1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc tại trường tiểu học lê hồng phong

31 757 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 250 KB

Nội dung

Để củng cố và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong việc nâng cao chất lượng giáo dục cho các em học sinh dân tộc, tôi chọn nghiên cứu và xây dựng đề tài “ Một số biện pháp nâng cao chất

Trang 1

MỤC LỤC

I PHẦN MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3

3 Đối tượng nghiên cứu 4

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

II PHẦN NỘI DUNG 4

1 Cơ sở lý luận 4

1.1 Cơ sở thực tiễn 4

1.2 Cơ sở lý luận khoa học 5

2 Thực trạng 5

2.1 Thuận lợi và khó khăn 5

2.2 Thành công và hạn chế 6

2.3 Mặt mạnh và mặt yếu 7

2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 8

2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề thực trạng và đề tài đã đặt ra 8

2.5.1 Khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa 8

2.5.2 Hạn chế về điều kiện kinh tế và nhận thức của đồng bào dân tộc 9

2.5.3 Khó khăn của đội ngũ giáo viên 11

3 Giải pháp, biện pháp 11

3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 11

3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 12

3.2.1 Tìm hiểu tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của các em học sinh dân tộc 12

3.2.2 Tạo môi trường tâm lý an toàn, thoải mái và tôn trọng 12

3.2.3 Quan tâm đến những khó khăn của học sinh 15

3.2.4 Tạo cơ hội cho học sinh chia sẻ trách nhiệm, giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện ở lớp, ở nhà 20

3.2.5 Tôn trọng bản sắc văn hóa dân tộc, nhất là phong tục tập quán 22

Trang 2

3.2.6 Rèn luyện các thói quen và hành vi văn minh 26

3.5.7 Phối hợp kịp thời với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường 28

3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp 29

3.4 Mối liên hệ giữa các giải pháp, biện pháp 29

4 Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 29

III PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 30

1 Kết luận 30

2 Kiến nghị 31

BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Trang 3

I PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Một trong những điều kiện có ý nghĩa quyết định vị thế cùng sự bình đẳng giữa cácquốc gia, dân tộc trong cùng khu vực hay trên thế giới là chất lượng nguồn nhân lực Việctập trung đầu tư phát triển nguồn nhân lực có trình độ khoa học - kỹ thuật và kỹ năng làmviệc cao, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong xu thế quốc tếhoá, toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới như hiện nay là một đòi hỏi khách quan

Để đáp ứng yêu cầu khách quan ấy, giáo dục - đào tạo là công cụ quan trọng bậc nhất,

có ý nghĩa quyết định trong việc đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao Vai trò quantrọng của giáo dục - đào tạo thể hiện ở chỗ nó phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lựckhông chỉ trên bình diện xã hội rộng lớn, mà còn có khả năng tiếp cận đến từng cá nhân, từ

đó, giáo dục và đào tạo đóng vai trò tạo nguồn trực tiếp về mặt chủ thể cho các quá trìnhphát triển kinh tế - xã hội và đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng kinh tế - xã hội của mỗiquốc gia, mỗi dân tộc

Trong thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta, cơ hội học tập vànâng cao trình độ của đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng nhiều hơn Đến nay, các tỉnhmiền núi đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và chống tái mù chữ Tuy nhiên chấtlượng giáo dục của học sinh dân tộc thiểu số nhìn chung còn thấp so với mặt bằng của cảnước

Ở địa bàn huyện KrôngAna nói chung và trường Tiểu học Lê Hồng Phong nói riêng

tỷ lệ số học sinh dân tộc thiểu số khá cao, đặc biệt tại Phân hiệu Buôn Đrai Bản thân tôi làmột giáo viên đã nhiều năm gắn bó với nghề, với trường nên tôi nhận thức được rất rõ chấtlượng giáo dục cũng như các điểm hạn chế của các em học sinh dân tộc thiểu số

Để củng cố và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong việc nâng cao chất lượng giáo

dục cho các em học sinh dân tộc, tôi chọn nghiên cứu và xây dựng đề tài “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc tại trường Tiểu học Lê Hồng Phong”

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

- Xác định được thực trạng về chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên, cơ sở vậtchất, chất lượng của các em học sinh dân tộc thiểu số của nhà trường

- Đưa ra được một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho các em học sinh dântộc thiểu số trong nhà trường

Trang 4

3 Đối tượng nghiên cứu

- Nghiên cứu một số phương pháp truyền thống, phương pháp mới mà giáo viên nhàtrường đã thực hiện trong quá trình giảng dạy những năm học vừa qua đối với họcsinh trường Tiểu học Lê Hồng Phong, một số hoạt động ngoài giờ lên lớp có liênquan đến việc nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh DTTS

- Học sinh DTTS ở trường Tiểu học Lê Hồng Phong, chất lượng và hiệu quả đào tạocủa nhà trường trong những năm gần đây, những thuận lợi – khó khăn và điều kiệndạy học của nhà trường

- Chất lượng đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Lê Hồng Phong

- Thực trạng về cơ sở vật chất của nhà trường, đặc điểm kinh tế và xã hội của khu vực

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu một số phương pháp dạy và học, những thành tựu trong việc đổi mớiphương pháp dạy học đối với học sinh dân tộc thiểu số ở tất cả các khối từ lớp 1 đến lớp 5đặc biệt là kết quả của việc nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số của các giáo viênđứng lớp và các giáo viên bộ môn ở trường Tiểu học Lê Hồng Phong

5 Phương pháp nghiên cứu

- Tổng hợp số liệu về thực trạng chất lượng học sinh dân tộc thiểu số ở trường Tiểu học

Lê Hồng Phong, tổng hợp các số liệu về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất

- Phân tích, so sánh chất lượng, hiệu quả đào tạo trước khi thực hiện biện pháp và saukhi áp dụng các biện pháp mới

- Tham khảo ý kiến của giáo viên và học sinh về những thuận lợi, khó khăn, hiệu quảđạt được và những hạn chế khi thực hiện những giải pháp để nâng cao chất lượnggiáo dục học sinh DTTS

II.PHẦN NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận

1.1 Cơ sở thực tiễn

Nâng cao chất lượng học sinh DTTS là một yêu cầu trọng tâm trong đường lối pháttriển giáo dục của nước ta hiện nay Chính phủ và Nhà nước đã và đang đưa ra nhiều đườnglối, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các em học sinh dân tộc thiểu số đượchọc tập, được nâng cao chất lượng giáo dục Giáo dục tiểu học đối với các em học sinh dântộc thiểu số là một nền tảng vô cùng quan trọng để các em tiếp cận tốt hơn với kho tàng trithức của nhân loại Giai đoạn tiểu học sẽ là bước để các em tiếp thu ngôn ngữ Tiếng Việt,các kiến thức cơ bản và là một bước để các em thay đổi tư duy vốn có về mục đích và ýnghĩa của việc học tập

Trang 5

1.2 Cơ sở lý luận khoa học

Giáo dục là hoạt động hướng tới con người, bằng những biện pháp hướngtới truyền thụ: Tri thức và khái niệm, kỹ năng và lối sống, tư tưởng và đạođức Từ đó hình thành năng lực, phẩm chất, nhân cách, phù hợp với mục đích, mục tiêu, hoạtđộng lao động, sản xuất và lối sống xã hội

Chất lượng giáo dục là sự đáp ứng mục tiêu đề ra của giáo dục: Là nhằmđào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sứckhỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xãhội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêucầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

- Về cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học môn Tiếng Việt và TCTV cho HSDTTSngày càng được trường và các cấp quan tâm đầu tư Đặc biệt là ở 2 điểm trường buônEana và Buôn Drai

b Khó khăn:

Trang 6

- Có sự bất đồng về ngôn ngữ giữa giáo viên với học sinh; giữa giáo viên với phụhuynh

- Nhận thức và nhu cầu học tập của một bộ phận không nhỏ đồng bào dân tộc thiểu số

cò thấp, tỉ lệ chuyên cần của HSDTTS vẫn chưa cao

- Phong tục tập quán, đặc điểm tâm lí, văn hóa dân tộc cũng tác động, ảnh hưởng đếnchất lượng học tập của các em

- Đời sống kinh tế của đồng bào dân tộc Ê-đê ở hai buôn Eana và buôn Drai còn gặpnhiều khó khăn cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng học tập của các em

2.2 Thành công và hạn chế

a Thành công:

- HSDTTS được huy động đến trường cao Trường Tiểu học Lê Hồng Phong nói riêng

và xã Eana nói chung được cấp trên công nhận đạt Phổ cập GDTH đúng độ tuổi

- HSDTTS có cơ hội học tập và hòa nhập nhiều hơn

- Cộng đồng người đồng bào dân tộc đã có thay đổi nhận thức về việc học và nhu cầuđược học

- Chất lượng giáo dục môn Tiếng Việt cho HSDT ngày càng được nâng cao, hầu hếtcác em đều đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học, đa số các em có vốn tiếng Việt đủ

để làm phương tiện tìm hiểu kiến thức các môn học khác

- Khi nghiên cứu đề tài này bản thân tôi nhận được nhiều sự giúp đỡ hợp tác của đồngnghiệp, HSDTTS và ban tự quản

- Phụ huynh chưa tích cực giúp con em mình giao tiếp và sử dụng tiếng Việt

- Chất lượng sử dụng tiếng Việt của các em HS DTTS chưa cao

- Tiếng Việt thuộc ngữ hệ Việt – Mường có nhiều đặc điểm khác hẳn so với tiếng Êđêthuộc ngữ hệ Môn – Khơ Me về cấu trúc, cú pháp, … nên các em HSDT tiếp thutiếng Việt rất khó

Trang 7

2.3 Mặt mạnh và mặt yếu

a Mặt mạnh:

- Bản thân đã nhiều năm phụ trách lớp có tỷ lệ HSDTTS cao, giao tiếp trực tiếp vớiHSDTTS và phụ huynh nên nắm bắt được nhiều thông tin phản hồi từ phía gia đìnhhọc sinh

- Công tác xã hội hóa giáo dục được Cấp ủy và Ban tự quản thôn buôn, các tổ chứcĐoàn Thanh niên, hội Phụ nữ quan tâm, ủng hộ

- Đội ngũ giáo viên được tập huấn đầy đủ về TCTV và có tinh thần tích cực học tập,bồi dưỡng thường xuyên; có tình thương yêu đối với học sinh, luôn nhiệt tình, tráchnhiệm trong công tác giáo dục HSDT và TCTV cho HSDT

- Bản thân sống gần gũi với cộng đồng người Ê-đê, tìm hiểu, học tập được ngôn ngữ,phong tục tập quán, đời sống của người dân Ê-đê nên thuận tiện nhiều trong việc giáodục học sinh dân tộc Ê-đê

- Công tác thông tin tuyên truyền về giáo dục cũng được thực hiện thường xuyên

- Trường có giáo viên chuyên dạy tiếng Ê-đê

b Mặt yếu:

- Các hoạt động ngoài giờ lên lớp để tạo sự gần gũi giữa giáo viên và các học sinh dântộc thiểu số chưa đạt hiệu quả cao

- Chất lượng học tập của các học sinh dân tộc thiểu số chưa đạt được kết quả tốt nhất

2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động

Các nguyên nhân, các yếu tố tác động dẫn đến những thành công là:

- Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước luôn đề cao coi trọng công tác giáo dụcdân tộc

- Được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của các cấp quản lí giáo dục

- Đội ngũ giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức tích cực đổi mới phươngpháp dạy học và trăn trở với chất lượng HSDT

Trang 8

- Một số tập tục lạc hậu trong cộng đồng dân tộc bị bãi bỏ, điều kiện tự nhiên khôngcòn ưu đãi cho cuộc sống tự nhiên mà yêu cầu sản xuất, phát triển kinh tế, giao lưuvăn hóa, cần phải biết thông tin, khoa học kĩ thuật cũng là yếu tố tác động khiếnđồng bào DTTS thay đổi nhận thức và có nhu cầu cần phải học.

Nguyên nhân, các yếu tố tác động làm cho chất lượng học tập tiếng Việt của HSDTcòn hạn chế là:

- Nội dung chương trình học chưa thực sự phù hợp, người dạy thì hạn chế về ngôn ngữ,văn hóa, tâm lí,… của học sinh nên khó có biện pháp TCTV

- Người học cũng học bằng ngôn ngữ thứ hai nên gặp nhiều rào cản

2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề thực trạng và đề tài đã đặt ra.

2.5.1 Khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa.

Giáo dục ngôn ngữ ở các tỉnh miền núi luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, dạyhọc tiếng Việt cho học sinh Tiểu học người dân tộc ở các tỉnh Tây Nguyên luôn là nhiệm vụhàng đầu của những người đang giảng dạy tại nơi đây Đó là việc dạy học tiếng Việt với tưcách là ngôn ngữ thứ hai cho học sinh dân tộc thiểu số đang cư trú tại dải đất này, các dântộc như Jrai, Bahnar Mục đích của việc giáo dục ngôn ngữ này là nhằm cung cấp cho các

em một công cụ giao tiếp, một phương tiện tư duy, nhanh chóng hòa nhập cộng đồng, cùngsống dưới mái nhà chung Việt Nam, cùng chung tiếng nói, cùng sử dụng một ngôn ngữ, pháthuy sức mạnh của toàn dân tộc trong sự nghiệp cách mạng mới Thế nhưng xét về mặt chấtlượng, hiệu quả giáo dục ngôn ngữ hiện nay ở các tỉnh Tây Nguyên, như Gia Lai, KonTum,ĐăkLăk vẫn còn thấp

Khác với học sinh người kinh, trước khi đến trường, đa số học sinh người dântộc thiểu số chưa biết sử dụng tiếng Việt Thực tế cũng có số ít các em được trải qua sựchăm sóc của vườn trẻ, nhưng vốn kiến thức ban đầu về tiếng Việt, như những mẫu hội thoạiđơn giản mang tính bắt đầu, những kỹ năng cơ bản như nghe, nói mà trường Mầm Non đãtrang bị cho các em, vì những lý do khách quan khác nhau đã không còn theo các em bướcvào lớp1 Bởi trong sinh hoạt gia đình, cộng đồng, người dân ở đây, cũng như các em chỉ sửdụng tiếng mẹ đẻ nên khi bước ra thế giới bên ngoài, vào môi trường giáo dục phổ thông,tiếng Việt lúc bấy giờ là ngôn ngữ thứ hai của các em Việc giao tiếp thông thường với thầy

cô giáo đã khó khăn, và cũng có khi là không thể, việc nghe giảng những kiến thức về cácmôn học khác nhau bằng tiếng Việt lại càng khó khăn hơn đối với các em Đến trường, đếnlớp là các em bước đến một môi trường sinh hoạt hoàn toàn xa lạ, tâm lý rụt rè, e sợ luônthường trực trong các em, làm giảm tốc độ bước chân các em đến trường

Trang 9

Mặc dù một số ít học sinh đã trải qua các lớp ở bậc Mầm non nhưng đối với các em,trường Tiểu học vẫn là một môi trường hoàn toàn mới, tiếng Việt là một ngôn ngữ hoàn toàn

xa lạ Sự tồn tại của tình trạng này trong đời sống các em là do điều kiện sử dụng ngôn ngữtrong đời sống sinh hoạt cộng đồng, là do tâm lý sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ rất tự nhiên, bảnnăng Những buổi sinh hoạt cộng đồng, những lần hội họp, người địa phương chỉ sử dụngngôn ngữ mẹ đẻ Họ ngại sử dụng tiếng Việt, có lẽ vì vốn kiến thức về tiếng Việt ở họ quá ít

ỏi, cũng có lẽ vì bản năng ngôn ngữ mẹ đẻ thường trực trong họ Chính vì thế, mỗi lần cáccán bộ xã, huyện về chủ trì một cuộc họp nào đó ở buôn, làng, họ phát biểu bằng tiếng Việtrất khó khăn Thói quen này trong sử dụng ngôn ngữ sẽ ảnh hưởng vào trong đời sống giađình của mỗi cá nhân, học sinh vẫn sử dụng tiếng mẹ đẻ khi rời trường, rời lớp Dần dà các

em không thể sử dụng tiếng Việt, quên ngay những kiến thức về tiếng Việt đã học trên lớp,

từ đó, đã khiến cho các em thụ động, thiếu linh hoạt khi ở môi trường giao tiếp lớn hơn, vượtkhỏi môi trường cộng đồng dân cư nhỏ hẹp

2.5.2 Hạn chế về điều kiện kinh tế và nhận thức của đồng bào dân tộc.

Tiếp xúc, quan sát học sinh dân tộc thiểu số, tôi nhận thấy rằng, các em học sinh ởđây đã biết ý thức về nguồn gốc của mình Cái nghèo luôn nhắc nhở con người sống trongcảnh khốn cùng cần hiểu sâu sắc về nguồn gốc, về điều kiện, hoàn cảnh sống của bản thân.Nghèo đã giúp con người ta vươn lên nhưng nghèo cũng làm cho con người luôn mặc cảm,

tự ti, bằng lòng với cuộc sống hiện tại Mặc cảm số phận đã khiến con người không thể thoátkhỏi những thiếu thốn vật chất, không thể vươn xa hơn không gian sống hiện tại Những họcsinh tiểu học người dân tộc thiểu số nơi đây không có sự hồn nhiên của tuổi trẻ, không chỉ có

"ngày hai buổi đến trường", các em còn phải miệt mài trên nương rẫy trỉa lúa, trồng ngô, locho cuộc sống vật chất Nghe những đồng nghiệp tâm sự, rằng "chúng tôi phải vào tận buônlùng sục các em, đưa các em đến trường."; cũng có nhiều giáo viên chia sẻ, "Tôi phải dùngtiền lương của mình để mua quà ăn, đồ dùng học tập cho các em, rồi mới đưa các em trở lạitrường Nhưng có lúc cũng không thành công!", Theo tôi, cái gốc rễ của vấn đề là ở chỗ,cái nghèo truyền kiếp đã quy định trách nhiệm của các em đối với gia đình Cái ăn từng bữacòn chưa có, chưa đủ thì học chữ để làm gì, suy nghĩ của các em và gia đình của các em làvậy! Họ không hiểu rằng, chính cái chữ sẽ giúp con người thoát khỏi cuộc sống nghèo khóhiện tại, giúp con người hoạch định tương lai Cho nên vào thời điểm mùa màng, số lượnghọc sinh trên lớp học rất ít Một số học sinh có ý thức học tập, đến mùa màng, cũng xin phépgiáo viên chủ nhiệm, nhà trường nghỉ phép vài hôm, nhưng rồi các em cũng quên trở lạitrường khi mùa hái cà phê kết thúc Giáo viên lại phải nhọc công tìm đến tận nhà, vậnđộng các em đến trường

Trang 10

Con người là chủ thể nhận thức Nhận biết về bản thân, về mọi vật xung quanh là sựsống bản năng của con người Người dân tộc thiểu số luôn ý thức về nguồn gốc, về điều kiệnsống, hoàn cảnh sống của mình Chính điều này đã khiến cho học sinh Tiểu học dân tộcthiểu số tiếp nhận những kiến thức về tiếng Việt khó khăn, tạo rào cản ngăn cách hoạt độngsống của các em với môi trường xã hội rộng lớn, làm cho các em khó tiếp xúc, hòa nhậpcộng đồng Nhìn ra được cái hạn chế, điều tốt đẹp của bản thân là con người đã phát triển ởmột mức nào đó về nhận thức Nghĩa là con người đã biết đặt mình trong nhiều mối quan hệtrong xã hội Ý thức là nguồn động viên cho sự vươn lên thoát khỏi hoàn cảnh thực tạinhưng cũng có ý thức tạo cho con người tính mặc cảm, tự ty thân thế, số phận, làm thui chộthao mòn năng lực, tri thức bản thân Học sinh Tiểu học dân tộc thiểu số đến trường trongtâm thế "hèn mọn" đó Các em cũng đã biết nhìn ngắm những trang phục của các bạn họcsinh người Kinh, nhìn lại trang phục của mình Nhiều em học sinh đến trường bằng nhữngđôi dép cũ kỹ, hoặc trong trang phục không lành lặn, hay với những đồng phục bắt buộcnhàu nát mà các em không chỉ dành cho đến trường, hay cùng với những cuốn tập bị bỏquên ngay sau khi rời lớp Tâm tư ấy cũng phần nào làm cho tinh thần học tiếng Việt của các

em học sinh Tiểu học người dân tộc thiểu số bị suy giảm

Như đã phân tích ở trên, chính điều kiện sống như thế đã không tạo cho các emmột môi trường học tập, một góc học tập cá nhân, lại càng không thể xây dựng trong các em

ý thức học tập, rèn luyện Vốn kiến thức về tiếng Việt ở các em hạn chế, ít ỏi là điều hiểnnhiên Chính vì thế, các em rất ngại phải giao tiếp bằng tiếng Việt, lo sợ phải phát biểu xâydựng bài trong giờ học, lo ngại phải giao tiếp với giáo viên ngoài giờ học, đặc biệt là các emrất khó tiếp thu bài ở những môn học khác Điều này đồng nghĩa với việc kiềm hãm sự pháttriển tư duy ở các em, khó tạo ra một môi trường giáo dục thân thiện! Học sinh đã bắt đầu lolắng cho mỗi giờ đến lớp, "sợ" phải đến trường Học tập lúc này là công việc quá khó khănđối với các em Đối với người dân tộc Ê-đê, không gian sống của họ rất đặc trưng, không córanh giới giữa không gian sinh hoạt gia đình và đương nhiên sẽ không có không gian sống cánhân Đây chính là đặc trưng văn hóa của người dân tộc Tây Nguyên Không gian sống đặcthù này của người Tây Nguyên khắc sâu trong các em về truyền thống văn hóa, về cộinguồn Chúng ta nhận biết không gian sống đặc biệt ấy qua kiến trúc nhà ở của họ, mộtkhông gian chung cho tất cả những người trong gia đình Chính vì vậy, việc tạo một khônggian học tập cho học sinh là điều không thể Hoạt động sống này đã không tạo điều kiện họctập cho các em, mà còn làm cho chất lượng học tập của các em ngày càng giảm sút Đối vớicác em, tự học là chủ yếu, bởi vì anh chị, cha mẹ, người thân trong gia đình hoặc không cókhả năng hướng dẫn, hoặc không có ý thức trách nhiệm đôn đốc nhắc nhở quản lý, hay do

Trang 11

hoàn cảnh sống khó khăn mà gia đình đã không chú trọng tới việc học của con, em mình.Điều này cho thấy đa số các em không được nằm trên một cái nền học vấn nhất định nào đócủa gia đình Việc học tập của các em phải nhờ đến sự tận tâm của giáo viên, nhờ vào kếhoạch giáo dục của nhà trường Cho nên ý thức học tập là đặc tính rất cần được chúng ta xâydựng cho các em.

2.5.3 Khó khăn của đội ngũ giáo viên

Đa số giáo viên người Kinh giảng dạy đều không biết ngôn ngữ Dân tộc, nếu biết thìcũng chỉ dừng ở mức độ rất ít nên họ không thể so sánh, đối chiếu, liên hệ khi gặp nhữnghuống cần thiết trong dạy học tiếng Việt cho đối tượng học sinh đặc biệt này Mặt khác, vềphong tục tập quán, họ lại càng không có điều kiện tìm hiểu, cho nên họ khó có thể tiếp cậnvới phụ huynh, gia đình các em, khó có thể tiếp xúc gần gũi, rút ngắn khoảng cách, xóa ranhgiới không cần thiết giữa thầy và trò, để dạy tiếng Việt hiệu quả

3 Giải pháp, biện pháp

3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp

Các giải pháp và biện pháp được đưa ra dưới đây nhằm hướng đến các mục tiêu cơbản sau:

- Tạo được sự gần gũi giữa giáo viên và các em học sinh dân tộc thiểu số

- Xây dựng môi trường tốt nhất về vật chất và tinh thần để các em học sinh dân tộcthiểu số có điều kiện học tập tốt hơn

- Tạo điều để các em học sinh dân tộc thiểu số có cơ hội học tập, nâng cao kiến thứcngoài thời gian học ở lớp

3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp

3.2.1 Tìm hiểu tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của các em học sinh dân tộc

Giáo viên nói chung, giáo viên chủ nhiệm nói riêng muốn có những biện pháp giáodục phù hợp với học sinh và có hiệu quả thì rất cần tìm hiểu tâm tư, tình cảm, nguyện vọngcủa học sinh về lớp học Việc tìm hiểu tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của học sinh về lớphọc không những giúp giáo viên hiểu rõ hơn về từng học sinh trong lớp mà còn biết đượcnhững mong muốn của các em về tập thể lớp học của mình cũng như hiểu rõ mức độ hàilòng của học sinh đối với lớp học, đối với từng môn học Từ đó giáo viên có thể đưa ranhững đề nghị, sự giúp đỡ đối với mỗi cá nhân một cách phù hợp nhất

Để tìm hiểu tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của học sinh về lớp học có thể có nhiềucách khác nhau như trao đổi, trò chuyện, lấy ý kiến cá nhân qua phiếu thăm dò… Để thựchiện hoạt động này, giáo viên cần chuẩn bị trước các câu hỏi về thông tin muốn hỏi Ngay cả

Trang 12

khi có một vài học sinh nào đó không sẵn sàng chia sẻ tâm tư, tình cảm thì giáo viên cũngkhông nên ép buộc các học sinh đó phải trả lời Có thể tìm hiểu về những học sinh này quacác bạn cùng lớp, cùng địa bàn Cần kiên trì trong một số trường hợp cụ thể.

3.2.2 Tạo môi trường tâm lý an toàn, thoải mái và tôn trọng

Môi trường tâm lý thoải mái trong học tập và hoạt động sẽ tạo điều kiện cho HS thamgia hiệu quả hơn vào bài học và các hoạt động của lớp học nói chung Nó còn góp phần kiếntạo nên một bầu không khí tâm lý, tinh thần hài hòa, cân bằng trong lớp học, giúp HS đượclàm quen với một “xã hội thu nhỏ” lành mạnh, có văn hóa, có sự tôn trọng và chia sẻ củamọi thành viên Điều này không chỉ giúp ích cho quá trình học tập trong nhà trường, mà cònmang lại lợi ích thiết thực về sau khi các em gia nhập cuộc sống của những người trưởngthành, thực sự tham gia vào môi trường xã hội rộng lớn

GV cũng thu nhận được nhiều lợi ích nếu cùng HS tạo ra được một môi trường tâm líthuận lợi cho việc học tập, như: dễ dàng hơn trong quản lý hành vi và hoạt động của HS, huyđộng được HS tham gia tốt hơn vào quá trình học tập, HS đạt được kết quả học tập tích cựchơn, xây dựng được tập thể lớp đoàn kết, giúp đỡ, giúp GV quản lý lớp hiệu quả hơn,…

Về phía nhà trường nói chung, một môi trường học tập thoải mái, tin cậy, và hứng thú

mà các lớp học kiến tạo được sẽ mang lại cho nhà trường một bầu không khí sư phạm lànhmạnh, tạo điều kiện lý tưởng nhất cho mọi hoạt động của HS, GV, cán bộ nhà trường cũngnhư sự tham gia của phụ huynh HS Đây chính là một trong những điều kiện cốt lõi để thựchiện chủ trương “trường học thân thiện, HS tích cực”, làm cho mỗi một ngày tới trường của

cả HS và GV đều là một ngày hứng thú, hiệu quả

Một số cách thức tạo môi trường tâm lý an toàn, thoải mái, tin tưởng, tôn trọng tronglớp học:

- Nỗ lực xây dựng, duy trì lòng tin của HS với GV và với tập thể lớp ngay từ nhữngngày đầu tiếp cận lớp học: Lòng tin là một trong những cơ sở quan trọng cho bất kỳ hoạtđộng tập thể, hoạt động nhóm nào giữa các cá nhân Một số GV, do vị trí và quyền lực nhấtđịnh của mình, có thể làm cho HS cảm thấy sợ và nể, nhưng không được các em tin tưởng,yêu quí, và ngược lại, có những GV hết sức bình thường nhưng luôn được các em tìm đếnchia sẻ mọi điều khó khăn, khúc mắc Vì vậy, có thể nói tạo dựng được lòng tin của HS đốivới mình tức là GV đã xây dựng được nền tảng quan trọng nhất của công việc quản lý lớphọc và kiến tạo bầu không khí tâm lý, tinh thần thoải mái, tin cậy trong tập thể lớp Thiếu sựtin tưởng ở GV, HS sẽ chỉ thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ GV đề ra vì trách nhiệm hoặc sự

Trang 13

phục tùng mà thiếu vắng yếu tố nhiệt huyết, tình yêu và sự tận tụy đối với công việc đượcgiao.

Một điều lưu ý đối với GV là mặc dù tạo dựng lòng tin ở HS là không dễ dàng, songnếu để lòng tin đó một lần bị phá vỡ hay sứt mẻ thì sẽ vô cùng khó khăn để khôi phục lại,thậm chí là bất khả thi (Trong dân gian có câu: một lần bất tín, vạn lần bất tin) Do vậy, duytrì sự tin tưởng của HS và bầu không khí tin cậy, chia sẻ trong mọi thành viên lớp học là mộtnhiệm vụ quan trọng mà GV phải cùng cả lớp thường xuyên nỗ lực để thực hiện trong suốtquá trình học tập, làm việc cùng nhau

- Tăng cường mối quan hệ thầy-trò và tạo sự gắn kết, hiểu biết, tin tưởng giữa HStrong lớp thông qua nhiều hình thức hoạt động sáng tạo và đa dạng: Mối quan hệ thầy-trò làmột trong những nhân tố quan trọng nhất tạo nên bầu không khí tâm lý của lớp học và cóảnh hưởng lớn đến hiệu quả của quản lý lớp hcoj Ngoài hoạt động học tập hàng ngày, trongđiều kiện và hoàn cảnh cho phép, GV có thể cùng HS và một số GV khác tổ chức các hoạtđộng nhóm nhỏ, trò chơi tương tác, câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa và giáo dục ngoài giờlên lớp theo các chủ đề do HS đề xuất hoặc có sự tham gia và gợi ý của nhà trường/phụhuynh HS,… Qua những hoạt động đa dạng như vậy, GV tạo điều kiện tốt nhất cho HS dầndần học cách tự quản, tự tổ chức hoạt động của mình; biết liên kết và giao lưu với lớp vàkhối lớp khác, trường khác để cùng tổ chức hoạt động chung

Một số dạng hoạt động khác cũng có thể giúp gắn kết HS và tạo điều kiện cho GVhiểu thêm về HS của mình, như: thăm gia đình HS, thường xuyên trao đổi với ban cán sự lớp

để có hướng giúp đỡ các HS gặp khó khăn đột xuất hoặc thuộc diện phải trợ giúp thườngxuyên; xây dựng các cặp đôi và nhóm “bạn giúp bạn” về hoạt động học tập hoặc trợ giúpkhó khăn trong cuộc sống hàng ngày; tổ chức các buổi sinh hoạt lớp trong đó HS được “nói

về mình”, thể hiện cá tính, những năng lực, sở trường bản thân hoặc chỉ đơn giản là tranhluận, đóng góp ý kiến cá nhân về một chủ đề nào đó đang được bàn luận trong lớp/trường/xãhội, v.v

- Bản thân GV luôn cư xử một cách tôn trọng, hiểu biết, chan hòa và thân thiện với

HS Sự gương mẫu của người giáo dục luôn luôn và vẫn sẽ là một trong những phương pháp

sư phạm quan trọng nhất của khoa học dạy học và giáo dục – môn khoa học đặc biệt của conngười và vì con người Nếu bản thân GV không cảm thấy thoải mái, hứng thú mỗi khi bướcvào lớp học, không hành xử gương mẫu như chính những gì mình mong muốn HS phải thểhiện, thì khó có thể tin rằng GV đó sẽ tạo ra được một môi trường học tập hứng khởi và bầukhông khí tâm lý thuận lợi cho sự phát triển nhân cách và sự tiến bộ của HS Sự gương mẫu

Trang 14

đòi hỏi GV không chỉ cần có chuyên môn, có hiểu biết về khoa sư phạm và nghiệp vụ sưphạm, mà còn phải có sự nhất quán, đúng mực trong lời nói và hành động, sự ý thức rõ ràng

về tác động, ảnh hưởng của việc làm và ngôn ngữ của mình tới mỗi HS

- Cá nhân hóa quá trình dạy học và GD, đặc biệt lưu tâm đến những điểm đặc trưng

về văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh… của HSDTTS Việc cá nhân hóa hoạt động dạy học và

GD phải dựa trên cơ sở hiểu biết về phong cách học tập của những HS khác nhau cũng nhưhoàn cảnh, điều kiện sống của từng em Nhiều nghiên cứu đã chứng minh kết quả học tập vàkhả năng lĩnh hội kiến thức của HS phụ thuộc một phần đáng kể vào phong cách học tập cánhân, như có em học tốt nhất với hình ảnh, biểu tượng, có em lại thể hiện ưu thế với ngônngữ, cách diễn đạt, v.v Nếu nắm bắt được những đặc điểm này của từng nhóm HS trong lớp,

GV có thể tạo điều kiện tốt nhất cho mỗi em phát triển khả năng, thế mạnh của mình tronghọc tập cũng như hoạt động tập thể, giúp các em tự tin và ngày càng tiến bộ hơn

Bên cạnh đó, những hiểu biết của GV về đặc điểm văn hóa, tinh thần, tín ngưỡng…của các DTTS trong địa phương cũng sẽ là một thế mạnh giúp GV tiếp cận HS của mình tốthơn, quản lý lớp học hiệu quả hơn, tạo được sự tin cậy và chia sẻ đối với nhóm HSDTTStrong lớp Việc tìm hiểu này đương nhiên sẽ tốn thời gian và công sức của GV, song hiệuquả mang lại đối với lớp và với bản thân công tác quản lý lớp học của người GV thì khôngthể phủ nhận

- Bài trí, sắp xếp không gian và bối cảnh lớp học theo phong cách thân thiện vớingười học, tích cực, sáng tạo Không chỉ đơn thuần là nơi diễn ra các hoạt động học tập hàngngày, không gian lớp học tác động không nhỏ tới tâm lý, tinh thần, động cơ và hứng thú họctập của HS Bàn ghế trong lớp nên bố trí theo các nhóm với khoảng từ 4-6 người để HS dễdàng thực hiện các hoạt động học theo nhóm nhỏ Bố trí những góc trưng bày nho nhỏ ởcuối lớp như góc thư viện, góc trò chơi, góc cây xanh, huy động HS tự cung cấp sản phẩmcủa mình để trang trí, bày biện cho các góc này, hoặc GV tìm cách liên hệ với các đơn vịtrong trường như Đoàn thanh niên, thư viện trường… để yêu cầu hỗ trợ về nguồn tài liệu

GV nên hỏi ý kiến của chính HS trong việc bài trí lớp học và tôn trọng nguyện vọng, sángkiến, ý tưởng riêng của các em trong sự hài hòa với điều kiện và qui định của nhà trường.Một không gian lớp học sinh động, hấp dẫn sẽ làm cho HS yêu quí lớp của mình hơn và cảmthấy vui thích, phấn khởi mỗi khi đến trường

- Kết hợp việc dạy học hàng ngày với các hoạt động “khởi động”, “thư giãn” nhỏhoặc trò chơi đơn giản để tạo hứng thú học tập và tăng cường tinh thần đồng đội, tính hợptác cũng như rèn luyện nhiều kỹ năng khác nhau cho HS Một số thầy cô giáo chúng ta

Trang 15

thường chỉ coi trọng chất lượng giờ giảng dạy trên lớp mà không chú ý nhiều đến nhữngdạng hoạt động “xây dựng tinh thần nhóm” hoặc mang tính “khởi động”, “thư giãn”, giúp

HS tạo cảm giác thỏai mái, hứng thú trước, trong, hoặc giữa các tiết học Đó có thể là nhữngtrò chơi nho nhỏ, một vài động tác thể dục vui đơn giản, đôi ba câu đố vui/đố mẹo… được

GV hoặc chính HS đưa ra và chỉ cần 5-7 phút để thực hiện Thời gian đầu, nếu HS chưaquen, GV chủ động chuẩn bị trước một số hoạt động để tổ chức cho HS Sau đó, căn cứ vàonăng lực của HS trong lớp, GV có thể cử ra một nhóm nhỏ HS (bao gồm thành viên đại diệncủa từng tổ trong lớp) chuyên phụ trách các hoạt động khởi động như vậy của lớp, và cácthành viên của nhóm lần lượt thay nhau tổ chức hoạt động cho lớp

Những dạng hoạt động này không chỉ giúp HS ‘tái tạo’ lại năng lượng cho việc họctập, mà còn có thể làm cho các em thêm gắn bó, đoàn kết, nâng cao tinh thần tập thể và kỹnăng hợp tác nhóm thông qua sự tương tác cá nhân để giải quyết nhiệm vụ mà các hoạt độngđặt ra Những hoạt động như vậy nếu được tổ chức thường xuyên chắc chắn sẽ giúp khích lệtinh thần chung của tập thể lớp, góp phần tích cực vào việc kiến tạo một bầu không khí tâm

lý thoải mái, an toàn, thân thiện cho lớp học

3.2.3 Quan tâm đến những khó khăn của học sinh

Nếu xem nhà trường giống như một ‘xã hội’ thu nhỏ, thì mỗi một tập thể lớp học cóthể được xem như một ‘tập con’, một cộng đồng thành viên của xã hội lớn đó, và vì vậy mỗilớp học cũng hàm chứa những vấn đề, những khó khăn, thách thức mà bất kỳ một cộng đồngnào có thể gặp phải trong quá trình tương tác giữa các cá nhân Một trong những vấn đề đó

là việc GV tìm cách quan tâm phát hiện và giúp HS giải quyết những khó khăn, trở ngại các

em gặp phải trong suốt quá trình học tập của mình Sự quan tâm sâu sắc đối với HS đượcđánh giá như một trong bốn yếu tố cốt lõi khắc họa nên chân dung một người giáo viên hiệuquả Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh lớp học có sự đa dạng về văn hóa,bao gồm toàn bộ hoặc một số HS người DTTS với những điểm đặc thù về hoàn cảnh sống,thói quen, và khả năng nhận thức Trong mỗi lớp học, HS có thể gặp phải một hoặc nhiềuloại khó khăn nhất định, như: hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế hoặc thiếu sự quan tâm

về tinh thần của cha mẹ; các vấn đề liên quan đến sức khỏe hoặc tình trạng thể chất nóichung (như khuyết tật, nói ngọng, nói lắp, chứng khó đọc, tự kỷ…); khó khăn về khả nănghọc tập và nhận thức, khả năng giao tiếp với người khác; khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì;mâu thuẫn hoặc xung đột với cha mẹ, bạn bè; gia đình quá chăm chút, nuông chiều làm chotrẻ thiếu những kỹ năng sống cần thiết; gia đình tan vỡ, ly tán, …

Ngày đăng: 08/05/2016, 10:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Cẩm nang xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực
Nhà XB: NXB Giáo dục ViệtNam
4. Tài liệu “Đổi mới PP quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực” , Hà nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đổi mới PP quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực”
5. Sổ tay trường học thân thiện học sinh tích cực, năm 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay trường học thân thiện học sinh tích cực
6. Đặng thuý Anh, Về các kinh nghiệm nghiên cứu học sinh của giáo viên chủ nhiệm.Tạp chí NCGD số 2/ 1987 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về các kinh nghiệm nghiên cứu học sinh của giáo viên chủ nhiệm
7. Lê Khánh Bằng, Công tác chủ nhiệm lớp (tài liệu dịch). Thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác chủ nhiệm lớp
8. Lê Văn Hồng - Lê Ngọc Lan (1998), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm
Tác giả: Lê Văn Hồng - Lê Ngọc Lan
Nhà XB: NXB GD
Năm: 1998
9. Đặng Vũ Hoạt - Hà Nhật Thăng (1998), Tổ chức hoạt động giáo dục, NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức hoạt động giáo dục
Tác giả: Đặng Vũ Hoạt - Hà Nhật Thăng
Nhà XB: NXB GD
Năm: 1998

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w