1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông về giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường

10 817 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 114 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THCS & THPT TẠ QUANG BỬU (HAI BÀ TRƯNG) ******************* ĐỀ TÀI DỰ THI KHOA HỌC, KĨ THUẬT DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CẤP THÀNH PHỐ LẦN THỨ TƯ (NĂM HỌC 2014-2015) Tên đề tài: SỰ HÀI LÒNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC VỀ GIÁO DỤC GIA ĐÌNH VÀ GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG Lĩnh vực: Khoa học xã hội và hành vi Người hướng dẫn Tác giả: 1. Ths Nguyễn Đức Giang 1.Vũ Vân Ngọc Lớp 10A 2.Phùng Trịnh Linh Hương Lớp 10A Hà Nội, tháng 12 năm 2013 PHẦN 1- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Từ xưa tới nay, khi nói đến giáo dục trong nhà trường và trong gia đình chúng ta thường nghĩ theo chiều từ người lớn tới học sinh. Tuy nhiên, khi có sự tác động của bất kì sự vật hiện tượng nào, con người sẽ trả lời bằng hành vi và cả thái độ đi kèm. Trong gia đình và nhà trường, người lớn thường không chú ý tới thái độ xem con cái có hài lòng với những tác động của mình hay không? Phải là những thầy cô giáo, bố mẹ tâm lí mới để tâm quan sát xem học sinh có hài lòng về sự giáo dục của mình. Điều này, có thể dẫn tới sự chống lại nhưng không thể hiện ra hành vi, chống lại trong suy nghĩ, thái độ. Học sinh làm những việc đó để cho xong hoặc cho bố mẹ, thầy cô hài lòng. Đo lường mức độ hài lòng của học sinh trong giáo dục là sự đo lường khá chủ quan nhưng lại là một phép đo hữu ích, cung cấp những đánh giá mang tính cá nhân học sinh về các khía cạnh cơ bản của giáo dục hiện nay. Sự hài lòng của học sinh là đặc trưng của từng học sinh với những yếu tố mang tính quyết định đem lại cho cá nhân hệ thống tiêu chuẩn để tự đánh giá và rút ra mức độ hài lòng với các thầy cô, bạn bè, bố mẹ, chương trình giáo dục, phương pháp giáo dục, v.v. Hơn nữa, xu thế phát triển giáo dục trong những năm gần đây cho phép nhiều lực lượng xã hội tham gia vào hoạt động giáo dục. Các trường tư thục xuất hiện càng nhiều, dẫn tới sự cạnh tranh người học giữa các trường trên cùng một địa bàn. Muốn có người học, nhà trường phải đẩy mạnh xây dựng chương trình, cơ sở vật chất, người dạy,…sao cho đảm bảo tốt nhất về chất lượng nhằm thu hút người học. Nghĩa là, nhà trường cần quan tâm tới sự hài lòng tới từ học sinh, phụ huynh và xã hội trong quá trình phát triển. Đứng từ góc độ học sinh đang theo học trường ngoài công lập. Đồng thời, xuất phát từ mong muốn điều tra sự hài lòng của học sinh hiện nay với giáo dục tại trường và trong gia đình hiện nay như thế nào. Chúng em tiến hành đề tài: Sự hài lòng của học sinh Trung học về giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường. PHẦN II – TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ ĐIỂM MỚI, SÁNG TẠO CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Hiện nay, ngày càng có nhiều nghiên cứu về sự hài lòng trong cuộc sống, ở mỗi cuộc nghiên cứu, sự hài lòng có thể được nhìn nhận dưới những góc độ khác nhau và đo đạc bằng những tiêu chí, thang đo khác nhau. Ở góc độ lý thuyết, có thể có những góc nhìn khác nhau về sự hài lòng với cuộc sống của một cá nhân. Theo Jussi Suikkanen [3] tổng kết tồn tại 3 cách lý giải mang tính lý thuyết khác nhau về sự hài lòng trong cuộc sống. * Quan điểm nhận thức về sự hài lòng: cho rằng một cá nhân nào đó chỉ có thể cảm thấy hài lòng với cuộc sống của họ tại một thời điểm khi mà họ có những suy nghĩ, nhận thức, hình dung hay thậm chí kế hoạch cụ thể về cuộc đời họ cho tới thời điểm đó và họ cảm nhận được rằng cuộc sống thực tế của họ về cơ bản hoặc hoàn toàn phù hợp với những hình dung hay mong đợi hoặc kế hoạch của bản thân họ. * Quan điểm cảm xúc thái độ về sự hài lòng: cho rằng cảm giác hài lòng của cá nhân có thể chỉ bắt nguồn từ cảm xúc hết sức chủ quan của cá nhân đó mà không bao hàm sự đối chiếu hay so sánh với đời sống thực tế. Cá nhân sẽ cảm thấy hài lòng với cuộc sống của họ khi tại thời điểm đưa ra đánh giá họ có những cảm xúc tích cực và thỏa mãn với những gì mà họ đã và đang có. * Quan điểm tích hợp về sự hài lòng: cho rằng tại một thời điểm nhất định, cá nhân có nhận thức, hình dung, mong đợi hay kế hoạch cho cuộc đời của mình và bản thân họ cảm thấy hài lòng, thỏa mãn với những gì mà họ có, so sánh đối chiếu với những gì mà họ mong đợi (cho dù thực tế nó có thực sự đáp ứng hay giống hoàn toàn hay không). Các nghiên cứu về sự hài lòng trong xã hội hiện nay tập trung chủ yếu ở lĩnh vực kinh tế, nơi có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty. Trong giáo dục không có nhiều công trình nghiên cứu về sự hài lòng, đặc biệt là sự hài lòng của người được giáo dục (học sinh) – đối tượng trực tiếp của giáo dục. 2.2. Điểm mới, sáng tạo của đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu đo đạc về sự hài lòng của học sinh với các hoạt động giáo dục, với các nhà giáo dục (thầy (cô) giáo, phụ huynh, với chương trình nội dung giáo dục và phương pháp giáo dục. PHẦN III – QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ 3.1. Quá trình nghiên cứu Đề tài bắt đầu nghiên cứu từ tháng 9 năm 2014 với các bước như sau:  Lên ý tưởng  Xây dựng đề cương nghiên cứu  Phân công nhiệm vụ nghiên cứu  Nghiên cứu lí thuyết  Xây dựng công cụ khảo sát  Nghiên cứu thực tiễn  Tổng hợp kết quả  Viết báo cáo Hiện nay đề tài đang triển khai ở bước 4 và 5. 3.2. Kết quả nghiên cứu 3.2.1. Khái niệm cơ bản * Sự hài lòng Hiện nay có rất nhiều khái niệm về sự hài lòng khác nhau tùy theo lĩnh vực nghiên cứu. Có các khái niệm như sau: Theo từ điển Tiếng Việt Thông dụng của Nguyễn Như Ý, hài lòng là vừa ý, không đòi hỏi gì hơn. Các nghiên cứu cho rằng, sự hài lòng trong cuộc sống là một quá trình đánh giá nhận thức chủ quan, nó có thể được định nghĩa là “một sự đánh giá tổng thể về chất lượng cuộc sống của một cá nhân dựa trên những tiêu chuẩn của chính anh ta”. Sự hài lòng trong cuộc sống là một quá trình đánh giá nhận thức chủ quan, nó có thể được định nghĩa là “một sự đánh giá tổng thể về chất lượng cuộc sống của một cá nhân dựa trên những tiêu chuẩn của chính anh ta”. Quá trình đánh giá về sự hài lòng dựa vào sự so sánh giữa thực trạng đời sống của cá nhân với những gì mà cá nhân đó lựa chọn làm tiêu chuẩn để đánh giá, nó hoàn toàn mang tính cá nhân chủ quan. Và việc các cá nhân hài lòng hay không hài lòng với cuộc sống của mình là dựa vào sự so sánh của họ trên cơ sở các chuẩn mực cụ thể chứ không phải trên các giá trị. Bởi các cá nhân có thể chia sẻ một hệ thống giá trị cùng nhau (như cùng hướng đến những mong đợi về sức khỏe, sự giàu có, sự thành đạt…) nhưng quan niệm hay chuẩn mực riêng của các cá nhân về từng giá trị này lại không giống nhau. Có 4 mức độ phân định sự hài lòng : (1) Cảm giác dễ chịu, thỏa mãn: Tồn tại cảm giác thỏa mãn nhất thời với những khía cạnh nhất định của cuộc sống, có thể về những khía cạnh vật chất như đánh giá một món ăn ngon, hay khía cạnh tinh thần như tham dự một cuộc đi chơi vui vẻ. Tinh thần của cái gọi là “chủ nghĩa khoái lạc” chính là quan niệm về sự gia tăng tối đa những cảm giác thỏa mãn dạng này. (2) Sự hài lòng mang tính bộ phận: việc trải qua những sự hài lòng (mang tính ổn định) đối với từng giai đoạn, từng lĩnh vực của cuộc sống, ví như hài lòng về công việc, về hôn nhân. (3) Kinh nghiệm đỉnh cao: sự hài lòng thoáng qua về toàn bộ cuộc sống khi những đánh giá tích cực tồn tại ở nhiều khía cạnh với mức độ cao tại cùng một thời điểm. (4) Sự hài lòng với cuộc sống: cảm giác thỏa mãn, hài lòng tồn tại lâu dài về cuộc sống của một cá nhân. 3.2.2. Cơ sở của sự hài lòng * Cơ sở tâm lý Lý thuyết Nhu cầu với nền tảng là tháp nhu cầu của A. Maslow được xem là một lý thuyết về động cơ tạo nền tảng cho những nghiên cứu về sự hài lòng trong công việc nói riêng và sự hài lòng về cuộc sống nói chung. Dựa trên các thang bậc từ cơ bản đến phức tạp của đời sống, các cá nhân sẽ có những mức độ hài lòng khác nhau khi nhu cầu được đáp ứng ở những mức độ khác nhau. Theo maslow, cuộc sống con người là việc đáp ứng các nhu cầu tất yếu như: ăn ,ngủ nghỉ, hít thở … Như vậy , con người muốn có sự vui vẻ, bằng lòng thì phải đáp ứng những nhu cầu cơ bản như trên. Tầng thứ nhất: Các nhu cầu về căn bản nhất thuộc "thể lý" (physiological) - thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi. Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn (safety) - cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo.Khi đã có đủ cơm ăn, áo mặc…cuộc sống của họ được duy trì thì họ lại mong muốn được bảo vệ. Họ mong có được một cuộc sống an toàn,không có những nguy hiểm, rủi ro cứ rình rập quanh họ. Đe doạ đến tính mạng, tài sản và rất nhiều thứ khác. Đó là nhu cầu tránh sù nguy hiểm về thân thể và sự đe doạ mất việc, tài sản, thức ăn hoặc nhà ở. Tầng thứ ba: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc (love/belonging) - muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy.Đó là những cảm giác thân mật, tình yêu và giao lưu trong tập thể, các nhóm và trong các mối quan hệ xã hội, đồng nghiệp.Do con người là những thành viên của xã hội cho nên họ cần phải ở trong xã hội đó và được những người khác chấp nhận. Khi cuộc sống củahọ đã được bảo vệ an toàn họ lại muốn được giao lưu hoà nhập cùng bạn bè, đồng nghiệp và xã hội và tận hưởng hương vị của cuộc sống. Họ muốn được giao lưu với bốn phương để họ mở rộng thêm tri thức vốn hiểu biết và mở rộng tầm nhìn của bản thân. Và khi con các nhu cầu xã hội được thoả mãn thì chúng ta sẽ tìm tới nhu cầp cấp cao hơn nữa đó là nhu cầu được kính trọng. Tầng thứ tư: Nhu cầu được quý trọng, kính mến (esteem) - cần có cảm giác được tôn trọng, kinh mến, được tin tưởng. Đây là nhu cầu được vui hưởng một địa vị cá nhân. Người ta cần có một địa vị trong đội ngũ. Địa vị này cho phép chúng ta sống đúng bản chất của mình. Người ta tham gia nhóm nhưng đồng thời còng muốn duy trì tính cách riêng của mình trong vai trò là thành viên của nhóm. Tầng thứ năm Nhu cầu về tự thể hiện bản thân (self- actualization) - muốn sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được công nhận là thành đạt * Về mặt xã hội là gì 3.2.3. Các phương pháp thể hiện sự hài lòng - Phương án thể hiện sự hài lòng bằng nhận thức: Bao gồm việc thay đổi cách diễn giải hoàn cảnh khó khăn của con người, vì thế có thể thay đổi cách họ đáp lại hoàn hoàn cảnh - Phương án thể hiện sự hài lòng bằng hành động: Bao gồm việc lên kế hoạch, sắp xếp lại các công việc phải làm trước hoàn cảnh xảy ra nhằm làm giảm đến mức tối thiểu những khó khăn gây ra cho bản thân. Phương án này chủ yếu nằm trong nhóm phương án giải quyết vấn đề mà một số tác giả đã đề cập ở trên, nó gắn chặt với việc lựa chọn và ra quyết định trên cơ sở phân tích hình thành và tiềm năng, khă năng của bản thân, nó chú ý đến toàn bộ hoàn cảnh khó khăn trong một tổng thể và những hành động của bản thân theo một kế hoạch nhất định - Phương án thể hiện sự hài lòng bằng con đường sinh lý: Là việc phản ánh trực tiếp hướng về thể chất của bản thân trước hoàn cảnh khó khăn, stress xảy ra (ví dụ: Sử dụng thuốc lá, rượu, ma tuý, vv…). Cách này chỉ có tác dụng tạm thời vì nó không nhằm trực tiếp đến những vấn đề xảy ra. - Phương án thể hiện sự hài lòng hướng tác nhân kích thích: Phương án này hướng đến tác nhân kích thích nhằm cố gắng thu hẹp, hạn chế tiêu cực của nguồn gây ra stress, có thể hạn chế được nguyên nhân của vấn đề, tiềm năng của sự đe doạ cũng như giảm nhẹ được khả năng kéo dài của stress, đẩy cách xoay quanh vấn đề xảy ra, timg hiểu kỹ lưỡng vấn đề, các nguyên nhân phát sinh, những bước hành động để khắc phục nó, làm thay đổi hoặc phát triển theo hướgn thuận lợi, gây tác hại ít hơn. 3.2.4. Quan niệm của tác giả về hài lòng Theo chúng tôi, sự hài lòng là trạng thái của một người dựa vào kết quả so sánh thứ người ta nhận được với những gì người đó kì vọng, đã đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của họ hay chưa. 3.2.5. Khảo sát sự hài lòng của học sinh về giáo dục gia đình và nhà trường - Đề tài sẽ xử dụng các phương pháp: + Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi anket + Phương pháp phỏng vấn + Phương pháp quan sát + Phương pháp nghiên cứu sản phẩm 3.2.6. Kết luận và kiến nghị PHẦN IV – KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Anh [1] Ed Diener et al, The satisfaction with life scale, Journal of Personality Assessment, Vol 49. 1985 [2] Ruut Veenhoven, How do we assess how happy we are?, Paper presented at conference on “New directions in the study of happiness: United States and International perspectives”. University of Notre Dame, USA, 2006 [3] Jussi Suikkanen (2011), An improved whole life satisfaction theory of happiness. International Journal of Wellbeing, 1(1), 149-166. doi:10.5502/ijw.v1i1.6 [4] Brockmann, H., Delhey, J., Welzel, C., Hao, Y. (In Press). The China Puzzle: Falling Happiness in a Rising Economy. Journal of Happiness Studies. Tiếng Việt [1] Phan Trọng Ngọc (2005), Các lí thuyết phát triển tâm lí người, NXB ĐHSP HN. [2] Phạm Viết Vượng (1998), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB ĐHQG, HN. . (NĂM HỌC 2014-2015) Tên đề tài: SỰ HÀI LÒNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC VỀ GIÁO DỤC GIA ĐÌNH VÀ GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG Lĩnh vực: Khoa học xã hội và hành vi Người hướng dẫn Tác giả: 1. Ths Nguyễn Đức Giang. Chúng em tiến hành đề tài: Sự hài lòng của học sinh Trung học về giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường. PHẦN II – TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ ĐIỂM MỚI, SÁNG TẠO CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Tổng quan. biệt là sự hài lòng của người được giáo dục (học sinh) – đối tượng trực tiếp của giáo dục. 2.2. Điểm mới, sáng tạo của đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu đo đạc về sự hài lòng của học sinh với

Ngày đăng: 24/12/2014, 13:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w