phận hữu cơ của quá trình GD, là một bộ phận cótính cốt lõi, nền tảng của công tác GD thế hệ trẻ
Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân Bất kì ngườicông dân nào dù công tác, lao động ở lĩnh vực nào trong xã hội đều phải trải quanhà trường Tiểu học Lí luận và thực tiễn đều khẳng định rằng dấu ấn của trườngTiểu học có một ảnh hưởng sâu sắc đến cả cuộc đời của học sinh Chính vì vậy,
Trang 2việc giáo dục đạo đức ở bậc Tiểu học đã được tất cả các nước (trong đó có ViệtNam) rất coi trọng và tiến hành ngay từ lớp 1
Giáo dục đạo đức cho thiếu nhi lứa tuổi tiểu học ở nước ta là một vấn đề hếtsức quan trọng có tính nền tảng của giáo dục nói chung nhằm xây dựng cơ sở ban
đầu của nhân cách người công dân, người lao động “có lòng nhân ái, mang bản sắc
con người Việt Nam”, giúp các em phát triển toàn diện về các mặt đức, trí, thể, mĩ.
Để thực hiện được mục tiêu GDTH nêu trên và đặc biệt là mục tiêu GDĐĐ cho họcsinh (HS), thì đội ngũ giáo viên (GV) là nhân tố quyết định Chất lượng đội ngũ GV
và động lực dạy học của họ quyết định chất lượng GD của nhà trường và đặc biệt làbiện pháp quản lý, chỉ đạo hoạt động(HĐ) GDĐĐ trong nhà trường
Căn cứ vào những lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề này làm đề tài nghiên
cứu: " Cải tiến biện pháp chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường
Tiểu học Yên Sơn"
2 Mục đích nghiên cứu.
Nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác GDĐĐ cho HS trường Tiểu họcYên Sơn để góp phần giáo dục toàn diện cho HS trường Tiểu học (TH) Yên Sơnnhằm hướng tới đạt mục tiêu GD tiểu học
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
- Khách thể nghiên cứu: Công tác giáo dục toàn diện trong nhà trường TH.
Người tham gia quá trình nghiên cứu là BGH, GV và HS trường Tiểu học Yên Sơn
- Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp chỉ đạo công tác GDĐĐ cho HS ở trường
Tiểu học Yên Sơn
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về biện pháp chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức
cho học sinh Tiểu học ở nhà trường
- Nghiên cứu thực trạng về biện pháp chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức cho
học sinh ở trường TH Yên Sơn
trường TH Yên Sơn
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận:
Trang 3- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: đọc sách, các loại tài liệu có liên quan đến
đề tài nghiên cứu; nghiên cứu công văn và các loại văn bản chỉ đạo của cấp trên vềcông tác xây dựng tập thể SP nhà trường vững mạnh nhằm thu thập những thông tinkhoa học mang tính lí luận làm cơ sở khoa học cho đề tài nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: thu thập, hệ thống và tập hợp các tư liệu,
thông tin khoa học nhằm xây dựng cơ sở lí luận chung ở chương một làm cơ sởkhoa học để định hướng và chỉ đạo toàn bộ quá trình nghiên cứu của đề tài này
5.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp điều tra cơ bản (bằng phiếu điều tra) kết hợp với phương
pháp đàm thoại, phỏng vấn, trò chuyện, được sử dụng để nghiên cứu thực trạng vềbiện pháp chỉ đạo GDĐĐ cho HS trường TH Yên Sơn
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn chỉ đạo GDĐĐ
cho HS trường TH Yên Sơn cũng được thực hiện để xử lí thông tin ở chương 2 của
đề tài này
- Phương pháp quan sát được thực hiện trong toàn bộ quá trình nghiên cứu đề
tài này, đặc biệt ở chương hai và chương ba
- Phương pháp thực nghiệm khoa học được tiến hành để kiểm nghiệm biện
pháp chỉ đạo GDĐĐ cho HS trường TH Yên Sơn (chương ba)
- Phương pháp tham khảo ý kiến tư vấn của chuyên gia về biện pháp chỉ đạoGDĐĐ cho HS trường TH Yên Sơn
- Phương pháp thăm lớp, dự giờ, dự các HĐ giáo dục được tổ chức trong nhàtrường được thực hiện ở chương hai và chương ba của đề tài
5.3 Các phương pháp nghiên cứu hỗ trợ:
- Phương pháp thống kê toán học được dùng để thống kê, phân tích số liệu
điều tra và thực nghiệm như tính phần trăm, tính trung bình ở chương hai và chương
ba Có ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình nghiên cứu đề tài này
6 Phạm vi, giới hạn nghiên cứu
- Thời gian: Năm học 2012 - 2013 và 2013-2014
- Lĩnh vực nghiên cứu: Công tác quản lí hoạt động giáo dục (GDĐĐ cho HS)
ở trường TH Yên Sơn
Trang 4NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Một số căn cứ khoa học của đề tài
* Luật Giáo dục (ban hành năm 2005)
Trong Luật giáo dục, chương hai, mục 2, điều 23 chỉ rõ mục tiêu giáo dụctiểu học: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sựphát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng
cơ bản để HS tiếp tục học trung học cơ sở” Chương 1, Điều 3 có chỉ rõ HĐGD phảithực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sảnxuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục giađình và xã hội
* Mục tiêu giáo dục tiểu học
Trong Luật giáo dục (ban hành năm 2005) ở điều 27 có chỉ rõ mục tiêu củagiáo dục tiểu học là “ Nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sựphát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng
cơ bản để HS tiếp tục học trung học cơ sở” (Điều 27 Luật Giáo dục 2005)
Mục tiêu giáo dục Tiểu học cũng chỉ rõ: "Giáo dục Tiểu học phải đảm bảo chohọc sinh nắm vững các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, tính toán, có những hiểu biếtcần thiết về thiên nhiên, xã hội và con người Có lòng nhân ái, hiếu thảo với ông bà,cha mẹ, yêu quý anh chị em, kính trọng thầy cô giáo, lễ phép với mọi người lớntuổi, giúp đỡ bạn bè và các em nhỏ, yêu lao động, có kỉ luật, có nếp sống văn hóa,
có thói quen rèn luyện thân thể và giữ vệ sinh, yêu quê hương đất nước, yêu hòabình "
* Nhiệm vụ năm học 2012 - 2013 của trường tiểu học:
- Tiếp tục triển khai cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh” lồng ghép với cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử
và bệnh thành tích trong giáo dục”;
- Chú trọng rèn luyện phẩm chất đạo đức nhà giáo, nâng cao trình độ CMNVcho GV và cán bộ quản lí GD
Trang 5- Tập trung chỉ đạo dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học phùhợp với từng đối tượng HS
- Thực hiện tốt chủ đề năm học “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổimới quản lí tài chính”
- Triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực
1.2.Một số khái niệm công cụ của đề tài nghiên cứu
* Khái niệm về Đạo đức và Giáo dục đạo đức
- Thế nào là đạo đức?
Đạo đức là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ nócon người tự giác điều chỉnh hành vi hoạt động của mình phù hợp với lợi ích, hạnhphúc và tiến bộ chung của xã hội trong mối quan hệ xã hội Đạo đức là hệ thốngnhững quy tắc, chuẩn mực biểu hiện sự tự giác trong các mối quan hệ xã hội Đạođức là một hình thái ý thức xã hội cho nên vấn đề giáo dục đạo đức đặc biệt là giáodục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh là việc làm cần thiết và phải được tiếnhành thường xuyên, liên tục và có hệ thống ngay từ các lớp nhỏ Các chuẩn mựcđạo đức, các hành động đạo đức được thực hiện thông qua việc biến các yêu cầuchuẩn mực bên ngoài thành thái độ bên trong và thành phẩm chất đạo đức của nhâncách Khi nói đến việc học trong chế độ mới Hồ Chí Minh đã nói “Bây giờ phảihọc, học để yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu đạo đức”
(Hồ Chí Minh toàn tập - Tr 82-83).
- Như thế nào là GDĐĐ?
GDĐĐ là xây dựng ý thức đạo đức, bồi dưỡng tình cảm đạo đức và rèn luyệnthói quen hành vi đạo đức nhằm hình thành cho HS những phẩm chất đạo đức quantrọng của nhân cách đáp ứng yêu cầu của mục tiêu giáo dục
* Phân biệt HS hư, HSchậm tiến, HSchưa ngoan:
- Học sinh hư: là HS không đạt được những chuẩn mực tối thiểu về đạo đức
mà gia đình, nhà trường và xã hội quy định (bao gồm quy định thành văn bản củaNhà nước, của trường, các chuẩn mực truyền thống đạo đức xã hội, các tập quán )
- Học sinh chậm tiến: là những HS có biểu hiện hư đã được tập thể lớp, nhà
trường kết hợp với gia đình, xã hội giáo dục nhưng sự chuyển biến, tiến bộ rất chậmhoặc chỉ tiến bộ nhất thời, nếu không có sự giám sát chặt chẽ là vi phạm lại
Trang 6- Học sinh chưa ngoan: Là những HS không đạt được những chuẩn mực đạo
đức mà gia đình, nhà trường và xã hội quy định, là những HS vi phạm nội quy củanhà trường, lười học, hay gây gổ với bạn và đôi khi có những biểu hiện hỗn láo vớingười lớn tuổi
* Đặc điểm tâm -sinh lí của HS tiểu học :
Đối với HS tiểu học là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi mầm non sang là tuổi nhiđồng và thiếu niên Sự chuyển đổi giai đoạn này có biến động lớn trong sự pháttriển tâm lý của trẻ Trẻ phải tập trung làm quen với việc tự lập khi đến trường Đihọc ở trường Tiểu học là bước ngoặt trong đời của trẻ Đến trường, trẻ em có mộthoạt động mới giữ vai trò chủ đạo quyết định những biến đổi tâm lý cơ bản Cónhiều những mối quan hệ mới với thầy cô giáo, với bạn bè cùng tuổi được hìnhthành Trẻ rất hiếu động, tò mò, ham hiểu biết, hồn nhiên, chân thực, dễ nhớ vàcũng chóng quên Nhận thức của các em là nhận thức mang tính trực quan cảm tính,
tư duy cụ thể là chủ yếu và giữ vai trò quan trọng; kinh nghiệm sống còn nghèonàn
Ngày nay các gia đình đều sinh ít con Con cái trở thành tài sản quí giá, hiếmhoi, là nguồn hạnh phúc lớn lao của mọi gia đình Vì vậy mọi gia đình đều chăm locon cái của mình Thực hiện đường lối đổi mới nên đời sống của nhân dân tăng lên
Họ tạo điều kiện thuận lợi cho con cái học hành Vì vậy trẻ em ngày nay đặc biệt làtrẻ em thành phố được nuông chiều, không phải bươn chải, vật lộn với cuộc sống,không phải tự lực vượt mọi khó khăn Vì vậy một số phẩm chất ý chí và đạo đứcchậm phát triển so với thế hệ trước Mặt khác HS ngày nay được nuôi dưỡng tốthơn, điều kiện tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin văn hoá, khoa học kĩ thuật trong
và ngoài nuớc Do đó sự phát triển ở các em diễn ra nhanh về nhiều mặt: Thể chất,sinh lí, tâm lí, nhân cách Trẻ em có thể có những hiểu biết phong phú về nhiều lĩnhvực mà nhiều khi cha mẹ, thầy cô không biết Điều này làm cho trẻ dễ tưởng rằngchúng đã trưởng thành và có khả năng quyết định đúng đắn những vấn đề của bảnthân, gia đình và xã hội Vì thế các em xem nhẹ lời khuyên của cha mẹ Đó là mầmmống nảy sinh mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái
* Vai trò của GDĐĐ cho HS trong trường tiểu học
Trang 7Đạo đức là phẩm chất quan trọng nhất của nhân cách, là nền tảng để xâydựng thế giới tâm hồn của mỗi con người Vì vậy bất cứ ở quốc gia nào, thời đạinào việc GDĐĐ cho thế hệ trẻ cũng là trung tâm chú ý quan tâm của Đảng và Nhànước Từ xưa tới nay, nhân dân ta rất coi trọng việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ.Dân tộc ta được như ngày nay là nhờ ông cha ta đã tốn bao công sức GDĐĐ vàtruyền thống cho con cháu GDĐĐ đặt viên gạch đầu tiên cho sự hình thành ở các
em cơ sở ban đầu của nhân cách người công dân, người chủ xã hội tương lai, cũngnhư những hành vi ứng xử phù hợp với những chuẩn mực xã hội từ đơn giản đếnphức tạp, từ thấp đến cao Mặt khác, GDĐĐ còn giúp các em hình thành những cơ
sở ban đầu của “sức đề kháng” chống lại sự tấn công của những cái xấu từ bênngoài và gột rửa những cái xấu dễ bị tiêm nhiễm, trừ bỏ đi những cái đi ngược lạivới các chuẩn mực xã hội Mục tiêu của bậc Tiểu học là coi trọng việc GD và pháttriển nhiều mặt của HS HSTH đến trường để học cách sống, học cách học Họccách sống là học cách cư xử ở mọi nơi, mọi lúc đúng với chuẩn mực đạo đức phùhợp với đạo đức mới của con người mới, của người công dân nước Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam
* Đặc điểm của công tác GDĐĐ hiện nay:
- Đạo đức HS hiện nay đang trên đà suy thoái Về mặt xã hội trong nhữngnăm qua chúng ta đã thực hiện đường lối đổi mới trong kinh tế - xã hội, chuyển từnền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơchế thị trường, thực hiện chính sách mở cửa và mở rộng nền dân chủ xã hội chủnghĩa Sự đổi mới đường lối kinh tế - xã hội, nghĩa là sự lựa chọn mới về hệ thốnggiá trị cơ bản của xã hội đã kéo theo sự biến đổi hệ thống định hướng giá trị trongmỗi con người, mỗi thành viên của xã hội Đó là một đặc điểm rất quan trọng củađạo đức Bên cạnh đó nhiều hiện tượng tiêu cực đã nảy sinh khi chuyển sang nềnkinh tế thị trường và đã có ảnh hưởng xấu đến đạo đức của thế hệ trẻ
- Nội dung đạo đức hiện nay hiện nay đang có sự điều chỉnh Đạo đức là mộtphạm trù lịch sử Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới đang diễn ra toàn cầu,việc phá hoại môi trường đang đe doạ sự tồn vong của nhân loại thì nội dung củađạo đức không chỉ là lòng yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, yêu con người, lòng nhân ái
mà còn phải bao gồm cả các vấn đề khác như giữ gìn và phát huy truyền thống tốt
Trang 8đẹp của dân tộc và đang được bổ sung cập nhật những vấn đề mang tính toàn cầu vàthời đại như: GD và bảo vệ môi trường, môi trường và sinh thái, vấn đề dân số, tệnạn xã hội, chống bạo lực, an toàn giao thông, kế hoạch hóa gia đình
- Biểu hiện của đạo đức ngày nay rất phong phú, đa dạng và phức tạp
Những biểu hiện yếu kém về đạo đức được thể hiện ở các em là:
+ Thiếu ý thức tổ chức kỉ luật, lười học, lười lao động, hay trốn học, bỏ tiếthọc để đi chơi, quay cóp trong học tập, mất trật tự trong giờ học
+ Thiếu lễ phép với thầy cô giáo, với cha mẹ, đánh bạn bè, hay gây gổ, cãi lạicha mẹ và anh chị em trong gia đình, đánh nhau hoặc bạo lực với mọi người ngoài
xã hội
+ Có trường hợp lấy cắp tiền của bố mẹ để chi tiêu cá nhân
+ Nói tục, chửi bậy, ăn mặc lố lăng; hút thuốc lá trong và ngoài
nhà trường, hay la cà ăn uống bê tha, đi lại ngông nghênh, dáng đi khệnh
Có thể nói khái quát rằng đó là những hành vi không phù hợp với yêu cầu của
xã hội, với yêu cầu của gia đình, với nội quy của nhà trường (còn gọi là hành vi xãhội lệch chuẩn)
Tóm lại: Những vấn đề lí luận được nghiên cứu nghiêm túc, thu thập một
cách công phu, sắp xếp có hệ thống trong đề tài này chính là cơ sở khoa học để địnhhướng và chỉ đạo toàn bộ quá trình nghiên cứu đề tài này
Trang 9CHƯƠNG II NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VỀ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO
CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở
TRƯỜNG TIỂU HỌC YÊN SƠN
2.1 Đặc điểm và tình hình chung của trường TH Yên Sơn
* Thuận lợi:
Nhiều năm liền trường Tiểu học Yên Sơn luôn đạt danh hiệu trường Tiên tiến.Liên đội nhiều năm được công nhận là Liên đội mạnh cấp Huyện, cấp thành phố cácđoàn thể của nhà trường cũng luôn được đánh giá là vững mạnh
Số lượng GV của trường trong năm học là 36 thầy, cô Số lượng học sinh là
656 em Tổng số cán bộ, GV và NV toàn trường là 46 người Trong đó có 3 cán bộquản lý, số GV giảng dạy là 36 người, GV đạt trình độ trên chuẩn là 36 người(chiếm tỉ lệ 100%); GV giỏi cấp trường có 10/36 người (chiếm tỉ lệ 27%); chiến sỹthi đua cấp huyện: 5 đ/c đạt 10% so với tổng số lao động tiên tiến Đội ngũ giáoviên có khả năng chuyên môn và tay nghề vững vàng chiếm tỷ lệ tương đối cao.Giáo viên có ý thức học hỏi và vươn lên trong giảng dạy, thực sự yêu nghề mến trẻ.Tập thể sư phạm nhà trường là một khối đoàn kết
* Khó khăn:
Trường có tổng 22 phòng học, chưa có nhà hiệu bộ, chưa có nhà thể chất 2phòng thư viện học sinh ở 2 khu,2 phòng học tin học, phòng làm việc cho BGH vàcác bộ phận hành chính của nhà trường còn làm nhờ ở các phòng học cấp 4 đãxuống cấp
Trường Tiểu học Yên Sơn nằm trên địa bàn của một xã mà xuất thân từ một xãthuần nông Địa bàn rộng chia thành 3 điểm trường, đa phần phụ huynh học sinhđều là làm nông nghiệp Do đó trình độ văn hóa và điều kiện kinh tế của phụ huynh
là rất hạn chế Việc đầu tư thời gian để quan tâm và kinh phí cho học tập cũng nhưcác HĐGD khác cho con em mình do vậy gặp nhiều khó khăn HS là con em củanhững người làm nông nghiệp nên có bản tính chất phác, giản dị, mộc mạc, hiền
Trang 10lành, ít nói, không mạnh dạn, ít có điều kiện được đi đây đi đó như các bạn khác ởThành phố hoặc thị trấn
2.2 Tổ chức nghiên cứu thực trạng biện pháp chỉ đạo công tác GDĐĐ cho HS
ở trường TH Yên Sơn
2.2.1 Mục đích và yêu cầu:
* Mục đích: Khảo sát thực trạng về biện pháp chỉ đạo công tác GDĐĐ cho
HS ở trường Tiểu học Yên Sơn:
- Xác định các biện pháp chỉ đạo công tác GDĐĐ cho HS ở trường Tiểuhọc Yên Sơn
- Phân tích tìm hiểu nguyên nhân, lấy đó làm cơ sở khoa học cần để cải tiếnbiện pháp chỉ đạo công tác GDĐĐ cho HS ở trường TH Yên Sơn
* Yêu cầu: Để nghiên cứu thực trạng đạt kết qủa tốt, cần quán triệt nghiêm túc
các yêu cầu sau:
- Tính kế hoạch - Chuẩn bị chu đáo
- Tính thực tiễn - Tính đối tượng
- Đảm bảo vừa nguyên tắc vừa linh hoạt, mềm dẻo
- Tính trung thực trong quá trình điều tra
2.2.2 Nội dung và cách tiến hành :
* Nội dung khảo sát:
- Khảo sát những biểu hiện ưu và nhược trong đạo đức của các em.
- Khảo sát nội dung và biện pháp chỉ đạo HĐ giảng dạy môn Đạo đứctrong trường TH Yên Sơn trong năm học 2012-2013
- Khảo sát biện pháp chỉ đạo tổ chức các hình thức của HĐGDNGLL cho
HS trong trường TH Yên Sơn năm học 2012-2013
- Khảo sát những khó khăn và thuận lợi khi tổ chức HĐ dạy học môn Đạođức và tổ chức các HĐGDNGLL ở trường TH Yên Sơn
* Cách tiến hành khảo sát:
Để hoàn thành việc khảo sát cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành kếthợp một số biện pháp, cách thức như:
Trang 11- Dự giờ thăm lớp tiết dạy môn Đạo đức (đại diện mỗi khối dự một tiết) kếthợp nghiên cứu giáo án, nghiên cứu sổ sinh hoạt chuyên môn của các tổ CM trongnhà trường nhằm phân tích thu thập thông tin về khai thác nội dung, phương pháp,phương tiện khi dạy học môn Đạo đức.
- Dự HĐGDNGLL khi nhà trường tổ chức, nghiên cứu kế hoạch tổ chức HĐnày của GVTPT trường
- Trao đổi, trò chuyện, phỏng vấn phụ huynh, GVCN, GVTPT, HS để nắmbắt và thu thập những khó khăn và thuận lợi khi tổ chức các HĐGD nhằm thực hiệnmục đích GDĐĐ cho HS
- Phân tích và xác định nguyên nhân dẫn đến thực trạng này
2.2.3 Kết quả khảo sát thực trạng:
* Kết quả một: Những biểu hiện ưu và nhược trong đạo đức của HS
Qua khảo sát chúng tôi hệ thống biểu hiện của đạo đức tốt – chưa tốt của HStrong trường TH Yên Sơn trong năm học trước như sau:
- Ưu điểm:
+ Các em đã có những biểu hiện của đạo đức tốt như: Có ý thức giữ gìn vệsinh chung nơi công cộng, chấp hành luật lệ giao thông, giúp đỡ người già neo đơn,giúp người có hoàn cảnh khó khăn, gặp hoạn nạn, nói lời hay Trong giờ học tậpmôn Đạo đức nhìn chung các em đã trật tự chú ý nghe cô giáo giảng bài, hiểu bài vàhoàn thành nhiệm vụ mà GV giao cho
+ 100% HS được đánh giá thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ Đại đa số các emchăm chỉ học tập và vâng lời cha mẹ, thầy cô giáo và người trên, có nhiều cố gắngtrong học tập và tu dưỡng đạo đức, tích cực tham gia các hoạt động của trường lớp,các hoạt động nhân đạo từ thiện,…
+ Trong sinh hoạt cũng như trong các HĐGD khác trong nhà trường, các em
đã hình thành các mối quan hệ bạn bè thiện cảm, biết quan tâm, hợp tác và giúp đỡlẫn nhau, biết góp ý sửa lỗi cho nhau…
- Nhược điểm:
+ Một bộ phận không nhỏ các em có đạo đức chưa tốt, biểu hiện như: chưavâng lời thầy cô, ông bà, cha mẹ và người lớn tuổi Các em đua đòi, mải chơi, chưachăm chỉ học tập vi phạm đạo đức, hình thành lối sống không tốt
Trang 12+ Vẫn còn tình trạng HS có thái độ bất cần, hỗn láo cãi lại ông bà, cha mẹ,thầy cô và đánh nhau, chửi thề Thường xuyên vi phạm nội quy của lớp của nhàtrường Chưa thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy và 5 nhiệm vụ của người HS, vắnghọc không có lý do, bỏ học giữa chừng Về nhà không học bài, ra đường gặp thầy
cô không chào hỏi, đi chưa xin phép về nhà chưa chào hỏi thích đi đâu thì đi
+ Khi gặp thầy, cô giáo đi trên đường nhiều em lảng tránh không chào, chenlấn khi đi xe đạp trên đường, hiện tượng nói tục văng đệm với nhau diễn ra khá phổbiến và công khai, chưa tự giác tham gia các HĐ xã hội từ thiện
+ Một số HS có lối sống hưởng thụ đòi hỏi cha mẹ phải đáp ứng những nhucầu của bản thân mà chưa biết qua tâm giúp đỡ người khác
* Kết quả 2: Khảo sát về các hình thức tổ chức HĐGDNGLL cho HS ở trường TH Yên Sơn năm học 2012-2013
- Về phía GV, CB và NV: Nhà trường đã phát động phong trào thi đua
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đang được phát động
nhằm GD và phát triển đạo đức cho CB, GV và nhân viên Điều này đã tác độngtích cực đến công tác GD đạo đức cho HS trong nhà trường tiểu học
- Về phía HS: Nhà trường trong hai năm học trước đã tổ chức các hình thức
khác nhau của HĐGDNGLL như:
+ Hoạt động vui chơi giải trí (giữa giờ, trước giờ học)+ Hoạt động thể dục thể thao
+ Hoạt động văn hoá nghệ thuật + Hoạt động xã hội (nhân đạo từ thiện, giúp đỡ người già) + Hoạt động bảo vệ môi trường
+ Hoạt động lao động công ích + HĐ kỷ niệm các ngày lễ lớn (ngày thành lập Đảng, Đoàn, ngày hiếnchương các nhà giáo )
Tuy nhiên hiệu quả và chất lượng tổ chức các hình thức của HĐGDNGLLcủa nhà trường còn hạn chế nhiều (hình thức chưa sinh động, thiếu phong phú; nộidung chưa hấp dẫn, chưa phù hợp với đực điểm tâm sinh lí của HS, khi tổ chứcchưa phối hợp các hình thức với nhau một cách đúng mức Do đó việc tổ chứcHĐGD này chưa cuốn hút HS và gây được hứng thú
Trang 13* Kết quả 3: Khảo sát HĐ giảng dạy môn Đạo đức trong trường TH Yên Sơn.
- Về mục tiêu: Trong mỗi bài dạy môn Đạo đức, Gv đã xác định được mục
tiêu cần đạt về kiến thức, thái độ và kĩ năng Song việc xác định còn chung chung,thiếu cụ thể, mục tiêu về kĩ năng xác định chưa cụ thể khó xác định được
- Về nội dung giảng dạy: GV đã bám sát đúng chương trình giảng dạy môn
Đạo đức để triển khai thực hiện Tuy nhiên nội dung bài giảng môn Đạo đức chưađược GV quan tâm cải thiện, thiếu điều chỉnh để bổ sung những nội dung mang thờiđại như: GD và bảo vệ môi trường; GD an toàn giao thông; dân số và vấn đề giáodục dân số; bạo lực trong nhà trường; do năng lực giảng dạy của GV còn có hạn,mặt khác Gv không thường xuyên đọc sách báo, thiếu cập nhật thông tin mới mangtính thời đại
Việc khai thác nội dung kiến thức và kĩ năng của bài để dạy cho HS đã đượcquan tâm khai thác, song tổ chức ứng dụng kiến thức để hình thành hành vi đạo đứctốt thì thực hiện chưa tốt, chưa tạo điều kiện để HS có cơ hội được thể hiện hành vi,thái độ và bày tỏ quan niệm của mình trước tình huống cụ thể mà GV đưa ra Cụ thểnhư Chương trình Đạo đức lớp 5:
Bài 1- Em là HS lớp 5: Thông qua đó GD cho các em biết nhiệm vụ của mình
là gì (cố gắng chăm ngoan, học giỏi) và HS biết mình cần phải có những hành động
và việc làm nào cụ thể
Bài 2- Có trách nhiệm về việc làm của mình: Thông qua đó GD cho các em
cách biểu hiện cụ thể của người sống có trách nhiệm
- Về PP và phương tiện dạy học được sử dụng trong các tiết dạy môn Đạo
đức đã được đổi mới, song chưa thực sự triệt để và tích cực, còn có những biểu hiệncủa hình thức, chiếu lệ, đối phó khi có BGH kiểm tra, dự giờ Trong tiết dạy GV sửdụng thiên về PPDH truyền thống có kết hợp với PPDHTC mới, song sự phối kếthợp chưa linh hoạt, thiếu nhịp nhàng, đôi khi quá lạm dụng mức độ Phương tiện và
đồ dùng DH sử dụng trong tiết học môn Đạo đức còn nghèo nàn, chưa tăng cườnglàm thêm, chủ yếu chỉ sử dụng những đồ dùng DH sẵn có mà nhà trường trang bị.Điều đó đã dẫn đến những hạn chế nhất định trong việc GD đạo đức cho các em
Ví dụ trong các bài nêu trên, đều có thể sử dụng kết hợp PP đàm thoại với PP
thảo luận nhóm, PP hướng dẫn quan sát, PP trình bày trực quan
Trang 14* Kết quả 4: Khảo sát khó khăn và thuận lợi khi tổ chức HĐDH môn Đạo đức và tổ chức các HĐGDNGLL ở trường TH Yên Sơn.
- Thuận lợi:
Lãnh đạo Huyện và phòng GD - ĐT quan tâm và chỉ đạo kịp thời Lãnh đạo địaphương quan tâm đến các HĐGD của nhà trường BGH nhà trường kết hợp Chi bộĐảng, Công đoàn và Đoàn thanh niên cũng rất quan tâm và đồng lòng nhất trí vềcông tác GD toàn diện nói chung và GD đạo đức nói riêng cho HS của nhà trường
- Khó khăn:
Cơ sở vật chất thiếu thốn, nghèo nàn như: đồ dùng DH và phương tiện DHchưa đủ, đôi khi còn dạy chay, tính thẩm mĩ chưa cao Nhà trường chưa có các trangthiết bị DH hiện đại như máy chiếu đa năng, máy laptop, Prozecter, màn chiếu, tivitrang bị cho các lớp còn thiếu, loa đài, amly; míc để dùng khi biểu diễn văn nghệ.Nếu thiết bị nào có thì chất lượng chưa cao, hạn chế đến kết quả tổ chức các HĐGD(trên lớp và HĐGDNGLL) cho HS
Một số đồ dùng DH được cấp chất lượng không đảm bảo theo yêu cầu sử dụng.Một số ít GV còn có hạn chế về CM, do đó việc nắm bắt và cập nhật kiến thức vàPPDH mới gặp nhiều khó khăn Số HS có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật, thiểunăng trí tuệ, lười học chiếm tỷ lệ không nhỏ, vì vậy có ảnh hưởng tới chất lượng họctập chung Trình độ dân trí trong địa bàn chưa cao, đời sống kinh tế còn nghèo Do
đó nhận thức của nhiều cha mẹ HS về công tác GD rất hạn chế, việc quan tâm tớihọc hành của con em chưa thường xuyên, chưa đúng mức
* Kết quả 5: Khảo sát biện pháp chỉ đạo công tác GDĐĐ cho HS
BGH nhà trường đã rất quan tâm đến công tác GD đạo đức cho HS và đã tiến hànhchỉ đạo triển khai công tác này như sau:
- BGH họp bàn và thống nhất các cán bộ đầu các bộ phận (TTCM, GVTPT,Đoàn thanh niên, Đội nhi đồng, đại diện Ban phụ huynh HS nhà trường) về công tác
GD đạo đức cho HS trong nhà trường
- Các bộ phận (TTCM, các lớp) trực tiếp triển khai thực hiện theo hướng dẫnchỉ đạo của BGH nhà trường